1. GIỚI THIỆU TỔNG QUẤT 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứuAn Giang là tỉnh có nhiều lợi thế và tiềm năng về sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là canh tác lúa với tổng diện tích gieo trồng hàng năm trên 560.000 ha, đạt sản lượng lúa trên 3,6 triệu tấnnăm (Sở NN PTNT, 2010). Tuy nhiên, sản xuất lúa chưa mang tính tập trung, kỹ thuật sản xuất và chất lượng sản phẩm không đồng đều đã làm giảm phẩm chất hạt gạo, giảm lợi nhuận của nông dân trồng lúa, khâu tiêu thụ sản phẩm luôn gặp nhiều khó khăn do chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp xuất khẩu gạo và nhà sản xuất. Ngay từ khi có Quyết định 802002QĐTTg ngày 2462002 của Thủ trướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ hàng nông sản thông qua hợp đồng, trên địa bàn tỉnh An Giang đã có nhiều hợp đồng được ký kết theo giá cố định giữa nông dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thực hiện hợp đồng còn nhiều khó khăn vì khi giá lúa tăng thì nông dân bán lúa ra bên ngoài, còn khi giá lúa giảm thì doanh nghiệp không thu mua lúa của nông dân. Từ những đặc điểm nêu trên cho thấy, sự cần thiết phải xây dựng mối liên kết để chia sẽ những rủi ro và lợi ích của các tác nhân chính trong chuỗi cung ứng ngành hàng lúa gạo tỉnh An Giang. Từng bước nâng cao giá trị, cải thiện chất lượng hạt gạo, góp phần cải thiện thu nhập của nông dân trồng lúaTại Hội thảo “Lúa gạo, nông dân và phát triển nông thôn ở Việt Nam Từ tăng trưởng thành công đến thịnh vượng bền vững” vừa diễn ra giữa tháng 62011 ở Cần Thơ, Tiến sĩ Bùi Bá Bổng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhấn mạnh, để nâng cao thu nhập cho người trồng lúa, nông dân sản xuất lúa trên 1 cánh đồng cần liên kết lại, sử dụng cùng 1 giống lúa, cùng áp dụng đồng bộ một quy trình sản xuất, sản xuất theo GAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt)... qua đó có thể quản lý tốt dịch hại, giúp giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất.“Cánh đồng mẫu lớn” mới được chính thức phát động từ tháng 32011 với 7.800 ha đất canh tác thu hút 6.400 hộ nông dân tham gia nhưng thực chất nó đã được xây dựng thí điểm từ trước tại rất nhiều điểm trình diễn, với quy mô từ vài ha đến vài chục ha ở các tỉnh: Long An, Tây Ninh, Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang… từ vụ hè thu 20082009 với tên gọi “liên kết 4 nhà”.Vì vậy, vấn đề đặt ra là chúng ta cần liên kết các hộ nông dân như thế nào, thực trạng và giải pháp xây dựng mô hình “Cánh đồng mẫu”. Do đó việc nghiên cứu “Thực trạng liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp thông qua mô hinh cánh đồng mẫu lớn” thực hiện nhằm làm rõ vấn đề trên.
Trang 11 GIỚI THIỆU TỔNG QUẤT
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu
An Giang là tỉnh có nhiều lợi thế và tiềm năng về sản xuất nông nghiệp, đặcbiệt là canh tác lúa với tổng diện tích gieo trồng hàng năm trên 560.000 ha, đạt sảnlượng lúa trên 3,6 triệu tấn/năm (Sở NN & PTNT, 2010) Tuy nhiên, sản xuất lúachưa mang tính tập trung, kỹ thuật sản xuất và chất lượng sản phẩm không đồngđều đã làm giảm phẩm chất hạt gạo, giảm lợi nhuận của nông dân trồng lúa, khâutiêu thụ sản phẩm luôn gặp nhiều khó khăn do chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữadoanh nghiệp xuất khẩu gạo và nhà sản xuất
Ngay từ khi có Quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ trướngChính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ hàng nông sản thông qua hợpđồng, trên địa bàn tỉnh An Giang đã có nhiều hợp đồng được ký kết theo giá cốđịnh giữa nông dân và doanh nghiệp Tuy nhiên, việc thực hiện hợp đồng cònnhiều khó khăn vì khi giá lúa tăng thì nông dân bán lúa ra bên ngoài, còn khi giálúa giảm thì doanh nghiệp không thu mua lúa của nông dân Từ những đặc điểmnêu trên cho thấy, sự cần thiết phải xây dựng mối liên kết để chia sẽ những rủi ro
và lợi ích của các tác nhân chính trong chuỗi cung ứng ngành hàng lúa gạo tỉnh AnGiang Từng bước nâng cao giá trị, cải thiện chất lượng hạt gạo, góp phần cảithiện thu nhập của nông dân trồng lúa
Tại Hội thảo “Lúa gạo, nông dân và phát triển nông thôn ở Việt Nam - Từtăng trưởng thành công đến thịnh vượng bền vững” vừa diễn ra giữa tháng 6/2011
ở Cần Thơ, Tiến sĩ Bùi Bá Bổng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn đã nhấn mạnh, để nâng cao thu nhập cho người trồng lúa, nông dân sản xuấtlúa trên 1 cánh đồng cần liên kết lại, sử dụng cùng 1 giống lúa, cùng áp dụng đồng
bộ một quy trình sản xuất, sản xuất theo GAP (thực hành sản xuất nông nghiệp
Trang 2tốt) qua đó có thể quản lý tốt dịch hại, giúp giảm chi phí và tăng hiệu quả sảnxuất.
“Cánh đồng mẫu lớn” mới được chính thức phát động từ tháng 3/2011 với7.800 ha đất canh tác thu hút 6.400 hộ nông dân tham gia nhưng thực chất nó đãđược xây dựng thí điểm từ trước tại rất nhiều điểm trình diễn, với quy mô từ vài hađến vài chục ha ở các tỉnh: Long An, Tây Ninh, Đồng Tháp, Cần Thơ, AnGiang… từ vụ hè thu 2008-2009 với tên gọi “liên kết 4 nhà”
Mô hình CĐML đầu tiên do AGPPS triển khai “đầu tư, thu mua và chế biếngạo” cho nông dân ở xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang với diệntích 1.200 ha trong vụ đông xuân 2010-2011 AGPPS đã tổ chức ký hợp đồng
“Hợp tác sản xuất lúa hàng hóa” với nông dân, rồi đầu tư cho nông dân lúa giốngxác nhận, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón các loại vào từng thời điểm sử dụng.Toàn bộ các khoản đầu tư này công ty cho nông dân nợ không tính lãi trong vòng
120 ngày (từ đầu vụ đến sau thu hoạch 30 ngày) Đồng thời, công ty đầu tư hệthống kho, khu vực sấy và Nhà máy chế biến gạo tại Vĩnh Bình với công suất đủđáp ứng cho nhu cầu vùng nguyên liệu từ 13.000-15.000 ha diện tích canhtác/năm Nông dân có thể bán lúa ngay cho nhà máy với giá thu mua được niêmyết mỗi ngày hoặc có quyền gửi lúa vào kho của nhà máy miễn phí trong vòng 30ngày và đăng ký giá mà nông dân muốn bán (Văn Công, Báo Cần Thơ 2011)
Theo ông Nguyễn Tiến Dũng, Trợ lý Tổng giám đốc, Công ty Cổ phần Bảo
vệ Thực vật An Giang, 1.200 ha lúa trong vùng nguyên liệu được công ty ký hợpđồng sản xuất lúa hàng hóa trong vụ đông xuân 2010-2011 đã đạt kết quả rất thànhcông Năng suất lúa đạt từ 8,5-12 tấn lúa/ha, tùy giống, đặc biệt có hộ đạt năngsuất tới 13 tấn /ha Do áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và quản lý dịch hạitheo hướng “hiệu quả, bền vững”, giá thành sản xuất lúa trung bình của nông dânchỉ gần 3.000 đồng/kg lúa Trong khi đó, giá thành sản xuất lúa của nhiều nôngdân bên ngoài vùng nguyên liệu từ 3.200-3.500 đồng/kg lúa Với giá thu mua củaAGPPS trung bình 6.600 đồng/kg lúa, nông dân lãi trung bình hơn 150% Sau khi
Trang 3trừ các khoản chi phí, nông dân trong vùng nguyên liệu của công ty có lãi bìnhquân 25-34 triệu đồng/ha Với thành công từ vụ đông xuân 2010-2011, vụ hè thu
2011 diện tích vùng nguyên liệu tại Vĩnh Bình được mở rộng lên 1.600 ha ÔngNguyễn Tiến Dũng cho biết: “Cùng với việc thực hợp tác sản xuất lúa hàng hóavới nông dân ở Vĩnh Bình-Châu Thành, hiện công ty cũng đang triển khai xâydựng các vùng nguyên liệu và các nhà máy chế biến gạo xuất khẩu tại các địaphương khác ở An Giang và các tỉnh ĐBSCL Chiến lược của công ty đến năm
2020 là đầu tư 6 nhà máy chế biến với tổng công suất 1 triệu tấn lúa/năm cùng vớiđầu tư 100.000 ha diện tích vùng nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy (VănCông, Báo Cần Thơ 2011)
Không chỉ ở xã Vĩnh Bình (huyện Châu Thành), hiện nhiều địa phương khác
ở tỉnh An Giang như xã Vĩnh Hanh, Bình Hòa (huyện Châu Thành), Mỹ Khánh(TP Long Xuyên), xã Long Điền A (huyện Chợ Mới) cũng đang áp dụng môhình này CĐML tỉnh An Giang đang hướng tới việc xây dựng các cánh đồng mẫuquy mô từ vài trăm đến vài nghìn héc-ta với các loại hình liên kết khác nhau nhằmhướng đến mục tiêu đạt được quy trình sản xuất lúa gạo theo tiêu chuẩn, xây dựngthương hiệu gạo của địa phương và gia tăng lợi nhuận của người trồng lúa trêncùng một đơn vị diện tích sản xuất (Văn Công, Báo Cần Thơ 2011)
Thực tế cho thấy, chủ trương thực hiện liên kết giữa nông dân và Doanhnghiệp thông qua mô hình CĐML là đúng và phù hợp với xu hướng hợp tác và hộinhập phát triển Có thể nói, cánh đồng mẫu lớn chính là một trong những lời giảicho câu hỏi làm thế nào để giúp nông dân có thể tiếp cận các loại vật tư nôngnghiệp đầu vào phục vụ sản xuất lúa với giá cả ổn định và chất lượng đảm bảo,đồng thời giá cả đầu ra lúa gạo tốt, giúp nâng cao thu nhập cho nông dân trồng lúa.Tuy vậy những ám ảnh từ các mô hình “Hợp tác xã nông nghiệp” thời baocấp đã khiến nông dân rất ngại ngần khi nghe nói đến chuyện làm ăn tập thể Suynghĩ của nông dân dễ ngộ nhận xấu về mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”, dẫn đếnviệc tập hợp nông dân để xây dựng mô hình “Cách đồng mẫu lớn” gặp khó khăn,
Trang 4một số vùng thực hiện liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp thông qua mô hình
“Cánh đồng mẫu lớn” có nhiều điểm bất cập, có những điểm đạt được kết quả tốt,bên cạnh đó cũng có những khó khăn nhất định
Vì vậy, vấn đề đặt ra là chúng ta cần liên kết các hộ nông dân như thế nào,thực trạng và giải pháp xây dựng mô hình “Cánh đồng mẫu” Do đó việc nghiên
cứu “Thực trạng liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp thông qua mô cánh
đồng mẫu lớn” thực hiện nhằm làm rõ vấn đề trên.
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
(3) Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả sản suất lúa củanhững nông hộ tham gia và không tham gia mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”(4) Thực trạng liên kết giữa Nông dân và Doanh nghiệp trong mô hình “Cánhđồng mẫu lớn” thông qua các hình thức thỏa thuận, ký kết hợp đồng
(5) Một số vấn đề khó khăn khi thực hiện hình, kiến nghị giải pháp thực hiện môhình “Cánh đồng mẫu lớn” theo hướng bền vững
3 KIỂM ĐỊNH GIẢ THIẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
3.1 Giả thiết cần kiểm định
Trang 5Khi tiến hành nghiên cứu đề tài đặt ra giả thiết sau:
(1) Có sự khác nhau về hiệu quả kinh tế giữa các nông hộ sản xuất riêng lẻ vànhững hộ tham gia mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”
(2) Việc thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn mang lại hiệu quả sản xuấtcho các đối tượng tham gia mô hình
(3) Việc liên kết nông dân và doanh nghiệp thông qua mô hình Cánh đồngmẫu lớn dễ dàng và thuận lợi
3.2 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng sản xuất lúa tại các nông hộ ở một số huyện tại xã Vĩnh Bình,huyện Châu Thành, tỉnh An Giang như thế nào
- Mô hình cánh đồng mẫu lớn có mang lại hiệu quả kinh doanh cho các đốitượng tham gia mô hình hay không
- Quyết định tham gia mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” của các nông hộ phụthuộc vào các yếu tố nào
- Nội dung liên kết giữa các đối tượng tham gia mô hình thông qua các thỏathuận, các hợp đồng liên kết
- Điều kiện để phát triển bền vững mô hình liên kết nông dân và doanh nghiệpthông qua mô hình cánh đồng mẫu lớn
4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Giới hạn về thời gian
Đề tài được thực hiện từ năm 2012 đến 2013
4.2 Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về thực trạng liên kết giữ nông dân và doanh nghiệp thôngqua mô hình Cánh đồng mẫu lớn tại xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành, tỉnh AnGiang
4.3 Đối tượng nghiên cứu
Trang 6Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kinh tế hộ nông dân sản xuất riêng lẻ vànông hộ có liên kết với doanh nghiệp thông qua mô hình Cánh đồng mẫu lớn Bêncạnh đó, nghiên cứu còn thu thập thông tin từ các cán bộ khuyến nông tham giatrực tiếp vào hoạt động tập hợp hộ nông dân để hình thành mô hình “Cánh đồngmẫu lớn” trên địa bàn nghiên cứu để tìm hiểu rỏ thực trạng của mô hình này.4.4 Giới hạn vùng nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu của đề tài là xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành, tỉnh AnGiang, qua trao đổi với lãnh đạo ngành nông nghiệp của địa phương tiến hànhchọn cụ thể một số huyện trên địa bàn có áp dụng mô hình Cánh đồng mẫu lớn
5 KẾT QUẢ MONG ĐỢI
- Nhận biết được cách thức thực hiện của mô hình cánh đồng lúa lớn ở vùngnghiên cứu
- Những kết quả đạt được giữa nông hộ tham gia mô hình so với nông hộ khác
- Đánh giá cơ cấu doanh thu, chi phí và lợi nhuận của nông hộ
- Nhận biết được những vấn đề đạt được và những bất cập của mô hình liên kếtnày
6 ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG
- Tất cả nông hộ trong tỉnh An Giang và thành phố Cần Thơ và mở rộng ra cảnước có điều kiện tương tự
- Các công ty xuất khẩu lúa gạo
- Nhà nước, các nhà làm chính sách
8 CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Tổng thể luận văn bao gồm 6 chương Chương mở đầu, với các nội dung giới thiệu sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, giả thiết nghiên cứu, các chương còn lại của bố cục như sau:
Trang 7Chương 2- Lược khảo tài liệu: chương này lược khảo một cách tổng quát các
nghiên cứu trước đây có liên quan đến vay trò của liên kết, tổng quan các mô hình liên kết, hợp đồng liên kết, tình hình thực mô hình liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp thông qua mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” ở ĐBSCL và
ở An Giang.
Chương 3- Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu: Mô tả phương
pháp tiếp cận trong nghiên cứu và phương pháp phân tích số liệu
Chương 4: - Kết quả và thảo luận: Chương này bao gồm các nội dung mô tả
tổng quan về tình hình sản xuất và tiêu thụ, phân tích giải thích số liệu và giải thích các kết quả từ những mục tiêu nghiên cứu đề ra
Chương 5: - Kết luận và kiến nghị: Chương này trình bày ngắn gọn những
kết luận rút ra được từ kết quả nghiên cứu theo các mục và nội dung của Chương 4, đề xuất và kiến nghị các giải pháp để phát triển liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp thông qua mô hình “Cánh đồng mẫu” phát triển bền vững.
Trang 92.2.5 Trực tiếp giữa nông dân với nhà máy chế biến (bao gồm cả sản xuất theo
hợp đồng)
Liên kết giữa nông dân và nhà máy chế biến là hình thức liên kết mà nhà máychế biến liên kết trực tiếp với những nhóm nông dân thông qua hợp đồng, nhữngnhóm này có thể được cung cấp đầu vào, hỗ trợ kỹ thuật và có thể được cung cấptín dụng (Andrew W.Sheperd 2007) Hiệp hội mía đường Lam Sơn ở Thanh Hóa
là một dạng liên kết giữa Công ty Mía Đường, nông dân trồng mía, ngân hàng vàchính quyền địa phương Hiệp hội đã gắn kết giữa liên kết sản xuất, chế biến vàtiêu thụ sản phẩm mía đường (Nguyễn Tri Khiêm 2003a) Một nhà máy đườngliên doanh giữa một công ty nhà nước và tập đoàn quốc tế trong khu vực ven biểnMiền Bắc Nông dân trong vùng thường gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư câytrồng mới Mất khoảng 14 tháng giữa trồng và thu hoạch vụ mùa đường đầu tiên.Các dự án tập trung giải ngân vốn cho người trồng theo hình thức cho vay ngắnhạn miễn phí hạt giống và phân bón cho khoảng 200 ha Để giảm chi phí xử lý,vốn bắt đầu được giải ngân cho các nhóm từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn, mỗi nhóm gồm 50 thành viên Mỗi nhóm chịu trách nhiệm giải ngân
để các thành viên chia sẽ trách nhiệm đối với tín dụng và trả nợ (AndrewW.Sheperd 2007)
2.2.6 Nông dân với Công ty xuất khẩu
Liên kết giữa nông dân với công ty xuất khẩu là liên kết giữa những nhómnông dân trực tiếp với công ty xuất khẩu Liên kết này đòi hỏi cao về chất lượngsản phẩm, Công ty xuất khẩu thường cung cấp sự hỗ trợ đầu vào, kỹ thuật, tíndụng, cả vận chuyển và đóng gói Điểm khác biệt giữa liên kết này với liên kếtgiữa nông dân với nhà máy chế biến là liên kết nông dân với công ty xuất khẩuchủ yếu được thực hiện ở công ty chủ yếu xuất khẩu, cụ thể chỉ để xúc tie1n thịtrường có giá trị cao (Andrew W.Shepherd 2006 và 2007)
2.2.7 Sản xuất theo hợp đồng.
Trang 10Sản xuất theo hợp đồng là doanh nghiệp s4 cung cấp cho một nông dân đầuvào, đầu r và hỗ trợ kỹ thuật theo một hợp đồng chính thức (Andrew W.Shepherd2007) Một hợp đồng nông nghiệp cần phải có những tiêu chuẩn cụ thể về thịtrường như những quy định về tieu chuẩn chấp lượng và cung ứng đầu vào, nhữngquy định về quy trình sản xuất, giống được sử dụng để bảo đảm thu nhập tối thiểucho người nông dân, những tiêu chuẩn về thu nhập và cách thức quản lý như cơcấu định giá phải được xác định trước, những hỗ trợ kỹ thuật tiến bộ và cácphương thức kiểm soát, quản lý được quy định rõ ràng (Charles Eaton và AndrewW.Shepherd 2001).
Liên kết sản xuất đã được phát triển ở nhiều nước từ những thập niên 1980.các dạng hợp đồng rất đa dạng ở Châu Á cũng như những hệ thống chính thức ởcác nước châu Mỹ La Tinh, Trung Đông và Đông Á Các dạng hợp đồng giúpnông dân có thể được tiếp cận với tín dụng, giống và đưa sản phẩm ra thị trườngtrong nước và thế giới Các Chính phủ của các nước này với vai trò hỗ trợ thôngtin giúp nông dân và tư thương hay doanh nghiệp hợp tác với nhau Bên cạnh đó,thông qua các cơ chế thi hành hợp đồng, giúp giải quyết tranh chấp hợp đồng,phân loại và những tiêu chuẩn chất lượng (Nguyễn Tri Khiêm 2003a)
Tuy nhiên, sản xuất theo hợp đồng có thể mang lại cả những thuận lợi và bấtlợi cho cả doanh nghiệp và nông dân Theo Charles Eaton và Andrew W.Shepherd(2001), khi nông dân tham gia hợp đồng sẽ nhận được nhiều thuận lợi, được cácdoanh nghiệp cung cấp dịch vụ đầu vào, cung cấp tín dụng để hỗ trợ trong quátrình sản xuất, thường xuyên được giới thiệu công nghệ mới, một số hình thức hợpđồng sẽ có giá trị trước nên sẽ giảm rủi ro cho nông dân, và điều quan trọng lànông dân có thể tiếp cận được thị trường một cách dễ dàng hơn
Những doanh nghiệp khi ký hợp đồng với nông dân sẽ được nhiều thuận lợi
về mặt chính trị vì được sự ủng hộ của chính quyền địa phương Bên cạnh đó sảnxuất với nông dân sẽ đáng tin cậy hơn những đối tác khác hay gặp những vấn đề
về đất dai, đồng thời ít chịu trách nhiệm trong quá trình sản xuất, nhưng khi thuận
Trang 11lợi sẽ đạt nhiều lợi nhuận Tuy vậy khi doanh nghiệp ký hợp đồng với nông dânthường ký ngắn hạn nên ảnh hưởng đến khả năng phát triển lâu dài và bền vững.
Sự hạn chế về văn hóa và xã hội cũng ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhữngthông số của kỹ thuật, đồng thời nông dân cũng có thể bán ngoài hợp đồng hay khicung cấp tín dụng cho nông dân có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, do
đó sẽ làm giảm năng suất, giảm đầu vào của nhà máy chế biến Ngoài ra khi doanhnghiệp quản lý yếu kém, thiếu sự quan tâm, liên hệ với nông dân, cũng sẽ làmnông dân bất mãn và không tuân thủ theo hợp đồng (Charles Eaton và AndrewW.shepherd 2001)
Cụ thể ở An Giang, Nguyễn Tri Khiêm (2005), thực hiện nghiên cứu “ sảnsuất nông nghiệp theo hợp đồng bao tiêu sản phẩm ở An Giang” Bài viết đã chỉ ranhững khó khăn trong việc thực hiện hợp đồng là nông dân chưa có niềm tin vàolợi ích đem lại từ hợp đồng, chưa quen với những quy trình kỹ thuật và những tiêuchuẩn trong hợp đồng Trong quá trình thực hiện thu mua, các HTX liên kết vớidoanh nghiệp lại thiếu phương tiện để thu mua hết diện tích ký theo hợp đồng, chonên một số nông hộ bán lúa ra bên ngoài Các doanh nghiệp chưa thật quan tâmđến hợp đồng bao tiêu, không nhìn thấy sự cần thiết phải xây dựng vùng nguyênliệu riêng, ngoài ra do các doanh nghiệp chưa có hợp đồng xuất khẩu dài hạn chủyếu là những hợp đồng xuất khẩu ngắn hạn nên thường không quan tâm đến việc
ký kết hợp đồng lâu dài với nông dân Bên cạnh đó, áp lực thị trường chưa đủmạnh để nông dân và doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện hợp đồng, vì thế thườngxuyên xuất hiện những hiện tượng nông dân và Doanh nghiệp luân phiên phá vỡhợp đồng khi có những thay đổi của thị trường
2.3 MỘT SỐ DẠNG MÔ HÌNH LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Liên kết sản xuất trong phát triển nền nông nghiệp hiện đại là hướng đi tấtyếu trong bối cảnh nước ta phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
Trang 12nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế Thế nhưng, thực tế sản xuất nông nghiệp ở nước
ta hiện nay, các mô hình liên kết, bao tiêu sản phẩm nông nghiệp của các doanhnghiệp đối với nông hộ vẫn còn hết sức lỏng lẻo, dẫn đến nông sản Việt Namkhông cạnh tranh được trên thị trường quốc tế
Hiện nay, giữa người nông dân và doanh nghiệp đang tồn tại nhiều hình thứcliên kết trong sản xuất Trong đó có bốn hình thức chủ yếu là:
Doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm đầu ra nhưng không đầu tư, không tham giatrực tiếp vào quá trình sản xuất Hình thức này, thực chất chỉ là cách làm "ăn xổi,
ở thì", sự ràng buộc về trách nhiệm và quyền hạn pháp lý giữa các bên tham giachưa bền vững
Hình thức thứ hai là doanh nghiệp đầu tư, có tham gia một phần vào quá trìnhsản xuất của nông dân và bao tiêu sản phẩm Với mô hình nói trên, doanh nghiệpthường đóng vai trò người thu mua, bao tiêu toàn bộ hàng hóa do nông dân sảnxuất ra theo một mức giá sàn do doanh nghiệp đặt ra và có ứng trước vật tư, hướngdẫn quy trình sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm Điểm mạnh của mô hình làliên kết tốt giữa nông dân và doanh nghiệp Nông dân làm ra sản phẩm không chỉ
có địa chỉ bán nông sản mà còn được doanh nghiệp chia sẻ về chi phí sản xuất,được nâng cao trình độ sản xuất Doanh nghiệp thật sự đóng vai trò đầu tàu trongmối liên kết Tuy nhiên, hạn chế mang tính đặc trưng của mô hình này chính làtrách nhiệm của hai bên doanh nghiệp - nông dân chỉ dựa trên chữ tín Hợp đồng
dễ bị phá vỡ khi giá cả thị trường biến động Đơn cử cho mô hình trên là các môhình "cánh đồng mẫu lớn" trồng lúa hay tiêu thụ mía đường, cà-phê
Mô hình liên kết khác cũng đang được áp dụng tại một số địa phương manglại hiệu quả kinh tế, xã hội khả quan là hình thức gia công sản xuất Doanh nghiệpđảm nhiệm về chi phí vật tư sản xuất bao gồm: Giống, thức ăn, thuốc Doanhnghiệp chỉ đạo nông dân về thời vụ sản xuất, áp dụng kỹ thuật theo quy trình cụthể, giám sát dịch bệnh, quy trình sản xuất và bao tiêu sản phẩm Nông dân nhậnkhoán định mức chi phí và một phần chi phí cơ bản đầu tư ban đầu, chi phí lao
Trang 13động và sản xuất trên đất của nông hộ Hình thức liên kết này mang lại hiệu quảthiết thực khi áp dụng đối với mặt hàng cá tra xuất khẩu tại Công ty cổ phần thủysản Hùng Vương hay Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang khi xâydựng chuỗi liên kết dọc theo phương thức nuôi gia công Đây được xem là hìnhthức liên kết mà nông dân ít phải đầu tư, ít chịu rủi ro nhưng mức hưởng lợi lại rấtthấp Doanh nghiệp thật sự đóng vai trò đầu tàu trong liên kết nhưng lại bất lợi khikinh tế biến động, nhất là doanh nghiệp gặp khó về vốn Một hạn chế rất lớn của
mô hình này chính là rất ít hộ nông dân có đủ điều kiện để doanh nghiệp lựa chọn
ký hợp đồng và có biểu hiện của lợi ích nhóm khi tiến hành liên kết
Hình thức liên kết khác đang được người nông dân xây dựng, tuy nhiên, tínhđiển hình không cao là góp vốn cổ phần vào doanh nghiệp nông, lâm, thủy sảnbằng giá trị quyền sử dụng đất Điểm mạnh của mô hình này là tính hợp tác cao,cùng chia sẻ rủi ro Thế nhưng, một khi doanh nghiệp bị thua lỗ hay biến động, tàichính không minh bạch thì người nông dân dễ bị thua thiệt
Chính từ việc phân tích các mô hình trên cho thấy, hiện nay, việc lựa chọn,định hướng, khuyến khích áp dụng mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệpgiữa doanh nghiệp và nông dân đóng vai trò hết sức quan trọng trong tái cơ cấu,phát triển nông nghiệp hiện đại Trong đó, Nhà nước vừa đóng vai trò người hoạchđịnh vừa đóng vai trò trọng tài với việc nhanh chóng ra đời các văn bản pháp lý,chính sách ưu đãi quy định ràng buộc rõ ràng, cụ thể tại các hợp đồng liên kếttrong từng mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp Mặt khác, Nhà nước cũng cầnlựa chọn từng mặt hàng nông sản chiến lược để có lộ trình phát triển các mô hìnhliên kết phù hợp và giải quyết các phát sinh nếu có Về phía người nông dân, điềucần nhất là chuyển từ vị trí thụ động, yếu thế trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩmmình làm ra thành đối trọng ngang hàng, thật sự là người làm chủ hàng hóa cũngnhư cần quan tâm hơn đến việc tham gia ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm Đốivới doanh nghiệp tham gia đầu tư, kinh doanh nông nghiệp cần chấm dứt tư duyđộc quyền, tôn trọng thỏa đáng lợi ích của nông dân nhất là xây dựng tiềm lực
Trang 14mạnh về một mặt hàng, ngành hàng cụ thể để đầu tư, xây dựng thương hiệu và thịtrường tiêu thụ ổn định Vấn đề khác cũng cần quan tâm trong tái cơ cấu các môhình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong nông nghiệp hiện nay là nângcao hơn nữa vai trò các tổ chức, như: Hội Nông dân, Liên minh hợp tác xã, cáchiệp hội ngành hàng đây là các tổ chức xã hội nghề nghiệp có vai trò gắn kếtchặt chẽ trong chiến lược phát triển nông nghiệp nói riêng, kinh tế nói chung ởnước ta.
2.4 CÁC CĂN CỨ VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG MÔ HÌNH LIÊN LẾT “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN”
Tình trạng manh mún về ruộng đất xảy ra phổ biến ở nhiều nước trên thế giới
ít nhất là từ thế kỷ 17, không chỉ ở các nước đang phát triển mà cả ở những nướcphát triển Từ góc độ cá nhân, tình trạng manh mún về ruộng đất gây ra nhiều hạnchế như: chi phí sản xuất tăng, sử dụng nhiều lao động, đi lại khó khăn, lãng phíđất cho bờ vùng bờ thửa, khó áp dụng công nghệ và máy móc vào sản xuất, khó tổchức hệ thống thủy lợi, tăng chi phí thu mua sản phẩm Từ góc độ xã hội, ruộngđất manh mún làm tăng chi phí giao dịch, khó chuyển dịch lao động nông nghiệpsang ngành khác, cơ giới hóa chậm chạm, khó áp dụng công nghệ mới, khó quyhoạch vùng sản xuất thương mại và quy hoạch sử dụng đất (Vũ Trọng Bình; ĐặngĐức Chiến)
Cánh đồng mẫu lớn, là khái niệm ở Việt nam ban đầu được hiểu là làm mẫunhững cánh đồng lớn, do vậy nếu nhận rộng, nên gọi là xây dựng những Cánhđồng lớn Việc xây dựng những cánh đồng lớn thực chất đã được thực hiện ở Việtnam qua nhiều thời kì, từ hợp tác hóa đến hiện nay Trong thời hợp tác hóa, việcxây dựng những cánh đồng lớn có cùng qui trình sản xuất, do HTX quản lí và làm
ăn tập thể, hay mô hình do nông lâm trường quốc doanh quản lí, đã đạt hiệu quảkhông cao Trong thời kì đổi mới, cũng đã có nhiều mô hình xây dựng cánh đồnglớn tương đối thành công, như mô hình mía đường Lam sơn ở Thanh hóa, mô hình
Trang 15các sản phẩm chỉ dẫn địa lí ở một số nơi Nhưng những mô hình này khó nhânrộng, khó phát triển do thiếu khung thể chế tầm vĩ mô đảm bảo ổn định về quihoạch, liên kết nông dân và doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm Một tiếp cậnnữa là để đi đến xây dựng những cánh đồng lớn, nhiều địa phương xây dựng đãthực hiện dồn điền đổi thửa Dồn điển đổi thửa” (land consolidation) là một giảipháp cho những vấn đề nảy sinh từ sự manh mún của ruộng đất Dồn điển đổi thửa
là quá trình mà ở đó những người sở hữu đất trao đổi những mảnh đất để nhận lạimảnh khác tương đương về giá trị hoặc diện tích nhưng ít hơn về số lượng mảnhđất và diện tích từng mảnh lớn hơn
Tuy vậy, dồn điền đổi thửa chỉ là một bước đi đầu tiên trong quá trình xâydựng “cánh đồng mẫu lớn”, đặc biệt là ở Việt Nam, nhu cầu của người dân trongsản xuất nông nghiệp không đồng nhất, trong khi ruộng đồng manh mún và chiacắt
Nghị định 80, về liên kết 04 nhà, cũng là một tiếp cận thúc đẩy sự hình thànhnhững liên kết nông dân doanh nghiệp để có những cánh đồng sản xuất lớn VậyCánh đồng lớn mà chúng ta đang kì vọng xây dựng là gì, hiện nay có nhiều cáchhiểu, và chưa thông nhất, theo chúng tôi: “Là những cánh đồng có thể một hoặcnhiều chủ, nhưng có cùng qui trình sản xuất, cùng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm,cung ứng đồng đều và ổn định về số lượng và chất lượng theo yêu cầu thị trườngdưới một thương hiệu nhất định”
Điểm mấu chốt của “cánh đồng mẫu lớn” là nông dân cùng nhau thực hànhsản xuất theo một qui trình chung trong tất cả các khâu từ sản xuất, quy trình kỹthuật, quản lý sản xuất, thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm Để làm đượcđiều đó người nông dân phải tổ chức được “hành động tập thể” của họ với nhautheo từng cánh đồng lớn thay vì các hoạt động độc lập, riêng lẻ Qui trình sản xuất,thu hoạch, bảo quản và thương mại cho doanh nghiệp được thiết lập trên cơ sở yêucầu của doanh nghiệp, thị trường về khối lượng cung ứng, chất lượng , đây chính
là các yếu tổ để nông dân xây dựng hành động tập thể
Trang 16Vậy, yếu tố để người nông dân liên kết lại với nhau là gì? Trước hết đó phải
là lợi ích mà hành động tập thể mang lại phải lớn hơn lợi ích của hành động riêng
lẻ do từng cá nhân quyết định Lợi ích của hành động tập thể do thực hiện trêncùng một cánh đồng lớn bao gồm: i) đạt tính kinh tế quy mô; ii) giảm chi phí sảnxuất, chi phí giao dịch; iii) tăng khả năng tiếp cận với công nghệ, nguồn lực sảnxuất và thị trường mới; iv) tăng vị thế đàm phán và khả năng cạnh tranh; v) nângcao năng lực về tổ chức và nâng cao kiến thức nhờ vào sự chia sẻ kinh nghiệmtrong nhóm; vi) chia sẻ rủi ro Những lợi ích hành động tập thể mang lại là vượttrội mà hành động riêng lẻ không thể nào tạo ra được
Bên cạnh các yếu tố kể trên, liên kết nông dân với nhau cũng nhằm để đápứng nhu cầu thị trường tốt hơn Chỉ có liên kết lại, nông dân mới có thể cung cấpsản phẩm đủ lớn về số lượng, đồng đều về chất lượng, kịp thời gian cho nhiều đốitác Nhờ vào liên kết, nông dân mới có khả năng xây dựng và quản lý nhãn hiệutập thể, tiến đến xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình, quản lý về chấtlượng sản phẩm để không những gia tăng giá trị mà còn đáp ứng nhu cầu của thịtrường ngày càng tăng đối với sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đảm bảo
an toàn, chất lượng
Tổ chức sản xuất thông qua liên kết ngang giữa nông dân với nhau để cungcấp sản phẩm theo nhu cầu của thị trường mới là một khía cạnh, là yếu tố “đẩy”(Push) trong mô hình “cánh đồng mẫu lớn” Mô hình này còn cần có yếu tố “kéo”(pull), chính là thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra, mà hoạt động cốt lõi là xâydựng được liên kết dọc giữa nông dân và doanh nghiệp tiêu thụ Xây dựng mốiliên kết này về bản chất là xây dựng kênh tiêu thụ mới trong chuỗi giá trị thôngqua loại bỏ bớt tác nhân trung gian giữa người sản xuất và doanh nghiệp, rút ngắn
độ dài của kênh tiêu thụ Nếu không có liên kết này, việc tổ chức sản xuất thôngqua liên kết ngang không đạt được lợi ích như mong muốn Hiện tại, nhiều doanhnghiệp nông nghiệp Việt nam chỉ thực hiện một khâu trong chuỗi giá trị toàn cầu,
mà chủ yếu là nhiệm vụ thu gom thô, hoặc sơ chế đóng gói Có nghĩa là ngay bản
Trang 17thân các doanh nghiệp cũng không tiếp cận được tới người tiêu dùng thông quathương hiệu của mình, vì vậy kinh doanh của doanh nghiệp mang tính thời vụ,không ổn định Những doanh nghiệp này cũng không thể liên kết ổn định với nôngdân được, họ không có các yếu tố ổn định để liên kết với nông dân về chất lượng,cung ứng và chia sẻ rủi ro Do vậy, để xây dựng những cánh đồng lớn, nông dânchỉ nên liên kết với những doanh nghiệp có hả năng chế biến sâu sản phẩm, bảnsản phẩm trực tiếp, có thương hiệu, đến người tiêu dùng thông qua các hệ thốngphân phối trong nước hoặc toàn cầu Hoặc những doanh nghiệp chứng minh được
là họ đã liên kết, là một phần hữu cơ của một chuỗi hành hóa nào đó trong cáckhía cạnh về chất lượng, thương hiệu, rủi ro (Vũ Trọng Bình; Đặng Đức Chiến2012)
Vậy, liên kết dọc giữa doanh nghiệp và nông dân dựa trên những yếu tố nào?Hay nói cách khác, cái gì là “chất kết dính” giữa doanh nghiệp và nông dân?Trước tiên đó là quan hệ mua bán, trong đó doanh nghiệp là người mua và nôngdân là người bán sản phẩm Nhưng quan hệ mua bán này không phải là giao dịchmang tính thời vụ, mà nó được thực hiện trên cơ sở các yếu tố liên kết hữu cơ giữadoanh nghiệp và nông dân Trên cơ sở liên kết ngang, sẽ có một số lượng nôngdân nhất định cùng tổ chức thực hiện sản xuất theo cánh đồng lớn, doanh nghiệp làtác nhân không thể thiếu, là động lực để nông dân thực hiện hành động tập thểtrong xây dựng cánh đồng lớn Những yếu tố liên kết ngang của nông dân, thựcchất cũng là cơ sở để hình thành liên kết dọc với doanh nghiệp về chất lượng sảnphẩm, cung ứng, quản trị chuỗi, quản lí thương hiệu sản phẩm Chất lượng, sốlượng, giá thành sản xuất của một sản phẩm đưa ra thị trường, được nông dân vàdoanh nghiệp cùng liên kết để thực hiện đồng nhất, có quản trị từ sản xuất đếnphâm phối cho người tiêu dùng
Do đó, khi nông dân chưa biết vai trò của một doanh nghiệp trong một chuỗithương mại nào đó, thì chưa nên liên kết chặt chẽ để sản xuất, vì rủi ro cao
Trang 18Thứ hai, doanh nghiệp đóng vai trò là người cung ứng dịch vụ phục vụ sảnxuất, bao gồm từ nguyên vật liệu như giống, vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu, máymóc dưới hình thức hiện vật, đến các dịch vụ bảo vệ thực vật, thủy lợi ; cung ứngdịch vụ thu hoạch, vận chuyển, bảo quản, lưu trữ và tiêu thụ sản phẩm.
Thứ ba, giữa doanh nghiệp và nông dân còn có quan hệ chia sẻ thông tin thịtrường, kỹ thuật, kiến thức, cung cấp dịch vụ tài chính và các dịch vụ kinh doanhkhác
Thứ tư, mối liên kết còn dựa trên quan hệ quản trị trong chuỗi giá trị ở đódoanh nghiệp và nông dân cùng nhau thực hiện, hoặc doanh nghiệp (dẫn đầu) ápđặt những tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, giá cả, phương thức giao dịch, phươngthức thanh toán trong chuỗi Mối liên kết cũng là cơ chế để xây dựng và quản lýnhãn hiệu tập thể một cách có hiệu quả (Vũ Trọng Bình; Đặng Đức Chiến 2012).Như vậy, đặc điểm cơ bản và cốt lõi của “cánh đồng lớn” chính là xây dựngcác liên kết ngang để thực hiện hành động tập thể và liên kết dọc để xây dựngkênh phân phối mới của các tác nhân trong chuỗi giá trị nhằm đáp ứng nhu cầu thịtrường một cách có hiệu quả nhất dựa trên nguyên tắc các bên tham gia bình đẳng
và cùng có lợi Điều này cũng có nghĩa là mô hình “cánh đồng mẫu lớn” cần đượchiểu ở trên một bình diện rộng hơn, không chỉ là về mặt không gian và còn về mặtthể chế tổ chức trong qui hoạch, sản xuất, thương mại theo từng chuỗi sản phẩm.Như thế, một mô hình mà nông dân tổ chức liên kết sản xuất trên những mảnhruộng không nằm cạnh nhau nhưng thực hiện cùng quy trình kỹ thuật sản xuất,quản lý sản xuất, chất lượng sản phẩm tương đồng, có liên kết với doanh nghiệp
về cung ứng sản phẩm đầu vào, cung cấp dịch vụ hỗ trợ, bao tiêu sản phẩm đầu rathì cũng có thể coi mô hình đó là “cánh đồng mẫu lớn” (Vũ Trọng Bình; ĐặngĐức Chiến 2012)
Với những phân tích trên, kinh nghiệm xây dựng « cánh đồng mẫu lớn » nênđược nhìn nhận và tổng kết dưới hai góc độ chính i) xây dựng liên kết ngang, tổchức nông dân hành động tập thể: qui hoạch sản xuất, sản xuất, bán sản phẩm ; ii)
Trang 19xây dựng liên kết dọc trong chuỗi giá trị trên cơ sở những doanh nghiệp, hoặc tổchức nông dân đủ khả năng tiếp cận thị trường đầu cuối, liên kết chặt chẽ với cácdoanh nghiệp khác trong toàn chuỗi giá trị dến tận người tiêu dùng, dưới thươnghiệu nhất định
2.5 TIÊU CHÍ XÂY DỰNG “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN” THEO HƯỚNG GAP – VietGAP
2.5.1 Nội dung thực hiện cánh đồng mẫu lớn theo hướng GAP – VietGAP
Xác định bộ giống lúa xuất khẩu trong từng cánh đồng và trong toàn tỉnh
Bộ giống lúa xuất khẩu của tỉnh, căn cứ vào khả năng thích nghi cao nhất của giống lúa trong điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí tượng thủy văn, đáp ứng và phù hợp với việc ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa Giống lúa chất lượng cao, được thị trường tiêu thụ trong nước chấp nhận và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Bộ giống lúa xuất khẩu của tỉnh được theo dõi chặt chẽ trong nhiều năm, đánh giá chi tiết tính thích nghi và khả năng cho năng xuất, chất lượng
và hiệu quả, đồng thời phải có thêm sự tham khảo với các doanh nghiệp tiêu thụ lúa, gọa để đảm bảo sản xuất thích ứng với nhu cầu tiêu thụ của thị trường.
Ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật và đẩy mạnh cơ giới hóa trong các khâu sản xuất lúa
Việc ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp trên cơ sở những tiến bộ kỹ thuật đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT hoặc các Bộ, ngành có liên quan công nhận hoặc từ các đề tài, dự án, chương trình hợp tác đang thực hiện tại tỉnh và tỏ ra có hiệu quả kỹ thuật, kinh tế, xã hội, môi trường và phù hợp với chủ trương, chỉ đạo sản xuất lúa của Bộ Nông nghiệp
và PTNT hiện nay, được tỉnh đề nghị đưa vào canh tác trong mô hình.
Khi triển khai các tiến bộ kỹ thuật này cần phải thực hiện theo quy trình của các tiến bộ kỹ thuật đã được công nhận Nếu có bổ sung các kỹ thuật đang trong quá trình triển khai thực hiện là kết quả các đề tài, dự án, chương trình hợp tác đang thực hiện tại tỉnh phải có các báo cáo về việc tổ chức, triển khai và cơ sở lý luận của việc tổ chức triển khai kỹ thuật này Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật và Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh cùng
Trang 20với các cơ quan chuyên môn sẽ thẩm định trước khi tổ chức thực hiện trong
Xây dựng quy trình canh tác lúa hàng hóa chất lượng cao xuất khẩu, tiến tới xây dựng theo quy trình VietGAP lúa
Quy trình canh tác được xây dựng lần đầu dựa trên quy trình áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, trong quá trình thực hiện, quy trình canh tác sẽ được hoàn thiện thông qua việc phân tích, đánh giá từ việc ghi chép sổ tay sản xuất lúa.
Quy trình canh tác hoàn thiện dần theo hướng thực hiện quy trình VietGAP cho lúa.
Quy trình này bắt buộc thực hiện cho toàn bộ diện tích tham gia mô hình.
Xác định chuỗi cung ứng lúa, gạo phù hợp trên cơ sở phân tích, đánh giá chuỗi cung ứng hiện tại và đề xuất chuỗi cung ứng hợp lý, hiệu quả
Chuỗi cung ứng lúa gạo từ sản xuất đến tiêu thụ cần được theo dõi, ghi chép và phân tích trên cơ sở đề xuất và xây dựng chuỗi cung ứng lúa gạo hiệu quả, nâng cao dần giá trị hạt gạo, trong đó việc phân phối lợi nhuận cao nhất có thể được cho người sản xuất.
Xây dựng nền tảng liên kết vững chắc dựa trên các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa, tài chính, thương mại, hài hòa lợi ích và hiệu quả tối ưu
Xây dựng các chương trình liên kết căn cứ theo các văn bản quy phạm pháp luật đồng thời xem xét đến tính thực tiễn của sản xuất lúa, gạo trong vùng Phát triển vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu phải được đặt trong hoàn cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của nơi thực hiện, vừa phát triển
Trang 21kinh tế nhưng cũng phù hợp và hài hòa với các lợi ích khác của nông dân trong vùng.
Mở rộng vùng nguyên liệu, phân chia hợp lý và khai thác hiệu quả vùng nguyên liệu
Xây dựng vùng nguyên liệu ban đầu là những liên kết thực hiện mô hình, vùng nguyên liệu khi mở rộng cần có sự kiểm soát và điều tiết của Nhà nước, tránh tình trạng tranh chấp nguyên liệu khi nông sản có giá trị cao.
2.5.2 Các bên cần liên kết, phối hợp thực hiện
Hiệp hội lương thực Việt Nam và các công ty thành viên
Hiệp hội lương thực Việt Nam và các công ty thành viên có vai trò quan trọng trong việc tổ chức thu mua sản phẩm, ngoài ra tiến tới thực hiện
là đầu mối đầu tư về giống lúa cho nông dân, tổ chức phối hợp với các doanh nghiệp vật tư khác như phân bón, thuốc BVTV, xăng dầu,…
Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành ĐBSCL
Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành ĐBSCL đóng vai trò chính trong việc tổ chức thực hiện “cánh đồng mẫu lớn” theo chỉ đạo của Bộ, là cơ quan chủ trì thực hiện, tổ chức liên kết và chịu trách nhiệm trong việc xây dựng vùng nguyên liệu.
Phân viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp
Hỗ trợ các địa phương về quy hoạch, đề xuất và kiến nghị việc tổ chức vùng nguyên liệu tập trung.
Các Viện, Trường, Trung tân nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ KHKT
Xây dựng quy trình sản xuất lúa, phổ biến các tiến bộ KHKT, điều tra, phân tích và hoàn thiện quy trình canh tác theo VietGAP, phối hợp toàn diện
về kỹ thuật trong việc tổ chức, xây dựng và triển khai mô hình, tiến đến xây dựng vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao theo GAP cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh giống, phân bón, thuốc BVTV, máy móc, thiết bị phục vụ cơ giới hóa sản xuất lúa
Thực hiện liên kết thông qua các hợp đồng cam kết cung ứng giống, phân bón, thuốc BVTV, máy móc, thiết bị phục vụ cơ giới hóa sản xuất lúa
có chất lượng, giá cả phù hợp và đúng quy định pháp luật.
Trang 22Doanh nghiệp tham gia có trách nhiệm hỗ trợ nông dân trong việc sử dụng các loại hàng hóa mà doanh nghiệp cung ứng, hình thức hỗ trợ do doanh nghiệp công bố và thỏa thuận trực tiếp với nông dân, hai bên cam kết thực hiện.
Nông dân trong mô hình, vùng nguyên liệu phải chấp hành các điều kiện sản xuất theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
và ứng dụng tiến bộ KHKT; các doanh nghiệp; các tổ chức, HTX, Tổ hợp tác sản xuất.
Cánh đồng mẫu lớn phải thuận tiện cho việc sản xuất lúa hàng hóa, có triển vọng mở rộng
Việc thuận tiện về giao thông, cơ giới, thủy lợi cho sản xuất và thu mua lúa hàng hóa là điểm cần chú ý trong việc xây dựng mô hình với triển vọng mở rộng diện tích Đối với những vùng chưa thuận tiện cần phải có kế hoạch xây dựng, tu chỉnh, nâng cấp, cải tạo để phục vụ cho sản xuất lúa hàng hóa.
Nông dân tự nguyện tham gia
Nông dân tự nguyện tham gia là yêu cầu bắt buộc khi triển khai mô hình, cần phải tạo sự thấu hiểu của nông dân đối với lợi ích mang lại cho họ, cho đến khi nông dân tự nguyện tham gia mô hình.
Có hạ tầng kinh tế xã hội tương đối hoàn chỉnh
Trang 23Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội sẽ hỗ trợ tích cực cho việc triển khai
mô hình, trong tình hình thực tế cần vận động nông dân từng bước hoàn chỉnh hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, các điều kiện cho cơ giới hóa.
Doanh nghiệp phải đủ năng lực tham gia, triển khai và tổ chức thực hiện
Doanh nghiệp tham gia mô hình phải được chọn lọc, sản phẩm cung ứng phải có hiệu quả và càng thân thiện với môi trường càn tốt.
Khả năng đáp ứng của nông dân đối với các yêu cầu về kỹ thuật và pháp lý
Nông dân tham gia mô hình phải đáp ứng được việc thực hiện các yêu cầu kỹ thuật, tốt nhất là đã tham gia các lớp huấn luyện, chấp hành theo quy trình hướng dẫn kỹ thuật canh tác đề nghị Nông dân tham gia phải tuân thủ các yêu cầu về mặt pháp lý khi tổ chức đại diện ký kết hợp đồng.
2.5.4 Tổ chức thực hiện
Việc tổ chức thực hiện mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” tiến tới xây dựng “vùng nguyên liệu lúa xuất khẩu” và “sản xuất lúa theo VietGAP” cần
được thực hiện như sau:
(1) Quy hoạch cánh đồng mẫu lớn tiến tới vùng nguyên liệu lúa xuất khẩu
Dựa trên cơ sở quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết tại địa phương; căn cứ vào các chủ trương, nghị quyết và chương trình hành động, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng nguyên liệu, hệ thống các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất.
(2) Tiêu chí xây dựng cánh đồng mẫu lớn (mô hình)
Cánh đồng mẫu lớn: phải nằm trong quy hoạch tổng thể nông
nghiệp, nông thôn theo chủ trương, nghị quyết, chương trình hành động của địa phương, có điều kiện tự nhiên (đất đai, thời tiết, khí tượng thủy văn…) phù hợp, hạ tầng kinh tế xã hội (hệ thống thủy lợi, đội ngũ cán bộ kỹ thuật, trình độ, tập quán canh tác của nông dân) tương đối tốt.
Quy mô diện tích
Mô hình “cánh đồng mẫu lớn”: 300-500 ha
Việc lựa chọn cánh đồng liền canh với diện tích từ 300-500ha xuất phát từ thực tiển sản xuất lúa ở ĐBSCL với những cánh đồng tương đối lớn,
Trang 24phổ biến trung bình khoảng 500-1000 ha; mặt khác trong nhiều năm qua nhiều tỉnh đã xây dựng và thực hiện nhiều mô hình cánh đồng ứng dụng tiến
bộ KHKT với nhiều tên gọi khác nhau: cánh đồng 03 giảm 03 tăng, 01 phải
05 giảm, cánh đồng hiện đại, cánh đồng 01 giống… với quy mô từ 50-100ha
Yêu cầu mô hình Cánh đồng mẫu lớn
a Điều kiện tự nhiên
- Diện tích thực hiện mô hình phải có hệ thống đê bao, cống bọng hoàn chỉnh, an toàn, chủ động hoàn toàn về thủy lợi bao gồm cả việc tưới và tiêu thoát nước.
- Vị trí địa lý thuận tiện cho việc tổ chức sản xuất và thu mua: trong bước đầu của việc xây dựng mô hình vị trí càng thuận lợi càng dễ dàng thực hiện các nội dung theo yêu cầu, khi tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu những vùng khó khăn cần từng bước đầu tư cơ sở hạ tầng cho phù hợp.
b Điều kiện kinh tế - xã hội
- Nông dân tự nguyện tham gia, đảm bảo quyền lợi cho nông dân, nông dân phải hoàn toàn tự giác và chủ động trong thực hiện mô hình.
- Có hạ tầng giao thông tốt phục vụ được cho công tác cơ giới hóa các khâu trong sản xuất lúa từ làm đất, đến thu hoạch, bảo quản tồn trữ.
- Trong mô hình phải có một hình thức liên kết có pháp nhân: hợp tác
xã hoặc tổ hợp tác.
c Kỹ thuật canh tác