- Sản xuất theo hợp đồng:
3.3.4 Phương pháp phân tích số liệu
(1) Đối với mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả với các chỉ tiêu như: tần suất, tỷ lệ, số trung bình để đánh giá thực trạng sản xuất lúa hiện tại của các nông hộ ở vùng nghiên cứu
(2) Đối với mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp kiểm định so sánh trung bình nhóm, đánh giá sự khác biệt trong hiệu quả sản xuất lúa của hộ nông dân có tham gia và không tham gia mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”
(3) Đối với mục tiêu 3 : Dùng phương pháp
phân tích hồi qui đa biến để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của nông hộ trong và ngoài mô hình.
Y= β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 + β8X8 +β9DX2 + β10DX3.
Trong đó : Y: Biến phụ thuộc (Lợi nhuận trên ha trồng lúa của nông hộ) và các biến độc lập: X1: chi phí giống, X2: chi phí phân bón, X3: Chi phí bảo vệ thực vật, X4: chi phí nhiên liệu, X5: chi phí chuẩn bị đất (cày, xới đất), X6: chi phí gieo sạ, cấy, X7: chi phí vận chuyển, X8: chi phí lao động gia đình (tất cả các biến trên tính trên đơn vi ha), D: biến Dummy (0= không tham gia; 1= có tham gia mô hình)
- β1; β2; β3; β4; β5; β6; β7; β8; β9; β10 : các hệ số hồi qui
- β0: Hệ số tự do
(4) Đối với mục tiêu 4: Dùng phương pháp phân tích hệ thống, lý thuyết về tổ chức sản xuất, lý thuyết trò chơi, làm rõ mục đích người sản xuất, mục đích của doanh nghiệp khi tham gia mô hình, nhằm đánh giá thực trạng liên kết của các đối tượng tham gia mô hình "Cánh đồng mẫu lớn" từ lúc hình thành đến kết thúc mô hình thông qua việc ký kết Hợp đồng và các thỏa thuận.
(5) Đối với mục tiêu 5: Sử dụng kết quả phân tích ở mục tiêu 1, 2, 3, 4 và phân tích chuỗi giá trị sau thu hoạch, bán lúa cho Doanh nghiệp tham gia mô hình và bán lúa tự do ngoài thị trường để đánh giá những mặt hạn chế của mô hình liên kết, đồng thời làm cơ sở đề xuất giải pháp giúp mô hình liên kết phát triển theo hướng bền vững.
Chương 4