- Các thỏa thuận phải tuân thủ theo những quy định pháp luật hiện hành.
(4) Trách nhiệm của các bên liên kết
2.6.1 Thực trạng việc áp dụng thí điểm mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
Mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” là cụ thể hóa chủ trương xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng tại Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg, ngày 24-6-2002, và Chỉ thị số 24/2003/CT- TTg, về xây dựng vùng nguyên liệu gắn với chế biến tiêu thụ. Xây dựng “Cánh đồng mẫu lớn” cũng là một giải pháp quan trọng lâu dài góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững được nêu trong Nghị quyết số 21/2011/QH13 ngày 26-11-2011 của Quốc hội. Công tác triển khai mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” trên cả nước trong gần 2 năm qua đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ.
Phong trào xây dựng cánh đồng mẫu lớn (CĐML) được Bộ NN và PTNT phát động tại Cần Thơ ngày 26/3/2011 đã nhận sự hưởng ứng tích cực của nhiều
địa phương, doanh nghiệp và nông dân. Nhiều mô hình CĐML đã ra đời tại hầu hết các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với quy mô từ vài đến vài chục hécta (ha), cùng rất nhiều hình thức canh tác, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới như 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, cánh đồng một giống, cánh đồng hiện đại, cánh đồng lúa chất lượng cao… Vụ hè thu 2011, tổng diện tích thực hiện CĐML của các tỉnh phía Nam đạt gần 8.000 ha với khoảng 6.400 hộ nông dân tham gia. Trong vụ đông xuân 2011 - 2012, toàn vùng có 19.724 ha đất nông nghiệp thực hiện CĐML. Tổng diện tích trong 2 vụ hè thu 2011 và đông xuân 2011 - 2012 là 27.527 ha. Các tỉnh có diện tích thực hiện mô hình CĐML vụ hè thu 2011 và đông xuân 2011 - 2012 lớn là An Giang 9.357 ha, Đồng Tháp 5.200 ha; Tây Ninh, Long An, Cần Thơ trên 2.000 ha; các tỉnh Trà Vinh, Kiên Giang gần 2.000 ha…. (Hội thảo “Cánh đồng mẫu lớn” do Tạp chí Kinh tế và Dự báo- Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 18/7/2012).
Từ thành công bước đầu của mô hình CĐML ở ĐBSCL, năm 2012, mô hình được triển khai ở một số tỉnh khu vực miền Trung và miền Bắc, và cả ở vùng miền núi. Tháng 5/2012, tỉnh Nghệ An đã có chủ trương xây dựng và phát triển mô hình CĐML trong sản xuất nông nghiệp. Nghệ An đã đề ra mục tiêu đến năm 2015, có 4.000 ha triển khai mô hình CĐML. Để thực hiện được mục tiêu trên, căn cứ vào đặc điểm tự nhiên và tình trạng sản xuất còn manh mún, ruộng không liền bờ, liền thửa, nên Nghệ An đang tập trung giải quyết đồng bộ công tác dồn điền đổi thửa, cơ chế hỗ trợ vốn, giống cho nông dân, cơ chế liên kết của các doanh nghiệp trong việc bao tiêu sản phẩm sau thu hoạch cho nông dân. Hoặc, tại huyện Bắc Quang, Hà Giang cũng đã có đề án thí điểm thực hiện mô hình CĐML. Vụ đông xuân 2011-2012, huyện đã triển khai thí điểm mô hình này với diện tích gần 210 ha tại 5 xã. Nhờ thực hiện mô hình này, năng suất lúa bình quân đã tăng từ 2,25 tấn/ha lên 8,42 tấn/ha; lợi nhuận sau khi trừ chi phí sản xuất đạt trên 30 triệu đồng/ha, cao hơn 1,7 lần so với các làm cũ.
Điểm đáng chú ý, thực hiện thí điểm mô hình CĐML, đã xuất hiện nhiều mô hình canh tác mới. Nếu CĐML ở nhiều nơi khác chủ yếu được thực hiện với cây lúa, thì ở Thái Bình, mô hình này được thực hiện theo hướng đa dạng hóa cây trồng. Thái Bình đã triển khai thực hiện thí điểm mô hình CĐML với 9 mô hình, trong đó có 4 mô hình về sản xuất lúa và 5 mô hình về sản xuất rau màu, dựa vào điều kiện tự nhiên của từng vùng. Với 4 mô hình sản xuất lúa, ở huyện Vũ Thư, Thái Bình thực hiện mô hình CĐML với công thức luân canh: Lúa xuân giống chất lượng cao VS1 + lúa mùa giống chất lượng cao RVT + đậu tương vụ đông; ở huyện Quỳnh Phụ thực hiện công thức luân canh: Lúa xuân giống chất lượng cao BC15 + lúa mùa giống chất lượng cao TBR36, + khoai tây hoặc dưa bí vụ đông; ở huyện Kiến Xương thực hiện công thức luân canh: Vụ xuân + mùa lúa giống chất lượng DS1 (Akita) Nhật Bản + đậu tương hoặc bí xanh vụ đông; ở huyện Tiền Hải thực hiện công thức luân canh: Lúa giống BT17 vụ xuân + lúa giống BC15 vụ mùa + khoai tây hoặc dưa, bí vụ đông. Với 5 mô hình cánh đồng mẫu lớn về sản xuất rau màu được triển khai tại huyện Thái Thụy; Quỳnh Phụ; TP. Thái Bình; Đông Hưng và Hưng Hà và được bố trí cơ cấu giống cũng như công thức luân canh hợp lý…. Điểm mới khi thực hiện CĐML ở Thái Bình, đó là ngoài những tiêu chí cần đạt được của mô hình CĐML chung, Thái Bình đã bổ sung thêm tiêu chí về giá trị thu hoạch bình quân/ha/năm. Chẳng hạn, với mô hình CĐML về sản xuất lúa, giá trị bình quân về thu hoạch phải đạt thấp nhất 120 triệu/ha/năm; với mô hình CĐML sản xuất cây màu, phải đạt giá trị thấp nhất 220 triệu/ha/năm. (Hội thảo “Cánh đồng mẫu lớn” do Tạp chí Kinh tế và Dự báo- Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 18/7/2012).
Có thể thấy, mô hình CĐML bước đầu đã mang lại kết quả tích cực trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài việc nông dân nâng cao được thu nhập trên một đơn vị diện tích, các công ty cung ứng các yếu tố đầu vào cho ngành nông nghiệp như phân bón, giống thông qua việc ký kết các hợp đồng với người nông dân với khối lượng lớn, đã góp phần để các công ty này sản xuất ổn định. Mặt khác, sản phẩm
của mô hình CĐML khá đồng đều, chất lượng ngày càng cao, đã tạo nguồn cung ổn định cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu, góp phần đưa xuất khẩu gạo của Việt Nam có bước phát triển vượt bậc. Theo báo cáo xuất khẩu gạo của VFA, năm 2011, cả nước xuất khẩu đạt 7,105 triệu tấn gạo với trị giá 3,507 tỉ USD, cao nhất từ trước đến nay. Có thể thấy, mô hình này đã đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực và cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu và góp phần phát triển nông nghiệp hiện đại, hiệu quả, bền vững, góp phần thực hiện việc gắn kết chặt chẽ "bốn nhà" (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nước) theo yêu cầu của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đề ra. (Hội thảo “Cánh đồng mẫu lớn” do Tạp chí Kinh tế và Dự báo- Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 18/7/2012).
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, việc thực hiện mô hình CĐML thời gian qua còn cho thấy, sự kết nối của các cơ quan chuyên môn và các doanh nghiệp, nông dân trong mô hình chưa thật sự tốt. Mô hình chưa đồng bộ từ hình thức liên kết đến các hoạt động triển khai, trong đó quy trình canh tác lúa chưa được hoàn thiện, ghi chép sổ tay sản xuất chưa đầy đủ. Mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp chưa chặt chẽ do chưa nhiều doanh nghiệp tham gia việc tiêu thụ sản phẩm. Các tiêu chí về nông sản phẩm chưa được công bố, việc sản xuất theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp chưa phổ biến. Ngoài ra, nông dân chưa nhận biết đầy đủ lợi ích của việc tham gia cánh đồng mẫu lớn, vẫn còn quan niệm đây là mô hình nhà nước phải đầu tư, hỗ trợ và phải thu mua lúa với giá cao.
Tại các tỉnh phía Bắc, do quy mô diện tích đất sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân nhỏ, manh mún, dẫn đến số hộ nông dân tham gia trong một mô hình lớn, gây khó khăn cho công tác chỉ đạo, điều hành. Mặt khác, trình độ người nông dân không đồng đều nên việc tiếp thu tiến bộ kỹ thuật còn hạn chế, việc ghi chép nhật ký sản xuất ở nhiều nơi chưa được nông dân thực hiện đầy đủ... (Hội thảo “Cánh đồng mẫu lớn” do Tạp chí Kinh tế và Dự báo- Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 18/7/2012)