1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Báo cáo thực tập tôt nghiệp ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp - Kiến Trúc và Thi Công

76 32,1K 303

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 3,57 MB

Nội dung

đây là 2 bài báo cáo dành cho 2 loại thực tập khác nhau.Một bài là thực tập về kiến trúc, 1 bài là thực tập thi côngmục lụcLời nói đầu 1Báo cáo thực tậpI. Phần giới thiệu chung 3II. Giới thiệu chung về côngty 4III. Giới thiệu về công trình thực tập 81. Vị trí xây dựng công trình 82. Đặc điểm kiến trúc và kết cấu của công trình 9IV. Các công việc được giao 13V. Những yêu cầu kỹ thuật 131. Ván khuôn 132. Cốt thép 153. Bê tông 164. Xây 20Biện pháp thi công 21* Đo đạc, xác định tim trục 21VI. Phần móng 211. Định vị công trình 212. Tiến hành đào móng 223. Xây móng 244. Thi công giằng móng 24VII. Phần thân 261. Xây tường 272. Thi công giằng tường 273. Thi công cầu thang 284. Thi công dầm, sàn 29VIII. Phần hoàn thiện 321. Công tác trát 322. Công tác láng 343. Công tác ốp 354. Công tác lát 36IX. Công tác atlđ&vscn 37X. kết qủa đạt được 40Lời kết 41Báo cáo thực tậpI- Phần giới thiệu chungTrong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ở nước ta hiện nay, nền khoa học kỹ thuật đã và đang phát triển mạnh. Nó được vận dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại, kỹ thuật tiên tiến vào việc xây dựng và phát triển nền công nghiệp. Ngành xây dựng là một trong những ngành quan trọng và đang phát triển mạnh mẽ. Tất cả các máy móc thiết bị hiện đại, các công nghệ tiên tiến đã được đưa vào sử dụng trong ngành xây dựng, làm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, góp phần nâng cao sinh hoạt đời sống của con người. Trong thời gian gần đây, nước ta đã đẩy mạnh công cuộc xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần dưới sự quản lý của Nhà nước. Đặc biệt là các ngành khoa học kỹ thuật đã và đang đẩy mạnh công tác nghiên cứu, áp dụng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến để phát triển các ngành nghề, mà trong đó có ngành xây dựng.Từ sau Đại hội VII toàn quốc, Nhà nước ta đã chú trọng đầu tư vào ngành xây dựng. Nhà nước đã bỏ vốn xây dựng các trường học, bệnh viện chính vì nền kinh tế phát triển, sự văn minh của xã hội – sự đầu tư cho xây dựng là rất cần thiết. Để giải quyết vấn đề nhu cầu ăn ở, làm việc phù hợp với cuộc sống văn minh, lịch sự của con người thì đòi hỏi người thiết kế của một công trình để tạo cho công trình xây dựng lên có vẻ đẹp hài hoà với thiên nhiên môi trường và các công trình xung quanh. Đồng thời phải đáp ứng kịp thời những nhu cầu sinh hoạt, làm việc của người sử dụng công trình đó.Do yêu cầu xã hội hiện nay, nước ta còn thiếu nhiều nhà khoa học, các kỹ sư – kiến trúc sư xây dựng cho nên ngành đào tạo và giáo dục đã chú ý việc đào tạo các thế hệ kế thừa từ các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp phục vụ cho đất nước để xây dựng các công trình như: bệnh viện, trường học, nhà ở, nhà làm việc, khu vui chơi giải trí ngày càng to đẹp hơn, quy mô hơn. Ngành xây dựng đã đem lại cho công trình vẻ đẹp kiến trúc của dân tộc, sự văn minh của xã hội loài người, sự thịnh vượng của nền kinh tế và nó còn là niềm vui- sự hãnh diện với bạn bè trong khu vực và trên thế giới.BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP* * *  * * *LỜI NÓI ĐẦUNhằm tạo điều kiện cho sinh vieân sau khi ra trường, và tiếp sau đợt thực tập công nhân khi đã được làm quen với môi trường xây dựng sinh viên không bỡ ngỡ khi tiếp xúc với công việc của ngành cũng như là có thêm các kinh nghiệm thi công, thiết kế sau này và trước mắt là thêm những kiến thức thực tế để làm tốt luận văn tốt nghiệp. Để đáp ứng yêu cầu đó, nhà trường đã tổ chức cho chúng em đi thực tập tốt nghiệp, để chúng em hiểu và bổ sung thêm lí thuyết mà mình đã được học bấy lâu nay. Đồng thời, tập cho sinh viên làm quen với môi trường và tác phong làm việc của một người kỹ sư xây dựng.Với thời gian thực tập 6 tuần tuy không phải là dài nhưng với khoảng thời gian đó cũng đã cho em phần nào lĩnh hội được chuyên môn về cách thi công, cách quản lí công việc của người kỹ sư xây dựng cũng như là cách triễn khai thi công sao cho hợp lí, cách thức tổ chức mặt bằng thi công như thế nào để thuận lợi trong lúc thi công và tạo sự phối hợp nhịp nhàn, an toàn cho công nhân khi làm việc.Cùng với phát triển của thế giới và xu hướng hội nhập kinh tế Quốc tế,đất nước ta đang đổi mới và bước vào thời kì công nghiệp hóa,hiện đại hóa; vừa xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật,vừa phát triển nền kinh tế đất nước.Hiện nay nước ta đang xây dựng và phát triển các khu công nghệp,khu đô thị,văn phòng và nhà ở.Do đó,ngành xây dựng đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển đất nước. Ngành xây dựng là một trong những ngành quan trọng,với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học các thành tựu công nghệ tiên tiến,các máy móc thiết bị đã được đưa vào sử dụng trong ngành xây dựng làm tăng năng xuất lao động,giảm giá thành sản phẩm góp phần nâng cao đời sống sinh hoạt của con người.Sau thời gian thực tập dưới công trường,với sự quan tâm giúp đỡ chỉ bảo tận tình của chỉ huy trưởng công trình,đội trưởng công trường,kĩ sư công trường,cán bộ kĩ thuật và toàn bộ công nhân trực tiếp xây dựng công trình đã giúp em nâng cao sự hiểu biết về thực tế quản lí và thi công xây dựng công trình kết hợp với những kiến thức đã được học ở trường và sự tận tình hướng dẫn chỉ bảo cô giáo Nguyễn Thị Thúy Hoa đã giúp em hoàn thành bài báo cáo của mình.Nội dung của bài báo cáo bao gồm những phần cụ thể sau:I/GIỚI THIỆU CHUNG- Giới thiệu về đơn vị nơi thực tập- Giới thiệu về công trình thực tậpII/NỘI DUNG THỰC TẬP-Các công việc được giao và trực tiếp tham gia-Qúa trình thực hiện nhiệm vụ được giao và kết quả đạt đượcIII/KẾT LUẬN-Đánh giá ý thức,kỉ luật;ngày công,giờ công-Kết quả sau đợt thực tập-Tồn tại và kiến nghị chung

Trang 1

Từ trang 1->29:là báo cáo thực tập về kiến trúc

Từ trang 30 trở đi là báo cáo thực tập thi công.

==========

Lời mở đầu

Kính thưa các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu nhà trường, đồng kính gửi thầy cô

bộ môn trong khoa Xây dựng, đặc biệt là các thầy cô trong tổ hướng dẫn thực tập của trường

Thưa các thầy, các cô! Trong suốt 2 năm học vừa qua, được sự dìu dắt chỉ bảo của các thầy cô giáo, chúng em đ• được học rất nhiều những kiến thức cơ bản

về ngành xây dựng qua các môn học ở trường như: Cấu tạo kiến trúc, cơ kết cấu,

dự toán, kỹ thuật thi công và tổ chức thi công Đó là các môn rất cần thiết đối với mỗi kỹ thuật viên xây dựng như chúng em, chúng em còn được học những môn bổ trợ khác như: vật liệu, cấp thoát nước, bảo hộ… Và một số môn khác rất cần thiết cho chúng em

Qua quá trình học lý thuyết đi đôi với thực hành cơ bản, và quá trình thực tập kỹ thuật viên các thầy cô giáo luôn ở bên cạnh em dạy dỗ chỉ bảo em, giải đáp những thắc mắc cho chúng em rất tận tình Để từ đó chúng em rút ra những bài họckinh nghiệm cần thiết cho chúng em trong học tập và trên con đường sự nghiệp saunày

Trong thời gian làm báo cáo thực tập, nhà trường, khoa và các thầy cô giáo đ• tạo điều kiện và giúp đỡ chúng em để chúng em hoàn thành nhiệm vụ được giao Bên cạnh sự nỗ lực của bản thân cùng với sự giúp đỡ của bạn bè, sự chỉ bảo tận tình của thầy cô em đ• học hỏi được rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm, để em

có thể vững bước trên con đường sự nghiệp sau này

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, cảm ơn khoa Xây dựng, trường CĐXD CT- ĐT và các thầy cô giáo đ• tận tuỵ, không quản ngại khó khăn giúp đỡ em hoàn thành tốt nhiệm vụ của một người học sinh trong hai năm học vừa qua

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2010

mục lục

Lời nói đầu………1

Báo cáo thực tập

I Phần giới thiệu chung ………3

II Giới thiệu chung về côngty……….4 III Giới thiệu về công trình thực tập……….8

Trang 2

1 Vị trí xây dựng công trình………8

2 Đặc điểm kiến trúc và kết cấu của công trình……… 9

IV Các công việc được giao ………13

V Những yêu cầu kỹ thuật ……….13

1 Ván khuôn……… 13

2 Cốt thép ………15

3 Bê tông ……….16

4 Xây ……… 20

Biện pháp thi công……….21

* Đo đạc, xác định tim trục ………21

VI Phần móng………21

1 Định vị công trình………21

2 Tiến hành đào móng ……… 22

3 Xây móng ………24

4 Thi công giằng móng ……… 24

VII Phần thân……….26

1 Xây tường ……… 27

2 Thi công giằng tường ………27

3 Thi công cầu thang ………28

4 Thi công dầm, sàn ……….29

VIII Phần hoàn thiện………32

1 Công tác trát ……… 32

2 Công tác láng ……….34

3 Công tác ốp ………35

4 Công tác lát ………36

IX Công tác atlđ&vscn……… 37

X kết qủa đạt được……… 40

Lời kết……… 41

Báo cáo thực tập

I- Phần giới thiệu chung

Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ở nước ta hiện nay, nền khoa học kỹ thuật đ• và đang phát triển mạnh Nó được vận dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại, kỹ thuật tiên tiến vào việc xây dựng và phát triển nền công nghiệp Ngành xây dựng là một trong những ngành quan trọng và đang phát triển mạnh mẽ Tất cả các máy móc thiết bị hiện đại, các công nghệ tiên tiến đ• được đưa vào sử dụng trong ngành xây dựng, làm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, góp phần nâng cao sinh hoạt đời sống của con người Trong thời gian gần đây, nước ta đ• đẩy mạnh công cuộc xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần dưới sự quản lý của Nhà nước Đặc biệt là các ngành khoa học kỹ thuật đ• và

Trang 3

đang đẩy mạnh công tác nghiên cứu, áp dụng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến để phát triển các ngành nghề, mà trong đó có ngành xây dựng.

Từ sau Đại hội VII toàn quốc, Nhà nước ta đ• chú trọng đầu tư vào ngành xây dựng Nhà nước đ• bỏ vốn xây dựng các trường học, bệnh viện… chính vì nền kinh tế phát triển, sự văn minh của x• hội – sự đầu tư cho xây dựng là rất cần thiết

Để giải quyết vấn đề nhu cầu ăn ở, làm việc… phù hợp với cuộc sống văn minh, lịch sự của con người thì đòi hỏi người thiết kế của một công trình để tạo cho công trình xây dựng lên có vẻ đẹp hài hoà với thiên nhiên môi trường và các công trình xung quanh Đồng thời phải đáp ứng kịp thời những nhu cầu sinh hoạt, làm việc của người sử dụng công trình đó

Do yêu cầu x• hội hiện nay, nước ta còn thiếu nhiều nhà khoa học, các kỹ sư– kiến trúc sư xây dựng cho nên ngành đào tạo và giáo dục đ• chú ý việc đào tạo các thế hệ kế thừa từ các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp phục

vụ cho đất nước để xây dựng các công trình như: bệnh viện, trường học, nhà ở, nhàlàm việc, khu vui chơi giải trí… ngày càng to đẹp hơn, quy mô hơn Ngành xây dựng đ• đem lại cho công trình vẻ đẹp kiến trúc của dân tộc, sự văn minh của x• hội loài người, sự thịnh vượng của nền kinh tế và nó còn là niềm vui- sự h•nh diện với bạn bè trong khu vực và trên thế giới

II-giới thiệu chung về công ty

Tên công ty : Công ty cổ phần xây dựng số 2 – vinaconex

Tên tiếng Anh: VINACONEX No.2

Bê tông tấm lớn Đạo Tú) đổi tên thành Liên hợp Xây dựng nhà ở tấm lớn số 2

• Tháng 12/1989 Bộ Xây dựng ra quyết định đổi tên Xí ngiệp Liên hợp Xây dựng nhà ở tấm lớn số 2 thành xí nghiệp Liên hợp Xây dựng số 2 là Doanh nghiệp hạng 1 trực thuộc Bộ Xây dựng

• Thực hiện Quyết định số 90/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục sắp xếp lại Doanh nghiệp Nhà nước Ngày 15/4/1995 Bộ trưởng Bộ Xây dựng có Quyết định số 275/BXD-TCLĐ về việc chuyển Xí nghiệp Liên hợp Xây dựng số 2 trực thuộc Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam

• Ngày 9/6/1995 Bộ trưởng Bộ Xây dựng có Quyết định số 618/BXD-TCLĐ

về việc đổi tên Xí nghiệp Liên hợp Xây dựng số 2 thuộc Tổng Công ty Xuất nhập

Trang 4

khẩu Xây dựng Việt Nam thành công ty Xây dựng số 2 gồm 3 xí nghiệp, 3 chi nhánh tại các tỉnh Cao Bằng, Sơn La, Lào Cai.

• Ngày 29/9/2003 Bộ Xây dựng có Quyết định số1284/QĐ-BXD chuyển đổi Công ty hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần với tên gọi là Công ty cổ phần xây dựng số 2

• Ngày 27/10/2003 Công ty chính thức đi vào hoạt động theo hình thức Công

ty cổ phần theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0103003086 do sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp, vốn điều lệ đăng kí là 10.000.000.000 đồng, trong đó tỉ lệ vốn Nhà nước là 51%

• Ngày 20/8/2005, Đại hội đồng cổ đông họp thống nhất kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 10.000.000.000 đồng lên 20.000.000.000 dồng

• Xây dựng phát triển nhà, kinh doanh bất động sản

• Sửa chữa, thay thế, lắp đặt máy móc thiết bị, các loại kết cấu bê tông, kết cấu thép, các hệ thống kĩ thuật công trình (thang máy, điều hoà, thông gió, phòng cháy, cấp thoát nước)

• Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng (cát, đá, sỏi, gạch, ngói, xi măng, cấu kiện bê tông, bê tông thương phẩm và các loại vật liệu xây dựng khác dùng trong xây dựng, trang trí nội thất)

• Tư vấn đầu tư, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, lập dự án, tư vấn đấu thầu, tư vấn giám sát, quản lí dự án

• Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị, phụ tùng, tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, nguyên liệu sản xuất, dây chuyền công nghệ, máy móc, thiết bị tự động hoá, vật liệu xây dựng, phương tiện vận tải

• Đại lí cho các h•ng trong và ngoài nước kinh doanh các mặt hàng phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng

3 Một số công trình mà Công ty đ• và đang thi công

* Dự án thoát nước và cải tạo môi trường CP7A được thi công từ năm 2001-2003

do Ban QLDA CP-7A làm chủ đầu tư

* Nâng cấp cải tạo Quốc lộ 48-3 hệ thống đường và cầu trên tuyến được thi công

từ 1/2006-2008, giá trị 44,838 tỷ đồng do PMU 18 làm chủ đầu tư

Trang 5

* Dự án nâng cấp, mử rộng đường Láng- Hoà Lạc được thi công 1/2010, giá trị 75,815 tỷ đồng do Ban QLDA Đầu tư xây dựng mở rộng Đường Láng-Hoà Lạc làm chủ đầu tư.

từ16/3/2007-* Thi công cụm tuyến đập đầu mối: đập dâng bờ phải, đập tràn và tường biên Thuỷđiện ngòi hút 1 – Yên Bái được thi công từ 5/2008-11/2009, giá trị 76,950 tỷ đồng

do Công ty CP năng lượng Sông Hồng làm chủ đầu tư

* Thi công nhà máy xử lý, tuyến ống nước thô, công trình thu và trạm bơm nước thô - Hải Dương được thi công từ 6/2009-2010, giá trị 63,053 tỷ đồng do Công ty TNHH một thành viên KDNS Hải Dương làm chủ đầu tư

_Các công trình xây dựng dân dụng – công nghiệp:

* Nhà máy đúc vành – Công ty VAP – Hưng Yên được thi công từ 20/3/2009, giá trị 50,597 tỷ đồng do Công ty sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy Việt Nam làm chủ đầu tư

15/7/2008-* Dự án 239/05, Lô CT3, TH3, TH4, Phạm Văn Đồng, Mai Dịch, Cầu Giấy được thi công từ 2008-2009, giá trị 68,574 tỷ đồng do ban QLDA 239/05 làm chủ đầu tư

* Trường tiểu học và THCS Academy, khu ĐTM Ciputra, Tây Hồ, Hà Nội được thi công từ 2008-2009, giá trị 81,317 tỷ đồng do Công ty CPĐT PT Giáo dục IDJ-AEC làm chủ đầu tư

* Văn phòng giao dịch Naforimex được thi công từ 11/2008-2010, giá trị 29,595 tỷđồng do Công ty CP sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Naforimex Hà Nội làm chủ đầu tư

* Trung tâm Y tế Dự phòng - Nhà làm việc 11 tầng (cọc khoan nhồi BTCT, móng, tầng hầm) được thi công từ 22/12/2008-10/05/2009, giá trị 14,755 tỷ đồng do Sở Y

tế Hà Nội làm chủ đầu tư

* Thi công phần móng, tầng hầm toà nhà văn phòng Trico, Long Biên, Hà Nội

* Thi công xây lắp phần kết cấu công trình Trung tâm Marketing dự án phát triển khu đô thị mới Bắc An được thi công từ 2/2009-7/2009, giá trị 11,626 tỷ đồng do liên doanh XD Vinaconex-PoscoE&C làm chủ đầu tư và chủ thầu

* Dự án ĐTXD Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam được thi công từ 2/2009-5/2010, giá trị 88,388 tỷ đồng do Ban QLDA Sở GD&ĐT Hà Nội làm chủđầu tư

* Xây lắp nhà làm việc chính và các hạng mục phụ trợ trụ sở Tổng cục Hải quan được thi công từ 6/2009-2/2011, giá trị 241,600 tỷ đồng do Tổng cục Hải quan làmchủ đầu tư

Trang 6

Sơ đồ tổ chức của công ty

Thông qua sơ đồ trên chúng ta đ• thấy phần nào bộ máy quản lí và sản xuất của Công ty có được sự thống nhất liên kết chặt chẽ với nhau

Đầu n•o của công ty là đại hội đồng quản lí gồm 1 tập thể hầu hết là các cổ đông nắm giữ phần lớn cổ phiếu của Công ty Đại hội đồng cổ đông của Công ty lựa chọn bầu ra người có khả năng quản lí, điều hành và là người nắm giữ lượng cổ phiếu nhiều nhất lên làm Chủ tịch HĐQT, song song trong quá trình lựa chọn thì Đại hội đồng lập ra Ban kiểm soát để kiểm tra làm minh bạch kết quả lựa chọn Sau khi được bầu chọn Chủ tịch HĐQT là cá nhân có quyền cao nhất trong Công

ty, dưới quyền của Chủ tich HĐQT là giám đốc Công ty, các phó giám đốc, các phòng ban hành chính, chi nhánh, các đội, cơ sở sản xuất vật liệu trực thuộc Công

ty Bộ máy Công ty là một tập thể vững chắc, tất cả các bộ phận đều có trách

nhiệm ràng buộc với nhau không bị tách biệt và có như vậy Công ty mới có được

sự phát triển vượt bậc, vững chắc cho đến tận ngày hôm nay

III- Giới thiệu về công trình thực tập

1 Công trình nhà ở gia đình:

_Chủ đầu tư: Bà Nguyễn Thị Liên

_Địa điểm : Thôn Trùng Quán – Gia Lâm – Hà Nội

Trang 7

Tầng mái cao 9.15m từ cos 0.000.

Tổng chiều cao của nhà tính từ cốt 0.000 đến đỉnh mái là 9.15m

• Khu phụ (14.2m2) gồm có: 1 bếp, 1nhà tắm, 1 nhà vệ sinh, trần phụ khu vệ sinh được dùng làm nhà kho

4 Phần kết cấu:

• Khu nhà chính được thiết kế theo kiểu tường chịu lực

Móng của ngôi nhà là móng băng xây gạch

Móng M1: rộng 970mm, cao 1200mm

Móng M2: rộng 430mm, cao 590mm

Cốt thép giằng móng có 4 thanh D18, đai chữ nhật a=150

Tường chịu lực được xây bằng gạch đặc 75# dày 220, sàn tầng 2 là sàn BTCT đổ tại chỗ được gác trực tiếp lên tường, tại vị trí chiếu tới càu thang và ban công được

bố trí thêm dầm BTCT gác lên tường thép sàn và thép bản thang được lựa chọn là thép D=8 gai được đan thành lưới vuông với a=150, kết hợp thêm các thanh thép mômen gia tăng khả năng chịu lực của bản sàn

• Khu nhà phụ được thiết kế theo kiểu tường chịu lực

Móng của ngôi nhà là móng băng xây gạch

Móng M1: rộng 380mm, cao 730mm

Móng M2: rộng 540mm, cao 730mm

Cốt thép giằng móng có 2 thanh D18, đai đỉa a=150

Tường chịu lực được xây bằng gạch đặc 75# dày 220, sàn tầng 2, trần phụ là sàn BTCT đổ tại chỗ được gác trực tiếp lên tường, thép sàn gồm các thanh thép D=8 gai đan thành lưới vuông a=150, sàn tầng 2 có bố trí thêm thép mômen

5 Mô hình tổ chức quản lý tại công trình

Trang 8

Sơ đồ tổ chức công trường

a Chức năng, nhiệm vụ

* Chủ nhiệm công trình:

Giám sát, điều hành sản xuất chung trên toàn công trình, phân công và giao trách nhiệm tổ chức chỉ đạo sản xuất đến từng đồng chí cán bộ kỹ thuật, tổ, đội sản xuất.Chủ nhiệm công trình cần lên phương án dự trù chi tiêu, hoạch định kế hoạch sản xuất, lắp dựng, phân bổ cán bộ, công nhân hợp lí để công ty làm ăn có l•i và vì thế chủ nhiệm công trình phải là người có kinh nghiệm cũng như uy tín trong công tác chỉ đạo sản xuất thi công của đơn vị

* Cán bộ kỹ thuật công trường:

Là người trực tiếp chỉ đạo sản xuất thi công trên công trình theo đúng thiết kế và các thay đổi đ• được chủ đầu tư chấp nhận, do vậy cán bộ kỹ thuật phải luôn có mặt trên công trường nắm bắt mọi sự thay đổi trên công trường Đội ngũ kỹ thuật trên công trường gồm 1 đồng chí giám sát hàng ngày, có thể phân bổ thêm 1 đồng chí trong trường hợp công việc tthi công với khối lượng lớn, nhiều phần việc diễn

ra trong cùng lúc

Phân công và giám sát công việc cũng như việc thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động của các tổ đội thi công Lên phương án thi công, các kế hoạch đề ra, lập tiến độ theo tuần, tháng và cùng tổ trưởng các tổ thi công bàn bạc, nghiên cứu biện pháp thi công khả thi nhất để đảm bảo công trình thi công đúng tiến độ, an toàn, chất lượng

* Thủ kho công trình:

Quản lý tài sản của đơn vị trên công trình Có trách nhiệm tổ chức việc nhập, xuất kho theo đúng quy định Theo dõi việc nhập, xuất và tổng hợp số liệu để báo cáo với Chủ nhiệm công trình

* Tổ bảo vệ công trình:

Tổ bảo vệ có trách nhiệm bảo vệ an toàn cho tài sản của đơn vị Lực lượng bảo vệ gồm 1 người được phân bổ để bảo vệ vật tư, thiết bị thi công, máy móc trên công trường cũng như toàn khu vực vào ban đêm

* Đội trưởng đội xây dựng:

Các tổ đội đều có 1 người làm đội trưởng nhận nhiệm vụ trực tiếp của chủ nhiệm công trình hoặc của cán bộ kỹ thuật giao cho Có trách nhiệm tổ chức thi công đúng tiến độ, chất lượng, an toàn

b Hình thức giao việc

Trang 9

Ban giám đốc Công ty đ• có sự uỷ quyền cho chủ nhiệm công trình chịu trách nhiệm chính đối với công trình và chủ nhiệm công trình có trách nhiệm báo cáo định kỳ cho công ty các vấn đề liên quan tới công trình và tiến trình thực hiện dự án.

Chủ nhiệm công trình là người chịu trách nhiệm chính tại công trình, là người quản

lí công trường, thực hiện kế hoạch và nhiệm vụ sản xuất, biện pháp kĩ thật thi công, an toàn lao động và tiến độ thi công công trình Chủ nhiệm công trình giao nhiệm vụ cho các kỹ sư , kỹ thuật viên và các tổ đội sản xuất

Chủ nhiệm công trình giao việc cho tổ đội sản xuất, đứng đầu các tổ đội này là các

tổ trưởng có nhiệm vụ đôn đốc và chịu trách nhiệm về hiệu quả lao động của thànhviên trong tổ đội của mình trong công việc theo định kì hàng tháng

d Hình thức huy động nhân lực, máy móc, vật tư, kỹ thuật

* Nhân lực:

Các công việc đòi hỏi phải có bằng cấp và được đào tạo bài bản như thợ nề, thợ máy, thợ điện, nước sử dụng công nhân trong biên chế của đơn vị, còn với những công việc chỉ cần lao động phổ thông như phụ vữa, đổ BT thì lấy lao động tại địa phương

* Máy móc, thiết bị thi công:

Các máy móc, thiết bị mà công trình sử dụng chủ yếu của đơn vị có sẵn được vận chuyển từ 1 số các công trình khác của công ty về hoặc nhận từ trong kho như máytrộn bê tông, máy tời, máy đầm, hệ thống giáo chống Đối với dụng cụ lao động cầm tay như búa, dao xây thì do các tổ thi công tự lo

* Vật tư:

Sử dụng nguồn vật tư có sẵn tại địa phương kết hợp với các đơn vị cung cấp vật tư lâu năm của đơn vị

IV các công việc được giao trong quá trình thực tập

Quản lý, giám sát kỹ thuật tại công trường

Tham gia trực tiếp vào một số công việc như: xây, ván khuôn, cốt thép… để hiểu

rõ hơn về các thao tác trong thi công

Chỉnh sửa, thiết kế bản vẽ khu phụ, bóc tách, tính khối lượng, lên phương án cung cấp vật tư cho một số công việc

Tìm hiểu, nghiên cứu, hướng dẫn bản vẽ

Lập biện pháp thi công, tiến độ theo tuần, đảm nhận giao việc cho tổ, đội

Trang 10

v Những yêu cầu kỹ thuật

Trước khi thi công bất kỳ một công trình nào, người cán bộ kỹ thuật phải luôn nhớ những yêu cầu, những quy định đặt ra đối với việc thi công: ván khuôn, cốt thép,

đổ bê tông, xây để khi thi công công trình đạt được kết quả cao

Đảm bảo đúng hình dạng kích thước theo yêu cầu thiết kế

Đảm bảo lắp dựng nhanh, tháo dỡ dễ dàng, không làm hư ván khuôn và không tác động đến bê tông cốt thép

Không gây khó khăn khi lắp đặt cốt thép và khi đổ, đầm bê tông

Với công trình lớn mỗi tấm ván có tiêu chuẩn chiều dài ít nhất là 3m và tăng theo bội số 0.5m, chiều rộng là 1m

Với công trình nhỏ tùy theo kích thước thực tế của công trình trọng lượng lớn nhất của mỗi miếng ván theo tiêu chuẩn không quá 120kg

Bề mặt ván khuôn phải đảm bảo theo yêu cầu thiết kế của bề mặt bê tông

Ván khuôn dùng lại lần sau phải cọ sạch lớp bê tông cũ, đất bùn bề mặt và cạnh ván phải sạch, sửa chữa lại cho phẳng nhẵn mới được sử dụng

Ván khuôn sau khi gia công xong cần được bảo vệ cẩn thận, tránh cong vênh, nứt

nẻ, mối mọt bằng cách che mưa, nắng, hoặc xếp vào lán nới khô thoáng, và xếp cao hơn mặt đất ít nhất là 40cm Trên những thanh gỗ kê ở giữa và hai đầu, xếp theo thứ tự, theo bộ phận công trình, trình tự và thời gian sử dụng

Khi vận chuyển lên, xuống phải nhẹ nhàng, tránh và chạm xô đẩy làm ván khuôn

bị biến dạng, khi lắp dựng ván khuôn phải căn cứ vào mốc trắc đạc để kết cấu sau khi đổ đúng vị trí thiết kế

Khi ghép ván khuôn để thừa một số lỗ làm vệ sinh, trước khi đổ bê tông phải bịt kín các lỗ đó lại bằng những tấm ván đ• gia công sẵn

Tránh dùng những ván khuôn tầng dưới làm chỗ dựa cho ván khuôn tầng trên, trong những trường hợp cần thiết phải làm như vậy thì ván khuôn tầng dưới không được tháo trước khi bê tông tầng trên đạt cường độ quy định

Khi gia cố ván khuôn bằng cây chống, dây chằng và móc neo thì phải đảm bảo không bị trượt và căng để chịu lực ván khuôn không bị biến dạng

Khi lắp dựng ván khuôn phải để chừa lỗ để đặt trước những bộ phận như bu lông, móc hay bản thép chờ sẵn

Trong quá trình đổ bê tông phải thường xuyên kiểm tra hình dạng kích thước và vị trí ván khuôn, mới có biến dạng do chuyển dịch thì phải có biện pháp xử lý ngay

2 Cốt thép

Trang 11

Cốt thép sử dụng phải phù hợp với những quy định thiết kế về các loại thép, số hiệu đường kính đồng thời phải phù hợp với tiêu chuẩn việt nam TCVN 5574 :

1991 và TCVN 1651 : 1985

Khi thay thế loại, số hiệu của cốt thép này bởi số hiệu của cốt thép khác phải dựa vào cường độ tính toán của tài liệu thiết kế và cường độ cốt thép thực tế để thay đổi diện tích mặt cắt cốt thép một cách thích hợp

Khi thay đổi đường kính nhưng cùng số hiệu, thì phạm vi thay đường kính không vượt quá 4mm, tổng diện tích mặt cắt ngang của thép không nhỏ hơn 2% và lớn hơn 3% so với thiết kế

Trước khi sử dụng cốt thép phải kiểm nghiệm kéo, uốn mối hàn nếu cốt thép

không rõ hiệu thì phải qua thí nghiệm xác định các giới hạn bền, giới hạn chảy mớiđược sử dụng

Cốt thép dùng trong kết cấu bê tông cốt thép trước khi gia công đảm bảo phải sạch,không có vảy sắt và rỉ rơi ra khi gõ búa

Các thanh sắt bị bẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc do các nguyên nhân khác không vượt quá giới hạn cho phép là 2% D

Các thanh sắt phải được kéo, uốn phẳng trước khi gia công theo hình dạng thiết kế,

độ cong vênh còn lại không vượt quá độ sai lệch cho phép của chiều dày lớp bảo vệ

Cốt thép lấy ở các công trình cũ có thể dùng lại nếu trước khi thi công được gia công uốn thẳng, cạo sạch rỉ và độ cong vênh còn lại phải đảm bảo quy định và có giới hạn chảy đảm bảo

Cốt thép trước khi gia công phải được bảo vệ cẩn thận để khỏi bị cong vênh biến dạng so với yêu cầu thiết kế, đảm bảo không bị han rỉ Muốn vậy cốt thép sau khi gia công phải được lắp dựng thành đống không cao quá 1.2m và không rộng quá 2m, không được xếp lộn xộn giữa loại thép bị rỉ và không bị rỉ, nên phân loại các thanh thép có cùng kích cỡ với nhau để tiện cho quá trình thi công sau này Nơi để cốt thép phải có mái che mưa, che nắng, trường hợp để ngoài trời thì cốt thép phải

kê một đầu cao, một đầu thấp và đặt trên nền cao, mặt đất dễ thoát nước, không xếp trực tiếp dưới nền đất

Chiều dài các mối nối của cốt thép phải đảm bảo, mối nối dây buộc L>=30d và mối nối hàn L>=10d

Đảm bảo việc vận chuyển cốt thép không bị biến dạng, hư hỏng phải đánh số hiệu sắt để khỏi nhầm lẫn với cốt thép cùng loại nhưng khác số hiệu

Cốt thép trước khi lắp dựng vào ván khuôn phải được làm sạch lần cuối

Phải lắp đặt cốt thép đúng vị trí, số lượng và quy cách thiết kế

Đảm bảo chiều dày lớp bảo vệ cốt thép, muốn vậy phải dùng những con kê bằng vữa xi măng cát vàng để đệp vào giữa lớp cốt thép ngoài và ván khuôn

Đảm bảo khoảng cách giữa hai lớp cốt thép bằng cách dùng các trụ đỡ bằng bê tông đúc sẵn hoặc cốt thép đuôi cá

3 Bê tông

Để đảm bảo chất lượng công trình bê tông trước khi thi công cần phải làm tốt các công tác sau:

Trang 12

Chuẩn bị vật liệu trước khi tiến hành đổ bê tông, vật liệu cần được chuẩn bị đầy đủ

về số lượng và chất lượng để đảm bảo thi công đựơc liên tục

Vệ sinh ô đổ: trường hợp đổ bê tông trực tiếp vào ô đổ, như móng nền thì trước hếtcần kiểm tra lại tim cốt, đối chiều lại kích thước, các bộ phận và dọn sạch rác thải

và đất bùn Kiểm tra ván khuôn, vị trí tim, cốt, kích thước hình dạng, dàn giáo chống đỡ, độ kín khít của ván khuôn để tránh hiện tượng mất nước xi măng trong quá trình đổ

Kiểm tra cốt thép: kiểm tra số lượng, quy cách đặt cốt thép, cạo sạch bẩn bám trên cốt thép, các con kê phải đặt đúng nơi quy định, chuẩn bị đầy đủ máy móc nhân lực và phương tiện vận chuyển

Tính toán tỉ lệ pha trộn: tỉ lệ thành phần hỗn hợp bê tông là đá, cát, xi măng đ• được xác định Nếu thay đổi tỉ lệ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ bê tông, khống chế nước trong quá trình đổ bê tông

Vữa bê tông phải đựơc trộn đều, đảm bảo đồng nhất về thành phần

Thời gian vận chuyển bê tông phải được rút ngắn

Vữa bê tông phải có độ sụt thích hợp để có thể lấp kín các thanh cốt thép vào ván khuôn

Trộn bê tông: có hai cách trộn

Trộn bằng thủ công: trộn khô cát với xi măng, sau khi cát đ• đong lại thành lớp mỏng rồi dải đều xi măng lên và trồn đều Khi trộn hai người đứng đối diện nhau dùng xẻng vuông xúc đổ sang hai bên, chú ý đổ nghiêng xẻng thành đống để xi măng và cát chảy xuống trộn lẫn vào nhau, trộn như vậy ít nhất là 3 lần, khi thấy ximăng và cát một màu là đựơc

Trộn hỗn hợp cát xi măng với đá và một phần nước nhất định: vừa rải đá vừa rải hỗn hợp xi măng cát lên trên và trộn hai lần như cách trộn cát với xi măng

Cuối cùng cào hỗn hợp xi măng cát đá để đổ nước vào hỗn hợp, sau đó trộn hỗn hợp như cách trộn xi măng cát thông thường, trộn 3 lần là vừa, khi trộn vữa có thể kết hợp cào răng để trộn đều

Thời gian trộn 1 khối bê tông không quá 10 phút, vì vậy cần phải bố trí đủ người

để đảm bảo thời gian

Trộn bê tông bằng tay thường năng suất thấp và cường độ bê tông không cao, vì vậy chỉ trộn bằng tay ở những nơi không có máy hoặc trộn với khối lượng ít

Trộn bằng máy: máy trộn bê tông thường có hai loại: loại có thùng trộn đổ nghiêng(dung tích 100 – 2051) và loại thùng trộn không tự đổ nghiêng dung tích 3001,

4001, 12001)

Thể tích vật liệu đổ và khối trộn phải phù hợp với dung tích quy định của máy thể tích chênh lệch không quá 10% Cho máy chạy trước khi cho vật liệu vào thùng trộn, không được ngừng máy trước khi đổ bê tông ra, khi thi công, cho thùng trộn quay liên tục Trước hết đổ 10-15% lượng nước sau đó đổ xi măng cốt liệu cùng một lúc đồng thời đổ dần và liên tục lượng nước còn lại, khi đổ chú ý cho xi măng nằm giữa cát và đá, không để cho bê tông dính trực tiếp vào thùng vật liệu Thời gian trộn bê tông không quá 3-5 phút Trong quá trình trộn để tránh vữa xi măng đông kết bám vào thùng trộn thì sau khoảng 2h phải đổ vào thùng trộn các cốt liệu

Trang 13

và nước đúng liều lượng quy định, quay thùng trộn trong 5 phút, sau đó cho tiếp cát và xi măng trộn như trước.

Có nhiều cách vận chuyển hỗn hợp bê tông, tuỳ từng công trình cụ thể mà tìm cáchvận chuyển cho phù hợp Khi vận chuyển phải chọn dụng cụ và phương tiện vận chuyển sao cho khi vận chuyển bê tông không bị phân tầng và không làm thay đổi

tỷ lệ nước xi Dụng cụ vận chuyển phải kín khít tránh làm mất nước xi khi vận chuyển

Đổ bê tông: không được đặt các vật khác lên cốt thép, muốn đi lại trên vùng đổ bê tông phải bắc cầu, không được chạm vào cốt thép

Tránh đổ bê tông chạm vào ván khuôn và cốt thép, nếu đổ bê tông lên bê tông cũ thì phải cạo sạch các vết bẩn rồi tưới nứơc xi măng, tưới đến đâu đổ đến đấy Khi cốt thép dày đặc hoặc mặt cắt chật hẹp cần làm cửa sổ mặt bên để tiện cho việc đổ

bê tông, khi đổ đến nơi sẽ bịt lại Chiều dày đổ bê tông phải đảm bảo cho khâu đầm bê tông làm cho bê tông đặc chắc Nếu chiều dày lớn hơn thì phải đổ thành nhiều lớp, xong lớp nào đầm lớp đó Khi đổ bê tông các kết cấu xây dựng, người takhống chế chiều cao bê tông không quá 2,5m, vì bê tông rơi ở tự do quá lớn, vữa

bê tông rơi sẽ bị phân tầng Do trọng lượng của cốt liệu khác nhau , tốc độ rơi tụ dokhác nhau, hạt to rơi trước hạt nhỏ rơi sau

Để đảm bảo nguyên tắc này, khi đổ bê tông có chiều cao >2,5m người ta dùng biệnpháp sau: dùng ống vòi voi, máng nghiêng, để lỗ chờ sẵn

Khi đổ bê tông các kết cấu phải đổ từ trên xuống Hệ thống sàn thao tác cũng phải bắc cao hơn bề mặt kết cấu bê tông cần phải đổ Khi đổ bê tông phải đổ từ xa về gần so với nơi tiếp nhận vữa bê tông đảm bảo không đi lại trên bề mặt bê tông vừa

đổ xong Trong thi công bê tông toàn khối, một trong những yêu cầu quan trọng phải thi công liên tục Nhưng không phải lúc nào cũng đổ bê tông liên tục được, điều kiện đổ bê tông liên tục là rải lớp vữa sau lên lớp vữa trước chưa đông kết, khiđầm hai lớp sẽ xâm nhập vào nhau, khoảng cách giữa hai lần đổ không quá 2,5h

Vì lý do kỹ thuật kết cấu không cho phép đổ liên tục hay do tổ chức không đủ điều kiện tổ chức đổ liên tục người ta phải đổ bê tông có mạch ngừng Có nghĩa là đổ bêtông lớp sau khi lớp trước đ• đông cứng Thời gian ngừng giữa hai lớp dải ảnh hưởng đến chất lượng tại điểm ngừng, thời gian ngừng tốt nhất là 20-24h, vị trí cácmạch ngừng phải để ở những nơi có lực cắt nhỏ, những nơi có tiết diện thay đổi ranh giới giữa các kết cấu nằm ngang và thẳng đứng

Đầm bê tông đảm bảo cho bê tông đồng nhất, đặc chắc, không bị rỗng trong, rỗng ngoài tạo điều kiện cho bê tông bám chắc vào cốt thép

Có hai phương pháp đầm: đầm thủ công và đầm máy

Đầm thủ công: sau khi bê tông đ• đổ vào ván khuôn song dùng các dụng cụ như thép tròn, xà beng, đầm gang, đầm sắt nặng từ 6-10kg để đầm Đầm kỹ hết chỗ nàyđến chỗ khác không để bỏ sót Đối với bê tông đổ làm nhiều lớp thì phải thọc sâu xuống lớp dưới từ 3-5cm để tạo sự kết dính tốt giữa các lớp bê tông với nhau Đối với kết cấu mỏng hoặc dài như dầm hoặc cột thì khi đầm phải kết hợp việc dùng búa gõ xung quanh thành Khi nào thấy vữa bê tông không lún được nữa, nước bê tông nổi trên bề mặt là được

Trang 14

Phương pháp đầm thủ công có năng suất và chất lượng kém lên áp dụng khi khối lượng bê tông đầm ít hoặc không có máy đầm.

Đầm bằng máy được áp dụng khi công trường có điện và có máy đầm Đầm bê tông bằng máy tiết kiệm 10-15% xi măng so với đầm bằng phương pháp thủ công, giảm công lao động, năng suất lao động tăng, chất lượng bê tông đảm bảo Có hai loại đầm máy thường dùng đầm dùi và đầm mặt

Đầm dùi: đầm luôn luôn phải vuông góc với mặt bê tông Nếu cấu kiện nằm

nghiêng thì mới để đầm nằm nghiêng nếu bê tông đổ thành nhiều lớp thì đầm phải cắm được từ 5-10cm vào lớp bê tông đ• đổ trước Chiều dày của bê tông không quáchiều dài của đầm, thời gian đầm từ 15-16giây

Khi đầm xong vị trí này thì chuyển sang vị trí khác phải nhẹ nhàng, rút lên hoặc cho đầm xuống phải từ từ

Đầm mặt: Dùng để đầm bê tông các kết cấu xây dựng đổ liền khối, hoặc các kết cấu lắp ghép có bề mặt lớn, chiều dày tối ưu của kết cấu để sử dụng đầm mặt là 3-20cm, khống chế thời gian đầm cho từng loại cắu kiện và từng loại đầm

Khoảng cách giữa hai vị trí đầm liền nhau, phải đượm chồng lên nhau một khoảng cách 3-5cm

Bảo dưỡng bê tông: Để đảm bảo bê tông có điều kiện đông cứng thích hợp làm chocường độ của nó tăng không ngừng, thì phải tiến hành bảo dưỡng bê tông

Sau khi đổ bê tông xong khoảng 2-3h (đối với khí hậu nóng), có gió 10 – 20h ( đối với thời gian lạnh 200c) phải che đậy bề mặt bê tông và tưới nước khi che đậy mặt

bê tông có thể dùng bao tải hoặc cát tưới nước tốt nhất dùng cách phun mưa, không tưới trực tiếp lên bề mặt bê tông vừa mới đông cứng, đảm bảo bê tông không bị trắng mặt

Các mặt bê tông có diện tích nằm ngang lớn thì lên xây các hàng gạch bao xung quanh để giữ nước ở đó

Trong quá trình bảo dưỡng không được va chạm mạnh vào ván khuôn hay giàn giáo

Tất cả ván khuôn, sắt thép, bê tông dùng trong công trình đều phải đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật trên

4 Xây

Khối xây sau khi đ• xây xong phải đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật sau:

Lựa chọn gạch xây phải là những viên gạch có cùng kích cỡ tiêu chuẩn, gạch không bị cong vênh, không phồng rộp Do nhiều trường hợp mà chủ đầu tư không

sử dụng gạch tại nhà máy mà dùng gạch tại địa phương nên chất lượng gạch khôngđồng đều vì vậy khi xây rất lưu ý, chỉ dùng những viên gạch đạt các yêu cầu như không cong vênh, phồng rộp tại những kết cấu quan trọng như bể phốt, bể nước, tường chịu lực

Khi xây với tường 220 phải căng dây 2 mặt, xây mỏ trước, mỏ phải đạt yêu cầu về thẳng đứng, mạch đều, no vữa, chiều cao được khống chế, 2 đầu mỏ phải ngang bằng có như vậy khi xây vào trong bức tường mới đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật

Trang 15

Với bể phốt, bể nước thì kỹ thuật khi xây cũng giống với xây tường chỉ có điểm khác là trước khi xây, gạch phải được ngâm no nước, vữa xây sử dụng là vữa mác cao.

Biện pháp thi công

* Đo đạc, xác định tim trục

Sau khi nhận bàn giao công trình từ chủ đầu tư căn cứ vào mặt bằng định vị công trình các mốc chuẩn cũng như cao độ mà chủ đầu tư cung cấp, đơn vị thi công tiến hành định vị công trình theo đúng hồ sơ thiết kế

Công trình nhỏ nên trong quá trình xác định tim cốt dựa vào cọc mốc chuẩn có sẵn thì ta sử dụng chủ yếu thước, dây nivô

Để đề phòng sự va chạm có thể xảy ra trong quá trình thi công dẫn đến sự sai lệch, thì đơn vị thi công đ• chuyển các đường gửi tim trục ra ngoài phạm vi thi công, hầuhết các đường gửi này đều nằm sát tường nhà liền kề, các mốc tim trục và cao độ này được bảo vệ và duy trì trong suốt quá trình thi công

Công tác trắc đạc, đơn vị thi công thực hiện đúng theo quy trình, quy phạm hiện hành

VI Phần móng

1 Định vị công trình:

Trước khi thi công bất kỳ một công trình đất nào 2 bên giao thầu và mời thầu phải tiến hành bàn giao cọc mốc chuẩn Cọc mốc chuẩn thường được làm bằng bê tông cốt thép được đặt ở vị trí không vướng vào công trình, không ảnh hưởng đến quá trình thi công, đi lại di chuyển của người và phương tiện phục vụ thi công và đựơc bảo vệ cẩn thận

Trong thực tế khi xác định tim móng thường xảy ra hiện tượng sai số cộng dồn vì vậy khi xác định tim móng công trình ta phải đo đạc cẩn thận và chính xác các tim đầu và cuối của công trình trứơc, các trục tim giữa công trình sau

Dùng biện pháp đo đạc để xác định tim trục đầu tiên đóng cọc theo trục tim ra hẳn ngoài công trình để không vướng chỗ thi công mà vẫn thường xuyên kiểm tra được

Cũng bằng phương pháp đo đạc kết hợp với phương pháp pitago ta sẽ xác định được trục tim vuông góc với trục tim vừa đo được

Từ hai trục tim A và C xác định được kết hợp với bản vẽ và thước đo ta sẽ xác định được các trục kế tiếp 1và 3 và các trục đối xứng còn lại

Từ 4 trục tim xung quanh công trình, tiến hành đo đạc bằng thước sẽ xác định đượccác tim trục ở giữa công trình

Sau khi xác định tim trục tiến hành vạch kẻ giới hạn đào tức là chiều rộng cần đào (chiều rộng móng) Móng công trình gồm 2 móng M1 và M2 nên khi đào cần chú

ý tới chiều rộng cần đào của 2 loại móng khác nhau này

2 Tiến hành đào móng:

Trang 16

Do móng của công trình có chiều rộng nhỏ, < 1m ngoài ra do công trình nằm trongngõ sâu không tiện việc di chuyển của máy móc chuyên dùng nên việc đào móng tiến hành bằng thủ công và đào theo kiểu móng băng.

Trong quá trình đào cần khống chế chiều cao móng so với cốt 0.000, và do cốt nền công trình cao hơn so với cốt nền cũ là 300 nên khi đào với móng M1: chiều sâu cần đào là 900, với móng M2: chiều sâu cần đào là 290 Nhưng do móng M2 là móng bậc tam cấp nên ta chưa cần đào ngay để tiện thi công cho các công việc khác

Do xung quanh công trình là những hộ dân liền kề, mặt bằng chật hẹp, nên ta đào đến đâu thì một phần đất được tập kết tại những vị trí không đào, không ảnh hưởngtới các công việc khác để tiện cho việc san lấp nền, móng sau này, phần còn lại thì được vận chuyển ra ngoài công trình bằng ô tô cỡ nhỏ

Thông thường trên lí thuyết khi đào móng phải đào theo một độ dốc nhất định (mở mái taluy) để khắc phục hiện tượng sạt lở đất thành móng nhưng trên thực tế tại công trình chiều sâu cần đào không lớn nên không cần phải tạo mái dốc khi đào.Tuy đ• áp dụng tất cả các biện pháp kỹ thuật để thi công đất, nhưng trong thực tế vẫn xảy ra những sự cố không theo ý muốn Để khắc phục các sự cố xảy ra khi đàođất, ta tiến hành xử lý theo các phương pháp sau:

Khi đang đào đất, chưa kịp gia cố vách đào mà bị mưa to làm sập, sụt vách đào, thìkhi trời mưa tạnh phải xúc hết lượng đất sụt xuống hố móng và triển khai làm toàn

bộ móng dốc xung quanh hố đào

Khi vét lượng đất sập lở, bao giờ cũng để lại 15 – 20cm đất ở dưới đáy hố đào so với cốt thiết kế để khi hoàn chỉnh xong vách thì vét nốt lớp đất ở lại đó bằng

phương pháp thủ công, khi đào vét đến đâu thì dùng cát lót hoặc bê tông lót đến

đó Có thể đóng ngay các lớp ván và chống thành vách sau khi dọn sach đất sụt lở

ở hố móng

Đ• có vách gia cố bằng ván và cọc, đang đào gặp mưa thì phải nhanh chóng bơm tháo nước trong hố móng Chon vị trí đặt máy bơm sao cho máy dễ dàng hút hết nước trong hố móng xa đi, phải đào r•nh trong hố móng để rồi dẫn vào mương thoát để nước trên mặt hố khỏi tràn xuống hố móng

Trong hố nếu gặp túi bùn phải vét sạch hết bùn trong hố móng Cần phải có tường chắn ngăn cho lớp bùn ở phần ngoài móng không tràn vào trong móng Phần bùn trong móng vét đi phải thay bằng cát, đất trộn đá dăm, hoặc các loại đất gia cố có

cơ quan thiết kế chỉ định

Gặp đá mồ côi làm chìm hoặc khối đá rắn nằm nổi không hết đáy móng thì phải phá bỏ để thay bằng lớp cát hoặc cát pha đá dăm, không đựơc để lại bằng cách làmphẳng đáy móng vì sẽ gây sự chịu tải không đều của nền

Gặp mực nước ngầm thì phải làm giếng lọc để hạ mực nước ngầm ở khu vực thi công, khẩn trương thi công phần móng ở khu vực đó

Nếu đào móng sâu hơn các công trình đ• có hoặc sát các công trình đ• có thì phải

có các biện pháp làm cho công trình này không bị nún, nứt hoặc gẫy, thông thườngphải có hệ thống ván cừ bao bọc xung quanh khu vực đào

Trang 17

3 Xây móng:

Khi đào móng xong, thường thì bề mặt móng không bằng phẳng và để tránh lớp gạch xây móng tiếp xúc trực tiếp với lớp đất bẩn ở bề mặt nền móng thì ta tiến hành đổ bê tông gạch vỡ lót móng mác 50, dày 100, rộng hơn chân móng là 100.Khi đ• có được mặt nền bằng phẳng thì ta tiến hành xây móng bằng việc lấy tim trục, các tim đ• xác định từ trước và được gửi ra ngoài phạm vi xây dựng, do móngcông trình là móng cân xây gạch giật cấp từ 770 lên 330 nên từ trục tim ta đo khoảng cách đều giữa đường tim và 2 mép ngoài của móng rồi căng dây 2 mặt và xây

Xây từ 2 mỏ trục trước, mỏ phải được kiểm tra thường xuyên bằng dọi và khống chế chiều cao, các mạch vữa cách đều nhau, khi đ• bắt mỏ tại 2 đầu thì tiến hành xây vào trong

Tiếp tục xây với các trục còn lại như cách thức trên, bề mặt móng sau khi

xây phải ngang bằng, mạch vữa no, đúng chiều cao, chiều rộng theo thiết kế

Sau khi đ• xây xong móng san lấp phần đất đào móng để tạo mặt bằng thuận lợi cho các công việc về sau

4 Thi công giằng móng:

+ Cốt thép:

Kết cấu giằng móng công trình khu chính gồm 4 thanh chịu lực cho giằng trong đó

2 thanh D18 (1), 2 thanh D18 (2), đai D6 a=150 Các thanh thép được cắt, nối, buộc theo quy phạm, theo thiết kế: các thanh thép D18 được cắt bằng máy, uốn bằng thủ công, thép D6 cắt bằng kìm cộng lực và uốn, nắn bằng thủ công

Lồng thép đai vào các thanh thép chịu lực sau đó lắp đặt lên bề mặt móng, có thể

cố định khung giằng tạm thời hoặc kê các con kê tiện cho việc buộc thép đai, vạch phấn lên bề mặt thép chịu lực khoảng cách buộc thép đai để đảm bảo đúng kích thước yêu cầu, đai buộc thẳng đúng, vuông góc với thép chịu lực, nên buộc các nútdưới trước sau đó mới buộc các nút trên

Để đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ, tiến hành buộc các con kê bằng vữa xi măng cát vàng đúc sẵn vào các mặt của cốt thép giằng móng tiếp giáp với mặt móng

+ Ván khuôn:

Giằng móng khu chính có tiết diện 400x220 nên sử dụng loại ván khuôn gỗ được định hình sẵn có kích thước 4000x2000 để tiện thi công, khi ghép ván khuôn nên kiểm tra lại kích thước từ tim để đảm bảo bê tông sau khi đổ khớp với bản vẽ

Đặt ván lên bề mặt móng, sau khi đ• ghép 2 mặt của thành giằng móng thì cố định các tấm ván với nhau bằng cách đóng đinh chúng lại Do khi đổ bê tông hay xảy hiện tưởng chửa bụng vì thế khi đ• cố định mặt trên của thành ván thì ta phải có biện pháp để giằng buộc chân thành ván, có thể dùng dây thép cố định chúng lại kết hợp các thanh chống chống chân ván

Ván khuôn sau khi lắp dựng yêu cầu chắc chắn, khoảng hở giữa cốt thép và ván khuôn (lớp bê tông bảo vệ) đúng theo thiết kế

+ Bê tông:

Trang 18

Bê tông đổ giằng là bê tông mác 200.

Trước khi đổ bê tông ta dọn dẹp sạch rác bẩn, đất, cát, lá cây bên trong giằng, dùngvòi phun nước rửa sạch lần cuối

Khối lượng bê tông đổ cho giằng không quá lớn nên tiến hành trộn, đổ bằng thủ công Do trộn bằng thủ công năng suất và chất lượng thường không cao do bê tônggiữa các mẻ trộn không đúng mác vì vậy khi trộn cần phải đong đếm vật liệu tươngđối chính xác bằng thúng hoặc hộc

Trộn đều cát vàng và xi măng trước khoảng 3 lần là đủ, sau đó mới trộn hỗn hợp xicát với đá cũng chỉ cần 3 lần trộn là vừa, cuối cùng là trộn với nước, nên dùng cuốc răng cưa để trộn thì vữa bê tông sẽ đều hơn

Khi đ• có được vữa bê tông thì bắt đầu đổ bê tông, đổ từ xa lại gần so với khu vực trộn, do đổ bằng thủ công nên cần bố trí người hợp lí theo dây chuyền để kết hợp

đổ và đầm

Sử dụng đầm dùi để đầm bê tông giằng, giữ đầm không quá lâu tại một vị trí khi thấy nổi nước xi lên là được, đầm xong thì dùng bàn xoa xoa đều mặt để tạo độ phẳng nhẵn cho mặt bê tông

Do thời tiết nắng, nóng nên sau khi đổ khoảng 2-3 giờ thì b•o dưỡng bê tông giúp

bê tông đạt cường độ theo yêu cầu bằng cách dùng vòi phun ozoa

Sau 24 giờ đổ ta tiến hành tháo dỡ ván khuôn thành giằng móng, và san lấp mặt nền bằng cát

VII phần thân:

1 Công tác xây tường:

Công trình được thiết kế theo kiểu tường chịu lực bằng tường 220 do vậy trong quatrình xây phải luôn kiểm tra độ thẳng đứng của tường giúp khối xây

chịu được tải trọng ngôi nhà và lực tác dụng

Trước khi xây phun rửa bề mặt bê tông giằng móng vừa giúp rửa sạch bề mặt vừa giúp bê tông no nước không hút nước ở vữa trong quá trình xây

Công tác xây tiến hành bằng việc xác định tim trục, nhưng quá trình đổ bê tông giằng móng đ• xác định tương đối chính xác tim trục nên khi xây chỉ cần dựa vào lớp bê tông giằng móng hoặc kiểm tra lại đảm bảo độ chính xác

Dựa vào tim đ• xác định, ta tiến hành xây 2 đầu mỏ của trục 1 trước, căng dây 2 mặt tại 2 đầu mỏ rồi tiếp tục xây vào trong Quá trình xây phải luôn dọi đảm bảo

mỏ xây thẳng đứng, mạch vữa cách đều, không tùng mạch đồng thời kết hợp dây nivô đánh ngang bằng, khi xây cần chừa lỗ lắp dựng cửa đi, cửa sổ và lỗ để đặt thanh xà gồ phục vụ thi công ván khuôn sàn

Tại các vị trí giao giữa các trục khi phần tường 1 trục còn lại chưa được xây ngay thì phải để mỏ chờ (mỏ giật)

Phân công lao động hợp lí trong mỗi đợt xây đảm bảo cho người thợ có tư thế thoải mái khi xây, thông thường lấy mỗi đợt từ 1,2m Tại công trường ngoài việc lắp giáo ở đợt xây thứ 2 thì có thể kết hợp kê gạch, ván gỗ lót dưới (coi như đ• lắp

1 đợt giáo) khi xây ở những vị trí mà tư thế đứng không giáo và ngồi trên giáo đều

Trang 19

không được thuận tiện, ngoài ra trong đoạn xây bố trí 2 thợ xây mỏ, 1hoặc 2 thợ xây bên trong đảm bảo mỗi đoạn xây không thừa, thiếu người

Giáo lắp dựng trong công tác xây là loại giáo thép hoàn thiện có quy chuẩn, việc lắp giàn giáo đòi hỏi mất khá nhiều thời gian và chiếm nhiều diện tích nên chỉ lắp giáo khi thực sự cần thiết, tận dụng giáo ở 1 vị trí có thể thực hiện nhiều thao tác, nhiều công việc khác nhau

2 Thi công giằng tường:

Kết cấu nhà là tường chịu lực nên ta bổ sung giằng tường chạy quanh công trình đểtăng khả năng liên kết của khối xây giúp khối xây không bị xé trong quá trình chịu lực Giằng được bố trí tại cốt 2.300, tiết diện 220x70, kết cấu giằng gồm 2 thanh thép gai D8, đai đỉa D6

Do giằng tường được đặt trên tường, là 1 bộ phận tác dụng giúp tường không bị xê dịch, kéo trong quá trình làm việc nên khi xây tường chịu lực ta có thể thi công giằng tường ngay hoặc xây toàn bộ tường lên cốt 2.300 rồi mới đổ giằng

Việc cắt, buộc thép giằng tường tiến hành ngay tại mặt đất sau đó vận chuyển lên lắp dựng lên tường, do khối lượng bê tông đổ cho giằng không lớn và tiết diện giằng nhỏ 220x70 nên các thao tác như cốt thép, ván khuôn, bê tông giằng được diễn ra kết hợp

Khi cốt thép đ• được lắp đặt vào vị trí, ta sử dụng 2 tấm ván gỗ kích thước

2000x200 kê làm thành giằng, dùng gông thép D6 cố định ván, sau đó đổ bê tông ngay, kê ván đến đâu thì tiếp tục đổ bê tông đến đó, dùng bàn xoa xoa đều trên bề mặt, đổ xong tháo dỡ ván khuôn ra, rắc bột xi măng lên bề mặt giúp giằng chóng

se mặt và có thể tiếp tục xây các phần tường còn lại

3 Thi công cầu thang:

Cầu thang là bộ phận giao thông theo hướng thẳng đứng Nó giúp con người đi lại

từ tầng này đến tầng khác, theo thiết kế, cầu thang là loại cầu thang cuốn nên trongkhi thi công phải tính toán kỹ lưỡng để tránh những sai sót có thể xảy ra

và việc xây bậc thang sau này

Theo bản vẽ số bậc của công trình là 23 bậc, chiều cao từ cốt 0.000 lên đến mặt sàntầng 2 là 3.900 nên mỗi bậc có chiều cao 170, dựa vào đó ta đo lần lượt các ô bậc, đánh dấu theo 1 đường thẳng trên mặt tường sau đó dùng ống nivô đánh ngang bằng dấu đ• vạch sẵn về vị trí tiện cho việc ghép ván khhuôn

Sử dụng ván khuôn gỗ, các tấm có kích thước trung bình 900x200, song song với việc sử dụng ván khuôn gỗ thì tại những chỗ cầu thang cuốn ta dùng thép đặt phía dưới, bên trên kê các tấm cót, sau đó rải vỏ bao xi măng hoặc bạt lên trên rồi đóng đinh cố định

Trang 20

Tiến hành chống ván khuôn theo phương nghiêng và phương thẳng đứng, đảm bảo ván khuôn không bị xê dịch trong quá trình đi lại.

Nghiệm thu ván khuôn

* Công tác cốt thép:

Lắp buộc cốt thép cầu thang theo đúng thiết kế, thép được đan thành lưới 1 lớp, thép D8 đặt ở trên khoảng cách a=150 đặt vuông góc với thép chịu lực D8 ở miền dưới

Lắp dựng cốt thép bản chân thang gồm các thanh D8 đan lưới vuông a=150

Bản thang được liên kết với dầm D1

Tiến hành kiểm tra và nghiệm thu cốt thép cầu thang

* Công tác bê tông:

Bê tông đổ sàn thang là loại bê tông M200, trộn bằng máy và đổ bằng thủ công, được đổ cùng lúc với đổ bê tông dầm sàn

Tiến hành đổ bê tông từ trên xuống, đổ dầm D1 trước, đổ sàn thang sau

Đổ bê tông đến đâu làm mặt luôn đến đó, không được đầm lên mặt bê tông vừa đổ.Đảm bảo đúng cao độ thiết kế và đảm bảo chiều dày sàn thang dày 80

Sau 24 h từ lúc đổ bê tông ta tiến hành bảo dưỡng bê tông, chỉ được phép tuới nước ở dạng phun mưa

* Công tác xây bậc cầu thang:

Bê tông sàn thang đổ được 24-48 giờ, ta tiến hành xây bậc để tiện cho việc thi côngcác tầng trên

Nên chọn loại gạch lỗ để xây bậc

Khi thi công ván khuôn sàn thang đ• tiến hành đánh cốt, vạch bậc nên ta dựa vào

đó để xây, xây từ bậc dưới cùng tức là bậc số 1 rồi xây lên các bậc kế tiếp, đánh ngang bằng bằng ống nivô giữa vạch bậc và viên gạch mỏ bậc sau đó căng dây 2 đầu và xây

Sử dụng vữa xi măng mác cao giúp khối bậc được liên kết tốt hơn, trong khi xây hạn chế đi lại tránh ảnh hưởng tới bậc vừa xây hoặc có đi lại thì nên kê ván gỗ bên dưới

Cần che chắn cẩn thận nếu gặp trời mưa trong khi xây hay khi đ• xây xong trong khoảng 24h

4 Thi công dầm sàn

* Công tác ván khuôn:

Tiến hành lắp dựng các xà gồ ngang, khoảng cách giữa các thanh được đặt cách đều 600

Trước tiên chống điểm các thanh xà gồ và cố định bằng đinh, dưới chân cột kê ván

gỗ để tránh bị trượt, chân cột có nêm chống để thuận tiện cho việc tháo dỡ sau này,dùng các miếng gỗ có kích thước 900x100x30 để giằng giữa các cột tránh bị xô khi

có tác động

Trang 21

Dùng ống nivô kiểm tra độ thăng bằng của xà gồ tiến hành kê ván chèn đầu xà gồ tại những vị trí thấp.

Để công lắp ghép ván khuôn sau này đựơc thực hiện dễ dàng thì khi lắp dựng xà

gồ không được cong vênh

Tiến hành lắp dựng ván khuôn sàn, sử dụng ván gỗ kích thước trung bình

2000x200 Do ván khuôn đôi khi cũng mắc 1 số khuyết tật vì vậy để đảm bảo cho mặt cốp pha sàn được bằng phẳng ta nên tiến hành đánh thăng bằng hai đầu rồi căng dây, chỗ nào thấp hơn dây thì phải đệm thêm, chỗ nào cao hơn dây thì gọt bớtđi

Chống toàn bộ các thanh chống còn lại vào vị trí và cố định chúng lại

Dùng đinh cố định ván khuôn sàn với xà gồ cho chắc chắn, chống xê dịch

Với dầm D1 trục 2’’, thì ván khuôn dầm được gia công tại mặt đất thành hộp dầm sau đó vận chuyển lên lắp dựng

Dùng vỏ bao xi măng, bạt dải lên mặt ván khuôn và đóng đinh lại

Tiến hành kiểm tra nghiệm thu ván khuôn

* Công tác cốt thép:

Cốt thép dầm được gia công từ trước tại mặt đất tiến hành phân loại và lắp buộc ngay trên mặt nền và được vận chuyển bằng tời điện

Lắp buộc cốt thép dầm trước, cốt thép sàn sau

Khi lắp buộc cốt thép dầm chú ý tránh nối thép ở l/3dầm Khi nối thép dầm phải đảm bảo chiều dài nối ln=>30d

Tiến hành lồng đai vào các thanh chịu lực sau đó buộc lại bằng dây thép 1mm Saukhi lắp buộc cốt thép dầm xong ta tiến hành lắp buộc cốt thép sàn

Kiểm tra kĩ lưỡng các nút buộc phải chắc chắn, không trùng nút, không bị đứt do buộc quá căng

Khi lắp buộc cốt thép sàn thường có hiện tượng xô lệch, biến dạng khi có tác động

từ bên ngoài vào, để tránh hiện tượng trên khi buộc cốt thép sàn ta phải thường xuyên đổi chiều các nút buộc, cách một nút buộc một nút

Khi buộc cốt thép sàn xong phải tiến hành buộc các con kê cho cốt thép dầm, sàn đảm bảo chiều dày lớp bảo vệ

Khi cốt thép sàn đ• lắp dựng xong thường xuyên xảy ra hiện tượng bị cong do đi lại Để tránh hiện tượng này xảy ra ta phải làm sàn công tác ngay trên bề mặt cốt thép vừa được gia công

Tại vị trí khoảng hở đặt thanh xà gồ, tiến hành lót vữa và vỏ bao làm kín khít mặt sàn

Tiến hành lắp ghép, nối ván khuôn thành bản sàn Ván khuôn được đặt trên các đầuthanh xà gỗ thò ra ngoài và dùng những thanh bọ cố định chân kết hợp chống chéo.Kiểm tra lại tim cốt và khoảng cách lớp bảo vệ dầm sàn

Lớp bê tông bảo vệ dầm dày 20mm, lớp bê tông bảo vệ sàn dày 15mm

Tiến hành kiểm tra nghiệm thu cốt thép

* Công tác bê tông:

Trước khi đổ bê tông dầm sàn ta phải vệ sinh sạch sẽ, tưới phun nước vào mặt sàn

và thành dầm

Trang 22

Bê tông đổ dầm, sàn là loại bê tông mác 200 được trộn bằng máy và vận chuyển bằng tời điện.

Đối với bê tông dầm phải dùng đầm dùi đầm kỹ để bảo đảm cho mặt nhẵn

Đối với bê tông sàn thì phải dùng đầm bàn để đầm Khi đầm phải đầm đúng kỹ thuật, đảm bảo lần đầm sau phải đè lên lần đầm trước là 3-5cm

Trong quá trình đổ bê tông, bố trí thợ và cán bộ kỹ thuật ở bên dưới để kiểm tra hệ thống giáo chống và ván khuôn

Khi bê tông dầm và sàn được đầm xong thì phải tiến hành làm mặt luôn để đảm bảo độ nhẵn, dùng bàn xoa xoa đều mặt

Do thành bản sàn không tham gia vào quá trình chịu lực nên sau 24h từ khi đổ ta

có thể tháo dỡ ván khuôn và bảo dưỡng bê tông

Có thể xây hàng gạch làm bờ bao để giữ nước

VIII phần hoàn thiện

1 Công tác trát tường:

Công tác trát tường là một công tác rất quan trọng, tạo vẻ đẹp mỹ quan của công trình

Yêu cầu kỹ thuật của công tác trát

Bề mặt tường trước khi trát phải được làm sạch và tưới ẩm

Khi lớp vữa trát trước se mặt thì mới trát lớp sau, nếu lớp trước quá khô thì phải tưới nước cho ẩm

Khi ngừng trát không được để cho mạch ngừng thẳng mà phải để hình răng cưa để trát tiếp dễ dàng và liên kết chắc chắn với lớp trát trước

Nếu mặt trát làm bằng hai loại vật liệu khác nhau thì mối nối không được bố trí trùng với chỗ tiếp giáp giữa hai loại vật liệu đó

Khi trát những bức tường lớn thường xảy ra hiện tượng bề mặt trát không bằng phẳng chỗ lồi chỗ lõm để khắc phục khuyết điểm này khi trát tường ta phải làm cácmốc bằng các mũi đinh, bằng các miếng vữa mốc phải đảm bảo chính xác các mốc phải nằm trong cùng mặt phẳng

Trên mặt trát ở hai vị trí góc trên xác định hai điểm cách mặt tường bên và trần một khoảng từ 15-20cm, đóng đinh vào hai vị trí đ• chính xác, mặt mũi đinh cách tường một khoảng bằng chiều dày của lớp vữa trát theo thiết kế

Căn cứ vào mũi đinh ở hai góc, căng dây ngang và cứ cách hai mét lại đóng một đinh sao cho mũi đinh chạm dây

Theo từng mũi đinh ở hàng ngang trên cùng, thả dọi theo mặt đinh và cứ hai mét lại đóng một đinh sao cho mũi dây vừa chạm dây dọi

Dùng vữa đắp thành những miếng mốc vuông 10x10cm rồi nối các mốc theo chiềuthẳng đứng tạo dáng mốc

Khi đ• có mốc ta tiến hành trát

Trên thực tế nhiều thao tác khi trát có thể được bỏ qua như việc đắp, tạo mốc trát, thay thế vào đó khi xác định độ thẳng đứng của bức tường thì sử dụng dọi và thướcnivô, vị trí nào thiếu vữa thì đắp thêm Lên vữa từ dưới lên trên, trát từ trên xuống Trước tiên ta trát lớp lót, đảm bảo chiều dày lớp vữa trát 8mm

Trang 23

Theo thiết kế thì chiều dày trát của tường nhà là 15mm, nên sau khi trát lớp lót dày8mm, đợi se mặt ta lên lớp vữa còn lại.

Do vữa khi trát phải hơi nát giúp thuận tiện cho việc lên vữa vì thế khi tường vẫn còn ẩm thì ta dùng vữa xi cát khô lên bề mặt để lớp trát chóng se mặt, khi đ• lên vữa theo đúng chiều dày 15mm thì dùng thước tầm cán phẳng vữa từ dưới lên, áp thước vào tường và dọi lại khi đ• đảm bảo bức tường thẳng đứng Những chỗ lõm, thiếu vữa phải dùng bàn xoa, bay trát bù vào rồi cán lại

Khi cán xong chờ mặt vữa se rồi mới dùng bàn xoa gỗ xoa nhẵn Xoa từ trên

xuống dưới lúc đâu xoa rộng vòng và xoa nặng tay, khi bề mặt quá bằng phẳng thì xoa hẹp vòng tay nhẹ nhàng

2 Công tác trát góc:

Các góc tường là điểm giao giữa 2 bức tường, trong quá trình trát tường ta đ• tạo được mặt trát khá bằng phẳng, nhẵn còn tại góc do chưa được chỉnh sửa nên vẫn còn nhiều khuyết tật

Dùng thước góc đưa lên đưa xuống những vị trí thiếu vữa thì đắp thêm

3 Công tác trát trụ:

Trát trụ vuông (hình chữ nhật)

áp thước tầm lên 2 mặt trụ đối nhau dùng gông cố định, kiểm tra chiều dày lớp trát bằng cách đo khoảng cách từ tường ra ngoài mép thước đồng thời dọi xác định độ thẳng đứng của trụ

Tiến hành lên vữa lót, dùng bay lên các mép trụ sau đó dùng bàn xoa lên vữa ở giữa trụ, lên vữa từ dưới lên, trát từ dưới xuống Khi lên xong lớp lót, đợi khi se bềmặt thì lên lớp còn lại, có thể trát vữa xi cát khô giúp chóng se mặt

Khi lớp trát bằng với mép thước, dùng thước nhôm cán phẳng từ dưới lên sau đó lấy bàn xoa xoa dọc thước tại 2 mép thước rồi mới xoa tròn vào trong

Tiến hành nhấc thước bằng việc bỏ gông thước ra trước, rồi từ từ nhấc thước từ dưới lên

áp dụng với các mặt trụ còn lại

4 Trát trần bê tông:

Trần bê tông đựơc trát gồm hai lớp

Trước khi đặt mốc kiểm tra độ phẳng của trần, dựa vào độ cao đ• cho ở tường xây, lấy lên cách thành 1,5cm, cứ mỗi mặt tường lấy từ 3-5 điểm Dùng dây căng giữa hai điểm đối diện, rồi đo từ mép dây lên trần xác định chiều dày của lớp trát ở giữa trần đặt 1 mốc vữa có chiều dày bằng chiều dày lớp trát dùng thước nivô đặt vào mốc vữa giữ cho thăng bằng, khi đ• có được mốc vữa thì lên lớp thứ nhất.Khi lớp vữa thứ nhất se mặt thì tiến hành trát lớp 2 Trát từ góc trát ra, trát hết dải này đến dải khác, phải đảm bảo chiều dày lớp vữa trát từ 5-8mm và bề mặt vữa phải bằng bề mặt mốc

Trát lớp mặt xong cán phẳng, làm tương tự như trát tường

5 Công tác láng:

Trang 24

Trước khi láng phải kiểm tra cao độ mặt nền, nếu mặt láng rộng thì phải chia ô và kiểm tra cao độ theo từng ô, những chỗ nào cao đục bớt, chỗ nào thấp láng thô bằng vữa xi măng mác cao.

Vệ sinh sạch sẽ chỗ láng

Căn cứ vào độ cao trên tường, độ dốc thiết kế dùng nivô dây căng xác định độ cao các mốc ở nhưng vị trí thay đổi, tạo thành lưới mốc các cao độ phù hợp với chiều dài của thước tầm

Xúc vữa lên nền thành dải rộng 10cm nối liền các mốc với nhau, dùng bàn đập để đập cho vữa bám chắc với nền Dùng thước cán phẳng, bằng mặt mốc

Để tạo vẻ đẹp cho bề mặt láng ta tiến hành đánh màu bề mặt láng, có hai phương pháp đánh mầu:

Đánh mầu ướt: rắc đều bột xi măng hoặc bột xi măng lên bề mặt lớp láng thô khi còn ướt, dùng bay miết nhẹ cho đến khi bề mặt láng nhẵn thì thôi

Đánh mầu khô: khi mặt láng đ• khô ta tưới nước lên bề mặt cho ẩm rồi dùng bàn xoa xoa vưa xi măng hoặc vữa xi măng trộn mầu lên bề mặt lớp láng khi lớp vữa

xe mặt ta dùng bay đánh bóng bề mặt, khi công việc đ• thực hiện xong ta tiến hành bảo dưỡng mặt láng để mặt láng không bị dạn nứt

6 Công tác ốp:

Trước khi ốp kiểm tra cao độ của nền và độ vuông góc của phòng Phải vệ sinh sạch sẽ mặt ốp, những loại gạch được ốp phải được lựa chọn cẩn thận không cong vênh, sứt mẻ Phải nhúng gạch vào nước một giờ trước khi ốp

Khi ốp thường xảy ra hiện tượng bộp Để khắc phục hiện tượng này khi ốp ta phải miết vữa đều lên viên gạch rồi mới ốp

Khi ốp cũng thường xảy ra hiện tượng nhai mạch Để tránh hiện tượng này thì khi

ốp ngoài việc lựa chọn gạch còn phải chú ý đến các mạch vữa

Đối với gạch ốp có kích thước lơn hơn 200x200mm, bề mặt vữa không quá 3mm Đối với gạch có kích thước nhỏ hơn 200x200mm bề mặt vữa không quá 2mm

ở mặt trên của tường ốp đặt mỗi góc một viên gạch mốc gắn bằng vữa thạch cao hoặc xi măng Từ mặt của hai viên gạch mốc thả dọi tạo thành mặt phẳng cần ốp

cố định hai viên ăn theo dây dọi ở dưới chân tường, dùng nivô kiểm tra độ thăng bằng của chúng

Từ hai viên gạch mốc ở dưới tường căng dây chuẩn nằm ngang và ốp hàng gạch chuẩn Hàng gạch chuẩn có mép trên ăn theo dây dọi, mép dưới bằng mặt nền hoặcsàn

Khi ốp lớp vữa mỏng lên tường làm lớp vữa chân, miết vữa đến đâu đặt gạch đến

đó để khỏi bị khô Một tay cầm gạch một tay cầm bay phết vữa lên gạch, chiều dàylớp vữa phết từ 20-30mm sau đó đặt gạch lên tường, điều chỉnh cho phẳng dựa vàodây chuẩn và kiểm tra mạch nằm ngang, dùng cán bay gõ nhẹ để cố định viên gạchvào vị trí, ốp xong một hàng thì chuyển lên hàng trên, cứ như vậy khi ốp 3-4 hàng thì dùng thước kiểm tra và điều chỉnh kịp thời

Trang 25

Khi ốp xong ta dùng xi măng trắng hoặc xi măng trộn mầu lấp đầy các mạch, dùngbay miết đi miết lại cho xi măng chèn kín mạch, dùng giẻ lau sạch vữa trên bề mặt gạch ốp.

7 Công tác lát:

Các tấm lát đều phải được rửa sạch và nhúng nước, các tấm lát phải đảm bảo

không bị cong vênh sứt cạnh

Những tấm lát dùng để chống thấm thì kiểm tra độ mài mòn , đảm bảo độ thấm thấp, loại bỏ những viên gạch non có độ hút nước lớn

Trường hợp có mặt lát rộng thì phải chia ô để lát

Căn cứ vào cao độ trên tường và độ dốc thiết kế để xác định độ cao ở những chỗ cần thiết có thể dùng các cọc mốc vữa hoặc viên gạch mỏ để xác định cao độ Khi bắt mỏ xong phải kiểm tra độ vuông góc của nền nhà

Sau khi lát được 2 hàng gạch ở trên nền hoặc sàn xong tiến hành lát các hàng gạch giữa theo hướng vuông góc với hai hàng gạch trước (dựa vào dây chuẩn) Lát từ phải sang trái theo hướng lùi về phía sau

Khi lát được 5-7 viên gạch áp thước dùng búa cao su gõ nhẹ cho phẳng đảm bảo chiều dày vữa lát 1cm đối với gạch lá lem, 1,5cm đối với gạch xi măng

Chiều dày mạch vữa lớn nhất đối với gạch lá lem là 5mm, với gạch xi măng và gạch granitô là 1-2mm, sau khi lát xong toàn bộ nền, vữa lát đ• khô thì lót ván rồi chèn hoặc tráng mạch

Chèn mạch dùng bay miết mạch vữa sâu 1cm, dùng chổi quét sạch, tưới nước đủ

ẩm rồi đổ vữa xi măng chèn đầy mạch, đổ đến đâu dùng mũi bay miết ngay đến đó.Khi miết mạch xong thì dùng chổi quét sạch vữa

* Tráng mạch:

Trước khi tráng phải vệ sinh sạch sẽ mặt nền tưới ẩm rồi đổ xi măng lỏng lên nền

và dùng thước gỗ gạt đi gạt lại nhiều lần cho hồ xi măng lọt đầy vào các mạch, sau

đó dùng bột xi măng rắc vào cho hút nước rồi tiếp tục dùng thước gỗ gạt nhiều lần.Cuối cùng dùng giẻ sạch thấm nước lau mặt nền, dung chổi vệ sinh mặt nền và giữ không cho người đi lại trong 48h

Một số công việc hoàn thiện đặc biệt ta sẽ làm mẫu thử để đánh giá rút kinh

nghiệm và quyết định chính thức áp dụng cho công trình

IX Công tác An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp

1 An toàn lao động

Làm các khẩu hiệu, biển báo, biển nội quy công trường, làm các biển khuyến cáo tại các vị trí nguy hiểm như khu vực cầu dao điện, máy hàn, máy trộn

Toàn bộ thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn đều được kiểm định

Toàn bộ máy móc thi công trên công trường có sử dụng điện được nối đất, đảm bảo các thiết bị không quá cũ nát, vẫn còn thời hạn sử dụng

Cấp phát đầy đủ, trang bị BHLĐ và các trang thiết bị an toàn lao động cho tất cả các công nhân đang thi công, cán bộ kỹ thuật trên công trường

Trang 26

Tất cả công nhân đến công trường đều được huấn luyện an toàn và ký cam kết an toàn lao động.

Khám sức khoẻ định kỳ cho tất cả những người lao động trên công trường

Bố trí mạng lưới an toàn lao động trên công trường gồm: 01 kỹ sư phụ trách an toàn chung cùng với mạng lưới an toàn viên

Đơn vị thi công đ• thực hiện tốt công tác an toàn lao động – VSCN nên trong suốt quá trình thi công đ• không xảy ra bất kỳ sự cố an toàn lao động nào

Làm việc trên cao, nghiêm cấm công nhân uống rượu, bia, sử dụng chất kích thích

2 An toàn lao động trong thi công đào

* Đào đất bằng thủ công:

Phải trang bị đủ dụng cụ cho công nhân theo chế độ hiện hành

Đào đất hố móng, sau mỗi trận mưa phải rắc cát vào các bậc lên xuống tránh trượt ng•

Trong khu vực đang đào đất có nhiều người cùng làm việc nên phải bố trí khoảng cách giữa người này và người kia đảm bảo tư thế thoải mái trong khi làm việc

3 An toàn trong công tác ván khuôn

Sử dụng ván khuôn gỗ nên sau mỗi lần sử dụng phải kiểm tra làm sạch ván, nhổ hết đinh và tập kết lại tránh trường hợp vẫn còn đinh sót trên ván dùng để kê đi lại

Đề phòng bị ng• và dụng cụ rơi từ trên cao trong khi lắp ván khuôn công nhân phảiđội mũ bảo hiểm và phải có sàn công tác đủ rộng khoảng 1,2m để công nhân đi lại

dễ dàng không ảnh hưởng đến quá trình làm việc và phải có lan can chắc chắn, phải có lưới an toàn

Tháo dỡ ván khuôn phải đề phòng trường hợp khi tháo đinh có thể ng• về phía đằng sau lên phải thắt dây an toàn Khi tháo ván khuôn cấm mọi người đi lại ở phíadưới và xung quanh khu vực có thể gây nguy hiểm

4 An toàn trong công tác cốt thép

Khi cạo rỉ bằng bàn chải sắt và kéo thép trên đất công nhân phải đi gang tay, giày cao su và đeo kính bảo hiểm

Không được uốn thép có đường kính lớn ở trên giàn giáo

Khi đặt thép ở trên cao phải neo thép chắc chắn để tránh thép có thể rơi xuống dưới, để có thể đặt được cốt thép ở trên cao phải có hệ thống giàn giáo rộng ít nhấn

là 1m và lan cao 0,9m

5 An toàn trong khi đổ và đầm bê tông

Trước khi đổ bê tông ta phải kiểm tra lại việc lắp đặt cốp pha, cốt thép, giàn giáo, sàn công tác, đường vận chuyển

Lối qua lại giữa các khu vực đang đổ bê tông phải có rào ngăn và biển cấm

Trường hợp bắt buộc có người qua lại phải làm những tấm che ở phía trên lối qua lại đó

Dùng dây buộc cách điện nối từ bảng phân phối đến động cơ điện của đầm

Ngừng đầm từ 5-7 phút sau mỗi lần làm liên tục từ 30-35 phút

Trang 27

Công nhân điều hành máy phải trang bị ủng cao su cách điện và các phương tiện bảo vệ cá nhân khác, các công nhân làm việc trên cao phải có dây an toàn Khi làmviêc phải có đầy đủ trang thiết bị lao động do công ty cung cấp.

6 An toàn khi bảo dưỡng bê tông

Khi bảo dưỡng bê tông phải dùng dàn giáo, không được đứng lên các cột

chống hoặc cạnh cốp pha, không được dùng thang tựa vào các bộ phận kết cấu

bê tông đang bảo dưỡng

7 An toàn lao động trong công tác hoàn thiện

Do phải thao tác ở trên cao và bên ngoài bề mặt công trình vì vậy phải có hệ thống lưới an toàn và sàn công tác chắc chắn, công nhân phải được trang bị mũ bảo hiểm

và dây an toàn

Khi lắp đặt và sửa chữa điện công nhân phải có đủ dụng cụ an toàn về ngành điện như gang tay cách điện, kìm cách điện an toàn, người công nhân sửa chữa lắp đặt phải có hiểu biết về nghề nghiệp và các chỗ hỏng hóc để sửa chữa

8 Vệ sinh công nghiệp

Việc vệ sinh công nghiệp là việc làm hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ công nhân & môi trường xung quanh đó Việc vệ sinh công nghiệp được giao cho tổ công nhật làm nhưng các tổ thợ khác cũng phải có trách nhiệm Gia công ván khuôn xong phai thu gom đinh , gỗ … lại để tránh gây thương tích cho người đi lại

Gia công cốt thép xong phải thu dọn gọn gàng , máy gia công thép cho vào trong kho vật tư cất giữ

Sau mỗi ca, buổi làm việc phải thu dọn các thiết bị, dụng cụ gọn gàng để tránh mất

Hiểu được nhiệm vụ, vai trò của người kỹ thuật viên tại công trường, so sánh được những điểm giống và khác nhau giữa lí thuyết và trên thực tế qua đó em có thể bổ sung thêm những gì còn thiếu sót, hệ thống hoá kiến thức đ• học vào thực tế, rút ra kinh nghiệm cho bản thân sau này ngoài ra em còn tìm hiểu được thêm nhiều tài liệu phương pháp thi công để viết lên báo cáo này

Đúc rút kinh nghiệm, rèn luyện đạo đức ý thức tổ chức, kỷ luật trong lao động qua quá trình sống, làm việc, sinh hoạt tại công trường

Lời kết:

Trải qua gần 3 tháng dưới công trường, thực sự em cảm thấy đây là một hình thức học rất bổ ích giúp cho học sinh chúng em hình dung kỹ lưỡng hơn, dễ hiểu và hiểu sâu hơn về trình tự thi công ngoài thực tế và công việc của chúng em sau này

Trang 28

Chúng em rất mong trong quá trình học lí thuyết, nhà trường có thêm những buổi thực tế sản xuất cho học sinh và kết hợp giảng dạy thêm hình ảnh để chúng em khỏi bỡ ngỡ khi ra công trường.

Dù đ• có nhiều cố gắng trong quá trình thu thập tài liệu và viết báo cáo song

chuyên môn của em còn nhiều hạn chế nên bản báo cáo khó tránh khỏi những thiếusót, vì thế em rất mong được những ý kiến nhận xét của các thầy cô giáo trong trường và các cán bộ tại công ty để em có thể hoàn thành tốt báo cáo thực tập

Em xin trân thành cảm ơn!

ý kiến nhận xét của giáo viên hướng dẫn:

Trang 30

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

* * *  * * *

LỜI NÓI ĐẦU

Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên sau khi ra trường, và tiếp sau đợt thực tậpcông nhân khi đã được làm quen với môi trường xây dựng sinh viên không bỡ ngỡ khi tiếp xúc với công việc của ngành cũng như là có thêm các kinh nghiệm thi công, thiết kế sau này và trước mắt là thêm những kiến thức thực tế để làm tốt luậnvăn tốt nghiệp Để đáp ứng yêu cầu đó, nhà trường đã tổ chức cho chúng em đi thực tập tốt nghiệp, để chúng em hiểu và bổ sung thêm lí thuyết mà mình đã được học bấy lâu nay Đồng thời, tập cho sinh viên làm quen với môi trường và tác phong làm việc của một người kỹ sư xây dựng

Với thời gian thực tập 6 tuần tuy không phải là dài nhưng với khoảng thời gian đó cũng đã cho em phần nào lĩnh hội được chuyên môn về cách thi công, cáchquản lí công việc của người kỹ sư xây dựng cũng như là cách triễn khai thi công sao cho hợp lí, cách thức tổ chức mặt bằng thi công như thế nào để thuận lợi trong lúc thi công và tạo sự phối hợp nhịp nhàn, an toàn cho công nhân khi làm việc

Cũng qua đợt thực tập, em xin cảm ơn Gvhd : Nguyễn Thị Thúy Hoa đã

tận tâm hướng dẫn để em hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình

Về phía công trường thì cũng đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ nhiều Đặc

biệt là chỉ huy trưởng công trường Ks: Nguyễn Đình Phước đã dẫn dắt và chỉ bảo

tận tình, điều đó giúp em hiểu biết thêm những kiến thức và kinh nghiệm thực tế vềngành xây dựng

Trong quá trình thực tập và làm báo cáo,do còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực

tế nên không tránh khái những sai sót.Em mong các thầy cô chỉ bảo thêm giúp em hoàn thành và đạt kết quả cao hơn.Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 31

Cùng với phát triển của thế giới và xu hướng hội nhập kinh tế Quốc tế,đất nước

ta đang đổi mới v bước vo thời kì cơng nghiệp hĩa,hiện đại hĩa; vừa xy dựng cơ

sở vật chất kĩ thuật,vừa phát triển nền kinh tế đất nước.Hiện nay nước ta đang xây dựng và phát triển các khu công nghệp,khu đô thị,văn phòng và nhà ở.Do đó,ngànhxây dựng đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển đất nước

Ngành xây dựng là một trong những ngành quan trọng,với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học các thành tựu công nghệ tiên tiến,các máy móc thiết bị đã được đưa vào sử dụng trong ngành xây dựng làm tăng năng xuất lao động,giảm giá thành sảnphẩm góp phần nâng cao đời sống sinh hoạt của con người

Sau thời gian thực tập dưới công trường,với sự quan tâm giúp đỡ chỉ bảo tận tìnhcủa chỉ huy trưởng công trình,đội trưởng công trường,kĩ sư công trường,cán bộ kĩthuật và toàn bộ công nhân trực tiếp xây dựng công trình đã giúp em nâng cao sựhiểu biết về thực tế quản lí và thi công xây dựng công trình kết hợp với những kiếnthức đã được học ở trường và sự tận tình hướng dẫn chỉ bảo cô giáo Nguyễn ThịThúy Hoa đã giúp em hoàn thành bài báo cáo của mình.Nội dung của bài báo cáobao gồm những phần cụ thể sau:

I/GIỚI THIỆU CHUNG

- Giới thiệu về đơn vị nơi thực tập

- Giới thiệu về công trình thực tập

II/NỘI DUNG THỰC TẬP

-Các công việc được giao và trực tiếp tham gia

-Qúa trình thực hiện nhiệm vụ được giao và kết quả đạt được

Trang 32

PHẦN I

GIỚI THIỆU CHUNG

Sau khi học xong chương trình lý thuyết và đã qua thực hành cơ bản,được sự dồng ý và tạo điều kiện của nhà trường cho phép được liên hệ thực tập tốt nghiệp tập làm kĩ thuật viên thi công với mục đích

-Bước đầu làm quen với công việc của người cán bộ kĩ thuật ở đội xây dựng hoặc phòng kĩ thuật,làm quen thực tế sản xuất qua đó tạo được kĩ năng làm việc để giảm bớt khó khăn khi ra công tác

-Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế sản xuất

-Thông qua thực tế sản xuất nhằm rèn luyện đạo đức tác phong ý thức tổ chức kỉ luật và phương pháp làm việc khoa học

-Thực tập ghi chép các tài liệu để phục vụ cho thi tốt nghiệp

Trong quá trình đi liên hệ thực tập được sự đồng ý của nhà trường và công ty cpđầu tư và xây dựng Đại Kim ,em được cử về công ty đang thi công công trình xây dựng trạm y tế Châu Khê.Sau đây là một số nét chính về công ty

A/CÔNG TY CÔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG ĐẠI KIM

TÊN CÔNG TY : CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG ĐẠI KIM

TÊN TIẾNG ANH : ĐẠI KIM COMPANY STOCK

INVESTMENT CONSTRUCTION

TÊN VIẾT TẮT :DAI KIM TRACO - JSC

TRỤ SỞ CÔNG TY : XUÂN ĐÌNH – ĐẠI XUÂN – QUẾ VÂ – BẮC NINH.

SĐT : 0241.612.069 DĐ : 09.36.026.188

GiÊy phÐp ®¨ng ký KD sè: 21.02.000496 do së KH&§T tØnh B¾c Ninh cÊp

Trang 33

1.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY

Công ty cổ phần và đầu tư xây dựng Đại Kim là công ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực của ngành XD:Tư vấn thiết kế,thi công XD công trình.Trong thi công công trình có cả thi công nội thất và ngoại thất (dưới hình thức chìa khóa trao tay).Công ty có hoạt động ở nhiều vùng khu vực phía bắc,nhưng chủ yếu là ở Hà Nội,Bắc Ninh và Bắc Giang.các công trình tham gia chủ yếu là biệt thự,ngoài ra còn một số nhà chung cư cao tầng.Hiện nay công ty có 2 văn phòng,văn phòng chính tại Bắc Ninh,và một chi nhánh đặt tại Hà Nội

SƠ ĐỒ QUẢN LÍ CÔNG TY

c¸n bé qu¶n lý chuyªn m«n vµ kü thuËt

GIÁM ĐỐC CÔNG TY

CÁC CÁN BỘ KỸ THẬT PHỤ TRÁCH CHẤT LƯỢNG

CÁC CÁN BỘ KỸ THUẬT PHỤ TRÁCH THI CÔNG

CÁN BỘ

AN TOÀN

CÁN BỘ GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG HIỆN TRƯỜNG

BỘ PHẬN TRẮC ĐẠC

TỔ THI CÔNG 2 CÔNG 3 TỔ THI

TỔ THI CÔNG 1

Trang 34

Với đội ngũ 150 cán bộ công nhân viên của công ty bao gồm các nhà tư vấn,

thiết kế và các chuyên gia có kinh nghiệm với chuyên môn ngành nghề đa

dạng,hoạt động trên tất cả các lĩnh vực xây dựng: Các công trình dân dụng,công

nghiệp,giao thông,thủy lợi,Hạ tầng kĩ thuật và Môi trường,v.v…

- Ban chỉ huy công trường gồm:

 Chỉ huy trưởng công trình: NGUYỄN PHƯƠNG TÚ

Trực tiếp chỉ huy thi công đồng thời báo cáo tình hình công trường lên cấp trên,

giao ban với quản lý, tham gia hội đồng nghiệm thu, chịu trách nhiệm trước

giám đốc xí nghiệp

 Các cán bộ kỹ thuật quản lý chất lượng: 01người

Trang 35

Giám sát chất lượng, kỹ thuật trong từng công đoạn thi công của các tổ đội trêncông trường, chịu trách nhiệm với chủ nhiệm công trình về tiến độ, chất lượngthi công, tham gia nghiệm thu từng phần

 Các cán bộ kỹ thuật phụ trách thi công: 06 người

Trực tiếp chỉ huy thi công trong lĩnh vực của mình, chịu trách nhiệm trướcchỉ huy trưởng công trình về tiến độ, chất lượng công trình, tham gia nghiệmthu từng phần, làm hồ sơ hoàn công

- Ban chỉ huy công trường có nhiệm vụ phối hợp điều hành hoạt động củacác đội thi công trên công trường đồng thời là đầu mối chịu sự kiểm tra, giámsát, hỗ trợ nghiệp vụ của các phòng ban nghiệp vụ thuộc Công ty

Các tổ đội thi công:

- Dưới ban chỉ huy công trường là các tổ đội thi công theo từng chuyên mônnhư: tổ bê tông, tổ thép, tổ thợ máy, tổ vệ sinh Các tổ đều là các tổ công nhânchuyên nghiệp, có kinh nghiệm và là đội quân chủ lực của Xí Nghiệp, với tinh thầntrách nhiệm cao, sự say mê nghề nghiệp là yếu tố quyết định cho việc đảm bảocông trình được hoàn thành một cách tốt nhất

Các tổ đội thi công gồm:

a Tổ thi công công tác bê tông

b Tổ thi công công tác thép

c Tổ vận hành máy móc thiết bị

Công ty đã mua sắm nhiều phần mềm chuyên dụng phục vụ công tác thiết kế như phần mềm phân tích vs thiết kế nhà cao tầng : ETABS,các máy móc thiết bị phục vụ cho thi công XD: máy xúc,máy ủi , đầm lăn,máy trộn bê tông…

Trang 36

Hình ảnh xe trộn bê tông 6 m3 của công ty

2 Thiết bị phục vụ thi công

 Trang bị đầy đủ các dụng cụ cầm tay phục vụ cho công việc thi công củacông nhân

 Sử dụng thiết bị thi công hiện đại, áp dụng công nghệ thi công tiên tiến

 Bộ phận trắc đạc:

 Bố trí 1 kỹ sư trắc đạc và 1 nhóm công nhân trắc đạc bậc cao

 Sử dụng các loại máy đo đạc phục vụ cho công tác trắc đạc như: máy kinh

vĩ, máy thuỷ bình hoặc máy toàn đạc điện tử có độ chính xác cao

 Bộ phận trắc đạc hàng ngày đều có mặt tại công trình phục vụ các công việc

từ lúc khởi công cho đến khi công trình bàn giao

Trang 37

 Lập hệ thống tim trục, cao độ công trình và bảo vệ điểm mốc về tim cột.

 Phục vụ công tác nghiệm thu các loại công việc, đo đạc phục vụ cho côngtác lập hồ sơ hoàn công

b¶ng thèng kª m¸y mãc, trang thi t bÞ cho c«ng ty Ât bÞ cho c«ng ty

2.CÁC LOẠI HÌNH DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY

Trang 38

Hoạt động kinh doanh của công ty là cung cấp trọn gói hoặc từng phần các dịch

vụ tư vấn trong lĩnh vực xây dựng bao gồm:

-Tổng thầu tư vấn, thiết kế và lập tổng dự toán các công trình dân

dụng,công nghiệp.giao thông,thủy lợi,hạ tầng kĩ thuật;

-Tổng dự toán các công trình xây dựng;

-Quản lí dự án, giám sát kĩ thuật xây dựng các công trình dân dụng,công nghiệp,giao thông,thủy lợi,hạ tầng kĩ thuật và bảo vệ môi trường v.v…

-Lập hồ sơ mời thầu, tư vấn đấu thầu;

-Thiết kế và thi công trang trí nội thất,ngoại thất công trình;

3 CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY

-Xưởng bê tông

-Kho bãi chứa vật liệu

-Phòng tư vấn thiết kế cơ điện

-Phòng tư vấn đầu tư

-Ban wed công ty

4 CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY

4.1 Dự án xây dựng dân dụng, thương mại

Ngày đăng: 04/12/2013, 00:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

bảng thống kê máy móc, trang th it bị cho công ty  - Báo cáo thực tập tôt nghiệp ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp - Kiến Trúc và Thi Công
bảng th ống kê máy móc, trang th it bị cho công ty  (Trang 37)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w