1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Biên soạn ôn thi công chức Hải Quan

15 1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 149 KB

Nội dung

Bao gồm các tài liệu đã được sưu tầm phục vụ thi công chức hải quan như: Giai phap chong tieu cuc, phien ha, sach nhieu Nganh Hai Quan nam 2009 Hien dai hoa nganh Hai Quan So sanh ND 96 va QĐ 0 Biên soạn ôn thi công chức Hải Quan

Điều 14: Công chức hải quan Cán bộ công chức hải quan nói riêng cũng như cán bộ công chức nhà nước nói chung trước hết đều thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình theo qđ tại Pháp lệnh cán bộ công chức hiện hành, tuân theo các quy định có liên quan của Pháp lệnh chống tham nhũng, Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các văn bản pháp luật khác. Tuy nhiên xuất phát từ tính chẩt, đặc điểm của ngành, lĩnh vực quản lý hành chính cụ thể mà CBCC thuộc ngành, lĩnh vực cụ thể đó còn chịu sự rang buộc, điều chỉnh bởi các qui định pháp lý khác nhau.Tại Đ14 Luật HQ 2001, Luật sđ, bs 1số điều của Luật HQ 2005 đã qui định khái quát về CCHQ: Luật HQ 2001-Đ14 Luật sđ, bs 1 số điều của Luật HQ2005 1. CCHQ là người đc tuyển dụng, đào tạo và sử dụng theo qui định của pháp luật về CB,CC 2. CCHQ phải có phẩm chất chính trị tốt, thực hiện nhiệm vụ đúng qui định của pháp luật, trung thực, liêm khiết, có tính kỷ luật, thái độ văn minh, lịch sự, nghiêm chỉnh chấp hành quyết định điều động và phân công công tác. Bổ sung khoản 3: 3. Nghiêm cấm CCHQ bao che, thông đồng để buôn lậu, gian lận thương mại, gian lận thuế; gây phiền hà, khó khăn trong việc làm thủ tục hải quan; nhận hối lộ, biển thủ hh tạm giữ và thực hiện các hành vi khác nhằm mục đích vụ lợi. Chức năng, nhiệm vụ căn bản của HQ là thực hiện ktra, giám sát đối với hoạt động xk, nk đồng thời còn thực hiện chức năng bảo vệ an ninh quốc gia; thúc đẩy giao lưu kinh tế quốc tế phát triển; bảo vệ thị trường nội địa …CBCCHQ vẫn luôn đc mệnh danh là chiến sỹ gác cửa nền ktđn, làm việc trong môi trường rất nhạy cảm, luôn phải hàng ngày hàng h tiếp xúc với tiền, hàng, các giấy tờ có giá; làm việc với DN, khách XNC…Khối lượng công việc, khối lượng văn bản phải đc cập nhật, tham chiếu để thực hiện công tác nghiệp vụ và đưa ra các quyết định hành chính luôn rất lớn. Chính vì thế việc phát sinh sai phạm, phát sinh các tiêu cực là rất dễ xảy ra và xảy ra phổ biến, vì vậy qui định: “CHQ phải có phẩm chất chính trị tốt, thực hiện nhiệm vụ đúng qui định của pháp luật, trung thực, liêm khiết, có tính kỷ luật, thái độ văn minh, lịch sự, nghiêm chỉnh chấp hành quyết định điều động và phân công công tác.”là những qui định quan trọng và cần thiết phải đặt ra trong tiêu chuẩn của người CBCC HQ. Qui định này sẽ là cơ sở pháp lý để Hq các cấp tiếp tục cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật khác nhau nhằm điều chỉnh, định hướng ý thức và hành vi của CBCC HQ So sánh đối chiếu giữa Đ14 Luật HQ 2001 và Luật sđ, bs 1số điều của Luật HQ 2005 thì khoản 3 Đ14 chính là 1 trong những điểm mới của của Luật sđ, bs 1số điều của Luật HQ. Qui định này trước hết xuất phát từ thực tiễn quản lý, bởi lẽ cùng với sự phát triển ko ngừng của KTĐN, sự đa dạng phức tạp của hđ XK, NK làm cho khối lg công việc, hệ thống thủ tục trong lĩnh vực hải quan cũng ngày một gia tăng và phức tạp hơn. Bên cạnh những DN chấp hành tốt PL thì hoạt động buôn lậu, ẩn lậu thuế, gian lận TM ngày 1 diễn biến phức tạp hơn. Về phía CBCCHQ bên cạnh những người luôn giữ vững phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, hoàn thành xs các nhiệm vụ đc giao phó thì vẫn có những hiện tg tiêu cực, gây phiền hà, sách nhiễu,làm ảnh hưởng đến uy tín, niềm tin của cộng đồng DN và của nhân dân đối với ngành đã và đang xảy ra trong những vụ việc thực tế khác nhau. Chính vì vậy, qui định trên là cần thiết vừa nhằm tăng cg liêm chính HQ vừa thể hiện đc đặc điểm , yêu cầu riêng đối với CCHQ. Qui định này sẽ là cơ sở pháp lý điều chỉnh nhận thức , hành vi của CBCC HQ và siết chặt hơn nữa tính kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của CBCCHQ. Vị trí của CQHQ trong CQNN Việt Nam? TCHQ là cơ quan quản lý NN chuyên ngành về HQ, cũng như các CQ hành chính( CQ hành pháp) khác trong bộ máy NN VN thì TCHQ cũng có C/n căn bản là thực hiện pháp luật HQ trên phạm vi lãnh thổ VN. Theo dòng lịch sử hơn 60 năm xây dựng và phát triển ngành HQ đã nhiều lần thay đổi tên gọi khác nhau và nhiều lần tách nhập tùy thuộc vào nhiệm vụ của ngành và yêu cầu quản lý và cải cách hành chính trong từng giai đoạn của đất nước. Có thể tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển của ngành như sau: Ngày 10 tháng 9 năm 1945 theo sắc lệnh số 27-SL của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ Cộng hoà, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp, thay mặt Chính phủ ký thành lập “Sở thuế quan và thuế gián thu”. Với mục đích thiết lập chủ quyền thuế quan của nước Việt Nam độc lập, đảm bảo việc kiểm soát hàng hoá XNK và duy trì nguồn thu ngân sách từ hoạt động này. Ngày 29 tháng 5 năm 1946 theo sắc lệnh số 75-SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tổ chức của Bộ Tài chính, Sở Thuế quan và thuế gián thu được đổi thành Nha Thuế quan và Thuế gián thu thuộc Bộ Tài chính. Ngày 4 tháng 7 năm 1951 Bộ trưởng Bộ Tài chính Lê Văn Hiến đã ký Nghị định số 54/NĐ quy định lại tổ chức của Bộ Tài chính và Nha Thuế quan và Thuế gian thu được đổi thành Cơ quan Thuế XNK. Ngày 14 tháng 12 năm 1954 Bộ trưởng Bộ Công thương Phan Anh ký Nghị định số 136-BCT/KB/NĐ thành lập Sở Hải quan thay thế cơ quan thuế XNK thuộc Bộ Công thương. Ngày 17 tháng 2 năm 1962 để thực hiện Điều lệ Hải quan (ban hành ngày 27/2/1960) Thứ trưởng Bộ Ngoại thương Lý Ban ký Quyết định số 490/BNT/QĐ-TCCB đổi tên Sở Hải quan thành Cục Hải quan. Lúc này Cục Hải quan trực thuộc Bộ Ngoại thương. Ngày 25 tháng 4 năm 1984 Thực hiện Nghị quyết số 68/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về đẩy mạnh chống buôn lậu và thành lập Tổng cục Hải quan, và Nghị quyết số 547/NQ-HĐNN ngày 30/8/1984 Hội đồng Nhà nước phê chuẩn thành lập Tổng Cục Hải quan và ngày 20/10/1984 Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Tô Hữu ký Nghị định số 139/HĐBT quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Tổng cục Hải quan. Tổng cục Hải quan trực thuộc Chính phủ Ngày 4 tháng 9 năm 2002 theo Quyết định số 113/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Tổng Cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính. Tuy nhiên, dù tên gọi là gì, nằm trong khuôn khổ tổ chức nào thì lực lượng HQ vẫn luôn giữ vai trò quan trọng trong việc quản lý chuyên ngành về HQ , đóng góp tích cực vào công cuộc bảo vệ lợi ích và chủ quyền QG. Tại D1, QĐ 02/2010/ QĐ- TTG qui định cụ thể vị trí, c/n của TCHQ: “Tổng cục Hải quan là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan. Bên cạnh đó,tại Đ 74 luật HQ 2001 và luật HQ 2005 qui định về cơ quan quản lý NN về HQ như sau: 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hải quan. 2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về hải quan. 3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính trong việc quản lý nhà nước về hải quan.” 4. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật hải quan tại địa phương. Trải qua các giai đoạn ls khác nhau thì vị trí của CQTCHQ là khác nhau, tuy nhiên vẫn giữ 1 vị trí căn bản là CQHC thực hiện chức năng quản lý NN về HQ, thực hiện chức năng quản lý chuyên ngành đối với hđ xk, nk và là 1 trong những CQ trọng yếu để t/h các n/vụ, mục tiêu, chiến lược QLNN về KTĐN. Trước xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay thì nhiệm vụ của TCHQ nói riêng và của toàn ngành HQ nói chung sẽ ngày càng nặng nề hơn, nhưng hi vọng rằng TCHQ sẽ luôn vững mạnh và hoàn thành tốt các nhiệm vụ đc giao, tiếp nối truyền thống anh hùng của hơn 60 năm qua. Điều 15 : nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan. Qui định về nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan là 1 tr những nội dung, điều khoản quan trọng của Luật HQ. nội dung này đã đc qui định tại Luật HQ 2001 và đc sửa đổi bổ sung tại Luật HQ 2005 và được hướng dẫn cụ thể trong nhiều VB qui phạm PL khác nhau. Điều 15 Luật HQ 2001 Đ 15 Luật HQ 2005 1. Hàng hóa xk,nk,qc; phương tiện vận tải xc, nc, qc phải đc làm thủ tục hải quan, chịu sự ktra, giám sát HQ, vận chuyển đúng tuyến đường và qua cửa khẩu theo qui định của PL. 2. HH, PTVT được thông quan sau khi đã làm thủ tục hải quan 3. TTHQ phải đc thực hiện công khai, nhanh chóng, thuận tiện và theo đúng qđ của PL 4. việc bố trí nhân lực,thời gian làm việc phải đáp ứng y/c hoạt động xk, nk, xc, nc, qc. Bổ sung k 1a: Kiểm tra HQ đc thực hiện dựa trên c/s phân tích thông tin, đánh giá việc chấp hành PL của chủ hàng và mức độ rủi ro vi phạm PL HQ để đảm bảo quản lý NN về HQ và ko gây khó khăn cho HĐ XNK Như vậy tại Luật…2005, nguyên tẵ tiến hành thủ tục HQ, kt, gs HQ đã đc sđ, bs 1 số nội dung rất căn bản về pp ktra, giám sát HQ. đây là nội dung mới của HĐ kiểm tra HQ và có ý nghĩa đb quan trọng. có thể nói qđ này đã ghi nhận và kđ việc áp dụng pp quản lý HQ hiện đại- pp quản lý rủi ro. Bổ sung qui định về nguyên tắc kt HQ theo pp quản lý hq chủ yếu dựa trên việc phân tích thông tin đánh giá việc chấp hành pl của chủ hàng, đánh giá mức độ rủi ro vi phạm pl HQ. điều này khác hẳn với pp quản lý thủ công,kt 100% hàng hóa tại CK. Nguyên tắc này chính là vấn đề mấu chốt của pp quản lý HQ hiện đại,với ngt này thì mục tiêu đặt ra là : việc kt hq đc tiến hành có trọng điểm dựa trên việc phân tích và xử lý thông tin để CQHQ có thẩm quyền quyết định mức độ kt, vừa tạo thuận lợi cho TM vừa đảm bảo quản lý NN về HQ tr tình hình mới. trên thực tế ngt này sẽ giúp cho việc thông quan ddc diễn ra nhanh chóng giảm bớt áp lực về công việc tại khâu thông quan, nâng cao tính tuân thủ và ý thức tự giác của cộng đồng DN khi thamgia các hđ xk,nk. Qui định này còn là sự thể hiện luật HQ VN đang ngày 1 tiến dần hơn tới luật pháp và thông lệ quốc tế về hq. Phân tích điều 32: kiểm tra sau thông quan Công tác kiểm tra sau TQ là một trong những hoạt động kiểm tra quan trọng của CQHQ. Nội dung của Công táckiểm tra sau TQ đc qui định cụ thể tại Luật HQ 2001 và Luật HQ 2005 và đc hướng dẫn cụ thể trong nhiều văn bản qui phạm pl khác nhau. Luật 2001 Luật 2005 Điều 32 Kiểm tra sau thông quan 1. Trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan, cơ quan hải quan được áp dụng biện pháp kiểm tra sau thông quan. 2. Trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được quyền ra quyết định kiểm tra sau thông quan. Trong trường hợp cần thiết, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định kiểm tra sau thông quan. 3. Căn cứ quyết định kiểm sau thông quan, công chức hải quan trực tiếp kiểm tra sổ sách, chứng kể kế toán và các chứng từ khác có liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan tại doanh nghiệp để đối chiếu với tờ khai hải quan và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện thì kiểm tra thực tế hàng hoá. 4. Trong quá trình kiểm tra, theo yêu cầu của cơ quan hải quan, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan tạo điều kiện , cung cấp chứng từ kế toán, các thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc kiểm tra của cơ quan hải quan. Chính phủ quy định cụ thể về kiểm tra sau thông quan. Điều 32. Kiểm tra sau thông quan 1 Kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan nhằm: a) Thẩm định tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ mà chủ hàng, người được chủ hàng uỷ quyền, tổ chức, cá nhân trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan; b) Thẩm định việc tuân thủ pháp luật trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. 2. Kiểm tra sau thụng quan được thực hiện trong các trường hợp sau đây: a) Có dấu hiệu gian lận thuế, gian lận thương mại, vi phạm qui định về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu; b) Đối với các trường hợp không thuộc quy định tại điểm a khoản 2 Điều này thì căn cứ vào kết quả phân tích thông tin từ cơ sở dữ liệu, từ trinh sát hải quan, từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân, Hải quan nước ngoài để quyết định kiểm tra sau thông quan. 3. Trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đó được thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được quyền ra quyết định kiểm tra sau thông quan. Trong trường hợp cần thiết, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định kiểm tra sau thông quan. 4. Căn cứ quyết định kiểm tra sau thông quan, công chức hải quan trực tiếp kiểm tra sổ sách, chứng từ kế toán và các chứng từ khác có liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan tại doanh nghiệp để đối chiếu với tờ khai hải quan và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện thì kiểm tra thực tế hàng hoá. 5. Trong quá trình kiểm tra, theo yêu cầu của cơ quan hải quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện, cung cấp chứng từ kế toán, thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc kiểm tra của cơ quan hải quan. Chính phủ quy định cụ thể về kiểm tra sau thông quan.” Như vậy là so với điều 32 Luật HQ 2001, thì luật HQ 2005 đã có những điểm mới căn bản. nội dung pháp lý về KTSTQ đã đc qui định cụ thể, đầy đủ hơn, tạo thuận lợi cho việc áp dụng PL HQ. Điều 32 Luật … 2005 đc sửa đổi, bs vẫn trên c/s ngt ktra HQ đã áp dụng tại k1a dd15 của luật. những điểm mới cụ thể là: - qui định rõ ràng và nhấn mạnh mục tiêu của hđ KTSTQ. - Mở rộng phạm vi KTSTQ đối với các trường hợp ko chỉ có vi phạm mà |KTSTQ còn dựa trên c/s phân tích thông tin để đưa ra qđ kt. - Sửa thời điểm tính thời hạn kt stq cho phù hợp với điều 23 của luật. cụ thể là: thời điểm ktstq là 5 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai HQ đối với hh xk, nk thay vì kể từ ngày hh đc thông quan theo qđ của LHQ 2001. Những sđ, bs này là tất yếu và phù hợp với dd15 của LHQ 2001 và LHQ 2005, bởi lẽ pp quản lý HQ hiện đại- pp quản lý rủi ro chỉ có thể đc thực hiện đc 1 cách hiệu quả và thành công khi nó đi cùng với 2 biện pháp phòng ngự hữu hiệu đó lafKTSTQ và điều tra chống buôn lậu. việc sđ, bs qđ vê KTSTQ cũng đáp ứng đc y/c hội nhập kinh tế quốc tế, tạo mt thuận lợi hơn cho đầu tư và hđ TM, hạn chế gây phiền hà khó khăc cho DN khi tham gia Hđ xk, nk. Câu 29: Quyết định 517/TCHQ ngày 17/06/2004 của tổng cục hải quan có đưa ra một sô giải pháp chống tiêu cực,giảm phiền hà,sách nhiễu,cải cách thủ tục hành chính như sau: I. GIẢI PHÁP THỨ NHẤT: Tăng cường giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng và quản lý cán bộ để mỗi người nhận thức đầy đủ, sâu sắc tác hại của tệ gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực; tự đấu tranh và kiên quyết đấu tranh để bảo vệ chính mình, bảo vệ Ngành, quyết tâm ngăn chặn và chấm dứt tệ nạn này. II. GIẢI PHÁP THỨ HAI: Chấn chỉnh việc tổ chức thực hiện quy trình thủ tục hải quan, lề lối làm việc ở Chi cục Hải quan, cơ quan tham mưu, giúp việc của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố. III. GIẢI PHÁP THỨ BA: Bố trí công chức nghiệp vụ ở các khâu trong quy trình thủ tục hải quan theo yêu cầu chuyên sâu, chuyên trách; phân công công việc cho công chức khách quan, vì việc mà bố trí cán bộ; có kế hoạch thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng nghề nghiệp để mỗi cán bộ thật sự thuần thục trong công việc được giao. Kiên quyết không bố trí những người không có đủ trình độ, chuyên môn làm công tác nghiệp vụ. Một công chức nếu có 3 lần không giải quyết được công việc theo thẩm quyền, phải báo cáo cấp trên thì phải chuyển làm công việc khác có yêu cầu thấp hơn. Nếu để cán bộ yếu kém, làm sai, gây phiền hà, sách nhiễu thì công chức lãnh đạo, quản lý trực tiếp phải chịu kỷ luật nghiêm khắc về trách nhiệm, kể cả việc cách chức. IV. GIẢI PHÁP THỨ TƯ: Trang bị đủ phương tiện tối thiểu và cần thiết cho công chức làm việc tại các khâu nghiệp vụ của quy trình thủ tục hải quan: V. GIẢI PHÁP THỨ NĂM: Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các chương trình của Kế hoạch cải cách, phát triển, hiện đại hóa Hải quan giai đoạn 2004 – 2006 đã được Bộ Tài chính phê duyệt: VI. GIẢI PHÁP THỨ SÁU: Tăng cường tự thanh tra, kiểm tra của Hải quan các cấp để chủ động phát hiện, chấn chỉnh, xử lý, ngăn chặn sai phạm, tiêu cực của công chức Hải quan: VII. GIẢI PHÁP THỨ BẢY: Tổ chức phối kết hợp tốt với các cơ quan chức năng ngoài Ngành để chống buôn lậu, chống gian lận thương mại và gắn với chống tiêu cực, tham nhũng, làm trong sạch nội bộ: VIII. GIẢI PHÁP THỨ TÁM: Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng trong hệ thống Hải quan, của các Tỉnh ủy, Thành ủy nơi có lực lượng Hải quan trong cuộc đấu tranh chống gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực của công chức Hải quan và với các đối tác có liên quan Hải quan. .IX. GIẢI PHÁP THỨ CHÍN: Khen thưởng tập thể, cá nhân làm tốt, xử lý kịp thời và nghiêm minh đối với người có sai phạm: X. GIẢI PHÁP THỨ MƯỜI: Kêu gọi các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đầu tư, các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về hải quan và hưởng ứng, phối hợp thực hiện việc chống tệ gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực của công chức Hải quan. Trình bày cơ cấu tổ chức bộ máy của HQVN? Căn cứ k1, d13 Luật HQ số 42/2005/QH11 ngày 16/5/2005 qđ về hệ thống tổ chức của HQVN gồm 3 cấp như sau: -TCHQ -Cục hq tỉnh, liên tỉnh, tp trực thuộc Tw -chi cục hq cửa khẩu, đội kshq và đơn vị tương đương Tại dd3 qđ số 02/2010/QĐ-Ttg ngày 15/01/2010 của TTCP qđ về cơ cấu tổ chức của TCHQ như sau: Điều 3. Cơ cấu tổ chức 1. Cơ quan Tổng cục Hải quan ở Trung ương: a) Vụ Pháp chế; b) Vụ Hợp tác quốc tế; c) Vụ Tổ chức cán bộ; d) Vụ Tài vụ - Quản trị; đ) Văn phòng (có đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh); e) Thanh tra; g) Cục Giám sát quản lý về hải quan; h) Cục Thuế xuất nhập khẩu; i) Cục Điều tra chống buôn lậu; k) Cục Kiểm tra sau thông quan; l) Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan; m) Trung tâm Phân tích, phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu (có Chi nhánh ở một số khu vực); n) Viện Nghiên cứu Hải quan; o) Trường Hải quan Việt Nam; p) Báo Hải quan. Các tổ chức quy định từ điểm a đến điểm 1 khoản 1 Điều này là tổ chức hành chính giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ điểm m đến điểm p là tổ chức sự nghiệp. 2. Các cơ quan hải quan ở địa phương: a) Các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc Tổng cục Hải quan b) Các Chi cục Hải quan: Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Việc thành lập, sáp nhập, giải thể các Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định. c) Các đơn vị quy định tại điểm a và điểm b khoản này có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật. 3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan. (vẽ sơ đồ) Nhìn vào sơ đồ trên có thể thấy bộ máy hđ của TCHQ đc t/c theo hệ thống dọc và trở thành cơ sở cho việc chỉ đạo, quản lý,điều hành mọi hđ của ngành HQ. Anh chị có thông tin gì mới thu nhận được về các hoạt động nổi bật của ngành hải quan trong năm 2009? Ngày 11/12/2009 , ngành Hải quan đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2009 và triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2010. Hội nghị là dịp tổng kết toàn diện các mặt hoạt động của ngành Hải quan trong năm. Với một năm đầy khó khăn, thử thách như năm 2009, ngành Hải quan vẫn đạt được kết quả đáng tự hào, ngành đã được đánh giá là đạt thành tích toàn diện, trên nhiều mặt, nhiều điểm rất xuất sắc. Trong năm qua, ngành Hải quan đã đạt được kết quả hoạt động rất toàn diện, nhiều điểm, nhiều mặt rất xuất sắc, đóng góp tích cực vào sự nghiệp chung của toàn Đảng, toàn dân, đặc biệt là góp phần lớn ngăn chặn đà suy giảm kinh tế, tăng thu ngân sách, ổn định kinh tế vĩ mô, giúp Chính phủ thực hiện các biện pháp kích cầu nền kinh tế, tăng cường an sinh xã hội, ổn định chính trị. Quả thực, trên hầu hết các mặt hoạt động, ngành đều đạt những kết quả đáng kể. Về công tác cải cách, hiện đại hóa hải quan, ngành đã trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Chỉ thị số 02/CT-BTC ngày 04/8/2009 về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện cải cách hành chính, hiện đại hóa ngành Hải quan giai đoạn 2009-2010. Tiếp đó, ngày 17/8, TCHQ đã ban hành công văn số 4904/TCHQ-CCHĐH triển khai thực hiện Chỉ thị 02/CT-BTC, trong đó xác định những công việc trọng tâm, trọng điểm nhằm tạo những chuyển biến đột phá về công tác cải cách hiện đại hóa trong giai đoạn này, với những nội dung chính là: Thực hiện rà soát lại các quy trình, thủ tục, chế độ quản lý về hải quan; Triển khai thực hiện thủ tục hải quan điện tử; Triển khai đề án thu thuế, lệ phí qua ngân hàng thương mại; thực hiện đề án ứng dụng CNTT; nâng cao chất lượng quản lý rủi ro; đầu tư trang thiết bị tại các địa bàn trọng điểm; Triển khai các gói thầu thuộc dự án hiện đại hóa hải quan vay vốn Ngân hàng thế giới; Tăng cường công tác thanh tra, chống phiền hà sách nhiễu. Thí điểm thủ tục hải quan điện tử được mở rộng tại 11 Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Dự án hiện đại hóa thu nộp thuế giữa các cơ quan Thuế, Kho bạc, Hải quan Tài chính được triển khai giai đoạn 1 tại các địa phương; thực hiện thí điểm kết nối hệ thống thông tin với một số ngân hàng thương mại để triển khai thu thuế, phí, lệ phí XNK bằng phương thức điện tử. Mức độ tự động hóa ứng dụng CNTT trong công tác nghiệp vụ hải quan được nâng cao. Các hệ thống CNTT về cơ bản đã được nâng cấp nhằm đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ theo kế hoạch đề ra. Hoàn thành nâng cấp chương trình tiếp nhận khai hải quan từ xa và hỗ trợ triển khai mở rộng tại Cục Hải quan TP HCM đến tất cả các chi cục và hỗ trợ các đơn vị khác trong ngành. Đến tháng 10/2009, tỷ lệ tờ khai thực hiện bằng hình thức khai hải quan từ xa đạt 81%. Xây dựng phương án kỹ thuật trao đổi thông tin giữa ngân hàng và hải quan để triển khai thí điểm cổng thanh toán điện tử. Trình bày, phân tích nguyên tắc hoạt động của HQVN? Căn cứ luật HQsố 29/ 2001/QH10 và luật sửa đổi bổ sung 1 số điều của luật HQ NĐ 96/2002/NĐ-CP,QĐ 02/2010/QĐ-TTg và các văn bản pl khác có liên quan thì nguyên tắc tc và hoạt động của HQVN đc qđ như sau: 1. Hải quan Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung, thống nhất. 2. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thống nhất quản lý điều hành hoạt động của Hải quan các cấp; Hải quan cấp dưới chịu sự quản lý, chỉ đạo của Hải quan cấp trên. (Điều 12. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hải quan -luật HQsố 29/ 2001/QH10 ) Hoạt động HQ là hđ mang vị trí, t/c, đặc điểm đắc thù khác với các ngành khác,nguyên tắc hđ của ngành đc qđ bởi chính những t/c, đặc điểm hđ của ngành đó là ngt tập trung thống nhất. Đặc biệt, hệ thống quản lý rủi ro, thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan được nâng cấp. Tính từ ngày 01/01/2009 đến 30/11/2009, hệ thống QLRR đã cập nhật 1.024 tiêu chí, loại bỏ 1.017 tiêu chí. Trong gần 3 triệu tờ khai đã làm thủ tục, được hệ thống phân luồng với tỉ lệ: số tờ khai luồng xanh chiếm 63%, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2008; số tờ khai luồng vàng là 20%, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2008; số tờ khai luồng đỏ, chiếm 17%, giảm 6% và kiểm tra ngẫu nhiên chiếm 4%, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2008. Công tác triển khai luật quản lý thuế và thu ngân sách nhà nước cũng đạt được những thành tích nổi bật. Số thu 11 tháng năm 2009 đạt: 122.293 tỷ đồng, bằng 100,9% dự toán năm, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2008. Dự kiến số thu cả năm ước đạt 132.000 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu thu ngân sách Nhà nước giao. Tính đến ngày 20/11/2009, toàn ngành đã thu hồi khoảng 700 tỷ đồng tiền thuế nợ đọng. Tổng số nợ quá hạn chuyên thu tính đến 31/10/2009 là 3.566,2 tỷ đồng, giảm 0,4% so với thời điểm 31/12/2008. Cũng trong năm qua, ngành Hải quan đã ban hành và cho triển khai quy trình nghiệp vụ Kiểm tra sau thông quan, kiểm tra thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu kèm theo Quyết định 1383/QĐ-TCHQ ngày 14/7/2009, Quyết định số 363/QĐ-TCHQ và số 364/QĐ-TCHQ ngày 25/2/2009 phê duyệt yêu cầu nghiệp vụ và kỹ thuật xây dựng chương trình cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp và chương trình phân loại đối tượng kiểm tra. Tính đến ngày 15/11/2009, toàn ngành đã phúc tập 3.329.204 bộ hồ sơ/ tổng số 3.663.476 bộ tờ khai, đạt 91,63%. Qua phúc tập, phát hiện 109,46 tỷ đồng, thực tế truy thu 99,14 tỷ đồng. Kiểm tra sau thông quan trong năm tổng số là 670 cuộc, qua đó quyết định truy thu 447,33 tỷ đồng. Công cuộc đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại đã được phối hợp khá chặt chẽ với các lực lượng khác, giúp ngành hải quan phát hiện, bắt giữ, ngăn chặn kịp thời các vụ việc nổi cộm. Tính đến giữa tháng 11 năm nay, toàn ngành phát hiện, bắt giữ và xử lý 12.097 vụ vi phạm với trị giá hàng vi phạm là 469 tỷ 438 triệu đồng, đạt 164% so với năm 2008. Trong năm 2010, ngành Hải quan sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa hải quan, phấn đấu giảm thời gian kiểm tra thực tế, thông quan hàng hóa bằng ít nhất 1,5 lần so với các nước tiên tiến trong khu vực. Ngành cũng quyết tâm thu đạt và vượt mức dự toán ngân sách Nhà nước giao là 142.000 tỷ đồng, tăng cường thu hồi nợ đọng, giảm nợ cũ, thu hồi nợ thuế trên 1.000 tỷ đồng. Kiểm soát hải quan sẽ được tăng cường, riêng Cục Điều tra chống buôn lậu đặt chỉ tiêu phá thành công ít nhất 03 chuyên án lớn và trên 20 vụ việc vi phạm. Tiếp tục xây dựng lực lượng hải quan trong sạch, vững mạnh./. ngt tập trung thống nhất trong t/c và hđ của HQVN thể hiện trc hết là ở tính thống nhất của pl, ở t/c bộ máy /HQVN. Ngoài ra ngt này còn đc thể hiện ở công tác qly CBcc nói chung trong phạm vi toàn ngành, ở việc tuân thủ các qđ của cấp HQ có thẩm quyền tr phạm vi cả nước và ở mọi khâu nghiệp vụ hq với trình tự, thủ tục theo qđ của pl. ngt tổ chức và hđ của hq vn cũng mang đặc điểm riêng đó là sự phân cấp quản lý theo ngành dọc chứ ko có sự phân quyền quản lý hđ HQ theo phạm vi hành chính lãnh thổ (sơ đồ) nhìn vào sơ đồ trên ta có thể thấy rõ các cấp HQ đc t/c theo hthong dọc, đây chính là cơ sở cho việc chỉ đạo, quản lý điều hành các hđ của HQ. mọi quyết định của các cấp HQ đều phải vì lợi ích, chủ quyền an ninh quốc gia. Như vậy tại k1 dd12 luật hq 2001 đã qđ 1 cách căn bản nội dung của nguyên tắc tổ chức hđ của Hqvn . trên cơ sở này cp tiếp tục qđ cụ thể tại các vb pl khác . tuân thủ và áp dụng triệt để ngt hđ này sẽ đảm bảo tính thống nhất, liên tục, kịp thời và hiệu quả tr qly nn về HQ từ TW đến cơ sở,đảm bảo MT pháp lý thống nhất trong cả nước, phục vụ có hiệu quả cho mục đích kt,ct, ngoại giao và chủ quyền an ninh QG. Nội dung về hiện đại hóa ngành Hải quan Đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế đất nước trong giai đoạn hội nhập, ngành Hải quan phải CC-PT-HĐH để nâng cao năng lực quản lý nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa sự tăng lên nhanh chóng của hoạt động XNK, XNC với nguồn nhân lực hiện có. Từ yêu cầu phải tuân thủ các cam kết quốc tế trên đây đã đặt ra sự cần thiết phải CC-PT-HĐH nhằm bảo đảm sự phù hợp với xu thế chung của Hải quan thế giới và khu vực. Việc ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ thông tin và sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại đang được Hải quan các nước áp dụng hiện nay đòi hỏi tính đồng bộ rất cao về thể chế, con người, tổ chức, phương pháp quản lý, vì vậy đặt ra yêu cầu phải CC-PT-HĐH ngành Hải quan. 2.3. Mục tiêu của Hải quan Việt Nam đến 2010 2.3.1. Mục tiêu chung: Mô hình nghiệp vụ hải quan đến năm 2010 được dựa trên nền tảng của việc tự động hoá một phần và xử lý dữ liệu tập trung ở cấp Cục, từng bước áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, ứng dụng công nghệ thông tin và đầu tư trang thiết bị hiện đại tại các địa bàn trọng điểm được lựa chọn. Xác định mục tiêu chung đến năm 2010, Hải quan Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại bao gồm 04 nội dung chủ yếu sau: Hệ thống quy trình thủ tục hải quan, quy chế quảnhải quan cơ bản đầy đủ, minh bạch, đơn giản, hài hoà, thống nhất, từng bước ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro đáp ứng yêu cầu hội nhập và hiện đại hoá; Trang thiết bị kỹ thuật hiện đại tại một số địa bàn trọng điểm có lưu lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải và hành khách xuất nhập cảnh lớn; Sắp xếp lại tổ chức bộ máy hải quan, khắc phục sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, kịp thời đáp ứng yêu cầu cải cách về quy trình nghiệp vụ hải quan, hướng tới đáp ứng yêu cầu quảnhải quan hiện đại; Chuẩn bị mọi mặt cho việc thay đổi phương thức quản lý nhân sự theo yêu cầu hiện đại; triển khai Chiến lược đào tạo tập trung cho một số lĩnh vực nghiệp vụ quan trọng (phân loại hàng hoá, xác định trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa, kiểm tra sau thông quan, thông tin tình báo, quản lý rủi ro, kiểm soát chống buôn lậu) và liêm chính hải quan. Đến năm 2010 phải hoàn thành việc cải cách chuyển đổi các hoạt động nghiệp vụ hải quan theo chuẩn mực của một tổ chức Hải quan hiện đại. Phù hợp với khu vực và Quốc tế, thực hiện các cam kết Quốc tế liên quan đến lĩnh vực Hải quan như: Công ước KYOTO, Hiệp định trị giá GATT/WTO, Công ước HS, gồm: Chuyển đổi phương pháp quản lý nghiệp vụ, cải cách quy trình một cửa, tăng cường sự kiểm soát của cơ quan Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, giải quyết được thách thức về sự gia tăng nhanh chóng của công việc với năng lực của cơ quan Hải quan. Nâng cao khả năng thu thuế, góp phần tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước. Nội dung về tự động hóa và tin học hóa - Tự động hoá Thực hiện tự động hóa thủ tục hải quan ở tất cả các địa bàn trọng điểm, các cửa khẩu quốc tế, quốc gia. Phấn đấu tự động hóa quy trình thủ tục hải quan đối với 95% lượng hàng hóa XNK trên địa bàn cả nước. Tự động hóa công tác kiểm tra giám sát Hải quan. Tăng nhanh khả năng thông quan hàng hóa. Về khai hải quan: khai hải quan được chủ yếu thực hiện qua mạng tin học. Người làm thủ tục hải quan chủ yếu là các đại lý làm thủ tục hải quan. Kiểm tra hàng hoá: Quy định hình thức kiểm tra, từ cơ sở dữ liệu tập trung tại Tổng cục chỉ đạo cho toàn quốc. Hải quan vùng quyết định hình thức kiểm tra, các điểm thông quan (Chi cục) chỉ thực hiện thông quan. Tỷ lệ kiểm tra thực tế đối với hàng hoá xuất khẩu < 5%, hàng nhập khẩu < 20%, thông quan qua mạng 80%, thông quan bằng hồ sơ 5%, kiểm tra hồ sơ sau đó kết hợp kiểm tra hàng hoá 15%, đối với trường hợp phải kiểm tra thực tế thì chủ yếu kiểm tra bằng máy, còn kiểm tra thủ công (Mở kiểm toàn bộ) 5%. - Xây dựng 3 Trung tâm phân tích phân loại hàng hoá hiện đại và đạt tiêu chuẩn quốc tế có đủ khả năng phân tích được trên 50% các mặt hàng xuất nhập khẩu cần phải giám định; thực hiện mục tiêu hoạt động phân tích, phân loại hàng hóa XNK phải là “cánh tay nối dài” của công tác kiểm hóa . Giám sát hải quan: chủ yếu thực hiện thông qua thiết bị kỹ thuất hiện đại như: camera; hệ thống định vị toàn cầu . - Tin học hoá: - Hoàn thiện hệ thống máy tính nối mạng trong cơ quan Hải quan và giữa cơ quan Hải quan với các cơ quan liên quan; Xây dựng trung tâm tự động hoá có hệ thống trang thiết bị máy tính và các thiết bị phụ trợ có khả năng tiếp nhận và xử lý giao dịch điện tử phát sinh từ khâu tiếp nhận lược khai, khai báo hải quan, tính thuế, thu thuế, giải phóng hàng, giám sát cảng và kho; Tin học hóa hỗ trợ cải cách thủ tục hải quan với "môi trường không giấy tờ". Xây dựng lực lượng hải quan chính quy - Về cơ cấu tổ chức: đến năm 2010 hoàn thiện mô hình tổ chức của ngành Hải quan theo nguyên tắc tập trung thống nhất, gồm 3 cấp :Tổng cục Hải quan; Hải quan Vùng; điểm thông quan. - Về con người: Phải xây dựng lực lượng hải quan là lực lượng hoạt động có tính kỷ luật cao; thành thạo về trình độ nghiệp vụ chuyên môn theo chức trách được phân công; hoạt động minh bạch, liêm chính; có trình độ hiểu biết đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác; làm chủ được các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại. Nội dung hiện đại hóa trang thiết bị nghiệp vụ, cơ sở vật chất của Hải quan Nâng cao tính năng, tác dụng của trang thiết bị kỹ thuật trong giám sát, kiểm tra hải quan; Tăng cường trang thiết bị phục vụ cho việc kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu, hành lý của khách xuất nhập cảnh phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng địa bàn; Trang bị kỹ thuật đầy đủ cho cán bộ kiểm hoá; Trang bị đồng bộ máy soi hiện đại, quy trình nghiệp vụ hoàn chỉnh cho các điểm thông quan; Hiện đại hóa các trang thiết bị phục vụ hoạt động kiểm soát chống buôn lậu, buôn bán hàng cấm và các loại tội phạm mới. Câu hỏi: Trình bày phương châm hoạt động của Hải Quan Việt Nam trong giai đoạn hiện tại? Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh thời đã từng đưa ra những lời dạy vô cùng quí báu đối với CBCC từng ngành, từng công việc, chẳng hạn như sáu điều dạy lực lượng công an nhân dân, hay dạy cán bộ ngành giáo dục: “Thầy giáo như mẹ hiền”; ngành y tế:”Lương y như từ mẫu”;hay đối với người Đảng viên, người cán bộ ở bất kỳ vị trí công tác nào cũng cần phải giữ vững: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư” .Những lời dạy đó của Bác có thể coi là qui tắc ứng xử hay những nguyên tắc cơ bản mà mọi CBCC ở các cơ quan nhà nước phải tuân theo. Ngành HQVN trên bước đường hoạt động và phát triển luôn nỗ lực, rèn luyện, noi gương và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ. Trong công tác hàng ngày CBCC ngành HQ đang thực hiện phương châm: “ Thuận lợi, Tận tụy, Chính xác” Để giúp ngăn chặn tệ gây phiền hà sách nhiễu, tiêu cực trong CBCC ngành HQ, ngày 17/06/2004 Tổng cục trưởng TCHQ Lê Mạnh Hùng đã ký QĐ số 517/TCHQ/QĐ/THCQ với 10 giải pháp được đưa ra. Những giaỉ pháp được qui định rõ tại qđ này, có giải pháp mang tính bao quát tầm chiến lược, có giải pháp mang tính cụ thể. Trong số đó, giải pháp thứ 10 có nội dung: “ CBCC HQ nghiêm chỉnh thực hiện phương châm: Thuận lợi, tận tụy, chính xác”. Như vậy quyết định này đã đánh dấu sự xuất hiện của phương châm hoạt động của ngành HQVN, đồng thời cũng qđ rõ đối với mỗi người CBCC HQ thì việc thực hiện phương châm hoạt động cuả ngành phải trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, hơn thế nữa phương châm đó còn phải trở thành nếp nghĩ , nếp làm việc hàng ngày, trở thành nét văn hóa của mỗi CBCC ngành HQ. Ngày nay, khi đến bất cứ cơ quan HQ nào từ cấp Tổng cục cho đến mỗi Chi cục, Đội kiểm soát HQ .cũng có thể dễ dàng nhận thấy phương châm hoạt động của ngành: “ Thuận lợi, Tận tụy, Chính xác”, chỉ với sáu chữ ngắn gọn, hàm súc nhưng lại chứa đựng ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. “Thuận lơi” là yếu tố được đưa lên hàng đầu trong phương châm hd của HQ. Ngay Đ1 Luật HQ VN đã qui định” Nhà nước CHXHCNVN tạo đ k thuận lợi về HQ đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh lãnh thổ VN”. Như vậy chính sách của NN ta về HQ vừa đảm bảo nguyên tắc quản lý NN về Hq vừa nhằm tạo thuận lợi cho hđ thương mại của các DN, thuận lợi cho phát triển kinh tế. Để thực hiện chính sách này mỗi CBCC ngành HQ cần phải nắm vững các qui định của PL có liên quan đến khâu nghiệp vụ của mình, thực hiện đúng và hướng dẫn người dân, DN tuân theo các qđ của luật pháp và thông lệ quốc tế. Trong khi xử lý công việc, người CBCC HQ phải thao tác nhanh nhẹn, khoa học, tạo mọi ddk thuận lợi cho Dn nhưng đảm bảo đúng qui định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu quản lý NN về HQ, không cố tình hoặc vô tình gây phiền hà, sách nhiễu. CBCC ngành HQ phải chung sức trong việc thực hiện cải cách hành chính, tăng cường chất lượng dịch vụ Hq, giúp đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm thời gian, công sức, giấy tờ cho HQ và cho DN góp phần làm thế nào để các qđ, thủ tục Hq trở nên đơn giản và hài hòa dựa trên các chuẩn mực của tổ chức HQ thế giới “ Tận tụy” nghĩa là tận tâm với công việc, tận tình, chu đáo với khách hàng. Đây chính là thái độ làm việc,c ách ứng xử, giao tiếp của CBCC HQ đối với khách hàng. Thái độ tận tụy phải được thể hiện ở tác phong chu đáo, kỹ càng trong mọi công việc từ việc lớn tới việc nhỏ, làm việc gì cũng đến nơi đến chốn. người CBCC HQ cần xác định đúng trách nhiệm của mình, dù ở vị trí công tác nào cũng tận tâm. tận lực thực hiện nhiệm vụ ddc giao, ko dc lười biếng, có lối sống hưởng thụ, vị kỷ, nói ko đi đôi với làm, nói nhiều làm ít, đoàn kết, phối hợp giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ. Sự tận tụy cũng phải ddc thể hiện ở tác phong văn hóa, cách giao tiếp ứng xử lịch sự, văn minh, trang phục đúng qui định, sự tuân thủ thời gian làm việc, tận dụng hết thời gian làm việc, làm việc chất lượng, hiệu quả. Việc học tập tấm gương đạo đức HCM với tinh thần tất cả vì ND, luôn gần gũi nd, học tập ND, có trách nhiệm với ND cũng là cách để chúng ta thể hiện sự tận tụy trong công tác. Và khi lực lg HQ thể hiện dc sự tận tụy, chu đáo với công việc và khách hàng sẽ vừa tạo thuận lợi cho khách hàng . nhằm điều chỉnh, định hướng ý thức và hành vi của CBCC HQ So sánh đối chiếu giữa 14 Luật HQ 2001 và Luật sđ, bs 1số điều của Luật HQ 2005 thì khoản 3 14. cụ thể đó còn chịu sự rang buộc, điều chỉnh bởi các qui định pháp lý khác nhau.Tại 14 Luật HQ 2001, Luật sđ, bs 1số điều của Luật HQ 2005 đã qui định

Ngày đăng: 31/12/2013, 23:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w