Việcnghiên cứu, đánh giá kiến thức về phòng chống sốt xuất huyết Dengue làm cơ sở nângcao vấn đề chăm sóc sức khỏe của người dân để làm giảm số ca mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue tại địa
Trang 1TÓM TẮT
Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một bệnh truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm
do virus Dengue gây ra, các loại virus Dengue hiện nay đang là nguyên nhân gây
bệnh lưu hành ở hầu hết các nước nhiệt đới Khi có kiến thức về bệnh sốt xuất huyếtngười dân sẽ nhận biết được triệu chứng , dấu hiệu khi mắc sốt xuất huyết, biết cách
xử trí và điều trị kịp thời Đối với người dân, kiến thức bệnh sốt xuất huyết rất quan
trọng, vì vậy đề tài "Khảo sát kiến thức về bệnh sốt xuất huyết Dengue của
người dân tại xã Vĩnh Nhuận, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, năm 2018"
được tiến hành với mục tiêu cụ thế sau:
Xác định tỷ lệ người dân có kiến thức đúng về bệnh sốt xuất huyết tại xã Vĩnh Nhuận, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, năm 2018.
Khảo sát được thực hiện trên 100 đối tượng nghiên cứu theo phương phápnghiên cứu mô tả cắt ngang phân tích Số liệu được thu thập thông qua bộ câu hỏi tựđiền được soạn sẵn
Qua khảo sát, kết quả 58% người dân có kiến thức về bệnh sốt xuất huyết.Trong đó, những người có kiến thức đúng về khái niệm bệnh sốt xuất huyết chiếm92% Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết chiếm 97%, loại muỗi truyền bệnh
chiếm 91%, tác nhân gây bệnh 98% Biểu hiện của sốt xuất huyết Dengue chiếm 50%, đặc điểm của nốt ban trong bệnh sốt xuất huyết Dengue chiếm 55% Triệu chứng của sốt xuất huyết Dengue chiếm 52%, thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh
chiếm 60%, chẩn đoán cân lâm sàng trong sốt xuất huyết chiếm 100% Biến chứng
của sốt xuất huyết chiếm 49%, xử trí của bệnh sốt xuất huyết Dengue chiếm 93%.
Điều tri bệnh chiếm 44%, dấu hiệu cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế chiếm 84%
Về chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết Dengue tại nhà 66%, cách hạ sốt cho người
bệnh chiếm 74%, chế độ dinh dưỡng chiếm 48%, thực phẩm mà người bệnh khôngnên ăn chiếm 47%, cách giữ vệ sinh của người bệnh chiếm 70%, chế độ nghỉ ngơicủa người bệnh chiếm 63%, cách phòng bệnh sốt xuất huyết chiếm 82%
Từ kết quả thu được, trạm y tế nên tăng cường giáo dục sức khỏe về bệnh sốtxuất huyết dengue cho người dân, tuyên truyền người dân nâng cao ý thức phòngchống sốt xuất huyết Khảo sát góp phần nâng cao kiến thức cho người dân cộngđồng
Trang 2MỤC LỤC
trang
LỜI CẢM ƠN i
CAM ĐOAN, CAM KẾT ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 SINH LÝ BỆNH SỐT 4
2.1.1 Định nghĩa sốt 4
2.1.2 Các giai đoạn của quá trình sốt 4
2.2 TỔNG QUAN VỀ VIRUS DENGUE VÀ MUỖI TRUYỀN BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT 5
2.2.1 Virus Dengue 5
2.2.2 Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết 5
2.3 BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE 6
2.3.1 Định nghĩa, nguyên nhân và nguồn lây bệnh sốt xuất huyết Dengue 6
2.4 TÌNH HÌNH MẮC BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT HIỆN NAY 13
2.4.1 Tình hình mắc bệnh sốt xuất huyết trên thế giới 13
2.4.2 Tình hình mắc bệnh sốt xuất huyết ở Việt Nam 14
2.4.3 Tình hình mắc bệnh sốt xuất huyết ở An Giang 14
2.4.4 Sơ lược về địa điểm nghiên cứu 15
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 16
3.1.1 Đối tượng chọn mẫu 16
3.2.2 Cỡ mẫu 16
3.2.3 Phương pháp chọn mẫu 16
3.2.4 Nội dung nghiên cứu 16
3.2.5 Phương pháp thu thập số liệu 23
3.2.6 Sơ đồ khảo sát 25
3.2.7 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 27
3.2.8 Phương pháp kiểm soát sai số 27
3.3.VẤN ĐỀ Y ĐỨC 27
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 28
Trang 34.1 KẾT QUẢ 28
4.1.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 28
4.2 BÀN LUẬN 37
4.2.1 Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu 37
4.2.2 Kiến thức của người dân về bệnh sốt xuất huyết Dengue 38
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 43
5.1 KẾT LUẬN 43
5.1.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 43
5.1.2 Kiến thức của người dân về bệnh sốt xuất huyết Dengue 43
5.2 ĐỀ XUẤT 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50 PHỤ LỤC
Trang 4DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Cấu trúc của virus Dengue 5
Hình 3.1 Sơ đồ khảo sát 26
Hình 4.1 Đối tượng khảo sát theo độ tuổi 28
Hình 4.2 Đối tượng khảo sát theo giới tính 28
Hình 4.3 Đối tượng khảo sát theo dân tộc 29
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Đối tương khảo sát theo trình độ học vấn
Bảng 4.2 Đối tượng khảo sát theo nghề nghiệp
Bảng 4.3 Thông tin về bệnh sốt xuất huyết Dengue
Bảng 4.4 Nguồn cung cấp thông tin về bệnh sốt xuất Dengue
Bảng 4.5 Kiến thức đúng về khái niệm, nguyên nhân, muỗi truyền bệnh và tác nhân bệnh sốt xuất huyết Dengue
Bảng 4.6 Kiến thức đúng về biểu hiện, đặc điểm nốt ban, triệu chứng và thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết Dengue
Bảng 4.7 Kiến thức đúng về chẩn đoán cận lâm sàng và biến chứng của bệnh sốt xuất huyết Dengue
Bảng 4.8 Kiến thức đúng về xử trí, điều trị và dấu hiệu cần đưa người bệnh đến cơ sở
y tế của bệnh sốt xuất huyết Dengue
Bảng 4.9 Kiến thức về chăm sóc và hạ sốt cho người bệnh sốt xuất huyết DengueBảng 4.10 Kiến thức về chế độ dinh dưỡng của bệnh sốt xuất huyết Dengue
Bảng 4.11 Kiến thức về chế dộ nghỉ ngơi và vệ sinh của người bệnh sốt xuất huyết Dengue
Bảng 4.12 Kiến thức về phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue
Bảng 4.17 Kiến thức đúng chung về phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue
Trang 6CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính lây
truyền chủ yếu do muỗi Aedes aegypti và có thể gây ra dịch lớn Sốt xuất huyết
Dengue là bệnh nguy hiểm vì chưa có vắc-xin điều trị, sốt xuất huyết nhẹ gây sốt cao,
phát ban, đau cơ và khớp Trường hợp nặng của bệnh sốt xuất huyết cũng được gọi làsốt xuất huyết Dengue, có thể gây chảy máu nghiêm trọng, giảm huyết áp đột ngột và
tử vong
Tổ chức Y tế Thế Giới xếp sốt xuất huyết Dengue vào loại vào một trong những
bệnh đáng quan tâm nhất do muỗi truyền Đây là bệnh lan truyền với tốc độ rất nhanh,ước tính số ca bệnh tăng lên hơn 30 lần trên toàn cầu trong 50 năm qua Tổ chức Y tế
Thế Giới uớc tính có khoảng 500.000 người mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue nặng
phải nhập viện mỗi năm, phần lớn trong đó là trẻ em, với khoảng 2,5 % số ca tử vongtrong số này (Huỳnh Hồng Quang và Đỗ Văn Nguyên, 2013) - Các đợt dịch sốt xuấthuyết đáng quan tâm nhất thường xảy ra ở khu vực Đông Nam Á, Tây Thái BìnhDương, châu Phi và châu Mỹ do có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới Có hơn 2,5 tỷngười chiếm hơn 40% dân số thế giới đang có nguy cơ sốt xuất huyết Tổ chức Y tếThế Giới ước tính hiện nay có khoảng 50-100 triệu ca mắc sốt xuất huyết mỗi năm trêntoàn thế giới (Triệu Nguyên Trung, Đỗ Văn Nguyên và Huỳnh Hồng Quang, 2014)
Tại Việt Nam, sốt xuất huyết là bệnh lưu hành tại hầu hết các tỉnh, thành phố,
có nguy cơ tăng cao vào các tháng mùa mưa, bệnh ghi nhận chủ yếu ở các tỉnh, thànhphố khu vực miền Nam Bệnh sốt xuất huyết có tính chất chu kỳ, bùng phát 4-5năm/lần Số mắc năm 2015 mặc dù có xu hướng tăng hơn cùng kỳ năm 2014 nhưng sovới giai đoạn 2009-2013 vẫn thấp hơn Các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết (18trường hợp) ghi nhận tại 10 tỉnh, chủ yếu tập trung tại khu vực đồng bằng sông CửuLong (Cục Y Tế dự phòng, 2015) Từ đầu năm 2017 đến nay, cả nước ghi nhận 58.888trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 61 tỉnh, thành phố, trong đó có 17 trường hợp tửvong (Duy Tiến, 2017) Có nguy cơ tiếp tục gia tăng nếu không triển khai mạnh mẽcác biện pháp phòng chống
Xã Vĩnh Nhuận là xã vùng trong của huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, nằm ởtrung tâm vùng Tứ giác Long Xuyên có diện tích 3803 ha gồm 6 ấp với dân số là 7052người Từ đầu năm 2017 đến nay tình hình mắc sốt xuất huyết tăng trên địa bàn tỉnh
An Giang có 1.939 trường hợp mắc, tăng 19,1 % so với cùng kỳ 2016 (1628 ca) vàtăng 84,3% so với số mắc trung bình 2011-2015 (1052 ca), không có trường hợp tửvong và có nguy cơ lan rộng, bùng phát thành dịch Việc thực hiện các biện phápphòng chống bệnh vẫn chưa đạt hiệu quả cao
Ngành y tế huyện ChâuThành, tỉnh An Giang đã triển khai chương trìnhchương trình quốc gia phòng chống sốt xuất huyết đến toàn thể người dân trong xã
Trang 7Vĩnh Nhuận với nhiều biện pháp vận động tuyên tryền người dân tham gia các chiếndịch truyền thông, thông qua nhiều kênh khác nhau để nâng cao kiến thức của ngườidân nhằm giúp người dân tự bảo vệ mình, gia đình và cộng đồng tránh khỏi bệnh sốtxuất huyết Dengue.
Vấn đề kiến thức về bệnh sốt xuất huyết rất quan trọng với người dân và cộngđồng Khi người dân có kiến thức về bệnh sẽ nhận biết được triệu chứng, dấu hiệu khimắc bệnh sốt xuất huyết, biết cách xử trí và có hướng điều trị kịp thời Người dânkhông có kiến thức về bệnh thì vấn đề phát hiện bệnh chậm trễ làm cho tình trạng bệnh
có thể kéo dài dẫn đến việc điều trị trở nên khó khăn và bệnh diễn biến nặng hơn Việcnghiên cứu, đánh giá kiến thức về phòng chống sốt xuất huyết Dengue làm cơ sở nângcao vấn đề chăm sóc sức khỏe của người dân để làm giảm số ca mắc bệnh sốt xuất
huyết Dengue tại địa phương Chính vì vậy đề tài tiểu luận “ Khảo sát kiến thức về bệnh sốt xuất huyết Dengue của người dân tại xã Vĩnh Nhuận, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, năm 2018” được tiến hành với mục tiêu cụ thể sau:
Xác định tỷ lệ người dân có kiến thức đúng về bệnh sốt xuất huyết tại xã Vĩnh Nhuận, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, năm 2018.
Trang 8CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU2.1 SINH LÝ BỆNH SỐT
2.1.1 Định nghĩa sốt
Sốt là trạng thái thân nhiệt cao hơn bình thường của nhiệt độ cơ thể người là36.5-37.5oC, có thể do rối loạn hoạt động bình thường của bản thân não, hoặc do cácchất gây sốt tác động lên các trung tâm điều hòa nhiệt (Trịnh Bỉnh Dy, 2006)
2.1.2 Các giai đoạn của quá trình sốt
2.1.2.1 Giai đoạn tăng thân nhiệt
Cơ thể phản ứng giống như bị nhiễm lạnh giai đoạn đầu, trong giai đoạn nàysản nhiệt tăng và thải nhiệt giảm làm mất cân bằng nhiệt (Sản nhiệt/Thải nhiệt >1)
Biểu hiện của phản ứng tăng thân nhiệt là sởn gai ốc, trường hợp chất gây sốt
có tác dụng mạnh, ta thấy có cả rung mình, ớn lạnh, rét run khiến thân nhiệt tăng rấtnhanh Giai đoạn này, sử dụng thuốc hạ sốt không có tác dụng, chườm lạnh cũng íthiệu quả, chỉ làm mất thêm năng lượng của cơ thể (Văn Đình Hoa và Nguyễn NgọcLanh, 2015)
2.1.2.2 Giai đoạn thân nhiệt ổn định ở mức cao
Thân nhiệt trong giai đoạn sốt đứng có thể ổn định (gọi là sốt liên tục) hoặcthay đổi (sốt dao động), thậm chí tạm về bình thường (sốt cách quãng: Cơn sốt cáchnhau một hay vài ngày) Tất cả phụ thuộc vào loại vi khuẩn với chất gây sốt đặc trưngcủa mỗi loại Giai đoạn này sản nhiệt không tăng hơn nhưng thải nhiệt bắt đầu tăng lênđạt mức cân bằng với tạo nhiệt (Sản nhiệt/Thải nhiệt =1) và đều ở mức cao Tùy theo
số lượng và hoạt tính của chất gây sốt, trạng thái và tuổi của người bệnh mà thân nhiệtchỉ tăng ít: sốt nhẹ (38oC), hoặc tăng nhiều: sốt vừa (38-39oC), sốt cao và rất cao (39-
40oC)
Biểu hiện: da từ tái trở nên đỏ, nóng nhưng khô (không mồ hôi), thân nhiệtngoại vi tăng do mạch ngoại biên bắt đầu dãn (giúp thải nhiệt) Lúc này có thể chườmlạnh hoặc dùng thuốc hạ nhiệt để hạn chế, nếu thân nhiệt đe dọa lên quá cao (VănĐình Hoa và Nguyễn Ngọc Lanh, 2015)
2.1.2.3 Thân nhiệt trở về bình thường
Sản nhiệt: Ở giai đoạn này bị ức chế dần để trở về bình thường và thải nhiệttăng rõ (Sản nhiệt/Thải nhiệt <1) Nhờ vậy, thân nhiệt trở về bình thường
Biểu hiện: Giai đoạn này cơ thể phản ứng giống như nhiễm nóng giai đoạn đầu
Có thể thấy sự hấp thu oxy và mức chuyển hóa trở về mức tối thiểu, có dãn mạchngoại vi, vã mồ hôi, tăng bài tiết nước tiểu (Văn Đình Hoa và Nguyễn Ngọc Lanh,2015)
Trang 92.2 TỔNG QUAN VỀ VIRUS DENGUE VÀ MUỖI TRUYỀN BỆNH SỐT
XUẤT HUYẾT
2.2.1 Virus Dengue
Virus Dengue là một loại virus gây bệnh sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue,
trong đó biểu hiện nặng nhất của sốt xuất huyết Dengue là sốc sốt xuất huyết có thểgây tử vong nhanh chóng cho bệnh nhân (Cao Minh Nga, 2014)
Virus Dengue thuộc họ Arbovirus có cấu trúc hình cầu đường kính 45-60nm,
gồm 3 thành phần: Nhân, capsid và màng bọc Riêng capsid cấu tạo bởi 32 capsomer
đối xứng khối, chứa 1 sợi ARN Virus dengue nhạy cảm với các dung môi hòa tan
lipid, tia cực tím, nhiệt độ cao (60oC diệt virus sau 30 phút) Ở 4oC virus có thể tồn tạivài giờ nhưng ở -70oC virus có thể sống được vài tháng tới nhiều năm
Virus dengue có 3 kháng nguyên: kháng nguyên trung hòa, kháng nguyên kết
hợp bổ thể và kháng nguyên ngưng kết hồng cầu Dựa vào cấu trúc kháng nguyênvirus dengue được chia làm 4 type, kí hiệu là: D1, D2, D3 và D4 Dù virus Denguechia làm 4 type kháng nguyên khác nhau nhưng chúng vẫn có phản ứng miễn dịch
chéo (Lê Thị Oanh, 2012)
Đây là virus có ổ chứa tự nhiên là các động vật linh trưởng (khỉ, tinh tinh), chỉlây lan từ động vật sang người hoặc từ người bệnh sang người lành qua đường muỗi
hút máu rồi truyền bệnh Muỗi truyền virus Dengue là muỗi Aedes Muỗi ày sinh
trưởng, phát triển ở những nguồn nước sạch: Nước mưa, nước muối (Hoàng TrọngQuang, 2005)
Hình 2.1 Cấu trúc của virus Dengue (Cao Thành Vân, 2016)
2.2.2 Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết
Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết: Bệnh sốt xuất huyết lây qua muỗi dốt nên
được xếp vào nhóm Arbor virus (Arthropot-borne-virus), chủ yếu do 2 loại muỗi:
Aedes agypti và Aedes albopictus (Nguyễn Minh Sơn, 2012) Muỗi Aedes aegypti còn
Trang 10muỗi khác, muỗi vằn thường sống trong nhà, gần người ví dụ như ở gần tủ quần áo,chăn màn Chúng đốt người vào buổi chiều tối và sáng sớm, chỉ muỗi cái mới đốtngười vì chúng cần protein để đẻ trứng
Bên cạnh đó muỗi Aedes aegypti còn được coi là tiếc túc truyền bệnh nghiêmtrọng nhất vì muỗi có nhiều, có ở mọi nơi, hút máu người và nhiều động vật Muỗitruyền nhiều loại bệnh do virus như sốt vàng là một dịch bệnh nguy hiểm, sốt xuất
huyết Dengue, bệnh viêm não Nhật Bản
Trong môi trường phát triển thuận lợi, chỉ sau 10-15 ngày từ trứng muỗi sẽ pháttriển thành bọ gậy, lăng quăng, muỗi non và trở thành muỗi trưởng thành Muỗi cáisau khi nở từ trứng chỉ từ khoảng 5-8 ngày sau đã trở thành muỗi trưởng thành và cóthể hút máu người và tìm nơi đẻ trứng trong các dụng cụ chứa nước Sau 1-3 ngày,trứng sẽ nở thành bọ gậy và từ bọ gậy để trở thành lắng quăng thì cần khoảng 5-8ngày Khoảng 2-3 ngày sau, con lăng quăng sẽ trở thành muỗi non, và tiếp tục chutrình phát triển thành muỗi trưởng thành, trứng phát triển thành bọ gậy, lăng quăng,muỗi Vòng đời của muỗi Aedes aegypti thường kéo dài từ khoảng 2-4 tuần phụ thuộcvào môi trường và điều kiện tự nhiên
2.3 BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
2.3.1 Định nghĩa, nguyên nhân và nguồn lây bệnh sốt xuất huyết Dengue
2.3.1.1 Định nghĩa bệnh sốt xuất huyết Dengue
Bệnh sốt xuất huyết Dengue (Dengue Hemorrhagic Fever) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một trong bốn type virus Dengue gây nên (Nguyễn Minh Sơn,
2012), bệnh lây truyền chủ yếu qua muỗi Aedes aegypti Bệnh có đặc điểm là xuấthuyết và trụy mạch, bệnh nhân nếu không điều trị kịp thời và đúng mức sẽ đi đến tửvong (Lê Thị Luyến, 2017)
2.3.1.2 Nguyên nhân và nguồn lây truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue
Virus dengue thuộc họ Arbovirus truyền qua vết muỗi đốt Dựa vào cấu trúc kháng nguyên virus dengue chia làm 4 type, kí hiệu là D1, D2, D3 và D4 Dù virus dengue được chia làm 4 typ kháng nguyên khác nhau nhưng chúng vẫn có phản ứng
miễn dịch chéo (Nguyễn Minh Sơn, 2012)
Nguời bệnh là nguồn lây, trong suốt thời gian bệnh có virus trong máu Bệnhnhân thường là trẻ em, trẻ đã nhiễm virus một lần, nếu nhiễm lần nữa dễ rơi vào trạngthái sốc (Lê Thị Luyến, 2017) Người nhiễm virus dengue là do bị muỗi cái thuộc chiAedes đốt Muỗi Aedes aegypti là vectơ truyền bệnh chủ yếu ở hầu hết các khu vựcbệnh lưu hành, chỉ hoạt động vào ban ngày và chỉ muỗi cái mới đốt người và truyềnbệnh
Khi muỗi cái Aedes hút máu người nhiễm virus Dengue, virus sẽ ủ bệnh trong
cơ thể muỗi khoảng 8 đến 11 ngày Trong khoảng thời gian sống còn lại sau đó, muỗi
Trang 11có nguy cơ truyền bệnh cho người Khi virus xâm nhập vào cơ thể người, chúng tuầnhoàn trong máu từ 2 đến 7 ngày, khoảng thời gian này nếu muỗi Aedes hút máu thì
virus Dengue được truyền cho muỗi.
2.3.1.3 Cơ chế gây bệnh của bệnh sốt xuất huyết
Bệnh nhân nhiễm 1 trong 4 type Dengue sau khi hồi phục, cơ thể sẽ tạo kháng
thể chống type đó Nếu bệnh nhân bị nhiễm 1 type Dengue khác, sự gia tăng ào ạt
kháng thể theo kiểu nhắc lại xảy ra, kháng thể phản ứng chéo với type Dengue lần này
tạo ra phức hợp kháng nguyên-kháng thể Do đó, sốc và xuất huyết xảy ra (Lê ThịLuyến, 2009)
Virus xâm nhập cơ thể người qua nốt đốt của muỗi Cơ chế gây bệnh của virusđối với cơ thể bị virus xâm nhập, có thời hạn nhiễm virus máu từ cuối thời kỳ ử bệnh(vài giờ trước khi xuất hiện những triệu chứng lâm sàng đầu tiên) đến 3-5 ngày đầucủa thời kì sốt (Đào Ngọc Phong, 2008)
Virus Dengue có thể gây nhiều thể bệnh khác nhau Hiện nay có hai giả thuyết chính: Gỉa thuyết về độc lực của virus, theo giả thuyết này, các typ virus Dengue có
độc lực mạnh thì gây thể bệnh nặng có sốc, có xuất huyết Gỉa thuyết về cơ địa bệnh
nhân: Bệnh nhân nhiễm virus Dengue có xuất huyết và có sốc là do tái nhiễm virus Dengue khác typ và do phản ứng miễn dịch bệnh lý của cơ thể (Halstead SB), giả
thuyết này được nhiều người ủng hộ
- Rối loạn sinh lí bệnh chính trong Dengue xuất huyết:
+ Tiểu cầu giảm
+ Các yếu tố đông máu giảm do bị tiêu thụ vào quá trình tăng đông
+ Suy gan: Giảm tổng hợp các yếu tố đông máu (Bùi Đại, Nguyễn Văn Mùi vàNguyễn Hoàng Tuấn, 2005)
2.3.1.4 Phân độ sốt xuất huyết
- Sốt xuất huyết được WHO phân làm 4 độ theo mức độ nặng
+ Độ I: Sốt, đau nhức, mạch, huyết áp bình thường, Lacet (+)
+ Độ II: Độ I kèm xuất huyết nhẹ ở dưới da hoặc niêm mạc
+ Độ III: Trụy mạch, xuất huyết vừa, tiền shock
+ Độ IV: Sốt thực sự, mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp không đo được
Trang 122.3.1.5 Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết
- Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết Dengue gồm sốt, nhức đầu dữ dội,
đau hố mắt, đau cơ và khớp Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu và cũng không cóvắc-xin phòng ngừa (Triệu Nguyên Trung, Đỗ Văn Nguyên và Huỳnh Hồng Quang,2014)
- Thời kì ủ bệnh từ 5 đến 7 ngày, triệu chứng thường xuất hiện đột ngột:
+ Sốt cao liên tục đột ngột 39-40oC, thường khởi phát đột ngột, khi hạ sốt nhiệt
độ thường xuống đột ngột, kèm theo huyết áp giảm
+ Bệnh nhân thường đau mỏi cơ khớp nhức vùng hố mắt, nhức đầu, cảm giácgai rét, vã mồ hôi, ăn ngủ kém mệt nhiều, rối loạn tiêu hóa
+ Da và niêm mạc mắt xung huyết hoặc có phát ban trên da
+ Dấu hiệu xuất huyết: xuất huyết dưới nhiều hình thức, thường xảy ra từ ngàythứ 2-3 của bệnh Nhẹ nhất là nghiệm pháp dây thắt Lacet (+):
● Xuất huyết dưới da: có thể gặp ở các dạng chấm, đốm hoặc nốt xuất huyếtdưới da Lớn hơn là mảng xuất huyết, hiếm khi thấy “u” hoặc “bọc” xuất huyết dưới
da, đốm xuát hiện thường rải rác khắp cơ thể, nhưng thường mọc dày ở cẳng chân,cẳng tay Những chỗ hay bị va đập ( như chỗ đo huyết áp, chỗ véo da, chỗ đâm kimtiêm truyền dịch…) thường để lại dải hoặc mảng xuất huyết,
● Xuất huyết niêm mạc: hay gặp nhất là chảy máu cam, chảy máu lợi, chânrăng ít gặp hơn, cũng có khi xuất huyết dưới kết mạc
● Xuất huyết phủ tạng: phổ biến nhất là xuất huyết tiêu hóa (nôn và đi cầu ramáu hoặc phân đen), sau đó là xuất huyết tiết niệu (đi tiểu ra máu), hô hấp (ho ra máu),xuất huyết não, phụ nữ thường gặp xuất huyết tử cung (kinh nguyệt bất thường, kéodài)
- Giai đoạn nguy hiểm từ 3-6 ngày dễ xảy ra sốc Sau 7 ngày bệnh từ từ hồiphục
2.3.1.6 Biến chứng của bệnh sốt xuất huyết
- Bệnh sốt xuất huyết có nhiều biến chứng nguy hiểm
+ Xuất huyết (chảy máu da niêm mạc): chảy máu cam, chảy máu răng, ói và đicầu ra máu, phụ nữ bị rong kinh
+ Do tính thấm thành mạch và rối loạn đông máu dẫn đến sốc
+ Ngoài ra, tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng tinh hoàn (hay gặp ở trẻ em),phù thiểu dưỡng, xảy thai-đẻ non (ở phụ nữ có thai)
+ Khi bệnh nặng có thể sốc và tổn thương các cơ quan nội tạng não, gan, thận,phổi và tim (Bùi Đại, Nguyễn Văn Mùi và Nguyễn Hoàng Tuấn, 2005)
+ Khi bị các biến chứng trên nếu không đến khám và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tửvong rất nhanh (từ 1-2 ngày), do đó không thể ở nhà theo dõi và chăm sóc được
Trang 132.3.1.7 Chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết
- Sốt cao đột ngột 39-40oC, liên tục kéo dài từ 2-7 ngày hoặc sốt thành 2 pha,một số có sốt đợt 2 xuất hiện sau 1-3 ngày và kéo dài khoảng 1-3 ngày, thường kèmtheo nhức đầu, đau mỏi cơ khớp, choáng váng chóng mặt, đổ mồ hôi và rét (Lê ThịLuyến, 2017)
- Biểu hiện xuất huyết có thể như:
+ Nghiệm pháp dây thắt dương tính, chấm xuất huyết dưới da, chảy máu chânrăng hoặc chảy máu cam
+ Phát ban, da xung huyết
+ Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt
+ Hematocrit bình thường hoặc tăng (Bùi Đại, Nguyễn Văn Mùi và NguyễnHoàng Tuấn, 2005)
+ Số lượng tiểu cầu giảm hoặc bình thường
+ Số lượng bạch cầu thường giảm (Lê Thị Luyến, 2017)
2.3.1.8 Điều trị bệnh sốt xuất huyết
- Chưa có thuốc đặc trị với virus dengue Do vậy, chủ yếu là điều trị triệu
chứng: truyền dịch khi thoát mạch nhiều, truyền tiểu cầu khi tiểu cầu quá giảm…Nâng cao thể trạng cho bệnh nhân (Lê Thị Oanh, 2012)
+ Các dịch truyền thường dung
● Uống: ORESOL (NaCL 3,5g + Tri sodium xitrat 2,9g + KCl 1,5g + Glucose20g) pha 1 lít nước sôi để nguội: 1-2 gói/ngày
● Truyền: Ringer lactat + Glucose 5%
Natri clorua 0,9% + Glucose 5% (theo tỷ lệ 2/1, 3/1 hoặc 1/1)
Khi nhiễm toan: thêm Natri bicacbonat đẳng trương (1,4%)
+ Lượng dịch bổ sung (kể cả uống và truyền) với Dengue xuất huyết độ I và II.+ Bổ sung dịch thể từ sớm là biện pháp số 1 để ngăn ngừa sốc: mội bệnh nhân
dù nhẹ (độ I) cũng cần ép uống nước (nước điện giải, ORESOL, nước hoa quả)
+ Lượng dịch bổ sung căn cứ vào nhiệt độ, mồ hôi, nôn mửa, lượng nước tiểu
và hematocrit Trung bình: khoảng 2lít/24giờ với người lớn và 100ml/24giờ với trẻ em
Trang 14+ Trường hợp có mất nước nhưng chưa có sốc Bổ sung khối lượng dịch đã mất:10ml/kg khi mất 1% trọng lượng sau đó truyền lượng dung dịch duy trì theo công thứcHalliday và Segar.
Cân nặng Lượng truyền duy trì 24 giờ
10-20 kg 1000ml + 50ml/cho 1kg vượt trên trọng lượng 10kg
>20 kg 1500ml + 20ml/cho 1kg vượt trên trọng lượng 20kg
- Cấp cứu sốc Dengue xuất huyết độ III, IV
+ Bổ sung nhanh 1-20ml/kg trong ≤ 20 phút
● Nếu sốc vẫn tiếp tục: cho thở Oxy và đo Hematorit
● Nếu Hematorit vẫn cao: tiếp tục truyền nhanh nhiều đường, tiêm trực tiếp, bổsung dung dịch keo Plasma, Dextran, lượng dịch 30ml/kg rồi giảm dần xuống 10–20ml khi hạ huyết áp 80mmHg
● Nếu Hematorit rất thấp kèm theo sốc: xem khả năng xuất huyết phủ tạng vàphải truyền máu tươi 10ml/kg
+ Khi huyết áp = 100mmHg: truyền duy trì thêm 24–48 giờ Khi mạch, huyết
áp ổn định, đái được, thèm ăn thì ngừng truyền
2.3.1.9 Chăm sóc và dự phòng bệnh sốt xuất huyết dengue
- Chăm sóc bệnh sốt xuất huyết:
+ Theo dõi tuần hoàn:
● Bù nước, điện giải theo chỉ định Kiểm tra vận tốc truyền tránh truyền quánhanh gây phù phổi cấp, huyết áp hạ dùng dung dịch có phân tử lượng lớn và thuốcvận mạch để nâng huyết áp
● Bệnh nhân tỉnh cho uống oresol, uống càng nhiều càng tốt
● Lấy mạch, huyết áp, nhiệt độ ngay khi tiếp nhận bệnh nhân
● Theo dõi sát mạch, huyết áp 15 phút/1lần, 30 phút/1lần và 3giờ/1lần
+ Theo dõi xuất huyết:
● Dấu hiệu dây thắt (+)
● Vết bầm tím, chảy máu nơi tiêm
● Nốt tử ban hay có ở mặt trước cẳng tay, chân, gan bàn tay, gan bàn chân
Trang 15● Theo dõi dấu hiệu xuất huyết nội tạng, đau bụng, bụng chướng nôn ra máu, đicầu phân đen
● Theo dõi nhịp thở, tình trạng tăng tiết, sự tím da, môi và đầu ngón
● Hút đờm nhớt (Bộ Y Tế Vụ Khoa Học và Đào Tạo, 2005)
+ Thực hiện các y lệnh của bác sĩ chính xác kịp thời:
● Thuốc (không được dùng aspirin để hạ sốt)
● Xét nghiệm
● Theo dõi các chất bài tiết: chất nôn, nước tiểu, lượng máu mất
● Theo dõi lượng nước tiểu trong 1 giờ và 24 giờ
● Theo dõi tình trạng tri giác:
Sốt xuất huyết không sốc: chưa có rối loại tri giác
Sốt xuất huyết có sốc: đánh giá diễn biến của bệnh, bệnh nhân có sốc,hôn mê là tiên lượng nặng (nếu có choáng)
●Theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn
● Xuất viện phải theo dõi bệnh (đặc biệt là trẻ em), có dấu hiệu bất thường phải
- Phòng bệnh sốt xuất huyết:
+ Diệt muỗi, diệt bọ gậy, phun thuốc trừ muỗi nằm màn…
+ Vệ sinh môi trường, nguồn nước xung quanh nhà
+ Theo dõi các trường hợp có sốt
+ Khi ngủ phải nằm màn hoặc mùng (Bộ Y Tế Vụ Khoa Học và Đào Tạo,2006), những nơi có nhiều muỗi có thể thấm màn bằng permethrin 0,2g/m2 (Lê HuyChính, 2007)
+ Vacxin phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue hiện nay vẫn chưa được sử dụng
nhiều (Cao Văn Thu, 2008)
Trang 162.4 TÌNH HÌNH MẮC BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT HIỆN NAY
2.4.1 Tình hình mắc bệnh sốt xuất huyết trên thế giới
Tổ chức Y tế Thế Giới xếp sốt xuất huyết Dengue vào loại vào một trong những
bệnh đáng quan tâm nhất do muỗi truyền Đây là bệnh lan truyền với tốc độ rất nhanh,ước tính số ca bệnh tăng lên hơn 30 lần trên toàn cầu trong 50 năm qua Các đợt dịchsốt xuất huyết đáng quan tâm nhất thường xảy ra ở khu vực Đông Nam Á, Tây TháiBình Dương, châu Phi và châu Mỹ do có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới Có hơn2,5 tỷ người sống tại 100 quốc gia phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết(Triệu Nguyên Trung, Đỗ Văn Nguyên và Huỳnh Hồng Quang, 2014)
Trên toàn thế giới ước tính có khoảng 390 triệu ca nhiễm virus Dengue mỗi
năm, trong số này có khoảng 500.000 ca phát triển thành thể nặng và ước tính có trên25.000 ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới (Sở Y Tế Nam Định, 2014) Dịch sốtxuất huyết trên thế giới có xu hướng lan rộng không những trong mỗi nước mà còn ranhiều vùng khác, hằng năm có sự gia tăng số nước báo dịch và số trường hợp mắcbệnh Dengue xuất huyết phát hiện đầu tiên ở Manila (Philipin), đang phát triển ởĐông Nam Á, Tây và Nam Thái Bình Dương, Tây bán cầu (Bùi Đại, 2002) Sốt xuấthuyết là một bệnh của trẻ em Trong số 10.367 trường hợp với 694 người chết ở vùngBăng Cốc, trong những năm từ 1958-1963, tất cả (trừ 25 trường hợp) đều là trẻ emdưới 14 tuổi (Đào Ngọc Phong, 2008)
Khu vực châu Mỹ La–tinh: tại Brazil từ đầu năm đến nay ghi nhận 1.244.583trường hợp mắc, 288 trường hợp tử vong, tỷ lệ mắc là 614/100.000 dân, tỷ lệ chết/mắc
là 0,02% Paraguay đã ghi nhận 113.997 trường hợp mắc, 16 trường hợp tử vong, tỷ lệmắc là 1.764/100.000 dân, tỷ lệ chết/mắc là 0,01% Quốc gia Colombia từ đầu nămđến nay ghi nhận 70.350 trường hợp mắc, 196 trường hợp tử vong, với tỉ lệ mắc152/100.000 dân, tỷ lệ chết/mắc là 0,28% (Cục Y Tế-Bộ Y Tế, 2016)
2.4.2 Tình hình mắc bệnh sốt xuất huyết ở Việt Nam
Bệnh sốt xuất huyết Dengue vẫn còn lưu hành cao ở miền Trung và miền Nam
với tỷ lệ mắc bệnh chủ yếu ở nhóm tuổi dưới 15 (Nguyễn Minh Sơn, 2012) Năm
2009, bệnh sốt xuất huyết Dengue bùng phát thành dịch tại Hà Nội với số mắc 16.011trường hợp, tử vong 04, tỷ lệ mắc trên 100.000 dân là 244,7, cao nhất trong vòng 18năm kể từ năm 1992 (Đặng Kim Hạnh, Vũ Sinh Nam và Nguyễn Thị Kim Tiến, 2009)
Trong những tuần gần đây đã ghi nhận số mắc tập trung tại một số tỉnh, đặc biệttại 4 tỉnh Tây Nguyên là: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và một số tỉnh khuvực miền Nam, miền Trung như: An Giang, Đồng Tháp, Thành phố Hồ Chí Minh,Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định Nguyên nhân số ca sốt xuất huyết tăng, đặc biệt làkhu vực Tây Nguyên là do đang vào mùa mưa, vào thời điểm này năm trước, dịch bắt
Trang 17đầu gia tăng, đạt đến đỉnh vào những tháng cuối năm 2015 sau đó giảm dần và đuôidịch tiếp tục kéo dài sang những tháng đầu năm 2016.
2.4.3 Tình hình mắc bệnh sốt xuất huyết ở An Giang
Số mắc tháng đầu năm 2017 là 1.939 ca, tăng 19,1% so cùng kỳ 2016 (1628 ca)
và tăng 84,3% so với số mắc trung bình 2011-2015 (1052 ca); Huyện có số ca mắc cao
là Chợ Mới (573 ca), Long Xuyên (340), Châu Phú (259 ca), An Phú (193 ca); Sốtrường hợp SXHD nặng phát hiện trong 06th/2017 là 91 ca, chiếm 4,7% tổng số camắc Nhóm tuổi ≤15 tuổi chiếm 68,9%, nhóm người lớn ≥15 tuổi chiếm 31,1%; Có
421 ổ dịch (xảy ra ở tất cả thị trấn/ huyện/thành phố), đã xử lý 421 ổ dịch đạt 100%;
Có 01 ca tử vong; Có 3 type virus D1, D2, D4; trong đó D1 chiếm ưu thế 74,1%
Hoạt động giám sát véc tơ của địa phương cho thấy các chỉ số côn trùng đềutăng cao trong 6 tháng đầu năm 2017 như Phường Mỹ Phước- thành phố Long Xuyên(BI ≥ 60) Hoạt động giám sát véc tơ của địa phương chưa đạt yêu cầu chuyên môn(Viện Sốt Rét-Ký Sinh Trùng-Côn Trùng, 2017)
2.4.4 Sơ lược về địa điểm nghiên cứu
Xã Vĩnh Nhuận là xã vùng trong của huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, nằm ởtrung tâm vùng Tứ giác Long Xuyên có diện tích 3803 ha gồm 6 ấp với dân số là 7052người Người dân nơi đây chủ yếu là nhà nông trồng lúa, các doanh nhân ở đây đãthành lập nhiều nhà máy xay xát lúa gạo Từ khi nhà máy được thành lập cuộc sốngcủa người dân nơi đây trở nên sung túc, ấm êm và được nhiều doanh nghiệp thành lậpnhiều nhà máy khác nhau, trường học, trạm y tế cũng được cải tiến
Trạm y tế xã được xây dựng mở rộng, thoáng mát sạch sẽ, có nhiều trang thiết
bị, dụng cụ y tế đầy đủ để đáp ứng cho người dân nơi đây Trạm y tế được nằm ở trungtâm xã Hiệp Hưng, cách chợ khoảng 4km và cách khu dân cư 3km Trạm có đội ngủnhân viên y tế đầy đủ kiến thức và nhiệt tình, cùng với sự lãnh đạo của trưởng trạm làBS.CKI.Đỗ Tấn Hải.Trạm có 8 nhân viên y tế trong đó có 1 bác sĩ, 2 hộ sinh, 4 y sĩ và
2 dược sĩ trung học Trạm có xử lý các bệnh thể nhẹ như sốt
Trang 18CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1 Đối tượng chọn mẫu
Người dân cư trú tại xã Vĩnh Nhuận, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
3.1.2 Tiêu chuẩn chọn mẫu
- Người được quản lý sức khỏe tại Trạm Y Tế xã Vĩnh Nhuận
- Người đồng ý tham khảo sát
3.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ
- Người bị bệnh tâm thần
- Người bị khiếm thị và khiếm thính
- Người không biết chữ
3.1.4 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: tại xã Vĩnh Nhuận, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
- Thời gian: khảo sát được tiến hành thu thập số liệu bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 4năm 2018
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang phân tích
3.2.2 Cỡ mẫu
Chọn 100 người dân tại xã Vĩnh Nhuận, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
3.2.3 Phương pháp chọn mẫu
- Dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn
- Chọn 100 người dân đủ tiêu chuẩn chọn mẫu và không thuộc tiêu chuẩn loại trừ đểtiến hành khảo sát
- Khi tiến hành lấy mẫu, nếu đối tượng nghiên cứu nào thuộc tiêu chuẩn loại trừ thì bỏ
ra và tiếp tục lấy mẫu trên những người dân còn lại cho đến khi đủ 100 mẫu
3.2.4 Nội dung nghiên cứu
3.2.4.1 Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu
- Họ và tên: Ghi cụ thể từng đối tượng khảo sát
- Tuổi của đối tượng được khảo sát được chia làm 2 giá trị:
Trang 19- Dân tộc: Các đối tượng khảo sát được chia làm 2 giá trị:
+ Khác (nội trợ, học sinh, sinh viên, thất nghiệp)
- Trình độ học vấn: Các đối tượng khảo sát được chia làm 4 giá trị:
+ Tiểu học
+ Trung học cơ sở
+ Trung học phổ thông
+ Trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học
- Khảo sát sự hiểu biết về bệnh sốt xuất huyết, có 2 giá trị:
+ Tại trường học, bài giảng
+ Nguồn khác (internet, kinh nghiệm)
3.2.4.2 Các nội dung về kiến thức đúng về bệnh sốt xuất huyết của người dân.
Bộ câu hỏi khảo sát gồm 20 nội dung, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, mỗi câu trảlời chưa đúng được 0 điểm
* Thang điểm đánh giá:
Kiến thức đúng đạt từ 70%-100% của 20 điểm, tức đạt >13 điểm
Kiến thức chưa đúng khi đạt <70%, tức đạt <13 điểm
- Kiến thức về khái niệm bệnh sốt xuất huyết Dengue, có 2 đáp án:
+ Là bệnh truyền nhiễm, có sốt kèm theo phát ban
+ Là bệnh truyền nhiễm, có sốt nhưng không kèm theo phát ban
Đáp án đúng là “là bệnh truyền nhiễm, có sốt kèm phát ban”
- Kiến thức về nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết Dengue, có 4 đáp án:
+ Muỗi chích
+ Ruồi
Trang 20+ Thời tiết thay đổi
Đáp án đúng là “muỗi chích”
- Kiến thức về muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue, có 3 đáp án:
+ Muỗi vằn (Aedes aegypti)
+ Muỗi đòn sóc (Anophenles)
+ Muỗi cỏ
Đáp án đúng là "muỗi vằn (Aedes aegypti)”
- Kiến thức về tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết Dengue,có 4 đáp án:
- Kiến thức về biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết Dengue, có 4 đáp án:
+ Sốt cao (39-40oC), kéo dài từ 2 đến 7 ngày
+ Sốt kèm theo phát ban
+ Xuất huyết dưới da dạng chấm, nốt, mảng
+ Xuất huyết niêm mạc, đường tiêu hóa, vết bầm tím quanh vùng tiêm hoặc các
vị trí khác
Người trả lời đúng là người chọn từ 3-4 đáp án trên
- Kiến thức về đặc điểm của nốt ban trong bệnh sốt xuất huyết Dengue, có 4 đáp án:
+ Là những chấm nhỏ có kích thước từ 1-2mm
+ Không biến mất khi ấn
+ Thường nổi ở mặt trong hai cánh tay và hai cẳng chân
+ Không biết
Người trả lời đúng là người chọn từ 2-3 đáp án trên ngoại trừ đáp án không biết
- Kiến thức về triệu chứng của sốt trong sốt xuất huyết Dengue, có 4 đáp án:
+ Sốt từ từ, dao động trong ngày
+ Sốt cao đột ngột, liên tục ít đáp ứng với thuốc hạ sốt
+ Sốt cao kèm theo rét run, dễ hạ nhiệt bẳng thuốc
+ Sốt nhiều vào ban đêm
Đáp án đúng là “sốt cao đột ngột, liên tục ít đáp ứng với thuốc hạ sốt”
- Kiến thức về thời điểm nguy hiểm nhất của sốt xuất huyết Dengue, có 3 đáp án:
+ Ngày đầu tiên của bệnh
+ Ngày thứ ba của bệnh
+ Ngày thứ bảy của bệnh
Đáp án đúng là “ngày thứ ba của bệnh”
Trang 21- Kiến thức về chẩn đoán cận lâm sàng của bệnh sốt xuất huyết Dengue, có 3 đáp án:
Người trả lời đúng là người chọn cả 2 đáp án “tử vong, sốc mất nước”
- Kiến thức về xử trí bệnh sốt xuất huyết Dengue, có 4 đáp án:
- Kiến thức về điều trị bệnh sốt xuất huyết Dengue, có 4 đáp án:
+ Theo dõi nhiệt độ
+ Uống nhiều nước: Cam, dung dịch ORS
+ Dùng thuốc kháng sinh
+ Lau mát bằng nước lạnh
+ Theo dõi nhiệt độ
+ Uống nhiều nước: cam, dung dịch ORS
Người trả lời đúng là người chọn cả 2 đáp án “theo dõi nhiệt độ, uống nhiềunước: Cam, dung dịch ORS”
- Kiến thức về dấu hiệu cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế ngay, có 4 đáp án:
+ Sốt cao liên tục từ 39-40oC, kèm xuất huyết dưới da
+ Ăn, ngủ nhiều
+ Tay chân ấm
+ Không biết
Đáp án đúng là “sốt cao liên tục từ 39-40oC, kèm xuất huyết dưới da”
- Kiến thức về chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết Dengue tại nhà, có 4 đáp án:
+ Dùng thuốc hạ sốt theo y lệnh của bác sĩ
+ Theo dõi nhiệt độ của trẻ
+ Tự ý mua thuốc, truyền dịch tại nhà
+ Tái khám đúng ngày theo lời dặn của bác sĩ
Trang 22Người trả lời đúng là người chọn từ 2-3 đáp án “dùng thuốc hạ sốt theo y lệnhcủa bác sĩ, theo dõi nhiệt độ của trẻ, tái khám đúng ngày theo lời dặn của bác sĩ”.
- Kiến thức về hạ sốt cho người bệnh sốt xuất huyết Dengue, có 4 đáp án:
+ Lau mát bằng nước ấm
+ Cạo gió, quấn nhiều mền
+ Cho người bệnh uống nhiều nước
+ Uống thuốc theo y lệnh
Người trả lời đúng là người chọn từ 2-3 đáp án “lau mát bằng nước ấm, chongười bệnh uống nhiều nước, uống thuốc theo y lệnh”
- Kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh sốt xuất huyết Dengue, có 4 đáp án:
+ Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng
+ Cân đối thành phần dinh dưỡng
+ Bổ sung vitamin
+ Uống nhiều nước
Người trả lời đúng là người chọn từ 3-4 đáp án “đảm bảo cung cấp đủ nănglượng, cân đối thành phần dinh dưỡng, bổ sung vitamin, uống nhiều nước”
- Kiến thức về thực phẩm mà người bệnh sốt xuất huyết Dengue không nên ăn, có 4
đáp án:
+ Ăn lỏng, dễ tiêu: Cháo, súp
+ Ăn hoa quả có nhiều vitamin C, B: Cam, đậu
+ Ăn thức ăn có màu đỏ hoặc đen: Củ dền, huyết, gan
+ Ăn bánh kẹo
Người trả lời đúng là người chọn 2 đáp án “ăn thức ăn có màu đỏ hoặc đen: Củrền, huyết, gan; ăn bánh kẹo ”
- Kiến thức về vệ sinh của người bệnh sốt xuất huyết Dengue, có 4 đáp án:
+ Tắm rửa, vệ sinh hàng ngày
+ Không nên tắm rửa
+ Mặc quần áo thoáng mát
+ Mặc nhiều quần áo dày
Người có đáp án đúng là người chọn 2 đáp án “tắm rửa, vệ sinh hàng ngày; mặcquần áo thoáng mát”
- Kiến thức về chế độ nghỉ ngơi của người bệnh sốt xuất huyết Dengue, có 4 đáp án:
Trang 23- Kiến thức về phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue, có 4 đáp án:
+ Thay rửa thường xuyên các vật dụng chứa nước
+ Diệt lăng quăng
- Người có kiến thức đúng chung là người có từ 14 đến 20 điểm
- Người có kiến thức chưa đúng chung là người có từ 0 đến 13 điểm
3.2.5 Phương pháp thu thập số liệu
3.2.5.1 Công cụ thu thập số liệu
Bộ câu hỏi khảo sát người dân được thiết kế sẵn, để đối tượng nghiên cứu tự chọn kếtquả
3.2.5.2 Kỹ thuật thu thập số liệu
- Lập danh sách 100 người đủ tiêu chuẩn chọn mẫu
- Chuẩn bị bộ câu hỏi khảo sát
- Giải thích ý nghĩa, mục đích của bộ câu hỏi và đề tài khảo sát, phiếu khảo sát đểngười dân hiểu
- Tiến hành phát bộ câu hỏi cho người dân tự điền vào sau đó thu lại bộ câu hỏi
Trang 243.2.6 Sơ đồ khảo sát
Quá trình khảo sát được thực hiện qua sơ đồ như sau:
Hình 3.1 Sơ đồ khảo sát
Chuẩn bị bộ câu hỏi gồm 20 câu
Khảo sát mẫu trên 10 người dân sau đó chỉnh sửa cho phù hợp mới
đưa vào nghiên cứu chính thức
Giải thích ý nghĩa, mục đích của bộ câu hỏi và đề tài khảo sát cho
Trang 253.2.7 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Nhập số liệu và phân tích bằng phần mềm Microsoft Excel 2010
3.2.8 Phương pháp kiểm soát sai số
- Giải thích bộ câu hỏi, nội dung trong bộ câu hỏi cho người dân rõ trước khi điền đáp
án vào bộ câu hỏi
- Bộ khảo sát mẫu trên 10 đối tượng nghiên cứu trước khi tiến hành trên quần thểnghiên cứu, sau đó chỉnh sữa cho phù hợp mới đưa vào khảo sát chính thức
- Kiểm tra lại các phiếu khảo sát sau mỗi ngày khảo sát, với những phiếu thông tinchưa đầy đủ hoặc không hợp lý thì bị hủy hoặc đưa lại đối tượng khảo sát để bổ sung
- Sẵn sàng tư vấn cho người dân những vấn đề liên quan đến bệnh sốt xuất huyếtDengue