Tỷ lệ nhiễm HIV lây truyền qua đường tình dục cũng có xu hướng tăng lên trongnhững năm gần đây, đáng báo động đối với các tỉnh, thành ở khu vực đồng bằng SôngCửu Long tỷ lệ nhiễm lên tới
Trang 1MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ i
LỜI CAM KẾT ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 LỊCH SỬ VÀ SƠ LƯỢC ĐẠI DỊCH HIV/AIDS 3
2.2 TÌNH HÌNH NHIỄM HIV/AIDS 4
2.3 CÁC PHƯƠNG THỨC LAN TRUYỀN HIV 6
2.4 CÁC KĨ THUẬT PHÁT HIỆN NHIỄM HIV 7
2.5 CHĂM SÓC VÀ DỰ PHÒNG NHIỄM HIV 7
2.6 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 8
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 10
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
3.3 ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 12
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 13
4.1 KẾT QUẢ 13
4.2 THẢO LUẠN 16
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 20
5.1 KẾT LUẬN 20
5.2 KIẾN NGHỊ 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21 PHỤ LỤC
i
Trang 2DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 13
Bảng 4.2 Các kênh truyền thông được học sinh tiếp xúc 13
Bảng 4.3 Kiến thức chung về phòng chống HIV/AIDS 14
Bảng 4.4 Kiến thức về sự lây nhiễm nguy hiểm của HIV/AIDS 14
Bảng 4.5 Kiến thức về đường lây truyền HIV/AIDS 14
Bảng 4.6 Kiến thức nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS 14
Bảng 4.7 Kiến thức biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS .15
Bảng 4.8 Kiến thức về thuốc điều trị và vắc xin phòng ngừa HIV/AIDS 15
Bảng 4.9 Kiến thức về HIV/AIDS khi xâm nhập vào cơ thể tồn tại bao lâu 15
Bảng 4.10 thực hành chung về phòng chống HIV/AIDS 16
Bảng 4.11 Thực hành của học sinh về biện pháp gây lây nhiễm HIV/AIDS 16
Bảng 4.12 Thực hành của học sinh về đường lây nhiễm HIV/AIDS 16
Bảng 4.13 Thực hành xét nghiệm HIV/AIDS 17
Bảng 4.14 Sử dụng BCS đúng cách và sử dụng BCS khi quan hệ tình dục 16
Trang 3DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS Aquired Immunodeficieney Syndrome
HIV Human Immunodeficiency Virus
QHTD Quan hệ tình dục
BCS Bao cao su
iii
Trang 4CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ,
sự đồng thuận của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể xã hội và cộng đồng dân cưtại các địa phương công tác dự phòng lây nhiễm HIV đã đạt được nhiều kết quả quantrọng Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác này đang đối diện với nhữngthách lớn: Dịch HIV/AIDS hiện không chỉ tập trung ở các khu vực thành thị mà đã có
xu hướng lan rộng ở các khu vực khác như các khu vực có điều kiện giao thông đi lạikhó khăn, trình độ dân trí còn thấp, gắn liền tệ nạn buôn bán, sử dung ma túy cao, đặcbiệt là vùng biên giới, các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ
Tỷ lệ nhiễm HIV lây truyền qua đường tình dục cũng có xu hướng tăng lên trongnhững năm gần đây, đáng báo động đối với các tỉnh, thành ở khu vực đồng bằng SôngCửu Long (tỷ lệ nhiễm lên tới 76%); Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tìnhdục đồng giới ở các thành phố lớn có xu hướng tăng lên, ở mức 16,7% năm 2009;Kiến thức, thái độ và hành vi của người dân còn nhiều hạn chế Hiện tồn tại một sốlượng không nhỏ thanh thiếu niên và dân cư vùng kinh tế kém phát triển, đặc biệt là tỷ
lệ nhận thức đầy đủ về HIV/AIDS ở những người dễ bị tổn thương còn ở mức độ rấtthấp Ngoài ra, các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong các nhóm nguy cơ còn tiếpdiễn với mức độ cao, đặc biệt là sự gia tăng các hành vi nguy cơ kép trong các nhómnày song hành với sự gia tăng số phụ nữ bán dâm tiêm chích ma túy, nam quan hệ tìnhdục đồng giới tiêm chích ma túy và nam nghiện chích ma túy bán dâm cho khách hàng
là nam và nữ, v.v Tất cả những yếu tố nêu trên làm gia tăng lây nhiễm HIV trongcộng đồng dân cư cũng như khiến công tác dự phòng lây nhiễm HIV trở nên ngàycàng khó khăn và phức tạp
Trên thế giới tính tới 31/12/2007 số người mắc HIV là 33,2 triệu người.Số người mớinhiễm HIV là 2,7 triệu người và số người chết vì AIDS là 2,1 triệu người Việt namphát hiện ca mắc đầu tiên vào năm 1990, đến nay dịch đã lan rộng khắp các tỉnh thànhtrong cả nước Theo Cục phòng chống HIV/AIDS và Bộ y tế tính đến ngày 31/12/2008toàn quốc đã có 123.191 người nhiễm HIV được phát hiện , 29.575 trường hợp chuyểnsang giai đoạn AIDS và 41.544 người chết vì AIDS Trong năm 2015, đã phát hiện10.195 trường hợp nhiễm mới HIV số bệnh nhân chuyển sang AIDS là 6130, tử vong
do ADIS là 2130 trường hợp Tính đến cuối năm 2015 cả nước hiện có 227.154 trườnghợp nhiễm HIV còn sống và ước tính hiện có 254.000 người nhiễm HIV trong cộngđồng
Hiện nay đối tượng nhiễm HIV không chỉ tập trung ở nhóm nguy cơ cao như tiêmchích ma túy mại dâm mà lan tràn qua cộng đồng dân cư bình thường hướng tới cácbạn học sinh đang theo học tai các trường THPT trên đất nước, đó là mối lo chung của
Trang 5toàn xã hội Hơn 60% người nhiễm ở độ tuổi 20-29 là lứa tuổi đang sung sức và cóchất lượng cuộc sống cao hơn của xã hội Sự nguy hiểm của HIV/AIDS là chưa cóthuốc phòng ngừa và điều trị đặc hiệu, vũ khí bén nhất để phòng bệnh là hoạt độngtruyền thông giáo dục làm cho mọi người hiểu biết về HIV/AIDS để bảo vệ mình làvấn đề cấp thiết Vì vậy, nghiên cứu về sự hiểu biết của cộng đồng đối với HIV/AIDS
là rất cần thiết để hoạch định chiến lược để truyền thông giáo dục sức khỏe đúng đắn
và phù hợp, tạo nên một chuyến biến lớn góp phần chặn đại dịch HIV/AIDS trong
tương lai Xuất phát từ đó tôi thực hiện đề tài “Khảo sát kiến thức, thực hành về phòng chống HIV/AIDS của học sinh trường THPT Lương Định Của năm 2018”.
Được thực hiện nhằm mục tiêu:
1 Xác định tỷ lệ học sinh có kiến thức đúng về phòng chống HIV/AIDS tại TrườngTrung học phổ thông Lương Định Của năm 2018
2 Xác định tỷ lệ học sinh thực hành đúng về phòng chống HIV/AIDS tại TrườngTrung học phổ thông Lương Định Của năm 2018
Trang 6CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 LỊCH SỬ VÀ SƠ LƯỢC ĐẠI DỊCH HIV/AIDS
Bệnh AIDS (Acquired Immunodeficiency syndrome - hội chứng suy giảm miễn dịchmắc phải) lần đầu tiên được nói đến vào năm 1981 trong bài “Báo cáo hàng tuần vềtình hình bệnh tật và tử vong” của tổ chức CDC (Centre for Disease Control) dưới mộttiêu đề khá nhẹ nhàng là “Viêm phổi do Pneumocystis - Los Angeles”(Bộ Giáo Dục,Dương Đình Thiện, Lê Thị Oanh)
2.1.1 Thời kỳ yên lặng
Do thời gian ủ bệnh trung bình từ 8-10 năm, nên HIV đã “yên lặng” lây nhiễm cho conngười từ thập kỷ 70 về trước và hoàn toàn nằm ngoài sự quan tâm chú ý của y học Đạidịch “yên lặng” bắt đầu từ những năm 1970, chúng ta không nhận biết được sự lantruyền của HIV ở 5 lục địa, và chúng ta không có được ý thức bảo vệ trong giai đoạnnày Hàng ngàn các trường hợp AIDS sau này là kết quả của nhiễm HIV lặng lẽ từnhững năm 1970 trước khi AIDS và HIV được phát hiện ra Nguồn gốc của HIV đếnnay vẫn còn là một vấn đề đang bàn cãi nhiều AIDS lần đầu tiên được mô tả ở Mỹ,trong khi đó HIV lần đầu tiên phân lập được ở Trung Phi Có tác giả cho rằng AIDSđầu tiên xuất hiện ở Châu Phi, lan qua vùng biển Caribê, đặc biệt là Haiti đến Mỹ và từ
đó lan sang các nước châu Âu
2.1.2 Thời kỳ phát hiện AIDS: 1981-1985
Sự mô tả những trường hợp AIDS đầu tiên năm 1981 đã kết thúc thời kỳ “yên lặng”,
mở đầu cho thời kỳ thứ hai của lịch sử bệnh AIDS Thời kỳ phát hiện AIDS, vớinhững tiến bộ về virus học, lâm sàng, các xét nghiệm 4 chẩn đoán bệnh, xác định cácđường lây truyền và cách phòng tránh, đồng thời với các tiến bộ trong điều trị bằngthuốc
Khi virus gây bệnh được biết là loại retrovirus thì các nhà nghiên cứu cũng đã pháthiện ra loại enzyme có vai trò trong quá trình sao chép mã ngược từ RNA thành DNA.Zidovudine (trước đó được biết đến là Azidothymidine hay AZT) là một trong nhữnghợp chất được dùng thử nghiệm sớm nhất, Zidovudine là thuốc đầu tiên được sử dụng
để điều trị AIDS, sau đó là các loại nucleoside
2.1.3 Thời kỳ động viên toàn thế giới phòng chống AIDS
Mặc dù có nhiều tiến bộ, nhưng tỷ lệ tử vong vẫn còn cao trước nạn dịch toàn cầu.Mỗi ngày hơn 12.000 trường hợp mới nhiễm, riêng năm 2004 có tới 3,5 triệu trườnghợp mới nhiễm, trong đó có 800.000 trẻ em dưới 15 tuổi Khoảng 70% trường hợp ởvùng cận Sahara Châu Phi, là nơi mà một số vùng có tỷ lệ huyết thanh dương tính ởngười lớn vượt quá 25% (Đoàn Xuân Mượn)
Trang 7Từ năm 1985 đến nay, xuất phát từ tình hình quốc tế không ổn định về AIDS như: sựđánh giá khác nhau về tỷ lệ nhiễm HIV và số trường hợp bệnh nhân AIDS, các nướcđang phát triển thiếu khả năng kỹ thuật để đánh giá phạm vi của nhiễm HIV, từ đó suyđoán lan tràn về phạm vi nhiễm HIV/AIDS…., Tổ chức Y tế thế giới thấy cần thiếtphải chỉ huy và phối hợp các hoạt động y tế quốc tế trong phòng chống AIDS Chươngtrình phòng chống AIDS toàn cầu đã được thiết lập vào ngày 1/2/1987 với 3 mục tiêu:
Dự phòng nhiễm HIV, giảm ảnh hưởng cá nhân và xã hội của nhiễm HIV, hợp nhấtcác cố gắng quốc gia và quốc tế phòng chống AIDS
Đứng trước tình hình phát triển ngày càng nghiêm trọng của đại dịch HIV/AIDS,tháng 12/1994 Liên hiệp quốc thấy cần thiết phải tập trung hơn nữa nỗ lực liên ngànhtoàn cầu trong phòng chống HIV/AIDS và đã quyết 5 định thành lập chương trình Liênhiệp quốc phòng chống AIDS (UNAIDS) với sự tham gia của Tổ chức Y tế thế giới và
5 thành viên khác của Liên hiệp quốc là: Quỹ Nhi đồng thế giới (UNICEF), tổ chứcvăn hoá - khoa học – giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO), quỹ dân số thế giới(UNPPA), chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) và ngân hàng thế giới(WB)
2.2 TÌNH HÌNH NHIỄM HIV/AIDS.
2.2.1 Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới.
Kể từ trường hợp nhiễm HIV được phát hiện đầu tiên vào năm 1983, từ đó đến nay,loài người đã phải đang đối phó với một đại dịch hết sức nguy hiểm mà hậu quả của nókhông chỉ là một quốc gia, một châu lục mà là tất cả các nước trên thế giới đã và đangphải gánh chịu
Trên thế giới tính đến 31/12/2007 số người phát hiện có HIV là 33,2 triệu người, trong
đó có 30,8 triệu người lớn (phụ nữ là 15,4 triệu người) và trẻ em dưới 15 tuổi là 2,7triệu người Số người nhiễm HIV mới trong năm 2007 là 2,5 triệu trong đó người lớn
là 2,1 triệu và trẻ em dưới 15 tuổi là 420.000 Số người chết vì AIDS là 2,1 triệu, trong
đó người lớn chiếm 1,7 triệu và trẻ em dưới 15 tuổi là 330.000
HIV/AIDS đã bắt đầu chuyển trọng điểm từ Châu Phi sang Nam Á và Đông Nam Á làkhu vực hiện nay và trong những thập kỷ tiếp theo có tốc độ phát triển kinh tế, thươngmại, du lịch nhanh Đồng thời quá trình đô thị hoá, phân hoá giàu nghèo, tệ nạn xã hội,nhất là tệ nạn mại dâm với tình trạng phụ nữ và trẻ em ít có khả năng tự bảo vệ mìnhtrước dịch bệnh HIV/AIDS
Đặc biệt nghiêm trọng hơn, vùng Nam Á và Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của nhiều vịtrí địa lý bởi nhiều nước nằm gần "Tam giác vàng" nơi sản xuất ra heroin Trongnhững năm cuối thập kỷ 21 khu vực này đang phải đương đầu với nạn buôn bán và sửdụng ma tuý ngày một quy mô, đây là một nguyên nhân quan trọng góp phần lâytruyền HIV/AIDS (UNAIDS)
Trang 82.2.2 Tình hình nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam
Tại Việt Nam, ca nhiễm HIV được phát hiện đầu tiên là vào tháng 12 năm 1990, tạithành phố Hồ Chí Minh Tính đến ngày 31/12/2012 cả nước có 208.866 người nhiễmHIV được phát hiện, đang còn sống và được báo cáo, trong đó có 59.839 bệnh nhânAIDS và từ đầu vụ dịch (1990) đến nay Việt Nam đã có 62.184 người tử vong do HIV/AIDS Tỷ suất nhiễm HIV trên toàn quốc là khoảng 218/100.000 dân, 100% tỉnh/thànhphố, 98,7% quận/huyện và 79% xã/phường đã có người nhiễm HIV/AIDS được pháthiện và được báo cáo (Bộ Y tế, 2014)
Trong những năm 1990-1997 của thế kỷ trước, số người nhiễm HIV mới được pháthiện hàng năm ở Việt Nam còn tương đối thấp (khoảng dưới 5.000 người), nhưng từ
1998 số người nhiễm tăng nhanh và đạt đỉnh cao nhất vào năm 2007 là 30.856 ngườinhiễm HIV được phát hiện và được báo cáo trong năm Sau đó, từ năm 2008 trở lạiđây, dịch HIV/AIDS ở Việt Nam có chiều hướng suy giảm, thể hiện ở số người mớinhiễm HIV được phát hiện và báo cáo năm sau ít hơn năm trước Phân tích sự phân
bố người nhiễm HIV theo giới năm 2011 cho thấy, nam giới chiếm 69%, nữ giớichiếm 31% So sánh cùng kỳ năm 2010, tỷ lệ này giảm khoảng 2% ở nhóm nam vàtăng gần 2% ở nhóm nữ giới, tỷ trọng người nhiễm HIV là nữ giới có xu hướng tăng
Sự phân bố người nhiễm HIV theo đường lây truyền chính (đường máu và đường tìnhdục) cũng có sự thay đổi trong những năm gần đây, theo hướng nhiễm HIV qua quan
hệ tình dục tăng, nhiễm HIV qua đường máu giảm Trong số người nhiễm HIV đượcbáo cáo trong năm 2012 có 42,1% được coi là bị lây truyền qua đường máu (giảm gần5% so với năm 2011) trong khi đó, tỷ lệ người bị nhiễm HIV lây truyền qua đườngtình dục chiếm 45,5% (tăng 4,5% so với năm 2011) Tuy nhiên, tỷ lệ này khác nhau ởcác khu vực Ví dụ, ở các tỉnh miền Bắc (Điện Biên, Sơn La, Thái Nguyên, Hà Nội,Thanh Hoá ) HIV vẫn chủ yếu lây truyền qua đường máu, trong khi đó ở khu vực TâyNam Bộ (Kiên Giang, An Giang, Hồ Chí Minh, Đồng Tháp ) HIV lại lây truyền chủyếu qua quan hệ tình dục
Đánh giá chung, tính đến cuối năm 2012, dịch HIV/AIDS ở Việt Nam vẫn trong giaiđoạn tập trung, chủ yếu xảy ra ở các nhóm có hành vi nguy cơ cao Theo kết quả giámsát trọng điểm năm 2012 tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy(NCMT) là 11,6% và tỷ lệ này trong nhóm phụ nữ bán dâm (PNBD) là 2,7% Tỷ lệnhiễm HIV trong nhóm đại diện cho cộng đồng đang ở mức thấp, ví dụ tỷ lệ nhiễmHIV trong nhóm phụ nữ mang thai năm 2012 vào khoảng 0,26% và trong nhóm thanhniên khám tuyển nghĩa vụ quân sự vào khoảng 0,08% (Bộ Y Tế, 2014)
Ước tính và dự báo nhiễm HIV/AIDS giai đoạn 2004 - 2010 ở Việt Nam
Trang 9Bảng 2.1 Luỹ tích các trường hợp nhiễm HIV/AIDS và tử vong do AIDS giai đoạn
2003 - 2010 (Bộ Y tế, 2007)
HIV 185.757 197.500 207.375 256.185 284.277 315.568 350.970AIDS 39.340 48.864 59.400 70.941 83.516 97.175 112.227
Tử vong 35.047 44.102 54.132 65.171 77.228 90.346 104.701
2.2.3 Tình hình nhiễm HIV/AIDS ở Sóc Trăng
Trong năm 2011,tỉnh Sóc Trăng phát hiện 193 trường hợp nhiễm HIV,trong đó có 56trường hợp chuyển sang AIDS và 28 trường hợp tử vong.Tính từ trường hợp nhiễmHIV đầu tiên được phát hiện tại huyện Vĩnh Châu vào năm 1994 đến 31/11/2011,toàntỉnh có 2.890 trường hợp nhiễm HIV,trong đó có 1.586 người đã chuyển sang AIDS và1.340 người đã tử vong.Số trường hợp nhiễm HIV còn sống là 1.305 và bệnh nhânAIDS còn sống là 245
Tình hình dịch HIV những năm gần đây khá ổn định, không có sự đột biến về số lượngnhiễm HIV mới phát hiện; số đối tượng nhiễm HIV/AIDS mới phát hiện chủ yếu tậptrung tại thành phố Sóc Trăng Trong số đối tượng nhiễm HIV thì tỷ lệ người nhiễmqua dường tình dục không an toàn và đường máu(tiêm chích không an toàn) ở mứccao, tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con có xu hướng giảm Đặc biệt, tỷ lệ nhiễm HIV có
xu hướng tăng ở nhóm tuổi từ 20-39, đây là lực lượng lao động quan trọng; do vậy,làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của nhiều gia đình, cần có những biện pháp phòngchống tích cực và hiệu quả hơn(Quách Việt Tùng, 2012)
2.3 CÁC PHƯƠNG THỨC LAN TRUYỀN HIV
HIV có thể lây truyền qua 4 loại dịch tiết của cơ thể, đó là máu, tinh dịch, dịch âm đạo,sữa mẹ HIV có thể lây truyền qua các phương thức:
+ Qua quan hệ tình dục không an toàn với người khác giới hay đồng giới bị nhiễmHIV, bất kể tiếp xúc với đường âm đạo, qua miệng hay hậu môn
+ Dùng chung bơm kim tiêm không được tiệt trùng với người nhiễm HIV cũng có thểdẫn tới lây nhiễm, bất kể bơm kim tiêm đó dùng để chích ma tuý hay tiêm thuốc chữabệnh, hay dùng để xăm trổ hoặc xuyên chích qua da
+ Trong thời kỳ mang thai người mẹ đã bị nhiễm HIV cũng có thể truyền virus chocon Đứa con cũng có thể bị lây nhiễm trong khi sinh hay sau này khi bú sữa mẹ.+ Truyền máu đóng vai trò quan trọng trong lây truyền HIV, nều các ngân hàng máukhông thực hiện đúng nghiêm túc và đầy đủ quy định truyền máu: sàng lọc người bánmáu và xét nghiệm HIV các mẫu máu đã lấy (Dương Đình Thiện, 2006)
máu trước khi truyền
* HIV không lây truyền qua các đường sau:
- Qua không khí hay do ho hoặc hắt hơi
- Qua thức ăn, nước uống
Trang 10- Qua mồ hôi, nước mắt.
- Dùng chung cốc, chén, bát đĩa, đồ ăn với người nhiễm HIV
- Dùng chung và ôm hôn với người nhiễm HIV, mặc dung quần áo hay bắt tay vớingười nhiễm HIV
- Dùng chung bồn vệ sinh, nhà tắm cùng với người nhiễm HIV
- Muỗi, bọ chét hay các loại côn trùng khác cắt đốt
- Sống với người nhiễm HIV (Bộ Y Tế, 2014)
2.4 CÁC KỸ THUẬT PHÁT HIỆN NHIỄM HIV
2.4.1 Kỹ thuật phát hiện kháng thể
* Các thử nghiệm sàng lọc:
- Kỹ thuật ngưng kết hạt vi lượng SERODIA-HIV 9
- Kỹ thuật miễn dịch gắn men ELISA
* Các thử nghiệm khẳng định:
- Thử nghiệm miễn dịch điện di Westernblot
- Thử nghiệm miễn dịch huỳnh quang IFA
- Kỹ thuật kết tủa miễn dịch phóng xạ Ri PA
- Thử nghiệm miễn dịch dải băng (Line Immuno Assay LIA)
2.4.2 Các kỹ thuật phát hiện trực tiếp sự có mặt của HIV.
- Kỹ thuật phân lập virus
- Kỹ thuật phát hiện virus bằng kính hiển vi điện tử kết hợp với các phương pháp miễndịch
- Phản ứng khuếch đại chuỗi (PCR)
- Phát hiện kháng nguyên HIV phương pháp miễn dịch men ELISA phát hiện khángnguyên (Đoàn Xuân Mượn)
2.5 CHĂM SÓC VÀ DỰ PHÒNG NHIỄM HIV
Cho đến nay vẫn chưa thể điều trị được nhiễm HIV/AIDS và những thuốc kéo dàicuộc sống của những người nhiễm HIV thì lại quá đắt tiền và không thể phổ biến rộngrãi cho những nước kém phát triển
Do vậy trước mắt phòng bệnh là cốt lõi của các chương trình kìm hãm sự lan tràn củabệnh dịch HIV/AIDS Các chuyên gia về HIV/AIDS đã nhận ra sự cần thiết của cácchương trình toàn diện bao gồm: Dự phòng, chăm sóc, điều trị và các can thiệp hỗ trợsao cho được đa số người tiếp cận và chấp nhận các dịch vụ này Các chương trìnhchăm sóc toàn diện cung cấp những hỗ trợ về y tế, tinh thần và xã hội thích hợp chongười nhiễm HIV/AIDS và gia đình của họ
Những hoạt động phòng chống HIV/AIDS hiệu quả bao gồm: Giáo dục hành vi nguy
cơ cao, giới thiệu và khuyến khích sử dụng bao cao su, chẩn đoán và điều trị bệnh lâytruyền qua đường tình dục, tư vấn và xét nghiệm tự nguyện, phòng lây nhiễm từ mẹ
Trang 11sang con, đảm bảo an toàn máu và sản phẩm của máu, giảm những biểu hiện liên quanđến HIV/AIDS Chăm sóc toàn diện bao gồm: Phòng bệnh sau khi phơi nhiễm HIV do
bị cưỡng hiếp, tai nạn rủi ro do nghề nghiệp như kim đâm, hỗ trợ tinh thần, hỗ trợ trẻ
mồ côi và con của những bệnh nhân AIDS, phòng và điều trị bệnh nhiễm trùng cơ hội,chăm sóc tại nhà, liệu pháp chống Retro virus và chăm sóc giảm đau (Bộ Y tế, 2015)
2.6 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.6.1 Các nghiên cứu trên thế giới.
Theo báo cáo gần đây của UNAIDS tình hình nhiễm HIV/AIDS ở các nước có thunhập cao đang có chiều hướng chậm lại Ở các quốc gia này mạng lưới thông tin tốthơn nên nhận thức của người dân về HIV cũng cao hơn, và dịch HIV/AIDS đang cókhuynh hướng khu trú ở một số nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao như đồng tínhluyến ái, tiêm chích ma tuý
Một nghiên cứu quốc gia về kiến thức và hành vi được thực hiện ở Ấn Độ năm 2006cho thấy 86% đã nghe nói về HIV/AIDS Tivi là nguồn cung cấp thông tin chính vềHIV/AIDS Chỉ 36% nam và 20% nữ biết sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dụcngoài hôn nhân để phòng nhiễm HIV
Nghiên cứu hiểu biết về HIV/AIDS của thanh niên ở Malaysia tuổi từ 15-24 năm 2006cho thấy: Có 4,3% chưa bao giờ nghe về HIV/AIDS, phần lớn những người này là từnông thôn và gần một nửa số đó là học sinh, chỉ 8,9% trả lời HIV/AIDS không thểchữa khỏi Phần lớn biết rằng HIV không lây qua vết cắn của muỗi, tiếp xúc thôngthường, dùng chung bể bơi và nhà vệ sinh
2.6.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam.
Tại phiên bế mạc Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS đãkết luận và định hướng các nhà khoa học tập trung nghiên cứu về phòng, chốngHIV/AIDS tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 vào một số lĩnh vực như sau: Triển khaicác nghiên cứu ước tính về quy mô quần thể, về đặc điểm xã hội, mạng lưới xã hội củacác nhóm có hành vi nguy cơ cao nhằm xác định quy mô của dịch HIV/AIDS tại ViệtNam, Nghiên cứu để xác định các mô hình và các can thiệp hiệu quả trong việc tiếpcận với quần thể đích và phát hiện sớm người nhiễm HIV (đặc biệt là khu vực miềnnúi, vùng sâu vùng xa), xác định các giải pháp, các mô hình can thiệp giảm tác hại vớichi phí hiệu quả, phù hợp và thuận lợi, nghiên cứu về đảm bảo nguồn tài chính trongphòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt là nguồn tài chính đối với thuốc ARV và các xétnghiệm theo dõi hiệu quả, chất lượng điều trị, nghiên cứu về làm thế nào mở rộng bảohiểm y tế và cơ chế chi trả thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm trong thời gian tới.Nghiên cứu của Phan Quốc Hội về kiến thức, thực hành phòng chống HIV/AIDS củasinh viên Trường Đại Học SPKT Vinh 2009-2010 cho thấy: 88% hiểu biết đúng hoàntoàn về các đường lây truyền HIV/AIDS (Y Học Thực Hành, 2014)
Trang 12D.T.N.Vinh và GL.Rguin nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chốngHIV/AIDS của thanh niên 15-29 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy: 93% biếtđường lây truyền, 92,4% biết sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục Có sự khácbiệt có ý nghĩa thống kê về kiến thức, thái độ và thực hành liên quan với HIV/AIDSgiữa nam và nữ
Võ Thị Hường nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành về HIV/AIDS của học sinhtrung học ở thành phố Buôn Ma Thuột năm 2006 cho kết quả: 77,7% học sinh biếtđúng ba đường lây, 77,2% có thái độ đúng đối với người nhiễm HIV và thực hànhđúng dùng dao cạo râu ở nam giới chiếm 72,7%
Nghiên cứu của Lê Thị Minh Nguyệt trên đối tượng tân binh quân khu V năm 2002cho thấy: 80% tân binh có kiến thức đúng về HIV/AIDS Nguồn thông tin vềHIV/AIDS được tiếp cận từ tivi chiếm 95,9%, báo chí 66,5% - 69%
Năm 2005, Đào Thị Tố Nga nghiên cứu kiến thức, thái độ thực hành về phòng chốngHIV/AIDS của vị thành niên tại Nam Định cho thấy: 95,3% đã từng nghe các chủ đềliên quan phòng chống HIV/AIDS qua thông tin đại chúng chiếm 99% và cán bộchuyên môn 70,7%; 65,4% nhận thấy rằng cần giúp đỡ người nhiễm HIV/AIDS
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Trang 133.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là học sinh của trường THPT Lương Định Của năm 2018
3.1.2 Tiêu chuẩn chọn mẫu
- Tất cả học sinh khối 12 tại trường THPT Lương Định Của
3.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ
- Các học sinh không đồng ý tham gia nghiên cứu.
3.1.4 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Trường THPT Lương Định Của, Huyện Long Phú, Tỉnh Sóc Trăng
- Thời gian: Nghiên cứu được tiến hành thu thập số liệu bắt đầu từ tháng 4/2018 đếntháng 5/2018
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1 Thiết kế nghiên cứu.
Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang
3.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu.
Lấy mẫu trên 50 học sinh khối 12 đang học tại trường THPT Lương Định Của
3.2.3 Phương pháp chọn mẫu
- Công cụ thu thập thông tin: phỏng vấn trực tiếp dựa vào bộ câu hỏi cấu trúc soạn sẳn
- Phỏng vấn trực tiếp trên 50 học sinh được chọn ngẫu nhiên để thu thập thông tin tìmhiểu kiến thức thái độ và thực hành về phòng chống HIV/AIDS
3.2.4 Nội dung nghiên cứu
3.2.4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.
- Tuổi: Phân nhóm tuổi: 17 và 18
- Giới: Nam, Nữ
- Trình độ học vấn: Học sinh lớp 12
- Các nguồn thông tin được tiếp cận của học sinh
+ Nguồn thông tin từ phương tiện truyền thông: Tivi, truyền thông, sách báo
+ Nguồn thông tin từ con người: Từ Cán bộ y tế, chính quyền
3.2.4.2 Kiến thức của học sinh về nhiễm HIV/AIDS.
* Đánh giá kiến thức: Tổng số điểm tối đa 14 điểm
- Kiến thức đúng khi đạt từ 60% - 100% của 14 điểm, tức đạt: ≥9
- Kiến thức sai khi đạt <60% của 14 điểm, tức đạt: <9
- Kiến thức về đường lây truyền HIV/AIDS gồm các đường máu, quan hệ tình dục, từ
Trang 14→ kiến thức đúng khi học sinh chọn 1 trong 4 đáp án hoăc chọn 2 đáp án hoặc 3 đáp
án, cả 4 đáp an ,mỗi đáp án 1 điểm
-Kiến thức phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS gồm:Dùng bao cao su đúng cách, Quan
hệ tình dục lành mạnh, Không dùng chung kim tiêm
→ Kiến thức đúng khi học sinh chọn 1 trong 3 đáp án hoăc chọn 2 đáp án hoặc cả 3đáp án mỗi đáp án 1 điểm
- Kiến thức về HIV/AIDS có điều trị khỏi hay không
→ Kiến thức đúng khi học sinh chọn “không” đạt 1 điểm
- Kiến thức hiện nay đã có vắc-xin phòng ngừa HIV/AIDS chưa
→ Kiến thức đúng khi học sinh chọn đáp án “chưa” đạt 1 điểm
- Kiến thức người đang trong thời kỳ cửa sổ có thể lây truyền HIV cho người kháckhông
Kiến thức đúng khi học sinh chọn đáp án “chưa” đạt 1 điểm
- Kiến thức về HIV/AIDS khi xâm nhập vào cơ thể người có thể tồn tại gồm: Từ 6tuần đến 6 tháng, từ 4 tháng đến 6 tháng, từ 7 năm đến 10 năm, suốt đời
→ Kiến thức đúng khi học sinh chọn đáp án “suốt đời” đạt 1 điểm
3.2.4.3 Thực hành của học sinh về phòng chống nhiễm HIV/AIDS.
* Đánh giá thực hành: Tổng số điểm tối đa là 10
- Thực hành đạt khi đạt từ 60% - 100% của 10 điểm, tức đạt: ≥6 điểm
- Thực hành chưa đạt từ <60% của 10 điểm, tức đạt: ≤6 điểm
- Thực hành về biện pháp nào gây lây nhiễm HIV/AIDS bao gồm: Dùng dụng cụ cắtmóng tay, dùng chung dụng cụ cạo râu, dùng chung dụng cụ lấy rái tai, dùng chungdụng cụ chải răng
→ Thực hành đúng khi học sinh chọn 1 trong 4 đáp án hoăc chọn 2 đáp án hoặc 3 đáp
án, cả 4 đáp án ,mỗi đáp án 1 điểm
- Thực hành để phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS khi quan hệ tình dục bao gồm :Dùng bao cao su, thuốc tránh thai, vòng tránh thai
→ Thực hành đúng khi chọn “dùng bao cao su” đạt 1 điểm
- Thực hành HIV/AIDS có lây nhiễm không bao gồm: Có, không
→ Thực hành đúng khi chọn “có” đạt 1 điểm
- Thực hành về HIV/AIDS lây qua bao nhiêu đường bao gồm: Lây qua 1 đường, Lâyqua 2 đường, Lây qua 3 đường, Lây qua 4 đường
→ Thực hành đúng khi chọn “lây qua 3 đường” đạt 1 điểm
- Thực hành Anh/chị có sử dụng bao cao su đúng cách không bao gồm: có, không
→ Thực hành đúng khi chọn “có” đạt 1 điểm
Trang 15- Thực hành về nguyên nhân nào mà anh/chị không sử dụng bao cao su bao gồm:Không có sẵn bao cao su, bạn tình phản đối, không thích dùng, cảm thấy không cầnthiết, không biết cách sử dụng
→ Thực hành đúng khi chọn 3/5 đáp án: Không có sẵn bao cao su, bạn tình phản đối,không thích dùng, cảm thấy không cần thiết, không biết cách sử dụng đạt 1 điểm
- Thực hành Anh/chị đã từng xét nghiệm HIV/AIDS bao gồm: Có, không
→ Thực hành đúng khi chọn “có” đạt 1 điểm
3.3 XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
- Mã hoá, nhập số liệu, xử lý và phân tích số liệu
- Tính toán tỷ lệ phần trăm câu trả lời: Sự tiếp cận các kênh truyền thông, kiến thức,thực hành về phòng chống HIV/AIDS của học sinh
- Các số liệu thu thập đều được xử lý và phân tích trên phần mềm SPSS 16.0
3.4 ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này dựa trên cơ sở giúp cho học sinh có thêm kiến thức cũng như tăngcường sự hiểu biết và quan tâm đến bệnh HIV/AIDS, từ đó, giúp cho bản thân hạn chếđược các yếu tố nguy cơ và phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS
Tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu đều đã được giải thích cụ thể về nội dung vàmục đích nghiên cứu để đối tượng tham gia tự nguyện và cung cấp thông tin chínhxác