25 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔ HÌNH TRỒNG CAM SÀNH CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN TRÀ ÔN TỈNH VĨNH LONG .... Chính vì vậy, đề tài “phân tích hiệu quả tài chính mô h
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
VĂN HUỲNH NHƯ
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA
MÔ HÌNH TRỒNG CAM SÀNH CỦA NÔNG
HỘ TẠI HUYỆN TRÀ ÔN, TỈNH VĨNH
Trang 2PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA
MÔ HÌNH TRỒNG CAM SÀNH CỦA NÔNG
HỘ TẠI HUYỆN TRÀ ÔN, TỈNH VĨNH
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin cảm ơn quý thầy cô khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh nói riêng và tất cả các quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ nói chung đã tận tình truyền đạt những king nghiệm quý báo cho tôi suốt ba năm rưỡi qua
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Th.S Nguyễn Ngọc Lam, người thầy
đã dành nhiều thời gian, tận tình hướng dẫn tôi, để tôi có thể hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các chú, các anh chị phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Trà Ôn , tỉnh Vĩnh Long đã tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện đề tài luận văn của mình
Sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến những bạn bè, người thân đã và luôn quan tâm ủng hộ tôi
Tuy nhiên do han chế về kiến thức và thời gian có hạn nên chắc chắn luận văn không tránh khỏi những sai sót Vì vậy tôi kính mong được sự đóng góp ý kiến của cơ quan cùng Quý Thầy (Cô) để luận văn này hoàn thiện hơn
Trang 5NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Trà Ôn, ngày tháng…….năm……
Trưởng Phòng Nông Nghiệp
(ký tên và đóng dấu)
Trang 6MỤC LỤC
Trang CHƯƠNG 1 1
GIỚI THIỆU CHUNG 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu 1
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn 2
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung: 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể: 2
1.3 CÁC GẢI THIẾT KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3
1.3.1 Các giả thiết kiểm định 3
1.3.2 Các câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.4.1 Phạm vi không gian 3
1.4.2 Phạm vị thời gian 3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3
CHƯƠNG 2 4
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 4
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 4
2.1.2 Chi phí 5
2.1.3 Một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế 6
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 7
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 8
Bảng 2.1 Phân phối mẫu ở các khu vực có nông hộ trồng cam sành ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long 8
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 9
2.2.3.1 Các khái niệm về phương pháp phân tích 9
2.2.3.2 Phương pháp phân tích cho từng mục tiêu cụ thể 11
2.3 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 13
CHƯƠNG 3 14
THỰC TRẠNG MÔ HÌNH TRỒNG CAM SÀNH CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN TRÀ ÔN TỈNH VĨNH LONG 14
3.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 14
3.1.1 Tổng quan về tỉnh Vĩnh Long 14
3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên 14
3.1.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội 17
3.1.2 Tổng quan về huyện Trà Ôn 19
3.1.2.1 Điều kiện tự nhiên 19
Trang 73.1.2.2 Tình hình kinh tế - xã hội 20
3.2 TÌNH HÌNH TRỒNG CAM SÀNH Ở HUYỆN TRÀ ÔN 23
3.2.1 Đặc điểm chung của cam sành 23
3.2.2 Giá trị dinh dưỡng của cam sành 24
CHƯƠNG 4 25
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔ HÌNH TRỒNG CAM SÀNH CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN TRÀ ÔN TỈNH VĨNH LONG 25
4.1 Mô tả điều tra nông hộ huyện Trà Ôn 25
4.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của nông hộ trong mẫu điều tra 25
4.1.1.1 Tuổi và số năm kinh nghiệm 25
4.1.1.2 Nhân khẩu và lao động 27
4.1.1.3 Trình độ học vấn 27
4.1.1.4 Diện tích canh tác và mật độ 28
4.1.1.5 Nguyên nhân trồng cam sành của nông hộ 29
4.1.1.6 Tiếp cận khoa học kỹ thuật và tham gia tập huấn kỹ thuật 30
4.1.1.7 Nguồn cung cây giống 31
4.1.1.8 Tình hình tiêu thụ cam sành của huyện 32
4.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT TRỒNG CAM SÀNH CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN TRÀ ÔN 33
4.2.1 Phân tích các loại chi phí sản xuất 33
4.2.1.1 Chi phí ban đầu 33
4.2.1.2 Chi phí trồng cam sành của các nông hộ tai huyện Trà Ôn trong năm 2012 34
4.2.2 Phân tích hiệu quả tài chính cam sành năm 2012 34
4.4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CAM SÀNH 40
4.5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NĂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CAM SÀNH 44
CHƯƠNG 6 45
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45
6.1 KẾT LUẬN 45
6.2 KIẾN NGHỊ 45
6.2.1 Đối với các cơ quan chức năng 45
6.2.2 Đối với chính quyền địa phương 46
6.2.3 Đối với người trồng 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 4.1 số năm kinh nghiệm của nông
Trang 11DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CPSX : Chi phí sản xuất
CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
TBVTV : Thuốc bảo vệ thưc vật
Trang 12CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu
Việt nam là một quốc gia phát triển từ nền kinh tế nông nghiệp Trong những năm qua, trồng cây ăn quả cũng đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp việt nam Trong đó cam là một loại cây được trồng rất lâu đời Từ xa xưa, cam là một trong những loại trái cây được con người sử dụng làm một thứ thực phẩm bổ dưỡng Nó phù hợp với khậu vị hầu hết của mọi người, đặt biệt rất tốt cho cơ thể người già và trẽ em Ngày nay, khi đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì cam trở thành loại trái cây thiết yếu hàng ngày Người ta có thể dùng cam tươi để ăn hoặc vắt lấy nước để uống Trong điều kiện khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng và chủng loại sản phẩm cam nên công nghiệp chế biến đã và đang không ngừng đa dạng sản phẩm nhằm thỏa mãn những nhu cầu đó, mang lại hiệu quả kinh tế cao tăng thu nhập cho hộ trồng cam Do đó, phong trào trồng cam ngày càng được nhân rộng nhanh chóng với nhiều giống cam khác nhau (cam sành, cam mật, cam xoàn, ) và trở thành mô hình kinh tế chính của nhiều hộ gia đình hiện nay Trong các loại giống cam đó thì cam sành mang lại nâng suất cao, chất lượng trái ngon, được bán với giá thành cao Chính vì những điểm đó mà hiện nay cam sành được nhiều hộ tham gia trồng, đem lại thu nhập cao cho người dân Tuy nhiên mô hình trồng cam sành của hộ gia đình gặp nhiều khó khăn trong việc chọn giống và kĩ thuật trồng do được tập huấn kỹ về việc trồng cam xoà Đặc biệt trong những năm gần qua giá cả cam sành không được ổn định
cứ lên xuống thất thường, và kỹ thuật trồng còn gặp nhiều khó khăn trong việc chọn giống và xữ lý bệnh…đã ảnh hướng đến năng suất người trồng cam sành
Chính vì vậy, đề tài “phân tích hiệu quả tài chính mô hình trồng cam sành của nông hộ tại huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long” được đưa ra nhằm
nghiên cứu, phân tích, đánh giá hiệu quả mô hình trồng cam sành của hộ gia đình, qua đó tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng và đề xuất một số giải pháp nhầm nâng cao hiệu quả và tăng thu nhập cho nông hộ trồng cam sành trên địa bàn huyện Trà Ôn
Trang 131.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn
Cam sành là một loại cây trồng đang được phổ biến ở nước ta, được trồng nhiều nơi rộng rãi trên khắp cả nước Ở huyện Trà Ôn thì cây cam sành
đã gắn liền với cuộc sống của ngươi dân từ rất lâu đời, họ có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng cam sành và đã mang lại hiệu quả cao cho người trồng cam sành Tuy nhiên hiện nay thị trường cam sành chưa được ổn định giá cả bấp bênh, sự bùng phát của dịch bệnh… Hiện nay, huyện không ngừng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, khuyến khích người dân mỡ rộng diện tích trồng cây cam sành phát triển theo hướng bền vững như: cần có chiến lược phát triển cây trồng theo hướng tập trung, nâng cao chất lượng hàng hóa,
sử dụng thuốc bảo vệ thực vât, phân bón theo hướng bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm Cuối năm 2012 toàn huyện Trà Ôn có trên 9.200ha trồng cây
ăn trái, trong đó vườn trồng cam sành chiếm 26% với 2.400ha
( Nguồn: sở nông nghiệp – PTNT tỉnh Vĩnh Long-2012 )
hướng dẫn, đề tài được thực hiện nhằm phân tích thực trạng và hiệu quả sản xuât, cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến việc trồng cam sành ở huyện Trà
Ôn tỉnh Vĩnh Long Từ đó, đánh giá và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trồng cam sành hơn nữa, giúp hộ dân có hướng sản xuất hiệu quả hơn trong thời gian tới
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nội dung đề tài cần giải quyết một số mục tiêu cụ thể sau:
- Thực trạng và hiệu quả mô hình trồng cam sành của nông hộ tại huyện Trà ôn tỉnh Vĩnh Long
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả mô hình trồng cam sành của nông hộ tại huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long
- Đưa ra một số giải pháp nhầm nâng cao hiệu quả mô hình trồng cam sành của nông hộ tại huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long
Trang 141.3 CÁC GẢI THIẾT KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Các giả thiết kiểm định
Các nhân tố chi phí cây giống, chi phí phân bón, chi phí phòng và trị bệnh, chi phí tưới tiêu, chi phí lao động gia đình… ảnh hưởng đến hiệu quả
mô hình trồng cam sành
1.3.2 Các câu hỏi nghiên cứu
1.Thực trạng mô hình trồng cam sành của nông hộ tại huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long như thế nào?
2.Hiện nay mô hình trồng cam của nông hộ tại huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long có hiệu quả không?
3.Cần có những giải pháp nào đễ nâng cao hơn nữa hiệu quả mô hình trồng cam sành của nông hộ tại huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long?
- Số liệu thứ cấp sử dụng cho luận văn từ năm 2011 đến năm 2012
- Số liệu sơ cấp được thu thập đến tháng 9 năm 2013
- Luận văn được thực hiện trong thời gian 4 tháng từ tháng 8/2013 đến 11/2013
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Các nông hộ trồng cam sành ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long
Trang 15CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
( Nguồn: Trần Thụy Ái Đông (2008), Bài giảng kinh tế sản xuất, khoa Kinh tế
- Quản trị kinh doanh, trường Đại Học Cần Thơ )
Nông hộ
Nông hộ là một nhóm người có cùng huyết thống hoặc quan hệ huyết thống sống chung trong một mái nhà, có chung một nguồn thu nhập, tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp với mục đích chủ yếu cho nhu cầu của
thành viên nông hộ ( Nguồn: PGS.TS Trần Quốc Khánh (2005), Giáo trình
Quản trị kinh doanh nông nghiệp, NXB Lao động – Xã hội Hà Nội )
Kinh tế hộ phát triển tạo ra sản lượng hàng hóa đa dạng, có chất lượng, giá trị ngày càng cao, góp phần tăng thu nhập cho mỗi gia đình nông dân, cải thiện đời sống mọi mặt của nông thôn, cung cấp sản phẩm cho nông nghiệp và xuất khẩu, đồng thời thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngay từ kinh tế hộ
( Nguồn: PGS.TS.Trần Quốc Khánh (2005), Giáo trình Quản trị kinh doanh
nông nghiệp, NXB Lao đông – Xã hội Hà Nội )
Hiệu quả
Hiệu quả trong từ điển Bách khoa toàn thư được hiểu là kết quả mong muốn, cái sinh ra, kết quả mà con người chờ đợi và hướng tới; nó có nội dung khác nhau Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, là năng suất trong kinh doanh Hiệu quả là lãi xuất lợi nhuận Trong lao động nói chung hiệu quả
là năng suất lao động được đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc là bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian
Trang 16 Hiệu quả sản xuất
Hiệu quả sản xuất bao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả kỹ thuật
- Hiệu quả kinh tế: tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực ra là giá trị, nghĩa
là khi sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lạo thì không hiệu quả
- Hiệu quả kỹ thuật: là việc tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất Nó được xem là một phần của hiệu quả kinh tế Bởi vì muốn đạt được hiệu quả kinh tế thì trước hết phải đạt được hiệu quả kỹ thuật
2.1.2 Chi phí
Bao gồm chi phí cố định, chi phí biến đổi, chi phí hỗn hợp, chi phí cơ hội
Chi phí cố định ( Fixed cost )
Chi phí cố định hay định phí là những mục chi phí ít thay đổi hoặc không thay đổi theo mức độ hoạt động của đơn vị Nếu xét trên tổng chi phí, định phí không thay đổi, ngược lại nếu quan sát chúng trên một đơn vị mức độ hoạt động, định phí tỉ lệ ngịch với mức độ hoạt động Như vậy, dù có hoặc động sản xuất hay không hoạt động thì vẫn tồn tại định phí; ngược lại khi gia tăng mức đông hoạt động thì định phí trên một mức độ hoạt động sẽ giảm dần Theo định nghĩa này thì chi phí cố định trong trồng cam sành: chi phí công cụ dụng cụ làm vườn, giống cây, chi phí lãi vay ( nếu có )
Chi phí biến đổi ( Variable cost )
Chi phí biến đổi là những chi phí mà giá trị của nó sẽ tăng lên, giảm theo sự tăng giảm về mức độ hoạt động Tổng số chi phí biến đổi sẽ tăng khi mức độ hoạt động tăng và ngược lại Tuy nhiên nếu tính trên một đơn vị của mức độ hoạt động thì chi phí biến đổi lại không đổi trong một phạm vi phù hợp Chi phí biến đổi chỉ phát sinh khi có hoạt động Trong hoạt động trồng cam sành chi phí biến đổi bao gồm chi phí phân bón, chi phí thuốc bảo vệ thực vật, chi phí điện và một số chi phí khác
Chi phí hỗn hợp ( Mixed cost )
Chi phí hỗn hợp là chi phí mà thành phần của nó bao gồm cả yếu tố bất biến và yếu tố khả biến
Chi phí cơ hội ( Opportunity cost )
Đối với các nhà kinh tế, một trong những chi phí quan trọng nhất là chi phí cơ hội Chi phí cơ hội dựa trên cơ sở là: mọi đầu vào hay yếu tố sản xuất đều có một cách sử dụng thay thế ngay cả khi nó không được sử dụng Khi một đầu vào được sử dụng cho mục đích cụ thể đó, thì nó không thể sẵn
Trang 17sang để sử dụng cho bất kỳ phương án nào khác và thu nhập từ phương án thay thế này sẽ bị mất đi Chi phí cơ hội có thể được định nghĩa theo hai cách:
- Thứ nhất: chi phí cơ hội là giá trị của sản phẩm không được sản xuất
vì một đầu vào đã được sử dụng cho một mục đích khác
- Thứ hai: chi phí cơ hội là thu nhập sẽ nhận được nếu nguồn lực đầu vào này được sử dụng cho phương án khác đem lại lợi nhuận cao nhất
2.1.3 Một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế
- Giá thực tế sản phẩm: giá bán thực tế của một đơn vị sản phẩm thu
hoạch là giá bán mà người sản xuất thu hoạch được ngay tại cơ sở sản xuất
của mình
- Năng suất: là sản lượng có được trên một đơn vị diện tích trong
một vụ
Tổng sản lượng Tổng diện tích
- Doanh thu: Là toàn bộ giá trị của sản phẩm cho một đơn vị diện tích
Các khoản chi phí của nông hộ trồng cam:
- Chi phí sản xuất (CPSX): là tất cả các khoản chi phí liên quan đến
trồng cam sành tính từ khi cây cam sành bắt đầu có doanh thu đến hết chu kỳ của cây
Các khoản mục CPSX đều là: chi phí phân bón, chi phí thuốc bảo vệ thực vật (TBVTV), chi phí chăm sóc (chi phí lao động), chi phí khấu hao máy móc thiết bị, chi phí tưới tiêu
- Chi phí khấu hao máy móc thiết bị: là số tiền mà nông hộ phải trả cho
việc sử dụng máy móc thiết bị hàng năm Các máy móc, thiết bị mà nông hộ
sử dụng thường là máy tưới nước, bình xịt thuốc, máy cắt cỏ, máy bơm xình, ghe, xuồng, và một số thiết bị như cần xé, vỏ xách,…
Cách xác định chi phí khấu hao cho từng loại máy móc thiết bị như sau:
Khấu hao = (Nguyên giá của máy móc thiết bị*Tỷ lệ phần trăm sử dụng cho cam sành/Số năm sử dụng)
- Tổng chi phí: là tất cả các khoản đầu tư mà nông hộ bỏ ra trong quá
trình sản xuất và thu hoạch Bao gồm: chi phí giống, phân bón, thuốc hoá học, chi phí thuê lao động, chi phí vận chuyển, chi phí nhiên liệu, chi phí thu hoạch… Tất cả các khoản chi phí này đều tính trên một công (1000m2)
Năng suất =
Doanh thu = Năng suất * Đơn giá
TCP = chi phí vật chất + chi phí lao động + chi phí khác
Trang 18- Lao động gia đình: là số ngày công lao động mà người trực tiếp sản
xuất bỏ ra để chăm sóc cây trồng hay vật nuôi Lao động gia đình được tính bằng đơn vị ngày công (mỗi ngày công được tính là 8 giờ lao động)
- Lợi nhuận: là phần giá trị còn lại của tổng doanh thu sau khi trừ đi tổng chi phí
Tổng chi phí này bao gồm chi phí cơ hội lao động gia đình
- Thu nhập: là phần giá trị còn lại của tổng doanh thu sau khi trừ tổng chi
phí không có lao động gia đình
Để tính toán hiệu quả kinh tế, ta so sánh các tỷ số tài chính sau:
- Thu nhập trên chi phí (TN/CP): tỷ số này phản ánh một đồng chi phí
đầu tư thì chủ thể đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập Nếu chỉ số TN/CP nhỏ hơn 1 thì người sản xuất bị lỗ, nếu TN/CP bằng 1 thì hoà vốn, TN/CP lớn hơn 1 người sản xuất mới có lời
- Lợi nhuận trên chi phí (LN/CP): tỷ số này phản ánh một đồng chi phí
bỏ ra thì chủ thể đầu tư sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận Nếu LN/CP
là số dương thì người sản xuất có lời, chỉ số này càng lớn càng tốt
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu của đề tài là huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long Lý do chọn huyện Trà Ôn để nghiên cứu vì đây là một trong những huyện có diện tích trồng cây ăn trái khá lớn ở tỉnh Vĩnh Long với 9.240,2 ha, trong đó vườn cây có múi 4.175 ha chiếm 47%, bao gồm cam sành 3.006 ha, bưởi khoản 900ha, còn lại là quýt, cam soàn…Ngoài ra ở đây nông dân có nhiều kinh nghiệm nên sẽ tiết kiệm thời gian trong phỏng vấn cũng như trong nghiên cứu, khi đó số liệu mang tính đại diện sẽ cao hơn Cụ thể là chọn ra 2 xã có hộ trồng cam sành nhiều nhất trong huyện Trà Ôn và sau đó chọn ra 60 hộ nông dân trồng cam sành để phỏng vấn trực tiếp Các xã được chọn bao gồm:
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
Thu nhập gia đình = Lợi nhuận + chi phí lao động gia đình
TN/CP = Thu nhập / Tổng chi phí
LN/CP = Lợi nhuận / Tổng chi phí
Trang 19- Xã Thuận Thới huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long
- Xã Vĩnh Xuân huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long
( Nguồn: Sở nông nghiệp & PTNT Vĩnh Long – 2013)
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp ( Secondary Data ) : Dựa vào số liệu thứ cấp ở phòng nông nghiệp hyện Trà Ôn, niên giám thống kê Vĩnh Long, Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Vĩnh Long Ngoài ra, số liệu còn được thu thập từ các sách báo, tạp chí và các trang web có liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu
Số liệu sơ cấp ( Primary Data ): Số liệu được thu nhập thông qua Phỏng vấn trực tiếp 60 hộ trồng cam sành ở hai xã Thuận thới và Vĩnh Xuân Trong hai xã trên, Thuận Thới là xã có điều kiện đất đai thích hợp và số lượng nông hộ trồng cam sành rất lớn (đến nay là 54 ha ), các quan sát được chọn theo phương pháp hạn mức với 60 quan sát phỏng vấn tại 2 xã Thuận Thới và Vĩnh Xuân Ở mỗi xã, các phỏng vấn viên đến nhà nông hộ bất kỳ và thu đủ số lượng cần thiết
- Các bước tiến hành điều tra số liệu:
+ Xin giấy giới thiệu từ Phòng nông nghiệp huyện Trà Ôn
+ Liên hệ với chính quyền địa phương hai xã cần điều tra
+ Tiến hành điều tra các ấp của mỗi xã theo sự giới thiệu của chính quyền
+ Kiểm tra sự hợp lý của số liệu
+ Nều có sai xót cần khảo sát lại
Trang 20Bảng 2.1 Phân phối mẫu ở các khu vực có nông hộ trồng cam sành ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long
Tổng
(nguồn: điều tra trực tiếp nông hộ trồng cam sành năm 2013)
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
2.2.3.1 Các khái niệm về phương pháp phân tích
Phân tích thống kê mô tả
Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ngắn những kết luận dựa trên số liệu và thông tin được thu nhập
Hai khái niệm cơ bản của thống kê là tổng thể (Population) và mẫu (Sample) Tổng thể là tập hợp tất cả các phần tử mà ta nghiên cứu và muốn có kết luận về chúng Mẫu là tập hợp một số phần tử được chọn từ tổng thể Thống kê mô tả được sử dụng trong đề tài này nhằm mô tả thực trạng trồng cam sành của huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long và của nông hộ
Các công cụ thống kê được sử dụng để phân tích số liệu:
+ Phương pháp phân tích hồi quy tương quan để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
+ Bảng thống kê: là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu nhập làm cơ sở để phân tích và kết luận, trình bày kết quả nghiên cứu
Phương pháp sử dụng các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp sử dụng các chỉ tiêu kinh tế như: chi phí (chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí công cụ dụng cụ) lợi nhuận, doanh thu
Để phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng cam sành ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long
Phương pháp phân tích hàm hồi quy
Trang 21Thiết lập phương trình hàm hồi quy để xác định được các nhân tố ảnh hưởng đối với một đối tượng hay một chỉ tiêu nào đó Từ những phân tích sơ
bộ ban đầu (bằng phương pháp thống kê mô tả) ta rút ra các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu đó rồi tiến hành chạy hàm và tìm ra nhân tố ảnh hưởng, từ
đó phát huy những nhân tố tốt, hạn chế và khắc phục những nhân tố ảnh hưởng không tốt đến chỉ tiêu
Phương trình hồi quy có dạng: Y= b0 + b1X1 + b2X2 + …+ bkXk
Trong đó: Y là biến phụ thuộc
Xi (i= 1,2,3,…,k) là biến độc lập
Các tham số b0, b1, b2,…bk được ước lượng bằng phương pháp hồi quy tuyến tính từ phần mềm SPSS
Các thông số được xem xét khi phân tích:
+ Multiple R: Hệ số tương quan bội, nói lên mối liên hệ chặt chẽ giữa biến phụ thuộc Y và biến độc lập X, R càng lớn mối liên hệ càng chặt chẽ + Hệ số xác định R2 (R- Square): Hệ số xá định đã điều chỉnh:dùng để trắc nghiệm xem có nên them vào một biến độc lập nữa không Khi thêm vào một biến mà R2 tăng lên thì chúng ta quyết định thêm biến đó vào phương trình hồi quy
+ Standard error: Sai số chuẩn cả phương trình
+ SS (Sum of square): Tổng bình phương
SSR: Tổng bình phương hồi quy: là đại lượng biến động cuả Y được giải thích bởi hàm hồi quy
SSE: Phần biến động còn lại( còn gọi là số dư ): là đại lượng biến động tổng gộp của các nguồn biến động do các nhân tố khác gây ra mà không hiện diện trong mô hình hồi quy phần biến động ngẫu nhiên
+ SST: Tổng biến động của Y
SST = SSR+SSE
SSR càng lớn mô hình hồi quy càng có độ tin cậy cao trong việc giải thích biến động của Y
+ MS: Trung bình bình phương (mean of square)
+ MMS = (SSR/k) :Trung bình phương hồi quy
+ MSE = (SSE/n – k - 1)
Tỷ số F (số thống kê F):
F = ( MRS/MSE)
Trang 22+ Thông thường dùng để kiểm định mức ý nghĩa của mô hình hồi quy, F
càng lớn, mô hình hồi quy càng có ý ngĩa Khi đó Sig.F càng nhỏ
+ Dùng để so sánh với F trong bảng phân phối F với mức ý nghĩa α + F là cơ sỡ đễ chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết H0
Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích ngoài việc đánh giá sự ưu thích
và lựa chọn các phương án đầu tư, nó còn là phương pháp thường được sữ dụng đễ phân tích kết quả hoạt động sản xuất, xác định lợi ích đạt được so với phần chi phí bỏ ra Vì vậy, phương án này thường được sử dụng trong phân tích kinh tế trong nghiên cứu này, phương pháp CBA được sử dụng để phân tích hiệu quả sản xuất của các nông hộ trồng cam sành bằng cách so sánh giữa doanh thu và chi phí sản xuất của nông dân Xem xét qua:
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
+ Nếu lợi nhuận > 0 thì nông dân trồng cam sành có hiệu quả
+ Nếu lợi nhuận < 0 thì nông dân trồng cam sành không hiệu quả
2.2.3.2 Phương pháp phân tích cho từng mục tiêu cụ thể
Để hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp phân tích chủ yếu sau:
Trang 23Mục tiêu 1:Phân tích thực trạng và hiệu quả tài chính của mô hình
trồng cam sành của nông hộ tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, sử dụng các chỉ tiêu kinh tế
để phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng cam sành của các nông hộ ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long
Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả mô hình
trồng cam sành của nông hộ tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long
Mô hình 1: phân tích các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến năng suất cam
sành
Phân tích phương trình biểu diển tương quan giữa biến phụ thuộc (năng suất) và biến độc lập (các yếu tố) gọi là phương trình hồi quy đa biến có dạng tổng quát như sau:
+ X6: Diện tích (công) + X7: Kinh nghiệm(năm) + X8: Mật độ (cây/công)
+ X9: Số ngày lao đông (ngày/công)
+ ﻉ : sai số
Mô hình 2:Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng nhầm phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của mô hình trồng cam sành của nông hộ tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long Đồng thời, mô hình hồi quy tuyến tính được sử dụng trong phân tích để lượng hóa mối quan hệ lợi nhuận từ việc trồng cam sanh với các biến độc lập
Phương trình hồi quy có dạng: Y = b0 + b1X1 + b2X2 +…+ bkXk
Trong đó: Y là biến phụ thuộc lợi nhuận (nghìn đồng/công)
Xi ( i = 1,2,3,…,k) là các biến độc lập
Các tham số b0, b1, b2,…,bk được ước lượng bằng phương pháp hồi quy tuyến tính từ phần mềm SPSS
Trang 24Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ trồng cam sành:
+ X1: Chi phí phân bón (nghìn đồng/công)
+ X2: Chi phí thuốc bảo vệ thực vật nghìn đồng/công) + X3: Chi phí lao động (nghìn đồng/công)
+ X4: Chi phí giống( nghìn đồng/công)
+ X5: Kinh nghiệm (năm)
+ X6: Năng suất (kg/công)
Mục tiêu 3: Đưa ra một số giải pháp nhầm nâng cao hiệu quả mô hình
trồng cam sành của nông hộ tại huyện Trà Ôn, tĩnh Vĩnh Long
Từ các kết quả nghiên cứu trên, chúng ta thảo luận để đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông hộ trồng cam sành ở huyện Trà ôn, tỉnh vĩnh Long
2.3 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Tô Thị Cẩm Tú (2012), “Phân tích hiệu quả sản xuất đậu xanh huyện
Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long” Luân văn tốt nghiệp Trường Đại học Cần Thơ Nội
dung đề tài nghiên cứu là phân tích hiệu quả sản xuất đậu xanh ở huyện Trà
Ôn, tỉnh Vĩnh Long và đề xuất một số giải pháp góp phần định hương cho sự phát triển của quá trình sản xuất đậu xanh ở địa phương Tác giả dùng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh số tương đối, số tuyệt đối để đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ đậu xanh ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long Sau đó tác giả dùng phương pháp hồi quy để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất cụ thể là các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận
Nguyễn Bảo Anh ( 2008), “Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ
dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ” Luận văn tốt nghiệp
Trường Đại Học Cần thơ Nội dung đề tài là phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu ở Phong Điền – TP.Cần Thơ Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ trong thời gian tới Đề tài sữ dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh tuyệt đối, so sánh số tương đối, phương pháp phân tích chi phí – lợi ích và phương pháp phân tích hồi quy để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình Từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất mô hình sản xuất dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ
Trang 25
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG MÔ HÌNH TRỒNG CAM SÀNH CỦA NÔNG HỘ TẠI
HUYỆN TRÀ ÔN TỈNH VĨNH LONG 3.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Trang 26Với vị trí địa lý như trên trong tương lai Vĩnh Long là nơi hội tụ và giao lưu giữa giao thông thủy bộ (đường cao tốc, các quốc lộ 1A, 53, 54, 57, 80 được nâng cấp mở rộng, có trục đường thủy nội địa sông Mang Thít nối liền sông Tiền và sông Hậu trong trục đường thủy quan trọng từ Thành phố Hồ Chí Minh xuống các vùng tây nam sông Hậu), cửa ngõ trong việc tiếp nhận những thành tựu về phát triển kinh tế của TPHCM và các khu công nghiệp miền đông
và là trung tâm trung chuyển hàng nông sản từ các tỉnh phía Nam sông Tiền lên TPHCM và hàng công nghiệp tiêu dùng từ TPHCM về các tỉnh miền tây Mặt khác đây là vùng có tiềm năng về phát triển du lịch xanh với sinh cảnh sông nước, nhà vườn Đồng thời với hệ thống giao thông thủy bộ phát triển ngày càng hoàn thiện, Vĩnh Long với vị trí địa lý có nhiều mặt lợi thế như đã nêu trên sẽ tạo động lực cho sự phát triển KTXH theo các hướng trục giao thong thủy bộ đã được quy hoạch của tỉnh
Địa hình
Tỉnh Vĩnh Long có dạng địa hình khá bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 2 độ, có cao trình khá thấp so với mực nước biển (cao trình < 1,0 m chiếm 62,85% diện tích) Với dạng địa hình đồng bằng ngập lụt cửa sông, tiểu địa hình của Tỉnh có dạng lòng chảo ở giữa trung tâm Tỉnh và cao dần về 2 hướng
bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Mang Thít và ven các sông rạch lớn Trên từng cánh đồng có những chỗ gò (cao trình từ 1,2 - 1,8 m) hoặc trũng cục bộ (cao trình < 0,4 m) Phân cấp địa hình của Tỉnh có thể chia ra 3 cấp như sau:
- Vùng có cao trình từ 1,2 - 2,0 m: 29.934,21 ha - chiếm 22,74% Phân
bố ven sông Hậu, sông Tiền, sông Mang Thít, ven sông rạch lớn cũng như đất
cù lao giữa sông và vùng đất giồng gò cao của Huyện Vũng Liêm, Trà Ôn Nơi đây chính là địa bàn phân bố dân cư đô thị, các khu công nghiệp và dân
cư nông thôn sống tập trung ven sông rạch lớn và trục giao thông chính, đầu mối giao thông thủy bộ; nông nghiệp chủ yếu cơ cấu lúa - màu và cây ăn quả
- Vùng có cao trình từ 0,8 -1,2m: 60.384,93 ha - chiếm 45,86% Phân bố chủ yếu là đất cây ăn quả, kết hợp khu dân cư và vùng đất cây hàng năm với
cơ cấu chủ yếu lúa màu hoặc 2-3 vụ lúa có tưới động lực, tưới bổ sung trong canh tác, thường xuất hiện ở vùng ven Sông Tiền, Sông Hậu và sông rạch lớn của Tỉnh
- Vùng có cao trình từ 0,4 - 0,8 m: 39.875,71 ha - chiếm 30,28% Phân
bố chủ yếu là đất 2-3 vụ lúa cao sản (chiếm 80% diện tích đất lúa) với tiềm năng tưới tự chảy khá lớn, năng suất cao; đất trồng cây lâu năm phải lên liếp, lập bờ bao mới đảm bảo sản xuất an toàn, trong đó vùng phía Bắc quốc lộ 1A
là vùng chịu ảnh hưởng lũ tháng 8 hàng năm, dân cư phân bố ít trên vùng đất này
- Vùng có cao trình nhỏ hơn 0,4 m: 1.481,15 ha - chiếm 1,12% có địa
Trang 27hình thấp trũng, ngập sâu; cơ cấu sản xuất nông nghiệp chủ yếu lúa 2 vụ (lúa ĐX-HT, lúa HT-Mùa) trong điều kiện quản lý nước khá tốt
Khí hậu
Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm,
có chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào
*Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình cả năm từ 27 - 28oC, so với thời kỳ trước năm 1996 nhiệt độ trung bình cả năm có cao hơn khoảng 0,5-1oC Nhiệt độ tối cao 36,9oC; nhiệt độ tối thấp 17,7oC Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm bình quân 7-8oC
* Bức xạ: Bức xạ tương đối cao, bình quân số giờ nắng/ngày là 7,5 giờ
Bức xạ quang hợp/năm 795.600 kcal/m2 Thời gian chiếu sáng bình quân năm đạt 2.181 - 2.676 giờ/năm Điều kiện dồi dào về nhiệt và nắng là tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp trên cơ sở thâm canh, tăng vụ
*Ẩm độ: ẩm độ không khí bình quân 74 - 83%, trong đó năm 1998 có
ẩm độ bình quân thấp nhất 74,7%; ẩm độ không khí cao nhất tập trung vào tháng 9 và tháng 10 giá trị đạt trung bình 86 - 87% và những tháng thấp nhất
là tháng 3 ẩm độ trung bình 75-79%
* Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi bình quân hàng năm của Tỉnh khá lớn,
khoảng 1.400-1.500mm/năm, trong đó lượng bốc hơi/ tháng vào mùa khô là 116-179 mm/tháng
*Lượng mưa và sự phân bố mưa: Lượng mưa bình quân qua các năm từ
1995 đến 2001 có sự chênh lệch khá lớn Tổng lượng mưa bình quân cao nhất trong năm là 1.893,1 mm/năm (năm 2000) và thấp nhất 1.237,6 mm/năm điều này cho thấy có sự thay đổi thất thường về thời tiết Do đó ảnh hưởng lớn đến
sự thay đổi các đặc trưng của đất đai cũng như điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp Mặt khác, lượng mưa năm của tỉnh phân bố tập trung vào tháng 5-11 dl, chủ yếu vào tháng 8-10 dl
Ở Vĩnh Long so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, yếu tố khí hậu
cơ bản qua các năm khá thuận lợi cho nông nghiệp theo hướng đa canh, thâm canh tăng vụ Tuy nhiên, do lượng mưa tập trung vào mùa mưa cùng với lũ tạo nên những khu vực bị ngập úng ở phía bắc Quốc lộ 1A và những nơi có địa hình thấp trũng làm hạn chế và gây thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng và môi trường khu vực
Mặt khác Vĩnh Long là vùng có truyền thống đất học với nhiều danh nhân trí thức cùng với sự hình thành đô thị sớm nhất trong vùng và ngày nay
là nơi tập trung của các viện trường của Trung Ương và Tỉnh: Đại học dân lập Cửu Long, Trường cao đẳng cộng đồng, Trường xây dựng Miền Tây, Trường
sư phạm kỹ thuật … Toàn Tỉnh có 6 huyện và 1 thị xã với 107 xã, phường, thị
Trang 28trấn Tổng diện tích tự nhiên 147.519 ha (có quy mô nhỏ nhất so với các tỉnh ĐBSCL)
3.1.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội
Đơn vị hành chính
Tỉnh Vĩnh Long có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố
và 1 thị xã và 6 huyện Trong đó có 5 thị trấn, 10 phường và 94 xã gồm:
Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng
4 năm 2009, toàn tỉnh Vĩnh Long có 20 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống Trong đó dân tộc kinh có 997.792 người, người Khmer có 21.820 người, người hoa có 4.987 người, còn lại là những dân tộc khác như tày,thái,chăm, mường…
Văn hóa – xã hội
Do địa thế và lịch sử hình thành, từ ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa cùng sinh sống lâu đời ở đây đã hòa quyện và tạo nên một nền văn hóa đặc trưng cho vùng đất này Vĩnh Long có khá nhiều loại hình văn học dân gian như: nói thơ vân tiên, nói tuồng, nói vè, hát Huê Tình,cải lương Vĩnh Long cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa như: thành Long Hồ, Công Thần Miếu Vĩnh Long, đình Tân Giai, đình Tân Hoa, Văn Thánh Miếu Vĩnh Long, Khu tưởng niệm cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, v.v
Nông nghiệp
Trang 29Là tỉnh ở giữa đồng bằng sông Cửu Long, Vĩnh Long có đất đai màu
mỡ do được sông Tiền và sông Hậu bồi đắp phù sa hàng năm Trồng trọt là một thế mạnh của tỉnh Bên cạnh cây lúa (90% diện tích đất trồng lúa), hàng năm người dân Vĩnh Long còn thu hoạch hàng trăm ngàn tấn trái cây như cam, nhãn, quýt, bưởi, dừa và chăn nuôi gia súc, gia cầm
Bảng 3.1: sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của tỉnh Vĩnh Long năm 2012
315,1 tỷ đồng, giảm 21,86%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước đạt
4.415,9 tỷ Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2012 (theo giá cố định 1994) ước đạt 7.409,567 tỷ đồng, tăng 15,13% so năm 2011 Các sản phẩm chủ yếu tăng khá so với năm 2011 như: Chế biến thuỷ sản đông lạnh tăng 14,81%, thức ăn gia súc gia cầm tăng 47,13%, giày dép thể thao tăng 17,35%, quần áo gia công tăng 6,91% Một số sản phẩm giảm như: Thức ăn thuỷ sản giảm 34,63%, thuốc lá điếu giảm 34,16%, dầu nhờn các loại giảm 38,89%, tàu – xà lan các loại giảm 41,52% đã kéo giảm giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp
Khu công nghiệp Hoà Phú giai đoạn I: Đã lấp đầy 100% diện tích đất công nghiệp với 16 dự án đầu tư; tổng vốn đăng ký đầu tư 393,6 tỷ đồng và 94,61 triệu USD Giai đoạn II: Kết cấu hạ tầng triển khai đạt 17%, đang hoàn chỉnh hệ thống giao thông nội bộ để mời gọi nhà đầu tư thứ cấp
Trang 30Khu công nghiệp Bình Minh: Trong năm thu hút được 02 dự án, đến nay có 10 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, lấp đầy 51,62% diện tích đất công nghiệp, với tổng vốn đăng ký đầu tư 972 tỷ đồng
Tuyến công nghiệp Cổ Chiên: Đến nay đã thu hút được 06 dự án đầu
tư, lấp đầy 100% diện tích đất công nghiệp với tổng vốn đăng ký đầu tư 1.394
tỷ đồng và 7,4 triệu USD, có 02 dự án đã hoạt động sản xuất kinh doanh
Giá trị sản xuất trong khu, tuyến công nghiệp ước đạt 3.100 tỷ đồng, tăng 30% so cùng kỳ; giá trị xuất khẩu ước đạt 140 triệu USD tăng 25% so cùng kỳ.Đến nay đã có 10/14 cụm công nghiệp được phê duyệt quy hoạch chi tiết
Làng nghề
Vĩnh long có nhiều làng nghề nỗi tiếng như làng gốm Cổ Chiên, làng mai vàng Phước Đinh, làng nghề lục bình, làng nghề bánh tráng giấy những làng nghề này đã được hình thành và phát triễn nhiều năm qua, đã đóng góp một phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho người dân địa phương
Du lịch
Vĩnh Long có điều kiện thuận tiện để phát triển du lịch, bởi với thế mạnh sẵn có là trung tâm tâm của tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long nỗi tiếng với các vườn cây ăn trái, được quy hoạch rất bài bản để cho ra các loại trái cây nỗi tiếng khắp cả nước như bưởi, chôm chôm nhãn, cam, măng cụt khi đến với Vĩnh Long sẽ được thưởng thức các loại trái cây đặc sản của tỉnh
3.1.2 Tổng quan về huyện Trà Ôn
3.1.2.1 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Trà Ôn là một huyện của tỉnh Vĩnh Long, nằm về hướng đông, cách thành phố Vĩnh Long khoảng 40km, nằm cặp song Hậu, cách Cần Thơ 17 km, trải dài theo song Măng thít, đồng thời hyện cũng trên thủy lộ quốc gia huyết mạch giữa đồng bằng nối với Thành phố Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ
Hyện ở phía Tây Nam của tỉnh Vĩnh Long: Bắc giáp huyện Tam bình, ranh giới là song Mang Thít; Nam giáp huyện Cầu Kè của tỉnh Trà Vinh; Tây giáp Sông Hậu, ngăn cách với tỉnh Hậu Giang và tỉnh Sóc Trăng; Đông giáp huyện Vũng Liêm của tỉnh
Trang 31 Đơn vị hành chính
Về hành chánh, huyện bao gồm thị trấn Trà Ôn và 13 xã: Hựu Thành, Vĩnh Xuân, Thuận Thới, Tân Mỹ, Thiện Mỹ, Tích thiện, Phú Thành, Lục Sỹ Thành, Thời Hòa, Xuân Hiệp, Nhơn Bình, Hòa Bình và Trà Côn
+ Huyện đanh tập trung xây dựng thị trấn Trà Ôn sớm đạt chuẩn đô thị loại 4
+ Huyện cũng đang nâng cấp xã Hựu Thành, Xã Vĩnh Xuân trở thành đô thị loại 5 và đễ thành lập 2 thị trấn
+Dự kiến đến cuối năm 2020, Trà Ôn sẽ là đô thị loại 4 và sẽ trở thành thị xã thứ 3 của tỉnh Vĩnh Long
Mỹ vùng có cao trình từ 0,75 – 1 m gồm các xã Vĩnh Xuân, Thuận Thới, Hựu Thành, Trà Côn Vùng có cao trình từ 0,5 - 0,75 m gồm các xã Hòa Bình, Xuân Hiệp, Nhơn Bình, Thới Hòa.Tổng diện tích đất sản xuất toàn huyện là 25.839,12 ha (chiếm 17,52% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Về tính chất cơ hóa, đất đai của huyện được chia thành 3 nhóm chính: đất phèn, phù sa và cát giống
Kinh tế
Trà Ôn có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đất đai màu mỡ Trà Ôn có 2 xã cù lao Lục Sỹ Thành và Phú Thành thuận lợi cho trồng cây ăn trái, nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt hiện nay phong trào nuôi cá tra xuất khẩu đang phát triển mạnh Chợ nổi Trà Ôn nằm trên sông Hậu là đầu mối tiêu thụ, trao đổi hàng hoá nông sản Hệ thống giao thông thuận lợi cả đường bộ và đường thuỷ là điều kiện để phát triển kinh tế xã hội và phát triển du lịch sinh thái.Các loại nông sản đặc trưng: Lúa, cam, bưởi, chôm chôm Ngành truyền thống : nông nghiệp, mộc, hồ, đánh bắt thuỷ sản
3.1.2.2 Tình hình kinh tế - xã hội
Nông nghiệp
Trang 32- Trồng trọt : diện tích canh tác cây lúa tiếp tục giảm nguyên nhân là
Do bỏ vụ thu đông và chuyển đất ruộng sang trồng cam sành và một số loại cây rau màu khác có hiệu quả kinh tế hơn, phù hợp với xu hướng chuyển đổi
cơ cây trồng, theo hướng nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm Tính chung cả năm diện tích trồng lúa 33.831,5 ha đạt 104,74% so NQ, tăng 329,5 ha so với năm 2011 Nhưng đến 9 tháng đầu năm của 2013 thì diện tích lúa 33.572,9 đạt 101, 7 % so kế hoạch , giảm 257 ha so với năm 2012.Trong khi đó diện tích cây hoa màu và cây ăn trái tiếp tục tăng,
9 tháng đầu năm 2013 diện tích xuống giống hoa màu 1554,4 ha đạt 86,35%
so kế hoạch, tăng 268,4 ha so cùng kỳ; trong đó cây rau màu 1060,7 ha, cây công nghiệp ngắn ngày 493,7 ha Diện tích trồng cây ăn trái 9295,4 ha, trong
đó cây công nghiệp 1.224 ha, cây ăn quả 8071,4 ha, tăng 55,2 ha do ruộng chuyển lên vườn trồng cam sành tập trung ở xã Hựu Thành (Nguồn: Phòng
nông nghiệp huyện Trà Ôn)
- Chăn nuôi: Tình hình chăn nuôi phát triển không ổn định do giá heo
hơi thấp, bên cạnh giá một số mặt hàng gia cầm cũng biến động giảm làm hạn chế lợi nhuận của người dân Tuy nhiên do công tác tiêm phòng và tổ chức phòng dịch tốt nên tình hình dịch bệnh xảy ra không đáng kể không ảnh hưởng đến vật nuôi Uớc tổng đàn heo 58.114 con đạt 84,09% so KH giảm 11.263 con so cùng kỳ; đàn bò 14.019 con đạt 94,72% so KH, tăng 216 con so cùng
kỳ, đàn gia cầm 776.649 con đạt 119,49% so KH, tăng 77.409 con so cùng kỳ Công tác phòng chống dịch bệnh trên gia cầm và gia súc đã được củng cố trên địa bàn huyện Nhằm hạn chế dịch bệnh xuất hiện, huyện tổ chức quản lý tốt đàn gia cầm, bắt buộc người dân khi phát triển đàn gia cầm phải đăng ký và tiêm phòng đầy đủ Tuy nhiên xuất hiện 02 ổ dịch bệnh tai xanh trên heo địa bàn 02 xã Xuân Hiệp và Hòa Bình, của 02 hộ, tổng đàn 161 con, số lượng heo
bị nhiễm bệnh 43 con, số heo xử lý tiêu hủy 31 con, qua công tác dập dịch không phát hiện thêm ổ dịch mới Kết quả thực hiện thực thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 3 năm 2011 của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản Tổng số kiểm tra phân loại 68 cơ sở, kết quả phân loại A có 45 cơ sở chiếm 66,18%, loại B
có 22 cơ sở chiếm 32,35%, loại C có 01 cơ sở chiếm 1,47% (Nguồn: phòng nông nghiệp huyện Trà Ôn)
- Thủy sản: Phong trào nuôi thuỷ sản chủ yếu nuôi trong mương vườn
với qui mô nhỏ Riêng mô hình nuôi cá tra bãi bồi tập trung ở 02 xã Lục Sỹ, Phú Thành với diện tích 33,48 ha giảm 0,29 ha so cùng kỳ do tình hình giá cả các tra biến động nên ảnh hưởng đến lợi nhuận của người nuôi Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản 936 ha đạt 98,52% % so nghị quyết, giảm 20 ha so cùng
Trang 33kỳ Sản lượng: 12.580 tấn đạt 100,64% so nghị quyết, giảm 2100 tấn so cùng
- Công tác khuyến nông: Công tác tập huấn chuyển giao KHKT Tổ
chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật 95 cuộc có 2850 nông dân tham dự về kỹ thuật trồng màu, phòng trừ bệnh chôm chôm, bệnh chổi rồng trên nhản, phòng trừ rầy nâu, nhân giống lúa, sâu đục trái bưởi, mô hình cánh đồng mẫu…
Chương trình Khí sinh học (Biogas): Xây dựng xong được 08 công trình (Hòa Bình (5),Thuận Thới (1), Hựu Thành (2)
Dự án nâng cao chất lượng đàn bò: gieo tinh được 210 con
Dự án chăn nuôi heo theo hướng VietGap: triển khai ở xã Hựu Thành
50 con heo
Mô hình chuyển đổi cơ cấu trồng bắp : 06 ha có 30 hộ tham gia ở xã Vĩnh Xuân, năng suất bình quân 1-1,2 tấn/ha, giá bán 3500-4.000đ,/kg Tổng thu 34.000.000-36.000.000đ/ha, tổng chi 16.000.000-17.000.000đ/ha, lợi nhuận bình quân 16.000.000đ-18.000.000đ/ha
Triển khai dự án ca cao trồng xen vườn dưa và cây lâu năm 35 ha ở 03
xã Xuân Hiệp, Tân Mỹ và Vĩnh Xuân, tiến hành thẩm định dự án ca cao và thu tiền đối ứng mua cây giống ca cao ở 03 xã Vĩnh xuân, Xuân Hiệp và Tân Mỹ ( nhà nước hỗ trợ 30% giá cây giống)
Triển khai mô hình lúa chất lượng cao 25 ha ở Tân Mỹ, Thiện Mỹ, Hòa Bình, Thới Hòa
Triển khai mô hình ớt sừng vàng 0,2 ha ở xã Tích Thiện (hổ trợ 100% giống và 30% vật tư)
Triển khai hổ trợ hộ nghèo mô hình nuôi cá mương vườn ở 03 xã Trà Côn, Tân Mỹ, Hựu Thành mỗi xã 4 điểm mổi điểm hổ trợ 10 kg cá giống hỗn hợp như mè vinh, cá chép, rô phi …và 300 con cá tai tượng…
Tổ chức 04 lớp dạy nghề ở xã Tân Mỹ, Xuân Hiệp có tổng số 100 học viên tham gia về mô hình chăn nuôi, và mô hình VAC (Tân Mỹ 43 học viên, Xuân Hiệp 57 học viên)
Phối hợp với Trung Tâm Giống thực hiện “Dự án sản xuất lúa giống nguyên chủng 13ha” ở 3 xã: Xuân Hiệp, Hựu Thành, Thiện Mỹ
Kết hợp Sở Nông Nghiệp&PTNT Vĩnh Long triển khai mở rộng diện tích cánh đồng mẫu lớn xã Xuân Hiệp năm thứ 2 với diện tích 112,81 ha, nâng tổng diện tích cánh đồng mẫu lớn xã Xuân Hiệp lên 209,08ha với 684 hộ tham gia Hổ trợ cơ giới hóa 30% 2 đợt cho nông dân với tổng số tiền:268.903.000đ
Trang 34để giúp nông dân mua phương tiện sản xuất, như máy phun thuốc, máy gặp đập , máy cấy, máy trục
Huyện triển khai xây dựng mô hình cánh đồng mẫu ở 02 xã Thới Hòa
và Hựu Thành ( xã Thới Hòa 53,6 ha , xã Hựu Thành 55,25 ha)
Qua kết quả thực hiện mô hình cánh đồng mẫu giúp người nông dân sử dụng hợp lý giống, phân, thuốc hóa học đặc biệt thấy rỏ hiệu quả của sử dụng giống xác nhận từng bước đi đến sử dụng 1-2 giống trên cánh đồng để xây dựng vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao; đồng thời giúp nông nhân làm quen với việc ghi chép sổ tay theo định hướng GAP, từ đó người dân hạch toán đầu tư sao cho hiệu quả nhất, nông dân tiết kiệm được chi phí sản xuất lúa giữa nông dân thực hiện theo mô hình so với nông dân không theo mô hình, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lúa Bình quân lợi nhuận của
mô hình cánh đồng mẫu cao hơn ngoài mô hình từ 2.800.000đ-3.200.000đ/ha
Công nghiệp
Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp của huyện đang được chú trọng phát triển Theo thông tin từ Website tỉnh Vĩnh Long, tháng 05-2008, giá trị sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp của huyện đạt khoảng 5.120 triệu VNĐ Huyện đang đẩy mạnh triển khai dự án Cụm công nghiệp ấp Mỹ Lợi (Thiện Mỹ) giai đọan 1 để tạo quỹ đất sạch kêu gọi đầu tư Ngành Thương mại - Dịch vụ phát triển khá, tháng 05-2008, tổng mức bán lẻ hàng hoá đạt khoảng 75.650 triệu VNĐ Huyện tiếp tục chỉnh trang sắp xếp lại hệ thống các chợ trên địa bàn đồng thời xem xét cấp giấy phép cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá - dịch vụ
Cơ sở hạ tầng
Năm 2012, nhờ hỗ trợ cấp trên và sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đóng góp của toàn thể nhân dân, huyện Trà Ôn đã thực hiện đạt và vượt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới đã đề ra Đến cuối năm 2012, toàn huyện có
7 xã đạt từ 8-10 tiêu chí, 4 xã đạt từ 5-7 tiêu chí, chỉ có 1 xã đạt 4 tiêu chí
3.2 TÌNH HÌNH TRỒNG CAM SÀNH Ở HUYỆN TRÀ ÔN
3.2.1 Đặc điểm chung của cam sành
Sơ lược một số đặc điểm sinh học của cây cam sành: Cây cam sành có thể là một giống cây lai, giữa bưởi (Citrus maxima) và quýt (Citrus reticulata) hồi xưa Thân nhỏ, cao đến khoảng từ 6 - 15 m, cành có gai, lá thường xanh và rất bóng, dài khoảng 4-10 cm, hình bầu dục, có khía dài, nhỏ, và mịn Hoa cam nhỏ có 5 cánh dài 1,3 - 2,2 cm, sáp vàng lợt pha với màu trắng hơi xanh thơm ngát và thuộc loại lưỡng tính Trái dạng hình tròn có đường kính từ 4 -
Trang 3512 cm, bên trong chứa khoảng 8 - 11 múi, với những phần thịt mềm và nhiều
sơ đang chặt chẽ với nhau và nhiều hột có hạch cứng bao xung quanh Bên ngoài được bao thêm một màng mỏng dầy khoảng 6 mm để bảo vệ phần nước bên trong của những múi
Đặc tính của sản phẩm: Trái cam sành rất dễ nhận ra, nhờ vào lớp vỏ dày, sần sùi, giống bề mặt mảnh sành, và thường có màu lục nhạt đến khi chín
thì màu vàng cam
Cam trồng từ 1 đến 2 năm mới bắt đầu ra hoa và cho quả Thời kỳ phát triển từ trái non cho đến khi trái chín là khoảng 9 đến 12 tháng, tùy theo khí hậu và cách trồng của mỗi quốc gia
3.2.2 Giá trị dinh dưỡng của cam sành
Về công dụng thực phẩm: Cam sành có nhiều chất đạm, béo, acid tannic, beta – carotene và các chất phosphor, sắt, calci, kali, magie Ngoài ra cam sành còn chứa nhiều vitamin ( B1, B2, C), trong đó hàm lượng vitamin C khá cao, gấp khoảng 10 lần so với trái cây khác
Cam sành không chỉ dùng làm nước giải khác, mà đặc biệt còn là một loại thuốc giữ gìn nhan sắc Mỗi ngày uống từ một đến hai ly cam bạn sẽ có một làn da căng bong, không xuất hiện nếp nhăn trên khuôn mặt Thân cây dùng làm gỗ và nhiên liệu đốt Vỏ cây dùng làm thuốc trị gan Lá và hoa chứa nhiều tinh dầu có thể dùng cho việc sản xuất mỹ phẩm và các ứng dụng dược liệu để trị các trứng bệnh như đường tiêu hóa, rối loạn thần kinh, sốt, hen suyễn,huyết áp, mệt mỏi nói chung và nôn mửa…