3.1.2.1 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Trà Ôn là một huyện của tỉnh Vĩnh Long, nằm về hướng đông, cách thành phố Vĩnh Long khoảng 40km, nằm cặp song Hậu, cách Cần Thơ 17 km, trải dài theo song Măng thít, đồng thời hyện cũng trên thủy lộ quốc gia huyết mạch giữa đồng bằng nối với Thành phố Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ.
Hyện ở phía Tây Nam của tỉnh Vĩnh Long: Bắc giáp huyện Tam bình, ranh giới là song Mang Thít; Nam giáp huyện Cầu Kè của tỉnh Trà Vinh; Tây giáp Sông Hậu, ngăn cách với tỉnh Hậu Giang và tỉnh Sóc Trăng; Đông giáp huyện Vũng Liêm của tỉnh.
20 Đơn vị hành chính
Về hành chánh, huyện bao gồm thị trấn Trà Ôn và 13 xã: Hựu Thành, Vĩnh Xuân, Thuận Thới, Tân Mỹ, Thiện Mỹ, Tích thiện, Phú Thành, Lục Sỹ Thành, Thời Hòa, Xuân Hiệp, Nhơn Bình, Hòa Bình và Trà Côn.
+ Huyện đanh tập trung xây dựng thị trấn Trà Ôn sớm đạt chuẩn đô thị loại 4.
+ Huyện cũng đang nâng cấp xã Hựu Thành, Xã Vĩnh Xuân trở thành đô thị loại 5 và đễ thành lập 2 thị trấn
+Dự kiến đến cuối năm 2020, Trà Ôn sẽ là đô thị loại 4 và sẽ trở thành thị xã thứ 3 của tỉnh Vĩnh Long.
Dân cư
Trà Ôn có diện tích 2,31 km2, dân số là 10348 người ( số liệu năm 1999), mật độ dân số đạt 4480 người/km2.
Đất đai
Trà Ôn có địa hình tương đối bằng phẳng, địa hình cao từ sông Hậu và sông Trà Ôn - Mang Thít thấp dần về phía đông bắc, cao trình biến thiên từ 1,25 - 0,5 m. vùng có cao trình từ 1 - 1,25 m gồm các xã ven sông Hậu và sông Trà Ôn - Mang Thít như Tích Thiện, Thiện Mỹ, thị trấn Trà Ôn và Tân Mỹ. vùng có cao trình từ 0,75 – 1 m gồm các xã Vĩnh Xuân, Thuận Thới, Hựu Thành, Trà Côn. Vùng có cao trình từ 0,5 - 0,75 m gồm các xã Hòa Bình, Xuân Hiệp, Nhơn Bình, Thới Hòa.Tổng diện tích đất sản xuất toàn huyện là 25.839,12 ha (chiếm 17,52% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Về tính chất cơ hóa, đất đai của huyện được chia thành 3 nhóm chính: đất phèn, phù sa và cát giống.
Kinh tế
Trà Ôn có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đất đai màu mỡ. Trà Ôn có 2 xã cù lao Lục Sỹ Thành và Phú Thành thuận lợi cho trồng cây ăn trái, nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt hiện nay phong trào nuôi cá tra xuất khẩu đang phát triển mạnh. Chợ nổi Trà Ôn nằm trên sông Hậu là đầu mối tiêu thụ, trao đổi hàng hoá nông sản. Hệ thống giao thông thuận lợi cả đường bộ và đường thuỷ là điều kiện để phát triển kinh tế xã hội và phát triển du lịch sinh thái.Các loại nông sản đặc trưng: Lúa, cam, bưởi, chôm chôm. Ngành truyền thống : nông nghiệp, mộc, hồ, đánh bắt thuỷ sản ...
3.1.2.2 Tình hình kinh tế - xã hội
21
- Trồng trọt : diện tích canh tác cây lúa tiếp tục giảm nguyên nhân là
Do bỏ vụ thu đông và chuyển đất ruộng sang trồng cam sành và một số loại cây rau màu khác có hiệu quả kinh tế hơn, phù hợp với xu hướng chuyển đổi cơ cây trồng, theo hướng nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm. Tính chung cả năm diện tích trồng lúa 33.831,5 ha đạt 104,74% so NQ, tăng 329,5 ha so với năm 2011. Nhưng đến 9 tháng đầu năm của 2013 thì diện tích lúa 33.572,9 đạt 101, 7 % so kế hoạch , giảm 257 ha so với năm 2012.Trong khi đó diện tích cây hoa màu và cây ăn trái tiếp tục tăng, 9 tháng đầu năm 2013 diện tích xuống giống hoa màu 1554,4 ha đạt 86,35% so kế hoạch, tăng 268,4 ha so cùng kỳ; trong đó cây rau màu 1060,7 ha, cây công nghiệp ngắn ngày 493,7 ha. Diện tích trồng cây ăn trái 9295,4 ha, trong đó cây công nghiệp 1.224 ha, cây ăn quả 8071,4 ha, tăng 55,2 ha do ruộng chuyển lên vườn trồng cam sành tập trung ở xã Hựu Thành. (Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Trà Ôn).
- Chăn nuôi: Tình hình chăn nuôi phát triển không ổn định do giá heo
hơi thấp, bên cạnh giá một số mặt hàng gia cầm cũng biến động giảm làm hạn chế lợi nhuận của người dân. Tuy nhiên do công tác tiêm phòng và tổ chức phòng dịch tốt nên tình hình dịch bệnh xảy ra không đáng kể không ảnh hưởng đến vật nuôi. Uớc tổng đàn heo 58.114 con đạt 84,09% so KH giảm 11.263 con so cùng kỳ; đàn bò 14.019 con đạt 94,72% so KH, tăng 216 con so cùng kỳ, đàn gia cầm 776.649 con đạt 119,49% so KH, tăng 77.409 con so cùng kỳ. Công tác phòng chống dịch bệnh trên gia cầm và gia súc đã được củng cố trên địa bàn huyện. Nhằm hạn chế dịch bệnh xuất hiện, huyện tổ chức quản lý tốt đàn gia cầm, bắt buộc người dân khi phát triển đàn gia cầm phải đăng ký và tiêm phòng đầy đủ. Tuy nhiên xuất hiện 02 ổ dịch bệnh tai xanh trên heo địa bàn 02 xã Xuân Hiệp và Hòa Bình, của 02 hộ, tổng đàn 161 con, số lượng heo bị nhiễm bệnh 43 con, số heo xử lý tiêu hủy 31 con, qua công tác dập dịch không phát hiện thêm ổ dịch mới. Kết quả thực hiện thực thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 3 năm 2011 của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản. Tổng số kiểm tra phân loại 68 cơ sở, kết quả phân loại A có 45 cơ sở chiếm 66,18%, loại B có 22 cơ sở chiếm 32,35%, loại C có 01 cơ sở chiếm 1,47%. (Nguồn: phòng nông nghiệp huyện Trà Ôn).
- Thủy sản: Phong trào nuôi thuỷ sản chủ yếu nuôi trong mương vườn
với qui mô nhỏ .Riêng mô hình nuôi cá tra bãi bồi tập trung ở 02 xã Lục Sỹ, Phú Thành với diện tích 33,48 ha giảm 0,29 ha so cùng kỳ do tình hình giá cả các tra biến động nên ảnh hưởng đến lợi nhuận của người nuôi. Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản 936 ha đạt 98,52% % so nghị quyết, giảm 20 ha so cùng
22
kỳ. Sản lượng: 12.580 tấn đạt 100,64% so nghị quyết, giảm 2100 tấn so cùng kỳ. Trong đó:
+ Diện tích nuôi trong mương vườn: 902,16 ha, ước sản lượng 2.250 tấn.
+ Đánh bắt và khai thác nội đồng: 650 tấn (cá: 600 tấn, tôm: 50 tấn). + Nuôi cá bãi bồi: 33,48 ha, sản lượng 10.680 tấn.
- Công tác khuyến nông: Công tác tập huấn chuyển giao KHKT Tổ
chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật 95 cuộc có 2850 nông dân tham dự về kỹ thuật trồng màu, phòng trừ bệnh chôm chôm, bệnh chổi rồng trên nhản, phòng trừ rầy nâu, nhân giống lúa, sâu đục trái bưởi, mô hình cánh đồng mẫu…
Chương trình Khí sinh học (Biogas): Xây dựng xong được 08 công trình (Hòa Bình (5),Thuận Thới (1), Hựu Thành (2).
Dự án nâng cao chất lượng đàn bò: gieo tinh được 210 con
Dự án chăn nuôi heo theo hướng VietGap: triển khai ở xã Hựu Thành 50 con heo.
Mô hình chuyển đổi cơ cấu trồng bắp : 06 ha có 30 hộ tham gia ở xã Vĩnh Xuân, năng suất bình quân 1-1,2 tấn/ha, giá bán 3500-4.000đ,/kg. Tổng thu 34.000.000-36.000.000đ/ha, tổng chi 16.000.000-17.000.000đ/ha, lợi nhuận bình quân 16.000.000đ-18.000.000đ/ha
Triển khai dự án ca cao trồng xen vườn dưa và cây lâu năm 35 ha ở 03 xã Xuân Hiệp, Tân Mỹ và Vĩnh Xuân, tiến hành thẩm định dự án ca cao và thu tiền đối ứng mua cây giống ca cao ở 03 xã Vĩnh xuân, Xuân Hiệp và Tân Mỹ ( nhà nước hỗ trợ 30% giá cây giống).
Triển khai mô hình lúa chất lượng cao 25 ha ở Tân Mỹ, Thiện Mỹ, Hòa Bình, Thới Hòa.
Triển khai mô hình ớt sừng vàng 0,2 ha ở xã Tích Thiện (hổ trợ 100% giống và 30% vật tư).
Triển khai hổ trợ hộ nghèo mô hình nuôi cá mương vườn ở 03 xã Trà Côn, Tân Mỹ, Hựu Thành mỗi xã 4 điểm mổi điểm hổ trợ 10 kg cá giống hỗn hợp như mè vinh, cá chép, rô phi …và 300 con cá tai tượng…
Tổ chức 04 lớp dạy nghề ở xã Tân Mỹ, Xuân Hiệp có tổng số 100 học viên tham gia về mô hình chăn nuôi, và mô hình VAC (Tân Mỹ 43 học viên, Xuân Hiệp 57 học viên).
Phối hợp với Trung Tâm Giống thực hiện “Dự án sản xuất lúa giống nguyên chủng 13ha” ở 3 xã: Xuân Hiệp, Hựu Thành, Thiện Mỹ.
Kết hợp Sở Nông Nghiệp&PTNT Vĩnh Long triển khai mở rộng diện tích cánh đồng mẫu lớn xã Xuân Hiệp năm thứ 2 với diện tích 112,81 ha, nâng tổng diện tích cánh đồng mẫu lớn xã Xuân Hiệp lên 209,08ha với 684 hộ tham gia. Hổ trợ cơ giới hóa 30% 2 đợt cho nông dân với tổng số tiền:268.903.000đ
23
để giúp nông dân mua phương tiện sản xuất, như máy phun thuốc, máy gặp đập , máy cấy, máy trục...
Huyện triển khai xây dựng mô hình cánh đồng mẫu ở 02 xã Thới Hòa và Hựu Thành ( xã Thới Hòa 53,6 ha , xã Hựu Thành 55,25 ha).
Qua kết quả thực hiện mô hình cánh đồng mẫu giúp người nông dân sử dụng hợp lý giống, phân, thuốc hóa học đặc biệt thấy rỏ hiệu quả của sử dụng giống xác nhận từng bước đi đến sử dụng 1-2 giống trên cánh đồng để xây dựng vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao; đồng thời giúp nông nhân làm quen với việc ghi chép sổ tay theo định hướng GAP, từ đó người dân hạch toán đầu tư sao cho hiệu quả nhất, nông dân tiết kiệm được chi phí sản xuất lúa giữa nông dân thực hiện theo mô hình so với nông dân không theo mô hình, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lúa. Bình quân lợi nhuận của mô hình cánh đồng mẫu cao hơn ngoài mô hình từ 2.800.000đ-3.200.000đ/ha.
Công nghiệp
Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp của huyện đang được chú trọng phát triển. Theo thông tin từ Website tỉnh Vĩnh Long, tháng 05-2008, giá trị sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp của huyện đạt khoảng 5.120 triệu VNĐ. Huyện đang đẩy mạnh triển khai dự án Cụm công nghiệp ấp Mỹ Lợi (Thiện Mỹ) giai đọan 1 để tạo quỹ đất sạch kêu gọi đầu tư. Ngành Thương mại - Dịch vụ phát triển khá, tháng 05-2008, tổng mức bán lẻ hàng hoá đạt khoảng 75.650 triệu VNĐ. Huyện tiếp tục chỉnh trang sắp xếp lại hệ thống các chợ trên địa bàn đồng thời xem xét cấp giấy phép cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá - dịch vụ.
Cơ sở hạ tầng
Năm 2012, nhờ hỗ trợ cấp trên và sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đóng góp của toàn thể nhân dân, huyện Trà Ôn đã thực hiện đạt và vượt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới đã đề ra. Đến cuối năm 2012, toàn huyện có 7 xã đạt từ 8-10 tiêu chí, 4 xã đạt từ 5-7 tiêu chí, chỉ có 1 xã đạt 4 tiêu chí.