Kinh nghiệm
Các nông hộ trồng cam sành ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long có kinh nghiệm trồng cam sành lâu năm nhưng đa phần theo kiểu truyền thống, ít tiếp thu các kỷ thuật trồng cam sành mới. Chính vì thế mà trong mô hình này biến X7 (kinh nghiệm) không có ý nghĩa về mặt thống kê. Qua đây thấy rõ các nông hộ nên bỏ qua lối trồng truyền thống, tiếp cận nhiều hơn các kỹ thuật trồng cam mới qua báo đài, internet và tham gia các buổi tập huấn do cán bộ địa phương tổ chức, để có thể áp dụng vào sản xuất giúp cho sản lượng cam tăng lên mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.
Mật độ
Hê số hồi quy của biến X8 (mật độ) là 0,328 có mức ý nghĩa thống kê là 10%, khi tăng mật độ cam lên 1(cây/công) mà các yếu tố khác không đổi thì năng suất cam sẽ tăng lên 0, 328(kg/công). Qua đây cho thấy mật độ càng cao thì năng suất càng tăng lên.
Số ngày lao động
Sỡ dĩ số ngày lao động không có ý nghĩa trong mô hình này là do, sản lương cam sành phụ thuộc nhiều yếu tố phân, thuốc bảo vệ thực vật… chính vì thế mà ngày công lao đông chăm sóc ở đây không ảnh hưởng đến lợi nhuận. Chỉ cần bón phân đúng liều lương, phun thuốc kịp lúc như thế củng đủ để năng suất cam tăng.
4.4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CAM SÀNH CAM SÀNH
Mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận. Sauk hi thu thập thông tin là 60 hộ trồng cam sành tại xã Vinh Xuân, Thuận Thới huyện Trà Ôn, đề tài nghiên cứu cho rằng các
41
yếu tố sau đây có thể ảnh hưởng đến lợ nhuận của cam là: chi phí phân bón, chi phí thuốc bảo vệ thực vật, chi phí lao động gia đình, kinh nghiệm, sản lượng, diện tích và chi phí giống. Để kiểm chứng ta sẽ đưa tất cả các yếu tố đó vào dạng mô hình hồi quy.
Y = b0 + b1X1 + b2X2 +…+ bkXk
Trong đó: Y là biến phụ thuộc lợi nhuận (nghìn đồng/công) Xi ( i = 1,2,3,…,k) là các biến độc lập.
Các tham số b0, b1, b2,…,bk được ước lượng bằng phương pháp hồi quy tuyến tính từ phần mềm SPSS.
Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ trồng cam sành: + X1: Chi phí phân bón (nghìn đồng/công)
+ X2: Chi phí thuốc bảo vệ thực vật (nghìn đồng/công) + X3: Chi phí lao động (nghìn đồng/công)
+ X4: Chi phí giống( nghìn đồng/công) + X5: Kinh nghiệm (năm)
42
Bảng 4.13. Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
Y Hệ số Sai số chuẩn Kiểm định T Mức ý nghĩa Độ phóng đại phương sai Hằng số 3,343 1.611 2,075 0,043
Chi phi phân -0,094 0,057 -1,633 0,108 1,199 Chi phí thuốc BVTV -0,57 0,043 -1,313 0,195 1,197 Chi phí lao động -0,109 0,036 -3,016 0,004 1,230 Chi phí giống -0,156 0,087 -1,805 0,077 1,042 Kinh nghiệm -0,094 0,057 -1,646 0,106 1,105 Năng suất 1,343 0,180 7,460 0,000 1,094 Hệ số tương quan bội R 0,580 R2 0,532 F 12,182 Mức ý nghĩa sig 0,000 Durbin- Watson 1,815 Số quan sát 60
(Nguồn: số liệu điều tra trực tiếp nông hộ năm 2013)
Kiểm định đa cộng tuyến và tự tương quan của mô hình hồi quy
Qua kết quả phân tích cho thấy, mô hình có hệ số phóng đại phương sai (VIF) của các biến độc lập điều nhỏ hơn 10, với quy tắc là VIF vượt quá 10 là dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến, thì ở đây mô hình không gặp phải hiện tượng đa cộng tuyến.
Để kiểm định mô hình có tự tương quan hay không ta sẽ dựa vào kiểm định Durbin-Watson. Do kiểm định Durbin-Watson với 1,5 < D = 1,815 < 2,5 suy ra mô hình không có hiện tượng từ tương quan.
Để đánh giá độ phù hợp của mô hình ta xem giá trị R2 kết quả cho thấy R2 = 0,532 tức là 53,2% sự biến thiên của Y (Lợi Nhuận) có thể được giải
43
thích từ các biến độc lập có trong mô hình và 46,8% còn lại được giải thích bởi các yếu tố khác ngoài mô hình.
Với mức ý nghĩa Sig = 0,000 chứng tỏ tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa các biến Y với ít nhất một biến mô hình.
Chi phí phân
Phân bón tuy rất quan trọng cho cây cam sành, nhưng chỉ cần bón phân hợp lý đúng liều lương cần thiết cho cây thì cây sẽ đạt năng suất cao, mà không cần tốn nhiều chi phí cho việc bón phân như thế nó cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến lơi nhuận của nông hộ trồng cam sành..
Chi phí thuốc bảo vệ thực vật
Chi phí thuốc bảo vệ thực vật tuy rất cần thiết đối với việc chăm sóc cây cam sành, nhờ có thuốc mà cây có thể chóng chọi với nhiều bệnh và đạt được năng suất cao. Nhưng có lẽ do nguồn giống tốt nên các nông hộ trồng cam ở huyện Trà Ôn không cần sữ dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật cũng có thể giúp cây đạt năng suất bình thường và có thể đảm bảo an toàn thực phẩm. Chính vì điều này mà chi phí thuốc bảo vệ thưc vật ở mô hình này không có ảnh hướng đến lợi nhuận.
Chi phí lao động
Hệ số hồi quy biến X3 ( chi phí lao động ) là -0,109 có mức ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% và mối tương quan nghịch với lợi nhuận. Khi các yếu tố khác không đổi, thì chi phí lao động gia đình tăng lên 1 (nghìn đồng/công) thì lợi nhuận giảm 0,128 (nghìn đồng/ công). Đều này cho thấy chi phí lao động cũng có phần ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Chi phí giống
Hệ số hồi quy biến X4 (chi phí giống) là -0,156 có mức ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Khi các yếu tố khác không đổi , thì chi phí giống tăng lên 1(nghìn đồng/công) thì lợi nhuận sẽ giảm 0,156(nghìn đồng/công). Điều này cho thấy nếu nông hộ tiềm được nguồn cung ứng giống cam sành tốt mà giá rẻ, sẽ góp phần mang lại lợi nhuận cao hơn cho nông hộ.
Năng suất
Đây là mối tương quan thuận với lợi nhuận. Khi các yếu tố khác không đổi nếu năng suất tăng 1kg/công thì lợi nhuận sẽ tăng 1,343 (nghìn đồng/công). Điều này cho thấy năng suất rất quan trọng trong việc làm tăng lợi nhuận cho các nông hộ. Chính vì thế mà các nông hộ cần nên học hỏi, tiếp thu các kỷ thuật nhiều hơn đễ có thể mang lại lợi nhuận cao cho gia đình.
Kinh nghiệm
Đối với việc sản xuất cam sành thì việc các nông hộ có kinh nghiệm trong trồng cam lâu năm, sẽ có nhiều thuận tiện hơn cho việc sản xuất. Thế nhưng trong mô hình này kinh nghiệm lại không có ảnh hưởng đến lợi nhuận
44
là do, tuy các nông hộ ở huyện Trà Ôn đa phần là những người có kinh nghiệm lâu năm nhưng đa phần những kinh nghiệm đó điều là do những nông hộ đó tự học hỏi mà không có tiếp thu nhiều kiến thưc khoa học, như thế có thể cũng không giúp được nhiều cho phần mang lại lợi nhuận cao hơn cho nông hộ.