Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng cam sành của nông hộ tại huyện trà ôn, tỉnh vĩnh long (Trang 28)

Đơn vị hành chính

Tỉnh Vĩnh Long có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố và 1 thị xã và 6 huyện. Trong đó có 5 thị trấn, 10 phường và 94 xã gồm:

- Thành phố Vĩnh Long 7 phường 4 xã - Thị xã Bình Minh 3 phường 5 xã - Huyện Bình Tân 11 xã - Huyện Long Hồ 1 thị trấn và 14 xã - Huyện Mang Thít 1 thị trấn và 12 xã - Huyện Tam Bình 1 thị trấn và 16 xã - Huyện Trà Ôn 1 thị trấn và 13 xã - Huyện Vũng Liêm 1 thị trấn và 19 xã  Dân số

Tính đến năm 2011 dân số toàn tỉnh Vĩnh Long đạt gần 1.028.600 người, mật độ dân số đạt 687 người/km2 trong đó dân số thành thị đạt gần 159.200 người, dân số sống tại nông thôn đạt 869.400 người. Dân số nam đạt 833.700 người, trong khi đó nữ đạt 521.900 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 5,3%.

Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Vĩnh Long có 20 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc kinh có 997.792 người, người Khmer có 21.820 người, người hoa có 4.987 người, còn lại là những dân tộc khác như tày,thái,chăm, mường…

Văn hóa – xã hội

Do địa thế và lịch sử hình thành, từ ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa cùng sinh sống lâu đời ở đây đã hòa quyện và tạo nên một nền văn hóa đặc trưng cho vùng đất này. Vĩnh Long có khá nhiều loại hình văn học dân gian như: nói thơ vân tiên, nói tuồng, nói vè, hát Huê Tình,cải lương... Vĩnh Long cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa như: thành Long Hồ, Công Thần Miếu Vĩnh Long, đình Tân Giai, đình Tân Hoa, Văn Thánh Miếu Vĩnh Long, Khu tưởng niệm cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, v.v...

18

Là tỉnh ở giữa đồng bằng sông Cửu Long, Vĩnh Long có đất đai màu mỡ do được sông Tiền và sông Hậu bồi đắp phù sa hàng năm. Trồng trọt là một thế mạnh của tỉnh. Bên cạnh cây lúa (90% diện tích đất trồng lúa), hàng năm người dân Vĩnh Long còn thu hoạch hàng trăm ngàn tấn trái cây như cam, nhãn, quýt, bưởi, dừa... và chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Bảng 3.1: sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của tỉnh Vĩnh Long năm 2012

Sản phẩm Đơn

vị Diên tích

Lúa

Ha 185.830

Cây hoa màu các loại

Ha 41.73 Heo Con 306.000 Bò Con 69.000 Gia cầm Con 69.000.000 Thủy sản Ha 2.334

( nguồn:cổng thông tin điện tử ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)

Công nghiệp

315,1 tỷ đồng, giảm 21,86%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước đạt

4.415,9 tỷ Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2012 (theo giá cố định 1994) ước đạt 7.409,567 tỷ đồng, tăng 15,13% so năm 2011. Các sản phẩm chủ yếu tăng khá so với năm 2011 như: Chế biến thuỷ sản đông lạnh tăng 14,81%, thức ăn gia súc gia cầm tăng 47,13%, giày dép thể thao tăng 17,35%, quần áo gia công tăng 6,91%... Một số sản phẩm giảm như: Thức ăn thuỷ sản giảm 34,63%, thuốc lá điếu giảm 34,16%, dầu nhờn các loại giảm 38,89%, tàu – xà lan các loại giảm 41,52%... đã kéo giảm giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp

Khu công nghiệp Hoà Phú giai đoạn I: Đã lấp đầy 100% diện tích đất công nghiệp với 16 dự án đầu tư; tổng vốn đăng ký đầu tư 393,6 tỷ đồng và 94,61 triệu USD. Giai đoạn II: Kết cấu hạ tầng triển khai đạt 17%, đang hoàn chỉnh hệ thống giao thông nội bộ để mời gọi nhà đầu tư thứ cấp.

19

Khu công nghiệp Bình Minh: Trong năm thu hút được 02 dự án, đến nay có 10 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, lấp đầy 51,62% diện tích đất công nghiệp, với tổng vốn đăng ký đầu tư 972 tỷ đồng.

Tuyến công nghiệp Cổ Chiên: Đến nay đã thu hút được 06 dự án đầu tư, lấp đầy 100% diện tích đất công nghiệp với tổng vốn đăng ký đầu tư 1.394 tỷ đồng và 7,4 triệu USD, có 02 dự án đã hoạt động sản xuất kinh doanh.

Giá trị sản xuất trong khu, tuyến công nghiệp ước đạt 3.100 tỷ đồng, tăng 30% so cùng kỳ; giá trị xuất khẩu ước đạt 140 triệu USD tăng 25% so cùng kỳ.Đến nay đã có 10/14 cụm công nghiệp được phê duyệt quy hoạch chi tiết

Làng nghề

Vĩnh long có nhiều làng nghề nỗi tiếng như làng gốm Cổ Chiên, làng mai vàng Phước Đinh, làng nghề lục bình, làng nghề bánh tráng giấy... những làng nghề này đã được hình thành và phát triễn nhiều năm qua, đã đóng góp một phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho người dân địa phương.

Du lịch

Vĩnh Long có điều kiện thuận tiện để phát triển du lịch, bởi với thế mạnh sẵn có là trung tâm tâm của tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long nỗi tiếng với các vườn cây ăn trái, được quy hoạch rất bài bản để cho ra các loại trái cây nỗi tiếng khắp cả nước như bưởi, chôm chôm nhãn, cam, măng cụt...khi đến với Vĩnh Long sẽ được thưởng thức các loại trái cây đặc sản của tỉnh.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng cam sành của nông hộ tại huyện trà ôn, tỉnh vĩnh long (Trang 28)