Phân tích hiệu quả tài chính cam sành năm 2012

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng cam sành của nông hộ tại huyện trà ôn, tỉnh vĩnh long (Trang 46)

Bảng 4.10: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính

Chỉ tiêu Đơn vị tính Thấp nhất Cao nhất Trung bình

Năng suất Kg/công 2.000 5.000 3.433,9

Giá bán Nghìn đồng/kg 16 33 20,68 Doanh thu Nghìn đồng/công 36.000 115.000 70.927 Tổng chi phí không có LĐGD Nghìn đồng/công 3.642,39 27.628,33 9.010,76 Tổng chi phí có LĐGĐ Nghìn đồng/công 4.811,47 51.247,50 17.192,98 Lợi nhuận Nghìn đồng/công 23.000 103.000 54.252

(Nguồn: số liệu điều tra trực tiếp các nông hộ năm 2013)

Năng suất trung bình của cam sành của các nông hộ huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long là 3.433,9 kg/ công, thấp nhất là 2000kg/ công và cao nhất là 5000kg/công . Nhìn chung thì năng suất của cam sành khá cao so với các loại nông sản khác, vì thế có thể nói Trà Ôn là một vùng đất phù hợp cho việc trồng cam sành. Bên cạnh đó những nông hộ ở huyện đều có kinh nghiệm trồng cam khá là lâu năm, được các cơ quan chức năng mỡ các lớp tập huấn thường xuyên nên nhờ những yếu tố đó mà cam sành ở đây đạt được năng suất rất cao.

Giá bán cam sành vào thời điểm này khá cao trung bình là 20,68 nghìn đồng/kg, cao nhất là 33 nghìn đồng/kg và thấp nhất là 16 nghìn đồng/kg . Sở dĩ giá năm nay tăng cao là do thời tiết năm 2012 khá là nắng nóng, oi bức chính vì thế mà giá các loại trái cây có tác dụng giải nhiệt như là cam sành, dừa tươi,... tăng giá vùn vụt, cao hơn giá mọi năm gấp 2 lần. Nhờ vậy mà lợi nhuận của người trồng cam sành năm 2012 được tăng lên khá cao.

Dựa vào bảng số liệu ta biết được doanh thu của các nông hộ trồng cam sành huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long năm 2012 khá cao điển hình là doanh thu cao nhất của nông hộ là 115.000 nghìn đồng/công và thấp nhất là 36.000 nghìn

36

đồng/ công. Doanh thu của nông hộ tăng cao là do năng suất tăng và được giá nên giúp cho các hộ trồng cam có doanh thu vượt mức. Nhưng nhìn chung thì doanh thu giữa các nông hộ còn có sự chênh lệch khá lớn, là do có nhiều nông hộ không thường xuyên tham gia các buổi tập huấn và chưa có nhiều kinh nghiệm trồng cam sành, chính vì thế mà việc bón phân và phun thuốc bảo vệ thực vật không hợp lý và đúng từng giai đoạn phát triển của cây. Nên năng suất của các nông hộ không đạt cao dẫn đến doanh thu không bằng những hộ có tham gia tập huấn và có kinh nghiệm lâu năm. Do đó các cơ quan chức năng huyện Trà Ôn nên thường xuyên khuyến khích các hộ nông dân trồng cam sành tham gia các buổi tập huấn để mang lại lợi nhuận cao.

Với sự chênh lệch của chi phí có lao đông gia đình và không có lao động gia đình, cho ta thấy được đa phần theo tâm lý chung của nhà vườn, muốn lấy công làm lời nên họ ít quan tâm đến chi phí lao động gia đình mà mình bỏ ra. Do đó, khi tính tổng chi phí bỏ ra cho việc trồng cam sành họ thường không tính khoản chi phí này. Trên thực tế lợi nhuận sau khi đã trừ tất cả các khoản chi phí mà nông hộ đã bỏ ra, bao gồm cả chi phí lao động gia đình mới chính là lợi nhuận thực. Còn nếu chưa trừ ra chi phí lao đông gia đình thì đó chính là thu nhập của nông hộ.

Với doanh thu trung bình là 70.927 nghìn đồng/ công, tổng chi phí có lao động gia đình trung bình là 17.192,98 nghìn đồng/công đã đem lại lợi nhuận trung bình cho cho nông hộ trồng cam sành ở Trà Ôn năm 2012 là 54.252 nghìn đồng/ công. Đây là mức lợi nhuận cao trong sản xuất nông nghiệp đã phản ánh một phần sự hiệu quả trong việc trồng cam sành của các nông hộ ở Trà Ôn.

Bảng 4.11: các chỉ số tài chính đánh giá hiệu quả kinh tế

(Nguồn: số liệu điều tra trực tiếp nông hộ năm 2013)

Khoản mục ĐVT Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình

DT/tổng CP có LĐGĐ Lần 1,5 14,13 5,43

LN/DT Lần 0,33 0.93 0,76

LN/tổng CP không LĐGĐ Lần 1,3 17,34 7,48

37

Từ kết quả phân tích ở bảng trên cho thấy các chỉ số tài chính đã phản ảnh một phần hiệu quả kinh tế trong việc trồng cam sành của các nông hộ ở huyện Trà Ôn trong năm 2012. Điển hình là hiệu quả đầu tư vốn (DT/tổng CP có LĐGĐ) trung bình bằng 5,43. Điều này có nghĩa là, giá trị sản xuất mà nhà vườn tạo ra lớn gấp 5,43 lần chi phí đã đầu tư vào sản xuất, chứng tỏ có hiệu quả đầu tư và khả năng sinh lời trên vốn (LN/tổng CP không LĐGĐ) trung bình là bằng 7,48 có nghĩa là khi nhà vườn bỏ ra 1 đồng vốn thì thu được 7,48 đồng lợi nhuận. Khi xem xét chỉ số LN/ngày công lao động, kết quả cho thấy mỗi ngày công lao động tham gia sản xuất cam sành sẽ tạo ra 4.982,8 nghìn đồng lợi nhuận.

Qua việc phân tích chi phí cùng các chỉ số tài chính, cho thấy hiệu quả kinh tế của việc trồng cam sành vụ 2012 của nông hộ đạt hiệu quả.

4.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA CAM SÀNH

38

Bảng 4.12: kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất

Y Hệ số Sai số

chuẩn Kiểm đinh T

Mức ý nghĩa Độ phóng đại phương sai Hằng số 5,980 1,055 5,667 0.000 Lượng N -0,197 0.076 -2,571 0,013 4,600 Lượng P 0,204 0,089 2,296 0,026 5,724 Lượng K -0,019 0,037 -0,506 0,615 1,886 Chi phí TBVTV 0,058 0,032 1,798 0,078 1,268 Tập huấn -0,004 0,049 -0,088 0,930 1,097 Diện tích -0,027 0,035 -0,764 0,449 1,292 Kinh nghiệm 0,069 0,043 1,576 0,121 1,227 Mật độ 0,328 0,175 1,878 0,066 1,115 Số ngày lao động -0,021 0,043 -0,491 0,625 1,158

Hệ số tương quan bội R 0,469

R2 0,220

F 1,569

Mức ý nghĩa sig 0,151

Durbin – Watson 2,340

Số quan sát 60

(nguồn: số liệu điều tra trực tiếp nông hộ 2013)

Kiệm đinh đa công từ tương quan của mô hình hồi quy

Nhìn vào bảng số liệu 4.11 ta thấy được độ phóng đại phương sai số (VIF) , của tất cả các biến trong mô hình điều nhỏ hơn 10, vì thế mô hình này không bị đa cộng tuyến.

Do kiểm đinh Durbin – Watson với 1,5 < D = 2,340 <2,5 vì thế mô hình này không xảy ra hiện tượng tự tương quan.

39

Để đánh giá độ phù hợp của mô hình ta xem giá trị R2 ở đây R2 = 0,220 tức là 22% sự biến thiên của Y (năng suất) có thể giải thích từ các biến độc lập trong mô hình. Vì cam sành thuộc lĩnh vực nông nghiệp nên thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: thời tiết, dịch bệnh, điều kiện tự nhiện, tài chính…mà thường thì các yếu tố này khó mà kiểm soát được nên 78% còn lại sẽ được giải thích bởi các yếu tố khác ngoài mô hình.

Lượng N

Hệ số hồi quy biến X1 (lượng N) là – 0,197 có mức ý nghĩa về mặt thống kê là 5%. Khi mà các yếu tố khác không đổi lượng N tăng lên 1(kg/công) thì sản lượng sẽ giảm đúng 1 lượng là 0,197(kg/công), sỡ dĩ như vậy là do ở một mức nào đó thì bón phân chứa lượng N vào cây cam sành sẽ đạt đến năng suất biên. Khi mà đạt đến năng suất biên mà người trồng cam lại bón tiếp phân thì sản lượng biên sẽ giảm dần và dẫn đến sản lượng giảm theo. Vì thế cần cân nhắc và bón đúng đặc tính và nhu cầu của cây trồng. Nếu bón N vượt quá nhu cầu của cây, N cũng gây ra nhữn tác hại đáng kễ, nếu bón đúng theo yêu cầu của cây, N sẽ phát huy tốt.

Lượng P

Hệ số hồi quy biến X2 (lượng P) là 0,204 có ý nghĩa về mặt thống kê là 5%. Khi tăng lượng P lên 1(kg/công) khi các yếu tố khác không đổi thì sản lượng sẽ tăng 0,204(kg/công). Vì khi bón nhiều lượng P sẽ kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều, ngoài ra còn giúp cho cây chóng lại các yếu tố không thuận lợi như: chống rét, chống hạn, chịu đựng được độ chua của đất, chống lại một số loại sâu bệnh hại… chính vì thế mà giúp cho năng suất của cây đạt hiệu quả hơn.

Lượng K

Trên phương diện khối lượng, cây trồng cần nhiều K hơn N, nhưng vì trong đất có nhiều K hơn N và P chính vì thế mà người trồng ít chú trọng đến việc bón k cho cây. Do đó mà ở trong mô hình lượng K không có ý nghĩa về mặc thống kê.

Chi phí thuốc bảo vệ thực vật

Hệ số hồi quy của biến X4 (chi phí TBVTV) là 0,058 với mức ý nghĩa thống kê là 10%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi nếu chi phí thuốc bảo vệ thực vật tăng lên 1(nghìn đồng/công) thì sản lượng sẽ tăng lên 0.058(kg/công). Trông việc trồng cam sành thì TBVTV có ý nghĩa quan trọng đến sản lượng, việc phun thuốc đúng liều và đúng loại ảnh hưởng trực tiếp đến sản lương của cây. Chính vì thế mà nông hộ cần phải chú trọng đến việc chăm

40

sóc cây và phát hiện kịp thời sâu bệnh, đễ phun thuốc đúng lúc giúp cho cây trồng đạt năng suất cao mang lại hiệu quả kinh tế cho người trồng cam.

Tập huấn

Tập huấn là một yếu tố cũng khá quan trọng của các nông hộ trồng cam sành nói riêng và lĩnh vực nông nghiệp nói chung. Khi được tập huấn nhiều thì nông dân sẽ có them nhiều kiến thức hơn, có thể biết cách bón phân và phun thuốc hợp lý…nhưng ở trong mô hình này tập huấn không có ý nghĩa về mặt thống kê là do, các nông hộ ở đây đa phần chưa được tập huấn nhiều nên nó

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng cam sành của nông hộ tại huyện trà ôn, tỉnh vĩnh long (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)