TÌNH HÌNH TRỒNG CAM SÀN HỞ HUYỆN TRÀ ÔN

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng cam sành của nông hộ tại huyện trà ôn, tỉnh vĩnh long (Trang 34)

3.2.1 Đặc điểm chung của cam sành

Sơ lược một số đặc điểm sinh học của cây cam sành: Cây cam sành có thể là một giống cây lai, giữa bưởi (Citrus maxima) và quýt (Citrus reticulata) hồi xưa. Thân nhỏ, cao đến khoảng từ 6 - 15 m, cành có gai, lá thường xanh và rất bóng, dài khoảng 4-10 cm, hình bầu dục, có khía dài, nhỏ, và mịn. Hoa cam nhỏ có 5 cánh dài 1,3 - 2,2 cm, sáp vàng lợt pha với màu trắng hơi xanh thơm ngát và thuộc loại lưỡng tính. Trái dạng hình tròn có đường kính từ 4 -

24

12 cm, bên trong chứa khoảng 8 - 11 múi, với những phần thịt mềm và nhiều sơ đang chặt chẽ với nhau và nhiều hột có hạch cứng bao xung quanh. Bên ngoài được bao thêm một màng mỏng dầy khoảng 6 mm để bảo vệ phần nước bên trong của những múi.

Đặc tính của sản phẩm: Trái cam sành rất dễ nhận ra, nhờ vào lớp vỏ dày, sần sùi, giống bề mặt mảnh sành, và thường có màu lục nhạt đến khi chín thì màu vàng cam

Cam trồng từ 1 đến 2 năm mới bắt đầu ra hoa và cho quả . Thời kỳ phát triển từ trái non cho đến khi trái chín là khoảng 9 đến 12 tháng, tùy theo khí hậu và cách trồng của mỗi quốc gia

3.2.2 Giá trị dinh dưỡng của cam sành

Về công dụng thực phẩm: Cam sành có nhiều chất đạm, béo, acid tannic, beta – carotene và các chất phosphor, sắt, calci, kali, magie. Ngoài ra cam sành còn chứa nhiều vitamin ( B1, B2, C), trong đó hàm lượng vitamin C khá cao, gấp khoảng 10 lần so với trái cây khác.

Cam sành không chỉ dùng làm nước giải khác, mà đặc biệt còn là một loại thuốc giữ gìn nhan sắc. Mỗi ngày uống từ một đến hai ly cam bạn sẽ có một làn da căng bong, không xuất hiện nếp nhăn trên khuôn mặt. Thân cây dùng làm gỗ và nhiên liệu đốt. Vỏ cây dùng làm thuốc trị gan. Lá và hoa chứa nhiều tinh dầu có thể dùng cho việc sản xuất mỹ phẩm và các ứng dụng dược liệu để trị các trứng bệnh như đường tiêu hóa, rối loạn thần kinh, sốt, hen suyễn,huyết áp, mệt mỏi nói chung và nôn mửa…

25

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔ HÌNH TRỒNG CAM SÀNH CỦA NÔNG HỘ

TẠI HUYỆN TRÀ ÔN TỈNH VĨNH LONG 4.1 Mô tả điều tra nông hộ huyện Trà Ôn

4.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của nông hộ trong mẫu điều tra

Qua điều tra thực tế cho thấy, đa phần các nông hộ ở huyện Trà Ôn đều có tham gia sản xuất nông nghiệp.Trong đó đa phần các nông hộ đều có trồng cam sành. Dưới đây là một số thông tin về nông hộ:

Bảng 4.1: Thông tin chung về nông hộ

Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình

Tuổi

26 71 46,6

Nhân khẩu

3 8 5,4

Số người tham gia

sản xuất 1 5 2,08

Kinh nghiệm

2 20 5,23

(Nguồn: số liệu điều tra trực tiếp nông hộ năm 2013)

Bảng trên cho ta thấy các thông tin cơ bản của nông hô như : Số tuổi của nông hộ trồng cam có giá trị lớn nhất là 71 tuổi, giá tri nhỏ nhất là 26 tuổi , trung bình là 46,6 tuổi. Số nhân khẩu gia đình nhiều nhất là 8 người và ít nhất là 3 người, trung bình là 5,4 người. kinh nghiệm của người trồng cam sành ở huyện Trà Ôn cao nhất là 20 năm, thấp nhất là 2 năm, trung bình là 5,23. Còn số người tham gia sản xuất cam sành trực tiếp cao nhất là một nông hộ có 5 người, thấp nhất là 1 người tham gia sản xuất và trung bình là 2,08. Để thấy rõ hơn thông tin của các nông hộ trồng cam sành ta lần lượt xem xét các mục dưới đây:

4.1.1.1 Tuổi và số năm kinh nghiệm

26 Bảng 4.2: Độ tuổi của nông hộ

Tuổi nông hộ Số quan sát Tỷ lệ (%)

Nhỏ hơn 30 4 6,7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

30 đến 40 19 31,7

41 đến 50 16 26,7

51 đến 60 16 26,7

Lớn hơn 60 5 8,3

( Nguồn: số liệu điều tra trực tiếp nông hộ năm 2013)

Phần lớn các chủ hộ cam sành đều ở lứa tuổi trung niên, qua bảng số liệu 4.1 cho ta thấy được tuổi cao nhất của nông hộ là 71 tuổi, nhỏ nhất là 26 tuổi độ tuổi trung bình là 46,6 tuổi. Còn ở bảng 4.2 nhìn độ tuổi từ 30 đến 40 có 19 quan sát và chiếm tỷ lệ 31,7% là cao nhất. Ở độ tuổi này các chủ hộ có thể dể dàng nắm bắt được các thông tin thị trường ,các kỷ thuật sản xuất mới và là độ tuổi có sức lao động ở mức cao, phù hợp với các công việc nặng nhọc vì thế sẽ đem lại hiệu quả trồng cao hơn. Riêng về độ tuổi từ 41 đến 50 và 51 đến 60 có cùng số quan sát là 16, tỷ lệ là 26,7% cũng chếm tỷ lệ lớn, ở độ tuổi các hô vẫn có khả năng tiếp cận thông tin thị trường và các kỷ thuật sản xuất mới. Độ tuổi nhỏ hơn 30 và lớn hơn 60 chiếm tỷ trọng ít nhất trong các số quan sát, vì ở 2 độ tuổi này thường gặp khó khăn trong việc trồng cam sành như là: ở độ tuổi nhỏ hơn 30 chưa có kinh nghiệm trồng cam và ít có khả năng tạo vốn cho việc trồng cam, ở độ tuổi lớn hơn 60 thì độ tuổi này rất khó khăn cho việc trồng vườn và khả năng tiếp cận thị trường và kỷ thuật sản xuất, tuy nhiên đổi lại yếu tố kinh nghiệm là quan trọng nhất đối với độ tuổi này.

kinh ngiệm

Đối với lĩnh vực nông nghiệp thì ngoài các yếu tố như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chăm sóc, cây giống, hay thời tiết thì kinh nghiệm của nông hộ cũng không kém phần quan trọng, yếu tố kinh nghiệm là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng quan trọng đến lợi nhuận. Nó giống như một chiếc chìa khóa dẫn đên sự thành công cho các hộ nông dân. Mỗi lý thuyết sẽ không được thực hiện tốt và đúng cách nếu như thiếu đi kinh nghiệm canh tác thực tế, mà kinh nghiệm canh tác thực tế chình lag việc làm hằng ngày của của nông hộ, những người luôn gắn bó với tình hình trồng cam sành ở địa phương. Hình dưới đây sẽ phản ánh cụ thể về số năm kinh nghiệm của nông hộ.

27

( Nguồn: số liệu điều tra trực tiếp của nông hộ năm 2013)

Hình 4.1. số năm kinh nghiệm của nông hộ

Trà Ôn là một trong những huyện trồng cam sành nhiều và lâu năm nhất của tỉnh Vĩnh Long, do đó Trong 60 nông hộ được điều tra thì số năm kinh nghiệm cao nhất là 20 và thấp nhất là 2 năm. Nhìn hình 4.1 ta thấy được tỷ lệ từ 10 năm kinh nghiệm trở lên chiếm cao nhất là 68%. Tỷ lệ 6 đến 10 năm chiếm tỷ lệ 30 % cũng là một con số đáng kễ, đa phần các hộ nông dân có số năm kinh niệm ở khoản này điều là các hộ có cam sành trong giai đoạn trái nhiều. còn từ 2 đến 5 năm chiếm tỷ lệ rất nhỏ là 2% đa phần các hộ này đều là những hộ có cam sành vừa mới trồng trong giai đoạn mới bắt đầu cho trái và thu hoach. Thông qua biểu đồ thể hiện kinh nghiệm của các nông hộ ta thấy được các nông hộ trồng cam ở đây đều có nhiều kiến thức về cách bón phân, phun thuốc, cũng như các kỹ thuật cho trái nghịch mùa mang lại hiệu quả cao.

4.1.1.2 Nhân khẩu và lao động

Về số thành viên trong gia đình của nông hộ thì trung bình là 5,4 trong một hộ gia đình. Số thành viên nhiều nhất trong một nông hộ là 8 người và thấp nhất 3 người. Trong đó thì số người tham gia sản xuất cam sành trong một hộ nông dân là trung bình là 2,08 sắp sỉ phân nữa số trung bình của thành viên trong gia đình. Số gia đình có người tham gia sản xuất nhiều nhất là 5 người và thấp nhất là người. Từ đó cho thấy được là các hộ trồng cam sành ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long, phần lớn đều sữ dụng lao động gia đình cho việc sản xuất cam sành, dẫn đến việc ít tốn nhiều chi phi bỏ cho việc sữ dung lao động thuê góp phần làm tang lợi nhuận cho gia đình.

28 4.1.1.3 Trình độ học vấn Bảng 4.3: Trình độ học vấn của nông hộ Trình độ học vấn Tần số Tỷ lệ (%) Cấp I 18 30,0 Cấp II 30 50,0 Cấp III 11 18,3 Trung cấp trở lên 1 1,7

(Nguồn: điều tra trực tiếp từ các nông hộ năm 2013)

Nhìn chung trình độ học vấn của các nông hộ trồng cam sành ở huyện Trà Ôn đều từ cấp I trở lên. Trong đó trình độ cấp II có tần số là 30 và tỷ lệ là 50% chiếm cao nhất, ở mức trình độ này thì các nông hộ có thể dễ dàng nắm bắt các thông tin khoa học kỹ thuật, một cách dễ dàng thông qua báo đài. Đều đó giúp ích rất nhiều cho các hộ nông dân trong việc sản xuất cam sành. Chiếm tỷ lệ cao thứ hai là trình độ học vấn cấp I chiếm 30%. Trình độ cấp III cũng chiếm tỷ lệ không kém là 18,3% ở mức học vấn này thì các nông hộ rất thuận tiện trong việc nắm bắt các biến đỗi trên thông tin thị trường và các kỹ thuật sản xuất mới, thông qua các dịch vụ internet và báo đài. Trình độ học vấn đối với lĩnh vực nông nghiệp cũng không kém phần quan trọng, vì do khi các nông hộ có trình độ càng cao thì khả năng tiếp nhận thông tin càng tốt hơn các hộ nông dân trình độ thấp hoặc mù chữ.

4.1.1.4 Diện tích canh tác và mật độ

Bảng 4.4: Diện tích canh tác và mật độ trồng cam của nông hộ

Đặc điểm Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất

Mật độ cam sành

(cây/công) 300 500 200

Diện tích cam

sành (công) 14 15 1

(Nguồn: điều tra số liệu trực tiếp từ các nông hộ năm 2013)

Qua số liệu điều tra cho thấy mật độ trồng cam sành trên công của nông hộ có sự chênh lệch đáng kễ giữa các nông hộ, sỡ dĩ có sự khác biệt đó là do tùy thuộc vào kinh nghiệm kỹ thuật sản xuất, nông hộ có những suy nghĩ và tính toán riêng cho phù hợp với nhu cầu sãn xuất của mình. Cụ thể mật độ

29

trung bình trên 1 công là 300 cây, lớn nhất là 500 cây và nhỏ nhất là 200 cây. Do tâm lý muốn đạt được lợi nhuận cao nên rất nhiều nông hộ đã trồng với mật độ khá dày. Việc này có thể khiến ảnh hưởng đến sự tang trưởng của cây, khoản cách hai cây ngắn tạo không gian nhỏ nên khi cây tạo tán sẽ không nhiều…tuy nhiên cũng tùy theo kinh nghiệm sản xuất của từng hộ, nếu biết chăm sóc và có kỹ thuật trồng thì mật độ như thế nào cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận cho người trồng cam.

Đối với diện tích trồng cam sành, thì diện tích trồng cam có sự chênh lêch lớn giữa các hộ. Hộ có diện tích cao nhất là 15công và thấp nhất là 1công. Diện tích giữa các nông hộ có sự chênh lệch lớn, là do có một số hộ chưa có nhiều kinh nghiệm trồng cam nên chỉ sản xuất trên đất tự có, chưa muốn tang diện tích lên. Còn đối với các hộ trồng lâu năm có kinh nghiệm nhiều thì đa phần điều tang diên tích lên đễ mang lại lợi nhuận cao hơn cho quá trình sản xuất. diện tích trung bình của đất trồng cam là 14 công, đây được xem là con số tương đối lớn đối với các nông hộ hiện nay. Nhìn vào các chỉ số này ta có thể thấy được nghành cam sành đang được ưa chuộn hiên nay, không chỉ thế nó còn có xu thế dần thay thế các cánh đồng lúa ở huyện Trà Ôn, tĩnh Vĩnh Long.

4.1.1.5 Nguyên nhân trồng cam sành của nông hộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: điều tra số liệu trực tiếp của nông hộ năm 2013)

Hình 4.2.lý do chọn cam sành

Qua số liêu điều tra ta thấy được hầu hết các chủ hộ điều trả lời là năng suất (chiếm tỷ lệ 45%) và lợi nhuận (chiếm tỷ lệ 44%). Vì hầu hết các nông hộ điều thu hoạch cam với năng suất rất cao trên một năm và bán được với giá cao, dẫn đến mang lại lợi nhuận đáng kể cho các nông hộ trồng cam. Còn việc

30

phù hợp với đất và gia đình truyền lại chỉ là những yếu tố rất nhỏ để các nông hộ trồng cam. Từ các câu trả lời của các nông hộ cho ta thấy được rằng cây cam sành là một trong những loại cây mang lại lợi nhuận cho các nông hộ ở huyện Trà Ôn, nó đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế của huyện và giúp cho các nông hộ trồng cam sành ở đây tang thu nhập một cách đáng kễ.

4.1.1.6 Tiếp cận khoa học kỹ thuật và tham gia tập huấn kỹ thuật

nguồn tiếp cận khoa học kỹ thuật

Bảng 4.5: nguồn tiếp cân khoa học kỹ thuật

Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%)

Cán bộ khuyến nông 33 33,7

Phương tiện thông tin 17 17,3

Hội nông dân 7 7,1

Gia đình truyền lại 4 4,1

Người quen 37 37,8

( Nguồn: số liệu điều tra trực tiếp nông hộ năm 2013)

Qua bảng trên ta thấy được rằng khả năng tiếp cận thông tin thị trường chủ yếu là thông qua người quen, bạn bè truyền lại. Vì đa phần các nông hộ đều có chung một tâm lý, người quen hay bạn bè làm có lợi nhuận cao và học hỏi kinh nghiệm từ các hộ đó. Theo số liệu điều tra trực tiếp 60 hộ thì trong đó người quen chiếm 37 hộ, với tỷ lệ 37,8%. Còn lại đa phần là học hỏi từ cán bộ khuyến nông chiếm tỷ lệ 33,7%, đối với các nông hộ tiếp cận thông tin khoa học từ nguồn này thì cách trồng cam có khoa học hơn, có khả năng phát hiện được nhiều sâu, bệnh sớm và xữ lý nhanh chóng có hiệu quả. Các hộ trồng cam sành ngoài các nguồn tiếp cận thông tin từ người quen hay cán bộ khuyến nông, thì họ còn tự mình học hỏi và trao dồi kinh nghiệm bằng cách tìm hiểu, nắm bắt thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, đài, tivi, internet…số này chiếm tỷ lệ là 17,3% . Ngoài ra còn các nguồn như hội nông dân, gia đình truyền lại chiếm tỷ lệ không đáng kễ là 7.1% và 4,1%. Qua các số liệu nói trên ta có thể nói rằng kinh nghiệm và nguồn tiếp cận thông tin của các nông hộ điều rất đang tin cây, giúp cho các nông hộ có thể phát triển vườn cam sành của mình một cách tối đa và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

31

Tập huấn là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng, lợi nhuận của các nông hộ trồng cam sành nói riêng và lĩnh vực nông nghiệp nói chung. Bởi nhờ có yếu tố tập huấn mà các nông hộ có thể nắm bắt kịp các thông tin khoa học kỹ thuật tiên kiến, các biện pháp phòng ngừa và trị bệnh cho cây cam sành một cách hiệu quả. Hình dưới đây sẽ thể hiện cụ thể tình hình tập huấn cam sành của các nông hộ tại huyện Trà Ôn:

(Nguồn: số liệu điều tra trực tiếp của nông hộ năm 2013)

Hình 4.3. tình hình tập huấn của nông hộ

Đa phần các nông hộ trồng cam sành ở Trà Ôn đều tham gia các lớp tập huấn tỷ lệ tập huấn chiếm 63%. Đều này thể hiện các cơ quan chức năng ở huyện cũng rất quan tâm đến việc sản xuất cam sành của các nông hộ. Tuy nhiên các hộ trồng cam sành ở đây, cũng còn một số chưa thật sự thấy rõ được lợi ích của các buổi tập huấn. Thể hiện qua tỷ lệ không tham gia tập huấn của nông hộ chiếm 37% là một con số đáng kễ. Các cơ quan chức năng và địa phương cần có các biện pháp tuyền truyền cho các nông hộ biết được các kỹ thuật trồng cam mới, cũng như cách phòng và chữa bệnh cho cây cam qua các buổi tập huấn để nông hộ có thể mang lại lợi nhuận cao hơn cho gia đình.

32 Bảng 4.6 nguồn gốc cây giống

Nguồn gốc Tần số Tỷ lệ(%)

Mua tại cơ sở sản xuất 45 75

Mua ở các nhà vườn khác 15 25

(Nguồn: số liệu điều tra trực tiếp của nông hộ năm 2013)

Dựa vào điều tra số liệu trực tiếp của các nông hộ, thể hiện qua bảng 4.6 nói trên. Ta có thể thấy được đa phần các nông hộ điều mua cam giống tại cơ sở sản xuất, do ở đây chất lượng cam giống sẽ có chất lượng và uy tín hơn

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng cam sành của nông hộ tại huyện trà ôn, tỉnh vĩnh long (Trang 34)