Tình hình tiêu thụ cam sành của huyện

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng cam sành của nông hộ tại huyện trà ôn, tỉnh vĩnh long (Trang 43)

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp thì việc đạt sản lương không chưa đủ để mang lại lợi nhuận cao cho các nông hộ, mà nó còn phụ thuộc vào yếu tố giá của mùa vụ. Đối với mỗi sản phẩm đặc trưng của địa phương thì vấn đề giá cả đầu ra lại càng cần được quan tâm hơn nữa do có nhiều sản phẩm bán ra cùng một lúc, điều này có thể sẽ khiến giá của sản phẩm giảm xuống. Vì thế thị trường tiêu thụ rất quan trọng đối với các nông hộ, trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và cam sành nói riêng. Việc thị trường tiêu thụ ỗn đinh góp phần không nhỏ vào việc tăng lợi nhuận của nông hộ. Dưới đây là bảng thể hiện thị trường tiêu thụ của nông hộ:

Bảng 4.7 tình hình tiêu thụ cam sành

Đối tượng bán Tần số Tỷ lệ (%)

Thương lái 58 96,7

Trạm thu mua 2 3,3

(Nguồn: số liệu điều tra trực tiếp nông hộ năm 20113)

Theo như điều tra thì các nông hộ trồng cam ở huyện Trà Ôn, chỉ có 2 sự lựa chọn cho việc tiêu thụ cam của mình đó là thương lái và chạm thu mua. Trong đó thương lái chiếm tỷ lệ rất cao là 96,7%, lý do là thương lái hay mua

33

với giá cao và là mối quen của nhiều hộ gia đình ở đây, còn có lý do khác nữa là thương lái dễ liên lạc và khi mua thì thương lái sẽ tự đi thu hoạch. Do đó người trồng cam sành không phải tốn công sức cũng như chi phí thuê người về hái cam. Còn về chạm thu mua thì chiếm một tỷ lệ khá nhỏ là 3,3% (2 quan sát) những hộ bán cho chạm thu mua thì nguyên nhân chủ yếu là do mối quen giá cả dễ thõa thuận.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng cam sành của nông hộ tại huyện trà ôn, tỉnh vĩnh long (Trang 43)