1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA MÔ HÌNH NUÔI CÁ TRA (Pangasius hypophthalmus) TRONG AO Ở BẾN TRE VÀ ĐỒNG THÁP

69 1,7K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Hiệu Quả Sản Xuất Của Mô Hình Nuôi Cá Tra (Pangasius Hypophthalmus) Trong Ao Ở Bến Tre Và Đồng Tháp
Tác giả Phan Thị Ngọc Khuyên, Nguyễn Văn Hải, Lê Xuân Sinh
Người hướng dẫn Ths. Phan Thị Ngọc Khuyên, Ts. Lê Xuân Sinh
Trường học Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Luận văn tốt nghiệp
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 2,23 MB

Nội dung

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA MÔ HÌNH NUÔI CÁ TRA (Pangasius hypophthalmus) TRONG AO Ở BẾN TRE VÀ ĐỒNG THÁP

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA MÔ HÌNH NUÔI

CÁ TRA (Pangasius hypophthalmus) TRONG AO Ở

BẾN TRE VÀ ĐỒNG THÁP

Lớp: KTNN&PTNT Khóa: 30

Trang 2

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1 Sự cần thiết của đề tài

Theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê, GDP ngành Thuỷ sản giai đoạn

2003 – 2007 tăng 24.125 tỷ đồng lên đến 60.234 tỷ đồng (www.fistenet.gov.vn,ngày 25.03.2008) Trong các hoạt động của ngành, khai thác hải sản và nuôitrồng thủy sản giữ vị trí rất quan trọng Sản lượng khai thác hải sản trong 10năm gần đây tăng liên tục với tốc độ tăng bình quân hằng năm khoảng 10%(giai đoạn 1996 - 2003), 16,8 % ( giai đoạn 2003- 2007) Ngành Thủy sản có tốc

độ tăng trưởng rất nhanh so với các ngành kinh tế khác Tỷ trọng GDP củangành Thủy sản trong tổng GDP toàn quốc liên tục tăng từ 3,4% (năm 2000) lên3,93% vào năm 2003 và đạt 4,68 % năm 2007

Từ cuối thập kỷ 80 đến năm 2007, ngành thủy sản đã có những bước tiếnkhông ngừng Các chỉ tiêu chủ yếu đề ra trong Chiến lược Phát triển Kinh tế -

Xã hội ngành Thủy sản thời kỳ 2000-2007 đã được hoàn thành vượt mức Nuôitrồng thủy sản đang ngày càng có vai trò quan trọng hơn khai thác hải sản cả vềsản lượng, chất lượng cũng như tính chủ động trong sản xuất Điều này tất yếudẫn đến sự chuyển đổi về cơ cấu sản xuất - ưu tiên phát triển các hoạt động kinh

tế mũi nhọn, đem lại hiệu quả kinh tế cao Việt Nam có nhiều tiềm năng để pháttriển nuôi trồng thủy sản ở khắp mọi miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước

lợ và nuôi nước ngọt Đến năm 2006, đã sử dụng 679.218 ha nước mặn, lợ và305.214 ha nước ngọt để nuôi thủy sản Bên cạnh những tiềm năng đã biết, ViệtNam còn có những tiềm năng mới được xác định có thể sử dụng để nuôi trồngthủy sản như sử dụng vật liệu chống thấm để xây dựng công trình nuôi trên cácvùng đất cát hoang hóa, chuyển đổi mục đích sử dụng các diện tích trồng lúa,làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản…

Nuôi cá nước ngọt đang có bước chuyển mạnh từ sản xuất nhỏ tự túcsang sản xuất hàng hóa lớn, điển hình là việc phát triển nuôi cá tra, cá ba sa xuấtkhẩu đem lại giá trị kinh tế cao ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL)

Trang 3

nói chung, tỉnh Đồng Tháp và Bến Tre nói riêng Với lợi thế có hệ thống sôngngòi, kênh rạch chằng chịt, nhiều lao động giỏi chuyên môn về thủy sản Bêncạnh đó tỉnh còn có nhiều loại thức ăn tự nhiên cho cá Đó là điều kiện hết sứcthuận lợi phát triển nuôi trồng thủy sản cho tỉnh, đặc biệt là cá tra Ngoài ra, với

sự phát triển nhanh của việc cá tra thịt đã tạo ra hàng loạt việc làm và thu hútmột lực lượng lao động đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạn sản xuất,làm giảm sức ép của nạn thiếu việc làm trên phạm vi tỉnh

Đặc biệt do sản xuất của nhiều lĩnh vực như khai thác, nuôi trồng thủysản chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình và trang trại nên đã trở thành nguồn thu hútmọi lực lượng lao động, tạo nên nguồn thu nhập quan trọng góp phần vào sựnghiệp xóa đói giảm nghèo

Trong những năm vừa qua, giá cả cá tra thịt luôn biến động khôngngừng, cùng với vụ bị kiện bán phá giá cá da trơn và việc cấm buôn bán cá datrơn Việt Nam tại một số bang của Mỹ do dư lượng kháng sinh và một số dịchbệnh lạ ngày càng xuất hiện nhiều trên cá đã tác động xấu đến nghề nuôi cá, gâytâm lý hoang mang trong hộ nuôi cá ở khu vực ĐBSCL nói chung Đặc biệt làtỉnh Bến Tre và Đồng Tháp nói riêng Việc bức thiết hiện nay là đề xuất đượccác biện pháp để khắc phục hậu quả của dịch bệnh và đưa ra các giải pháp tìmđầu ra ổn định cho cá tra thương phẩm, giúp người nuôi cá tra khôi phục lại sản

xuất và kiếm được nhiều lợi nhuận.Do đó em chọn đề tài “ Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá tra trong ao ở Tỉnh Bến Tre và Đồng Tháp”

làm luận văn tốt nghiệp

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn

Nuôi cá tra trong ao ở tỉnh Bến Tre và Đồng Tháp hiện nay phát triển rấtmạnh, là một trong những tỉnh có diện tích, sản lượng lớn và năng suất caotrong khu vực ĐBSCL Việc nuôi cá tra đã mang lại nguồn lợi nhuận rất lớn.Tuy nhiên giá cả và thị trường tiêu thụ sản phẩm cá biến động khôn lường Do

đó đã gây không ít khó khăn cho hộ nuôi Việc nuôi cá tra ồ dạt với mật độ dàyđặc ở một số địa phương không nằm trong quy hoạch trong tỉnh và trung ương

đã gây khó khăn trong công tác quản lý và gây ô nhiễm môi trường nước rấtnghiêm trọng

Trang 4

Với những căn cứ trên chúng ta dựa vào đó để nghiên cứu hiệu quả sảnxuất của mô hình nuôi cá tra tại nơi này.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích thực trạng sản xuất cá tra thịt ở địa bàn, đánh giá hiệu quả sảnxuất của mô hình, phân tích những thuận lợi và các rào cản trong quá trình sảnxuất nhằm mục đích đề xuất những biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quảsản xuất và thu nhập cho hộ nuôi cá tra

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

 Mô tả thực trạng sản xuất của hộ, cơ sở nuôi ca tra trong ao liên quan đếncác nguồn lực sẵn có

 Phân tích và đánh giá tình hình chung về hộ nuôi cá tra

 Đánh giá hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá tra

 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mô hình

 Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất nâng cao thu nhập của

hộ nuôi, đồng thời khắc phục được những khó khăn cho việc sản xuất cátra

1.3 CÁC GIẢ THUYẾT KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định

Từ mục tiêu đưa ra tìm hiểu về ảnh hưởng của chi phí, giá cả và dịchbệnh đến hiệu quả nuôi cá tra trong ao ở tỉnh Bến Tre và Đồng Tháp So sánhhiệu quả nuôi cá ở địa bàn nghiên cứu, và xem xét các tác động của mô hình ảnhhưởng đến môi trường như thế nào Để từ đó chúng ta thu thập thông tin đểkiểm định giả thuyết này có chính xác hay không và mức độ tin cậy bao nhiêu?

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu

Lý do chọn nghề nuôi cá tra của hộ nuôi

Nguồn thông tin - kinh tế kỹ thuật của hộ nuôi

Các khoản chi phí phát sinh trong quá trình nuôi

Kết quả thu được từ việc nuôi cá tra trong ao

Tác động như thế nào đến môi trường và xã hội

Trang 5

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Không gian nghiên cứu

Luận văn được thực hiện tại Khoa Kinh Tế - Quản trị kinh doanh với sốliệu điều tra từ hộ nuôi cá tra trong ao ở các huyện của tỉnh Bến Tre và ĐồngTháp

1.4.2 Thời gian nghiên cứu

+ Những số liệu thứ cấp được sử dụng trong luận văn từ năm 2005-2007.+ Những số liệu sơ cấp được điều tra trực tiếp từ tháng 01 đến 03 năm 2008

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu

Vì kiến thức tiếp thu ở nhà trường chỉ mới là các lý thuyết từ thầy cô và sách

vở, thời gian thực tập không được nhiều mà tình hình nuôi cá tra trong ao rấtphức tạp nên chỉ đề cập một số nội dung sau:

 Đưa ra những cơ sở lý luận cho việc thực hiện đề tài

 Mô tả quy trình nuôi cá tra trong ao

 Phân tích hiệu quả sản xuất của hộ nuôi cá tra trong ao ở tỉnh Bến Tre vàĐồng Tháp

 So sánh hiệu quả sản xuất của hộ nuôi cá tra ở vùng khảo sát

 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cá tra trong ao

 Đánh giá chung về nhận thức của hộ nuôi cá tra cũng như những hộ ở kếbên hộ nuôi cá tra

 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cá tra trongao

1.4.4 Kết quả mong đợi

Từ việc phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá tra trong ao tạitỉnh Bến Tre và Đồng Tháp Đề tài hy vọng tìm ra những giải pháp để việc sảnxuất cá tra trong ao đạt hiệu quả cao hơn và giúp cho hộ nuôi cá có thu nhập ổnđịnh hơn

Trang 6

Trong một số từ điển chuyên ngành kinh tế cũng như từ điển ngôn ngữ,

hộ là tất cả những người cùng sống trong một mái nhà Nhóm người đó bao gồmnhững người cùng chung huyết tộc và những người làm công

Tại cuộc Hội thảo quốc tế lần thứ tư về quản lý nông trại tại Hà Lan năm

1980, các đại biểu nhất trí rằng: hộ là một đơn vị cơ bản của xã hội có liên quanđến sản xuất, tái sản xuất, tiêu dùng và các hoạt động khác

Qua các điểm khác nhau về khái niệm “hộ” có thể nêu lên một số đặcđiểm cần lưu ý khi phân định “hộ”:

- Hộ là một nhóm người cùng chung huyết tộc hay không cùng chunghuyết tộc

- Họ cùng sống chung hay không cùng sống chung một mái nhà

- Có chung một nguồn thu nhập và ăn chung

- Cùng tiến hành sản xuất chung

Ở Việt Nam, cho đến nay chưa có một cuộc thảo luận nào nghiêm túcnào về khái niệm hộ và các phương pháp nghiên cứu hộ Hầu như từ trước tớinay người ta mặc nhiên thừa nhận hộ là “ gia đình”, kinh tế hộ là “ kinh tế giađình”

b) kinh tế hộ

Hộ sản xuất là những hộ làm những nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp,ngư nghiệp, lâm nghiệp Việc sản xuất hàng hóa của hộ chủ yếu dựa vào cácthành viên được xem là khoản thu nhập cho nông hộ Quá trình sản xuất hộ liênquan đến việc chuyển đổi các loại hàng hóa trung gian, thành hàng hóa hoànhảo Họ thường sử dụng vốn và các dụng cụ của gia đình để sản xuất cũng nhưlao động Vì vậy, tổng giá trị hàng hóa tăng thêm của hộ được gọi là tổng sảnphẩm của hộ

Trang 7

2.1.2 Vấn đề sử dụng vốn và lao động trong quá trình sản xuất kinh tế hộ

Theo thuật ngữ kinh tế, vốn và lao động là hai nguồn lực sản xuất Laođộng được tính bằng thời gian hoặc số người tham gia lao động, vốn được xemnhư khoản tiền phải trả cho việc sử dụng các dịch vụ, mua nguyên vật liệu trangtrải chi phí trong quá trình sản xuất Quá trình sản xuất là một quá trình đượcxem như việc sử dụng các nguồn lực để chuyển đổi vật liệu hoặc những sảnphẩm dở dang thành sản phẩm, dịch vụ hoàn chỉnh để phục vụ nhu cầu củangười tiêu dùng Quá trình nuôi cá cũng diễn ra như vậy từ những yếu tố đầuvào trọng lượng hàng hóa, đó chính là những vật nuôi cung cấp sản xuất chotoàn xã hội

2.1.3 Vai trò của kinh tế hộ trong quá trình phát triển

Kinh tế hộ trong quá trình phát triển nông hộ của nhiều nước có vai tròhết sức quan trọng Ở Mỹ - nước có nền nông nghiệp phát triển cao, phần lớnnông sản vẫn là do nông trại gia đình sản xuất bằng lao động của chính chủtrang trại và các thành viên trong gia đình Động lực thúc đẩy sản xuất ở nôngtrại gia đình là lợi ích kinh tế cả các thành viên trong gia đình Ở Việt Nam,kinh tế nông hộ mặc dù còn ở quy mô sản xuất nhỏ và phân tán, nhưng có vaitrò hết sức quan trọng để phát triển nông nghiệp

Kinh tế nông hộ đã cung cấp cho xã hội khoảng 90% sản lượng rau quả,góp phần tăng nhanh số lượng lương thực, thực phẩm, cho công nghiệp và xuấtkhẩu, góp phần sử dụng tốt hơn đất đai, lao động, tiền vốn, tăng thêm việc làmcho nông thôn và tăng thêm thu nhập cho nhân dân

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của nềnkinh tế đã tạo ra sự thay đổi lớn trong nông thôn Nâng cao thu nhập và cải thiệnđời sống cho nông dân luôn là mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng, toàn Dân

2.1.4 Khái niệm về nghề nuôi trồng thủy sản

Là thuật ngữ sử dụng để chỉ chỉ việc nuôi, trồng tất cả sinh vật có trongmôi trường nước Tuy nhiên cũng có thể hiểu nuôi trồng thủy sản là tất cảnhững tác động của con người có ảnh hưởng tới sinh vật và môi trường sống củasinh vật

Trang 8

Nuôi trồng thủy sản là hoạt động lấy đối tượng tác động là những sinh vậtsống trong môi trường nước đề tạo ra sản phẩm phục vụ con người Nuôi trồngthủy sản mang nhiều điểm giống với sản xuất nông nghiệp Tính mùa vụ củanuôi trồng thủy sản thể hiện rõ

2.1.5 Một số khái niệm cơ bản trong kinh tế

a) Chi phí

Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinhdoanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kếtquả kinh doanh nhất định Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất củanông hộ nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận

Chi phí nuôi cá là tất cả những chi phí bỏ ra để thu được sản phẩm thịt cátra Chi phí nuôi bao gồm chi phí đào và cải tạo ao, chi phí cống cấp và thoátnước, chi phí con giống, chi phí thức ăn, chi phí thuê nhân công, chi phí thuốcthú y và phòng bệnh, chi phí lãi vay ngân hàng, chi phí mua dụng cụ và sửachữa lặt vặt trong năm và các khoản chi phí khác

Chi phí nhân công được thuê mướn làm đất và nuôi cá được tính như sau:

Số lượng thuê x giá thuê/tháng x số tháng thuê

Chi phí nhân công =

Số lượng cá thu hoạchChi phí nuôi cá được chia ra thành hai loại đó là định phí và biến phíBiến phí là những chi phí thay đổi tỷ lệ với mức độ hoạt động của đơn vị.Mức độ hoạt động có thể là số lượng sản xuất ra, số lượng sản phẩm tiêu thụ, sốgiờ máy vận hành, tỷ lệ có thể là tỷ lệ thuận trong mức độ hoạt động Chúng talưu ý rằng xét về tổng số biến phí thay đổi tỷ lệ thuận, ngược lại nếu xem xéttrên một mục đích hoạt động ( 1 sản phẩm, 1 giờ máy chạy) biến phí là hằng số

Đối với nuôi cá tra, biến phí của việc nuôi cá tra bao gồm: chi phí muagiống, chi phí thức ăn, chi phí thuốc thú y, chi phí thuê mướn,…

Định phí là những mục chi phí ít thay đổi hoặc không thay đổi theo mức

hoạt động của 1 đơn vị Nếu xét trên tổng chi phí, định phí không thay đổi,ngược lại nếu quan sát chúng trên 1 mức độ hoạt động thì định phí tỷ lệ nghịchvới mức độ hoạt động Định phí trong nuôi cá bao gồm chi phí đào ao, chi phímua công cụ dụng cụ…

Trang 9

Thu nhập ròng = Tổng Doanh thu – Tổng Chi phí

d) Hiệu quả kinh tế

Tiêu chí về hiệu quả thực ra là giá trị Có nghĩa là, khi sự thay đổi làmtăng giá trị thì sự thay đổi đó có giá trị và ngược lại thì sẽ không có hiệu quả.Hay hiệu quả kinh tế là sự biểu hiện của mối quan hệ giữa kết quả lượng sảnphẩm tiêu thụ được với lượng sản phẩm tiêu thụ được với lượng vốn bỏ ra

2.1.6 Các chỉ số tài chính chủ yếu

Thu nhập/ chi phí: là chỉ số được tính bằng cách lấy tổng thu nhập chia chotổng chi phí Tỉ số này cho biết một đồng chi phí đầu tư, chủ thể đầu tư sẽ thulại được bao nhiêu đồng thu nhập Được tính như sau:

Thu nhập/ chi phí = Tổng thu nhập/ Tổng chi phíLợi nhuận/ chi phí : là tỉ số được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận chia chotổng chi phí Tỉ số này nói lên một đồng chi phí bỏ ra, thì chủ thể đầu tư sẽ thuđược bao nhiêu đồng lợi nhuận Được thể hiện bởi công thức sau:

Lợi nhuận/ chi phí = Tổng lợi nhuận/ Tổng chi phíLợi nhuận /thu nhập: là tỉ số được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận chia chotổng thu nhập Tỉ số này thể hiện một đồng thu nhập có bao nhiêu đồng lợinhuận, nó phản ánh mức lợi nhuận so với tổng chi phí Công thức:

Lợi nhuận/ thu nhập = Tổng Lợi nhuận/ Tổng thu nhập

2.1.7 Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc nuôi cá tra thịt trong ao

a) Công trình ao: Bao gồm ao nuôi, bờ bao, hệ thống cống cấp và thoát

nước, đèn chiếu sáng Hệ thống ao nuôi phải thoáng, sạch sẽ, có nhiều nắng để

Trang 10

cung cấp đủ lượng năng lượng ánh sáng và oxy cho cá, bờ ao phải lớn, vữngchắc, phải có đủ hệ thống cống cấp và thoát nước cho ao nuôi Khi thiết kế vàđào ao phải tính đến vị trí, địa thế, số lượng giống định thả nuôi Hệ thống aonuôi phải gần sông, kênh gạch để thuận tiện cho việc cấp và thoát nước cho ao.Trước khi thả cá nuôi ta phải rải hóa chất, vôi, muối và phơi ao từ 3- 4 ngày đểtiêu diệt mầm bệnh trong ao.

b) Chọn con giống

Công tác chọn con giống là việc rất quan trọng và cần thiết trong nuôitrồng thủy sản nói chung và nuôi cá tra nói riêng Công tác chọn giống nhằmmục đích biết được nguồn gốc của con giống, các đặc tính về sức sống, khảnăng thích nghi với điều kiện sống hiện tại ở địa phương Con giống có khảnăng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất Nếu con giống tốt, khỏe mạnh,

có tỷ lệ sống cao sẽ cho năng suất cao Do đó làm cho kết quả thu hoạch đượcnhiều hơn và người nuôi cá sẽ có thu nhập cao hơn

Hiện nay cá giống cá tra đã hoàn toàn được cung cấp từ nguồn sinh sảnnhân tạo là chủ yếu Cá thả nuôi cần được lựa chọn cẩn thận đảm bảo phẩm chất

cá tăng trưởng tốt trong quá trình nuôi Cá khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh,kích cỡ đồng đều, màu sắc đẹp, nhiều nhớt và bơi lội nhanh nhẹn Cá giống mớiđưa về, trước khi thả xuống ao nên tắm bằng nước muối 2-3% trong 4-5 phút đểloại trừ hết các ký sinh và chống nhiễm trùng vết thương trên thân cá

là tham khảo ý kiến của cán bộ thủy sản, trung tâm khuyến ngư tại địa phương

để được hướng dẫn thêm

d) Nguồn nước

Nước là điều kiện cần thiết và là môi trường sống không thể thiếu đốivới đàn cá Vì vậy, Chúng ta cung cấp nước đủ và hợp lý, thay nước thường

Trang 11

xuyên và đặc biệt nguồn nước sạch mầm bệnh thì rất tốt tạo điều kiện thuận lợicho đàn cá phát triển

Nuôi cá tra trong ao hồ có mật độ cao thì yêu cầu nguồn nước phải sạch

và phải thay nước thường xuyên Nếu nguồn nước bị ô nhiễm thì các loài vikhuẩn sẽ phát triển mạnh và cá dễ bị nhiễm các bệnh như gan, thận có mủ, sốthuyết, ký sinh trùng, trắng gan, trắng mang…… Để nuôi cá tra thịt trong ao đạthiệu quả, thì các chỉ chủ yếu của môi trường ao cần đạt như sau:

+ Nhiệt độ nước 26 - 300C

+ PH thích hợp 7-8

+ Hàm lượng o- hòa tan >3mg/lít

Nguồn nước cấp cho ao nuôi cần phải sạch, thể hiện ở chỉ số các chất ônhiễm chính dưới mức giới hạn cho phép:

Nguồn nước cho nuôi cá chủ yếu là từ các các sông lớn, sông nhánh vàkênh rạch Tuy nhiên, việc nuôi cá tra cũng ảnh hưởng đến môi trường xungquanh, đặc biệt ô nhiễm nguồn nước một một cách trầm trọng, do sử dụng quánhiều thuốc thú y và cạn bả của thức ăn

e) Mật độ thả

Mật độ thả có ảnh hưởng rất lớn đến việc sinh trưởng, phát triển và cảnăng suất của đàn cá Nếu thả quá thưa sẽ lãng phí diện tích ao và làm giảm hiệuquả kinh tế Hiện nay, do việc nuôi cá tra mang lại nhiều lợi nhuận nên cơ sởnuôi thả nuôi với mật độ rất dày đã làm cho việc quản lý và chăm sóc đàn cá rấtkhó khăn Mặt khác cơ sở nuôi phải tốn chi phí con giống và tiền xử lý nướctrong ao nuôi rất lớn Do đó hộ nuôi phải tính diện tích ao của hộ mình để cómật độ thả nuôi thích hợp để làm tăng hiệu quả kinh tế nuôi

Trang 12

f) Thức ăn

Trong việc nuôi cá cung cấp đầy đủ nguồn thức ăn là vấn đề rất quantrọng Thức ăn nuôi cá tra bao gồm nhiều loại như thức ăn đạm động, thực vậthay thức ăn năng lượng, thức ăn lipid, thức ăn protein, các thức ăn vitamin……Thức ăn có vai trò đặc biệt quan trọng giúp cho cá phát triển tốt và nhanhchóng, do đó việc đảm bảo đủ về lượng và chất cho cá nhằm năng cao hiệu quảtrong việc nuôi cá tra Vì vậy thức ăn có chất lượng và được sử dụng có hiệuquả sẽ là điều quan trọng trong việc hạ giá thành trong nuôi cá Ngày nay, thức

ăn công nghiệp đáp ứng một phần nào đó trong tăng năng suất, rút ngắn thờigian nuôi, hạ chi phí trong việc nuôi cá

g) Vệ sinh phòng bệnh

Hiện nay việc nuôi cá tra một cách ồ ạt và không có quy hoạch ở nhiềuđịa phương đã làm cho tình trạng ở nhiễm nguồn nước một cách trầm trọng, dẫnđến nhiều dịch bệnh mới xuất hiện, khó phòng trị Bên cạnh đó các cơ sở bánthuốc thú y thủy sản chưa phát triển kịp với tốc độ tăng nhanh của việc nuôitrồng thủy, đã làm cho vấn đề phức tạp nay lại càng phức tạp hơn Đây là mộttrở ngại lớn cho các hộ nuôi nói chung Vì vậy đòi hỏi các cơ quan địa phương

xã phường cần nắm rõ số lượng hộ nuôi để có biện pháp hỗ trợ kịp thời

2.1.8 Các nhân tố ảnh hưởng gián tiếp đến việc nuôi cá tra trong ao

a) Mầm bệnh

Hiện nay dịch bệnh xuất hiện ngày càng nhiều và đặc biệt nguy hiểmảnh hưởng đến tỷ lệ sống của đàn cá như gan, thận có mủ, trắng gan trắng mang,sốt huyết, ký sinh trùng … Các tác nhân gây bệnh ít nhiều thường có trong môitrường nước chúng lây lan và bùng phát rất nhanh gây thiệt hại lớn cho ngànhnuôi trồng thủy sản không chỉ riêng cho địa phương nào Biện pháp tốt nhất làphải phòng ngừa chúng theo chiều sâu như đặt thuốc xử lý nước, cải tạo aotrước và sau khi nuôi, rải hay trộn thuốc vào thức ăn để phòng và trị bệnh, khửtrùng nước bằng hóa chất, vôi, muối định kỳ, thông báo cho cơ quan thú y thủysản tại địa phương để kịp thời khống chế dịch bệnh lây lan

b) Chính sách ưu đãi của địa phương

Trong bối cảnh dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, ngành nuôi trồngthủy sản bị thiệt hại lớn, giá cả của sản phẩm cá bị giảm sút nghiêm trọng, tiêu

Trang 13

thụ khó khăn, số lượng cá thành phẩm bị tồn kho ứ đọng với số lượng lớn….Các phương hướng phát triển bền vững đối với nghề nuôi trồng thủy sản là rấtquan trọng Bởi vì nó tạo điều kiện hỗ trợ cho người dân về mọi mặt như vốnsản xuất, con giống sạch, kỹ thuật nuôi trồng và thị trường tiêu thụ đầu ra chosản phẩm

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

- Khảo sát hộ nuôi tại các huyện của tỉnh Bến Tre và tỉnh Đồng Tháp

- Tham khảo số liệu Niên giám thống kê cấp tỉnh và số liệu báo cáo hằngnăm của các huyện nằm trong địa bàn nghiên cứu

- Cách chọn hộ, cơ sở nuôi phỏng vấn theo hướng dẫn của cán bộ địaphương

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

Bến Tre: huyện Bình Đại, Giồng Trôm, Chợ Lách, Châu Thành

Đồng Tháp: huyện Cao Lãnh, Châu Thành, Thanh Bình

Nội dung phỏng vấn hộ nuôi, bao gồm:

 Thông tin chung của hộ nuôi

 Thông tin kinh tế - kỹ thuật hộ nuôi tiếp cận

 Thông tin chung về thiết kế và vận hành nuôi cá tra của hộ

 Số lượng và chất lượng cá sản xuất, mua bán trong năm

 Những bệnh chủ yếu trên cá tra và việc phòng trị bệnh cho cátrong ao ở hộ nuôi

Trang 14

 Tổng chi phí cho việc nuôi cá tra của hộ.

 Nhận thức về những vấn đề có liên quan tới ngành hàng cá tra

2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu và phân tích

- Thống kê mô tả.

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp phân tích chi phí lợi ích

- Phương pháp tương quan đa biến

+ Phương pháp thống kê mô tả: Là tổng hợp các phương pháp đo

lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng, dự báo trong lĩnh vực kinh tế

và kinh doanh bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tinđược thu thập trong điều kiện không chắc chắn Thống kê mô tả được sử dụngtrong nghiên cứu này nhằm mô tả thực trạng sản xuất cá tra Bảng thống kê làhình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu thập được làm cơ sở đểphân tích và kết luận, cũng như trình bày kết quả đã nghiên cứu

+ Phương pháp phân tích lợi ích - chi phí (Cost – Benefit Analysis hay CBA) : Là một kỹ thuật phân tích để đi đến quyết định có nên tiến hành các dự

án đã triển khai hay không, hay hiện tại có nên cho triển khai các dự án đã được

đề xuất hay không Phân tích lợi ích chi phí cũng được dùng để đưa ra quyếtđịnh lựa chọn hai hay nhiều các đề xuất dự án loại trừ lẫn nhau

Là một phương pháp đánh giá sự mong muốn tương đối giữa các phương

án cạnh tranh nhau, khi sự lựa chọn được đo lường bằng giá trị kinh tế tạo racho toàn xã hội

Phương pháp này tìm ra sự đánh đổi giữa các lợi ích thực sự mà xã hội

có được từ một phương án cụ thể với các nguồn tài nguyên thực mà xã hội phải

từ bỏ để đạt được lợi ích thực sự mà xã hội có được từ một phương án cụ thể vớicác nguồn tài nguyên thực mà xã hội phải từ bỏ để đạt được lợi ích đó Theocách này, đây là phương pháp ước tính sự đánh đổi thực giữa các phương án vànhờ đó giúp cho xã hội đạt được lựa chọn ưu tiên kinh tế của mình

Nói rộng hơn, phân tích lợi ích – chi phí (CBA) là một khuôn khổ nhằm

tổ chức thông tin, liệt kê những thuận lợi và bất lợi của từng phương án, xácđịnh các giá trị kinh tế có liên quan và xếp hạng các phương pháp dựa vào tiêuchí giá trị kinh tế vì thế phân tích lợi ích – chi phí là một phương thức để thể

Trang 15

hiện sự lựa chọn chứ không chỉ là 1 phương pháp để đánh giá sự ưa thích.Người ta tiến hành CBA thông qua việc gắn giá trị tiền tệ cho mỗi một đầu vàocũng như đầu ra của dựa án Sau đó so sánh các giá trị của các đầu vào và cácđầu ra Cơ bản mà nói, nếu lợi ích dự án đem lại có giá trị lớn hơn chi phí mà nótiêu tốn, dự án đó sẽ được coi là đáng giá và nên triển khai

Trong quá trình phân tích hiệu quả sản xuất của hoạt động nuôi cá tra chủyếu dựa vào doanh thu thu được từ việc nuôi cá và chi phí trong toàn bộ quátrình nuôi để tính ra lợi ích chung của hoạt động nuôi đối với hộ

Lợi ích = Doanh thu – chi phí > 0 Có hiệu quả về mặt kinh tế

+ Hàm năng suất

Hàm năng suất biểu thị mối quan hệ đầu ra với một loạt các yếu tố đầuvào biến đổi với mức độ một yếu tố này có thể thay thế cho một yếu tố kháctrong quá trình sản xuất Hay nói cách khác hàm năng suất biểu diễn lượng đầu

ra tối đa với mỗi hay từng sự phối hợp của các yếu tố đầu vào nhất định Kếtquả rút ra từ hàm năng suất cho chúng ta xác định được mức độ tác động củatừng nhân tố đầu vào đến các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả sảnxuất của việc nuôi cá tra

Hàm sản xuất năng suất đối với việc nuôi cá được trình bày cụ thể nhưsau:

Hàm lợi nhuận bao gồm

+ Lợi nhuận (): Là biến phụ thuộc

Trang 16

+ Xi : Các biến độc lập( i= 1,2,3,…….K),

Việc thiết lập hàm lợi nhuận được lập trên cơ sở của hàm hồi quy tuyếntính Mục đích của hàm lợi nhuận là nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến lợinhuận của cơ sở nuôi cá Từ đó biết được các nhân tố nào làm tăng hay giảm lợinhuận để có thể phát huy những yếu tố tích cực sao cho việc nuôi cá có hiệu quảcao hơn

Phương trình hồi qui có dạng:

- R2: Hệ số xác định đã điều chỉnh, dùng để trắc nghiệm xem có nên thêmvào một biến độc lập nữa không Khi thêm vào một biến mà R2 tăng lên thìchúng ta quyết định thêm biến đó vào phương trình hồi quy

- standad error: Sai số chuẩn cả phương trình

- ObServations: Số quan sát

- Regression: Hồi quy

- Residual: Số dư

- Df: Độ tự do

- SS: Sum of Squares: Tổng bình phương

- SSR: Tổng bình phương hồi quy, là đại lượng biến động của Y được giảithích bởi đường hồi quy

- SSE: Phần biến động còn lại (còn gọi là số dư): là đại lượng biến độngtổng hợp của các nguồn biến động do các nhân tố khác gây ra mà không hiệndiện trong mô hình hồi quy và biến động ngẫu nhiên

Trang 17

- SST: Tổng biến động của Y.

SST = SSR + SSE

SSR càng lớn mô hình hồi quy càng có độ tin cậy cao trong việc giải thíchbiến động của Y

- MS: Trung bình bình phương (mean of Squares)

MSR: = SSR/k Trung bình bình phương hồi quy

Trang 18

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ

XÃ HỘI CỦA TỈNH BẾN TRE

3.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý

Hình 3.1: Bản đồ địa lý tỉnh Bến Tre

Bến Tre là một trong 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tựnhiên là: 2.356 km2, được hình thành bởi cù lao An Hoá, cù lao Bảo, cù laoMinh và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ mà thành (gồm sông Tiềndài 83 km, sông Ba Lai 59 km, sông Hàm Luông 71 km, sông Cổ Chiên 82 km).Điểm cực bắc của Bến Tre nằm trên vĩ độ 9048' bắc, điểm cực nam nằm trên vĩ

độ 10020' bắc, điểm cực đông nằm trên kinh độ 106048' đông, điểm cực tâynằm trên kinh độ 105057' đông

- Phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền

- Phía nam giáp tỉnh Trà Vinh

- Phía tây giáp tỉnh Vĩnh Long, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên

- Phía đông giáp biển Đông, với chiều dài bờ biển là 65 km

Trang 19

Những con sông lớn nối từ biển Đông qua các cửa sông chính (cửa Đại,cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên), ngược về phía thượng nguồn đếntận Campuchia; cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt khoảng 6.000 km đan vàonhau chở nặng phù sa chảy khắp ba dải cù lao là một lợi thế của Bến Tre trongphát triển giao thông thủy, hệ thống thủy lợi, phát triển kinh tế biển, kinh tếvườn, trao đổi hàng hoá với các tỉnh lân cận.

Dự kiến vào năm 2008, cầu Rạch Miễu - công trình thế kỷ, là niềm mongước của bao thế hệ người dân trong tỉnh - đang được gấp rút hoàn thành sẽ gốiđầu lên hai bờ sông Tiền; cầu Hàm Luông nối liền cù lao Bảo, cù lao Minh Từđây, cùng với hệ thống cầu đường nội tỉnh, ba dải cù lao An Hoá - Bảo - Minhthông thương là điều kiện giúp cho những tiềm năng kinh tế - văn hoá - xã hộicủa Bến Tre được khơi dậy và phát triển mạnh mẽ

b) Đặc điểm địa hình

Bến Tre là một tỉnh châu thổ nằm sát biển, có địa hình tương đối bằngphẳng, độ cao từ 1– 2 m Ở vùng đất giồng, rải rác có những giồng cát xen kẽvới ruộng vườn, không có rừng cây lớn, chỉ có một số rừng chồi và những dảirừng ngập mặn ven biển và ở các cửa sông Bốn bề đều có sông nước bao bọc

Hệ thống kênh rạch chằng chịt, ăn thông với nhau, nối liền với các sông lớn: MỹTho, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên, không chỉ thuận cho giao thông thủy, màcòn tạo nên một tài nguyên nước dồi dào quanh năm cho nông nghiệp và nuôi

trồng thuỷ sản phát triển.

c) Tài nguyên khí hậu

Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưnglại nằm ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới, nên nhiệt độ cao, ít biến đổitrong năm, nhiệt độ trung bình hằng năm từ 26oC – 27oC Với vị trí nằm tiếpgiáp với biển Đông, nhưng Bến Tre ít chịu ảnh hưởng của bão, vì nằm ngoài vĩ

độ thấp Ngoài ra, nhờ có gió đất liền, nên biên độ dao động ngày đêm giữa cáckhu vực bị giảm bớt

d) Tài nguyên đất đai

Gồm sáu nhóm đất chính:

- Nhóm đất liếp: 62.972 ha (26,7% diện tích toàn tỉnh), phân bố chủ yếu

ở các huyện Châu Thành, Mỏ Cày và thị xã Bến Tre

Trang 20

- Nhóm đất cồn cát: 9.729 ha (4,2% diện tích toàn tỉnh), phân bố chủ yếu

ở các huyện ven biển như Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú

- Nhóm đất phù sa: 11.846 ha (5,1% diện tích toàn tỉnh), đây là nhóm đấttrồng lúa chủ yếu ở tỉnh Bến Tre, tập trung ở huyện Giồng Trôm, Châu Thành

và rải rác ở thị xã Bến Tre, Giồng Trôm Đây là loại đất thích hợp nhất cho câylúa

- Nhóm đất phèn: 2.464 ha (1% diện tích toàn tỉnh), chủ yếu là loại đấtphèn ít, phân bố tập trung ở 2 huyện Châu Thành và Chợ Lách

- Nhóm đất mặn chua: 47.028 ha (20% diện tích toàn tỉnh) đây là nhómđất có diện tích khá lớn, phân bố tập trung ở 4 huyện bị nhiễm mặn là ThạnhPhú, Bình Đại, Ba Tri và Mỏ Cày

- Nhóm đất mặn: 64.592 ha (27,4% diện tích toàn tỉnh), trong đó loại đấtmặn nhiều (55.291 ha) thường tập trung ở các huyện ven biển của tỉnh Đất bịmặn chủ yếu do tác động của nước triều và nước ngầm mặn, thường xảy ra vàomùa khô, do đó hầu hết diện tích đất mặn chỉ canh tác được một vụ lúa mùamưa

e ) Tài nguyên nước

Sông Cửu Long khi chảy vào nước ta, chia làm hai nhánh ở phía đônggọi là sông Tiền, nhánh ở phía tây gọi là sông Hậu Sông Tiền, trước khi đổ rabiển lại tách ra làm bốn nhánh như hình nan quạt, ôm gọn ba dải cù lao Bến Tre

Đó là các sông Mỹ Tho, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên Bốn con sông này đãgiữ một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hoá của nhân dân trongtỉnh: cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và cho nông nghiệp, những thức ăn giàuđạm như tôm, cá, cua, ốc, góp phần làm tươi đẹp cảnh quan, điều hoà khí hậucủa một vùng đất cù lao ba bề sông nước Các con sông có một vị trí quan trọngtrong hệ thống giao thông thủy, không chỉ của tỉnh mà cả miền đồng bằng rộnglớn Từ môi trường thuận lợi này, việc giao lưu văn hoá cũng phát triển mạnh

mẽ với các vùng xung quanh

Ngoài bốn con sông chính trên, Bến Tre còn có một mạng lưới sông,rạch, kênh đào chằng chịt nối liền nhau, tạo thành một mạng lưới giao thông vàthủy lợi rất thuận tiện Bến Tre có hàng trăm sông, rạch và kênh, trong khi đó cótrên 60 con sông, rạch, kênh rộng từ 50–100 m Đây là con đường thủy quan

Trang 21

trọng của tỉnh và nguồn cung cấp nước rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷsản của tỉnh.

g) Tài nguyên sinh vật

Nhìn chung ở Bến Tre rất đa dạng về tài nguyên sinh vật có nhiều động

và thực vật, Bến Tre ở bao phủ bởi một rừng dừa bạt ngàn, bên cạnh đó diệntích cây ăn trái rất lớn như nhãn, chôm chôm, măng cụt, xoài Hiện nay, diệntích rừng của Bến Tre còn lại tương đối ít chủ yếu là tràm ở vùng trũng, đấtphèn mặn Ở Vùng nước ngọt, không bị ảnh hưởng của nước mặn và phèn thì cóthực vật phong phú hơn Có nhiều loại cây như cà na, bần chua, bình bát, gáo,dứa gai, sen, súng v.v……Động vật sống dưới nước ở Bến Tre rất phong phú.Đáng lưu ý khu vực cửa sông là vùng có năng suất sinh học cao, do bị chi phốibởi cả sông và biển Ở đây, có sự hiện diện của các loài cá nước ngọt, mặn và lợ

do ảnh hưởng của biển như cá mè vinh, cá mè dãnh, cá rô biển, cá trê vàng, cáđối, cá bống dừa, cá lóc, tôm…

3.1.2 Khái quát về tình hình kinh tế xã hội

a) Về kinh tế

- Cây lúa: Diện tích gieo trồng cả năm 79.764 ha, đạt 99,71% kế hoạch,

năng suất bình quân đạt 38,03 tạ/ha, ước sản lượng thu hoạch 303.317 tấn, đạt93,76% kế hoạch, bằng 91,23% so cùng kỳ Nhìn chung, diện tích canh tác lúatiếp tục giảm, phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đồng thời cơcấu giống tiếp tục được chuyển đổi theo hướng sử dụng các giống có năng suất

và chất lượng cao nhằm tăng lợi nhuận cho nông dân, năng suất lúa vụ ĐôngXuân và vụ Hè Thu đều đạt cao hơn năm trước, riêng lúa vụ Mùa năng suất đạtthấp là do ảnh hưởng của bão số 9 vào cuối năm 2006

- Cây mía: Tổng diện tích mía toàn tỉnh khoảng 8.025 ha, đạt 89,16% kế

hoạch, giảm 12,5% so với cùng kỳ Nguyên nhân diện tích mía giảm là do ảnhhưởng cơn bão số 9 và giá mía cây đang sụt giảm, hiệu quả trồng mía không caonên người dân chuyển sang trồng dừa hoặc các loại cây ăn trái hiệu quả hơn Vụmía 2007-2008, đang trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển tốt, dự kiến chonăng suất tăng hơn so vụ trước

- Cây dừa: Tổng diện tích dừa toàn tỉnh hiện có khoảng 43.083 ha, trong

đó diện tích trồng mới khoảng 2.391ha, tăng 5,9% so cùng kỳ Nhằm hỗ trợ

Trang 22

người dân sớm khôi phục vườn dừa, vườn cây ăn trái sau bão, UBND tỉnh đãchỉ đạo ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương xây dựng dự án đểtriển khai thực hiện, đến nay hầu hết các vườn dừa cơ bản đã được khôi phục,một số diện tích bị gãy đổ đã được người dân trồng lại Các hình thức đầu tưthâm canh, trồng xen, nuôi xen trong vườn dừa tiếp tục phát triển, nhiều môhình xen canh trong vườn dừa đạt hiệu quả khá cao được nhân rộng như: dừaxen măng cụt, xen bòn bon, ca cao, kết hợp nuôi tôm càng xanh, Sản lượngdừa thu hoạch ước đạt 79,4% kế hoạch.

- Cây ăn trái: Tổng diện tích toàn tỉnh khoảng 37.154 ha, giảm 1.060 ha so

với năm 2006 Nguyên nhân diện tích giảm chủ yếu là các loại cây có múi bịnhiễm bệnh hoặc năng suất thấp như: cam, quýt, chanh… ở các huyện Mỏ Cày,Giồng Trôm người dân phá bỏ để chuyển sang trồng các loại cây khác Riêngcác loại cây ăn trái đặc sản, chất lượng cao như: sầu riêng, măng cụt, chômchôm, bưởi, xoài có xu hướng tiếp tục mở rộng diện tích Việc ứng dụng khoahọc-kỹ thuật trong xử lý trái vụ, bảo quản sau thu hoạch…được người dân quantâm thực hiện đã góp phần nâng cao giá trị kinh tế của vườn cây ăn trái Sảnlượng cây ăn trái thu hoạch 9 tháng ước 260 ngàn tấn, đạt 92,2% kế hoạch năm

- Chăn nuôi: Tình hình chăn nuôi gia súc có chiều hướng sụt giảm, nguyên

nhân chủ yếu là do giá cả đầu ra không ổn định, chi phí đầu vào cao dẫn đếnhiệu quả chăn nuôi đạt thấp Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh trên gia súc củacác tỉnh lân cận diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến tâm lý của người nuôi đãlàm hạn chế việc phát triển tổng đàn gia súc của tỉnh Chăn nuôi gia cầm có xuhướng phát triển trở lại, tuy nhiên mức độ còn chậm Theo số liệu điều tra01/8/2007, đàn bò toàn tỉnh hiện có 157.600 con, giảm 3,1%; đàn heo 303.450con, giảm 6,8%; đàn gia cầm 2,77 triệu con, tăng 5,73% so cùng kỳ

- Lâm nghiệp: Công tác kiểm tra, phòng chống cháy rừng trong mùa khô

được ngành chức năng tập trung triển khai thực hiện, đồng thời tăng cường côngtác quản lý, chăm sóc và bảo vệ diện tích rừng hiện có trên địa bàn 3 huyệnbiển Trong 9 tháng đã tổ chức trồng mới được 15 ha rừng phòng hộ, đồng thờichăm sóc 24 ha và bảo vệ 1.537ha rừng ven biển

Trang 23

b ) Về văn hoá-xã hội

-Khoa học - công nghệ: Tập trung cho công tác xây dựng và triển khai

thực hiện các dự án, chương trình phát triển kinh tế trọng điểm của tỉnh nhưchương trình phát triển 4.000 ha bưởi da xanh giai đoạn 2006-2010; dự án dunhập phát triển 500 ha dừa dứa tỉnh Bến Tre

- Giáo dục-Đào tạo: Qui mô các ngành, bậc học tiếp tục được điều chỉnh,

phát triển theo qui hoạch phát triển mạng lưới trường lớp của tỉnh Chất lượnggiáo dục ở các cấp học tiếp tục được duy trì ổn định

- Y tế: Công tác phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân

từng bước được nâng lên và được tổ chức chu đáo Trong các ngày lễ, tết tại cácbệnh viện đều có trực 24/24 nhằm giải quyết bệnh kịp thời không để bị động

- Văn hóa-Thông tin: Hoạt động thông tin tuyên truyền được tăng cường

bằng nhiều hình thức phục vụ kịp thời và có hiệu quả các ngày lễ lớn; đặc biệttuyên truyền cổ động phục vụ tốt công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII.Hoạt động văn hoá văn nghệ được chú trọng đổi mới, nâng cao về chất lượng,phong phú, đa dạng, tạo không khí phấn khởi, vui tươi, đáp ứng nhu cầu sinhhoạt văn hóa của nhân dân

3.1.3 Tình hình phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản ở tỉnh Bến Tre

- Tổng diện tích nuôi thủy sản ước 41.409 ha, đạt 96,3% kế hoạch, tăng

2% so cùng kỳ Trong đó, diện tích nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh là5.430 ha, đạt 98,73% kế hoạch, giảm 6,1% so cùng kỳ; diện tích thu hoạch ước4.257 ha, đạt 78% diện tích thả nuôi, năng suất bình quân khoảng 5,53 tấn/ha.Sản lượng nuôi thủy sản thu hoạch trong 9 tháng ước 66.662 tấn, đạt 84,92% kếhoạch, tăng 22,97% so với cùng kỳ, trong đó sản lượng tôm sú là 16.550 tấn, cá

da trơn 26.700 tấn Hoạt động của Ban chỉ đạo vụ nuôi có trọng tâm, trọng điểm

và ý thức chấp hành lịch thời vụ của người nuôi khá tốt, nhờ đó mặc dù dịchbệnh có xảy ra, nhưng kịp thời xử lý không để lây lan diện rộng và mức độ thiệthại không đáng kế

Đặc biệt trong năm 2007, tình hình nuôi cá tra tăng sản phát triển khánhanh về diện tích, tập trung chủ yếu ven các sông Tiền, Cổ Chiên, Ba Lai vàHàm Luông Tính đến nay toàn tỉnh có 550 ha đã và đang đầu tư, tăng 6 lần so

Trang 24

với cùng kỳ năm 2006, trong đó, diện tích đã thả giống đạt 396 ha Nhằm đảmbảo phát triển nuôi thủy sản không ảnh hưởng đến môi trường, Ủy ban nhân dântỉnh đã ban hành Chỉ thị số 14/2007/CT-UBND ngày 19/6/2007 về việc “tăngcường công tác quản lý nuôi cá tra thâm canh trên tuyến sông Ba Lai” Đồngthời chỉ đạo ngành thuỷ sản sớm hoàn chỉnh quy hoạch về phát triển nuôi thủysản trên địa bàn tỉnh, nhằm phát triển nuôi thủy sản theo hướng bền vững, đảmbảo môi trường chung.

- Sản xuất tôm sú giống trong tỉnh ước đạt 507 triệu post tôm sú, tăng16,4% so với cùng kỳ; lượng tôm sú giống nhập tỉnh qua kiểm dịch ước 926triệu post, so với cùng kỳ giảm 17,2%, chất lượng giống tôm sú nhập tỉnh và sảnxuất trong tỉnh được nâng lên

- Hoạt động khai thác thủy sản nhìn chung không ổn định, các nghề lướiđèn, câu mực hoạt động không hiệu quả do ngư trường khai thác bị thu hẹp.Riêng nghề cào có công suất lớn, hoạt động xa bờ đạt hiệu quả khá cao Tínhđến nay, số tàu thuyền khai thác đã đăng ký là 3.069 tàu, so với cùng kỳ năm

2006 giảm 27 tàu, công suất bình quân 114,6CV/tàu Trong đó, số tàu đăng kýhoạt động khai thác xa bờ là 926 tàu, tăng 49 tàu so với năm 2006 Sản lượngkhai thác 9 tháng ước 60.230 tấn, đạt 80,3% kế hoạch, tăng 1,12% so với cùngkỳ

Bảng 3.1: TÌNH HÌNH NUÔI CÁ TRA Ở TỈNH BẾN TRE

(Nguồn: Báo cáo hằng năm của sở thủy sản Bến Tre)

Trang 25

3.2 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ

XÃ HỘI CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP

3.2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý

Hình 3.2 Bản đồ địa lý tỉnh Đồng Tháp

Đồng tháp là 1 trong 13 tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL),

có 48.702 km biên giới quốc gia với Campuchia và địa giới của tỉnh nằm trên 2vùng của ĐBSCL là vùng Đồng Tháp Mười và vùng kẹp giữa sông Tiền – sôngHậu với đoạn sông Tiền chảy qua tỉnh dài 114 km và đoạn sông Hậu dài 30 km.Ngoài việc cung cấp nguồn nước ngọt, bồi đắp phù sa còn là tuyến giao thôngthuỷ quan trọng nối cản Đồng Tháp với Campuchia và biển Đông, cảng CầnThơ và T.P Hồ Chí Minh

Về tọa độ địa lý, tỉnh Đồng Tháp nằm trong giới hạn từ 10007’ đến 10058’ vĩ

độ Bắc và từ 1050 12’ đến 1050 58’ kinh độ Đông và có ranh giới:

- Phía Đông giáp Long An và Tiền Giang

- Phái Tây giáp tỉnh An Giang

- Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và TP Cần Thơ

- Phía Bắc giáp Campuchia

Trang 26

Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3.374,08 km2, chiếm 8,17 % diện tích ĐBSCL.Trong đó Vùng Đồng Tháp Mười gồm 07 huyện thị chiếm 77,43 % diện tíchtoàn tỉnh, còn lại Vùng Phía Nam kẹp giữa Sông Tiền và Sông Hậu gồm 04huyện thị chiếm 22,57% diện tích toàn tỉnh.

b) Đặc điểm địa hình

Địa hình Đồng Tháp được chia thành 2 vùng lớn: vùng phía Bắc sôngTiền (có diện tích tự nhiên 250.731 ha, thuộc khu vực Đồng Tháp Mười, địahình tương đối bằng phẳng, hướng dốc Tây Bắc – Đông Nam); vùng phía Namsông Tiền (có diện tích tự nhiên 73.074 ha, nằm kẹp giữa sông Tiền và sôngHậu, địa hình có dạng lòng máng, hướng dốc từ hai bên sông vào giữa)

d)Tài nguyên đất

Đồng Tháp có 4 nhóm đất chính: nhóm đất phù sa (có diện tích 191.769

ha, chiếm 59,06% diện tích đất tự nhiên Đây là nhóm đất thuộc đã trải qua lịch

sử canh tác lâu dài, phân bố khắp 10 huyện thị (trừ huyện Tân Hồng); nhóm đấtphèn (có diện tích 84.382 ha, chiếm 25,99% diện tích tự nhiên, phân bố khắp 10huyện, thị (trừ thị xã Cao Lãnh); đất xám (có diện tích 28.150 ha, chiếm 8,67%diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu trên địa hình cao ở huyện Tân Hồng vàhuyện Hồng Ngự); nhóm đất cát (có diện tích 120 ha, chiếm 0,04% diện tích tựnhiên, phân bố chủ yếu ở Động Cát và Gò Tháp, huyện Tháp Mười)

e) Tài nguyên rừng

Trước đây đa số các diện tích ẩm, lầy thấp ở Đồng Tháp Mười được baophủ bởi rừng rậm, cây tràm được coi là đặc thù của Đồng Tháp Mười Do khaithác không hợp lý đã làm giảm đến mức báo động, gây nên mất cân bằng sinhthái

Trang 27

Theo số liệu thống kê năm 2007, diện tích rừng của tỉnh có: rừng tràm8.912 ha, rừng bạch đàn 144 ha (ở huyện Tân Hồng Phân theo công dụng có:rừng đặc dụng 2.821 ha (phân bổ ở Vườn Quốc Gia Tràm Chim, Khu di tíchXẻo Quýt, Gò Tháp), rừng phòng hộ 2.287 ha, rừng sản xuất 3.951 ha

g) Tài nguyên nước

Nước mặt: Đồng Tháp Mười ở đầu nguồn sông Cửu Long, có nguồnnước mặt khá dồi dào, nguồn nước ngọt quanh năm không bị nhiễm mặn Ngoài

ra còn có hai nhánh sông Sở Hạ và sông Sở Thượng bắt nguồn từ Campuchia đổ

ra sông Tiền ở Hồng Ngự Phía Nam còn có sông Cái Tàu Hạ, Cái Tàu Thượng,sông Sa Đéc… hệ thống kênh rạch chằng chịt Đây là một điều kiện sức thuậnlợi cho việc nuôi trồng thủy sản của Tỉnh Đồng Tháp, đặc biệt trong việc sảnxuất giống và nuôi cá tra thịt trong ao của tỉnh

Nước ngầm: Đồng Tháp có nhiều vỉa nước ngầm ở các độ sâu khác nhau,nguồn này hết sức dồi dào, mới chỉ khai thác, sử dụng phục vụ sinh hoạt đô thị

và nông thôn, chưa đưa vào dùng cho công nghiệp

h) Tài nguyên sinh vật

Trước đây đa số diện tích ẩm thấp ở Đồng Tháp Mười được bao phủ bởirừng rậm, trong đó cây tràm được coi là đặc trưng của Đồng Tháp Mười Hiệndiện tích rừng bị giảm nhanh để chuyển sang sản xuất nông nghiệp, rừng thứsinh đang phát triển trở lại thông qua công tác khoanh nuôi và bảo vệ rừng

Động thực vật trong rừng tràm tương đối phong phú và đa dạng như rùa,rắn, trăn, lươn, cá đồng, tôm, cua, cồng cộc, sếu… và các loại cây đặc trưng rấtĐồng Tháp Mười như: tràm, sậy, lau, lúa ma, sen, súng… Đặc biệt khu bảo tồnquốc gia tràm chim với diện tích 7.612 ha là một Đồng Tháp Mười thu nhỏ vớilịch sử tự nhiên và vùng sinh thái tổng hợp giữa địa mạo, thủy văn và sinh vậtcủa vùng đất ngặp mặn, có nhiều loài chim quý hiếm trong đó có loài sếu cổ trụiđầu đỏ được cả nước và thế giới qua tâm bảo vệ

3.2.2 Khái quát về tình hình kinh tế xã hội

a) Về kinh tế

- sản xuất nông nghiệp: Tính đến ngày 26 tháng 9 năm 2007, toàn

Tỉnh đã thu hoạch được 34.164 ha lúa Thu Đông, đạt 76,8% diện tích xuốnggiống, năng suất bình quân 43 tạ/ha Mức độ sâu bệnh gây hại không đáng kể

Trang 28

- Hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày vụ Thu Đông cơ bản đã thu hoạchdứt điểm được gần 2.800 ha, chủ yếu là rau đậu các loại.

- Chăn nuôi phát triển ổn định; dịch bệnh giá súc, gia cầm cơ bản đượckiểm soát Đã cơ bản hoàn thành tiêm vắc xin phòng dịch cúm gia cầm đợt IInăm 2007 được 487.961 con gà, đạt 90% tổng đàn, 3.757.374 con vịt, đạt 95,7%tổng đàn

b)Về văn hóa, xã hội

- Hoạt động Giáo dục và Đào tạo: đã tổ chức khai giảng năm học mới

2007-2008 theo đúng quy định Năm học 2007-2008, toàn Tỉnh có 648 trường,tăng 07 trường; tổng số học sinh phổ thông đầu năm 283.438 học sinh, giảm12.041 học sinh so với năm học trước, do kết quả huy động học sinh các cấphọc phổ thông chưa đạt; tỷ lệ tuyển mới các lớp đầu cấp, nhất là phổ thông trunghọc còn thấp

- Hoạt động thể dục thể thao: tiếp tục triển khai cuộc vận động “toàn

dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; tổ chức giải gia đình thể thaonăm 2007; giải vô địch trẻ vovinam - Việt võ đạo tỉnh Đồng Tháp năm 2007

- An ninh, quốc phòng: Công tác đảm bảo an ninh, chính trị và trật tự an

toàn xã hội trên địa bàn tiếp tục được tăng cường Các lực lượng chức năng đã

tổ chức tuần tra, kiểm soát, bảo vệ chặt chẽ vùng biên; đẩy mạnh đấu tranhphòng chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội

3.3.3 Tình hình phát triển nghề nuôi trồng ở tỉnh Đồng Tháp

Tính đến ngày 25.03.2008, các địa phương đã triển khai nuôi trồng thuỷsản được 2.850 ha (trong đó, có 1.294,7 ha cá tra, 668,4 ha tôm càng xanh); cuốitháng 9, tổng sản lượng thuỷ sản thu hoạch ước đạt 149.953 tấn Trong đó, có126.103 tấn cá tra, 334 tấn tôm càng xanh Hiện tại ở Đồng Tháp có khoảng3.915 hộ sản xuất giống cá tra với tổng diện tích 1.035,04ha, 756 hộ, cơ sở nuôi

cá tra xuất khẩu với tổng diện tích là 757 ha, nhìn chung diện tích nuôi cá tra ởtrên ao tăng khá mạnh từ 1020 ha năm 2005 tăng lên 1344 ha năm 2007, sảnlượng cũng không ngừng tăng lên từ 92.488 tấn tăng lên 145.325 tấn năm 2006

và 17.7405 tấn năm 2007 Diện tích nuôi trên bè và đăng quầng giảm rất mạnh,

do tình hình môi trường nước ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng dẫn đến dịchbệnh nhiều, nuôi trên bè, quầng khó kiểm soát nguồn nước nên rất dễ bị mắc

Trang 29

bệnh, sản lượng và năng suất không ổn định Do đó, trong thời gian gần đây hộnuôi trên bè, quầng dần dần chuyển sang nuôi trong ao, hoạt động nuôi trồngthủy sản phát triển ở 11 huyện trong tỉnh như Tam Nông, Tháp Mười, TânHồng, Châu Thành, Cao Lãnh, Hồng Ngự…Trong thời gian sắp tới Tỉnh ĐồngTháp có những kế hoạch phát triển nghề nuôi cá tra khá mạnh, tỉnh đã quyhoạch thêm 174 ha với 928,8 ao, và có những chính sách hỗ trợ và khuyến khíchngười nuôi sản xuất sản phẩm sạch, đạt chất lượng xuất khẩu và ít ảnh hưởng tớimôi trường

Bảng 3.2 : TÌNH HÌNH NUÔI CÁ TRA TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP QUA 3 NĂM

Trang 30

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 TÌNH HÌNH CHUNG VỀ CÁC MẪU ĐIỀU TRA

Mẫu số liệu dùng để xử lý, phân tích được thu thập từ việc phỏng vấntrực tiếp các hộ, cơ sở nuôi cá tra ở các huyện thuộc địa bàn nghiên cứu, cụ thể

là như sau:

+ Bến Tre: huyện Châu Thành, Bình Đại, Giồng Trôm, Chợ Lách

+ Đồng Tháp: huyện Châu Thành, Cao Lãnh, Thanh Bình

4.1.1 Một số thông tin chung về hộ nuôi cá tra

a) Trình độ văn hoá của chủ hộ nuôi

Trình độ văn hóa của chủ hộ nuôi ở các huyện của tỉnh Bến Tre và ĐồngTháp khá cao, số người có trình độ cấp II, cấp III chiếm 57,2%, trình độ đại học,cao đẳng chiếm 24,3%, cấp I chỉ chiếm 15,7%, trong đó ở tỉnh Bến Tre trình độcấp II, cấp III chiếm 60%, cấp I chiếm 11,4 %, Đồng Tháp trình độ cấp II, cấpIII của chủ hộ chiếm 51,4%, cấp I là 20% Trình độ đại học, cao đẳng của chủ

hộ nuôi ở hai tỉnh có tỉ lệ gần như tương đương nhau chiếm 23,4% Do trình độhọc vấn của chủ cơ sở khá cao nên rất thuận lợi trong việc tiếp thu và chuyểngiao khoa học kỹ thuật cho hộ nuôi

Cấp II, 28.6

Trung Cấp, 2.9

Đại học, 24.3

CấpI, 15.7

Trang 31

Hình 4.2 : Trình độ văn hóa của hộ nuôi cá tra ở vùng khảo sát

b) Độ tuổi và kinh nghiệm nuôi của cơ sở nuôi

Qua khảo sát ta thấy độ tuổi bình quân của người nuôi cá tra khá cao 44,6tuổi, trong đó cao nhất là 60 tuổi và thấp nhất là 24 tuổi Việc nuôi cá tra xuấtkhẩu chỉ mới phát triển trong những năm gần đây nên kinh nghiệm nuôi củangười dân còn rất thấp với kinh nghiệm bình quân là 4 năm, thấp nhất 1 năm vàcao nhất được 16 năm Qua việc nghiên cứu tại hai tỉnh thì thấy số người cókinh nghiệm nuôi ở Đồng Tháp cao hơn ở Bến Tre

Bảng 4.1: ĐỘ TUỔI VÀ KINH NGHIỆM NUÔI CỦA CHỦ HỘ

(Nguồn : theo số liệu mẫu điều tra năm 2008)

c) Số lao động

Nhìn chung số lao động thuê mướn của hộ nuôi trong địa bàn nghiên cứutrung bình 6,5 người (±6,3), trong đó tỉnh Bến Tre thì số lao động thuê mướntrung bình 6,1người (±6,7), Đồng Tháp thì có số lao động thuê mướn cao hơn

Tỉnh

Thấp nhất Cao nhất Trung bìnhBến

Tre

ĐồngTháp

BếnTre

ĐồngTháp

BếnTre

ĐồngThápTuổi chủ

%

Bến Tre Đồng Tháp

Trang 32

Bến Tre vì có diện tích và số lượng ao nuôi cao hơn, do đó đòi hỏi phải cầnnhiều nhân công hơn Số lao động của hộ tham gia nuôi cá tra trung bình 1,6người (±1,3), ở Bến Tre 1,4 người (±0,8), còn ở Đồng Tháp 1,94 người (±1,9).

Số lao động nam tham gia nuôi cá tra trung bình là 1,3 người (±1,2) Nhìnchung nữ ít tham gia vào hoạt động nuôi cá tra hơn, số lao động nữ tham gia vàonuôi cá tra của hộ nuôi trung bình là 0,4 người (±0,7) Do việc nuôi cá tra phảilàm việc ngoài trời và đòi hỏi sức lực nên đa số nữ ít tham gia vào công việcnày

4.1.2 Thông tin về khía cạnh kỹ thuật của hộ nuôi cá tra

a) Nguồn thông tin kinh tế kỹ thuật tiếp thu được

Bảng 4.2: NGUỒN TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA HỘ NUÔI

Tập huấn của ngành thủy sản/nông nghiệp 64 91,4Tài liệu khuyến ngư.Tạp chí ngành T.sản 56 80

(Nguồn: theo số liệu mẫu điều tra năm 2008)

Nguồn tiếp cận thông tin kinh tế - kỹ thuật của hộ nuôi tại vùng khảo sátchủ yếu là tập huấn của ngành thuỷ sản chiếm 91,1%, tài liệu khuyến ngư, tạpchí ngành Thuỷ Sản chiếm 80% Qua đó cho ta thấy tỉnh Bến Tre và Đồng Tháp

đã có sự quan tâm đúng mức đến việc phát triển ngành NTTS của tỉnh, coi việcphát triển ngành NTTS là ngành kinh tế mũi nhọn để phát triển và tăng trưởngkinh tế, giúp người dân có việc làm và tăng thu nhập Nguồn thông tin kỹ thuật

từ việc tham khảo và học hỏi kinh nghiệm từ những hộ nuôi trước chiếm 81,4%,

từ kinh nghiệm tự có chiếm 77,1% Qua việc điều tra tại vùng khảo sát thì thấyrằng hộ nuôi có nhiều kinh nghiệm từ việc nuôi cá tra mô hình bè trên sông.Nguồn thông tin mà người nuôi có thể tiếp cận và hỗ trợ từ người cung cấp cá

Trang 33

giống và nhà máy chế biến thì rất ít chỉ chiếm 15,8% Nguồn thông tin từ đại lýcung cấp thức ăn, thuốc thú y chiếm 47,1% Đây là nguồn thông tin kỹ thuậtcũng khá quan trọng giúp hộ nuôi có thể tiếp cận dễ dàng và ít tốn chi phí Domôi trường nước ngày càng bị ô nhiễm, nuôi cá tra với mật độ khá cao như hiệnnay rất dễ bị phát sinh bệnh do đó hộ nuôi cần phải tự trang bị cho mình kiếnthức về nghề NTTS, để có thể phòng trị được bệnh cho cá kịp thời và đúng lúc

để nâng cao hiệu quả sản xuất của mô hình mình

4.1.3 Thiết kế của mô hình nuôi cá tra

Qua số liệu mẫu điều tra cho thấy tổng diện tích đất cơ sở của hộ nuôitrong địa bàn nghiên cứu trung bình là 2,96 ha/ hộ (±3,4), tổng diện tích đất nhỏnhất là 0,1ha và lớn nhất là 17 ha Trong đó tổng diện tích dùng để nuôi cá trathịt trung bình là 1,16 ha/hộ (± 2,1), cao nhất là 1,2 ha và thấp nhất là 0,1ha ỞBến Tre tổng diện tích đất dùng cho nuôi cá tra của chủ hộ trung bình 1,8ha(±2,1) cao nhất là 7ha, thấp nhất là 0,25ha Ở Đồng thấp thì diện tích của của hộnuôi lớn hơn nhiều, diện tích đất trung bình của hộ nuôi 3,68 ha (±3,9) cao nhất16,8ha, thấp nhất 0,1ha Tuy nhiên, tổng diện tích đất của các hộ có sự chênhlệch nhau rất lớn, đặc biệt là đối với các hộ nuôi theo mô hình trang trại có tổngdiện tích đất rất lớn trong khi các hộ nuôi cá thể có diện tích nhỏ hơn nhiều.Việc thiết kế ao nuôi phụ thuộc rất lớn đến tổng diện tích đất của hộ nuôi Diệntích trung bình của ao là 0,075 ha chiếm 86,5% mẫu phỏng vấn Hiện tại số aobình quân/ hộ là 2,9 ao, cao nhất là 12 ao và thấp nhất là 1 ao Ao lắng cũng rấtquan trọng trong việc xử lý nước đầu vào và xử nước đầu ra nhưng có rất ít hộlàm ao lắng vì chi phí làm ao lắng tốn kém và phải mất một diện tích đất khá lớn

Trang 34

4.3:

CẤU VÀ DIỆN TÍCH ĐẤT NTTS

(Nguồn: theo số liệu điều tra năm 2008)

Ngày đăng: 05/04/2013, 11:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lâm Quang Huyên, Kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản trẻ, 2004 Khác
2. Khoa kinh tế phát triển (2003). Nhập môn phân tích lợi ích – chi phí. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh Khác
3. Ts Đinh Phi Hổ (2003). Kinh tế nông nghiệp. Nhà xuất bản thống kê Khác
4. Ts. Mai Văn Nam, Ths. Phạm Lê Thông, Ths. Lê Tấn Nghiêm, Ths. Nguyễn Văn Ngân (2006). Giáo trình kinh tế lượng. Nhà xuất bản thống kê Khác
5. Lê Thanh Vàng (2007). Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở tỉnh Trà Vinh. Luận văn tốt nghiệp, khoa kinh tế - quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ Khác
6. Lê Xuân Sinh (2005). Giáo trình kinh tế thủy sản. Khoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ Khác
7. Một số trang website:www.greenfeed.com.vn/vie/sanpham/traicagiongwww.fistenet.gov.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.2. Bản đồ địa lý tỉnh Đồng Tháp - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA MÔ HÌNH NUÔI  CÁ TRA (Pangasius hypophthalmus) TRONG AO Ở BẾN TRE VÀ ĐỒNG THÁP
Hình 3.2. Bản đồ địa lý tỉnh Đồng Tháp (Trang 25)
Bảng 4.2: NGUỒN TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA HỘ NUÔI - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA MÔ HÌNH NUÔI  CÁ TRA (Pangasius hypophthalmus) TRONG AO Ở BẾN TRE VÀ ĐỒNG THÁP
Bảng 4.2 NGUỒN TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA HỘ NUÔI (Trang 35)
Bảng 4.3: CƠ CẤU VÀ DIỆN TÍCH ĐẤT NTTS - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA MÔ HÌNH NUÔI  CÁ TRA (Pangasius hypophthalmus) TRONG AO Ở BẾN TRE VÀ ĐỒNG THÁP
Bảng 4.3 CƠ CẤU VÀ DIỆN TÍCH ĐẤT NTTS (Trang 37)
Hình 4.3 : Tháng thả giống cá tra của hộ nuôi ở vùng khảo sát - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA MÔ HÌNH NUÔI  CÁ TRA (Pangasius hypophthalmus) TRONG AO Ở BẾN TRE VÀ ĐỒNG THÁP
Hình 4.3 Tháng thả giống cá tra của hộ nuôi ở vùng khảo sát (Trang 38)
Bảng 4.6: CHI PHÍ BIẾN ĐỔI CỦA MÔ HÌNH NUÔI CÁ TRA Ở VÙNG KHẢO SÁT - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA MÔ HÌNH NUÔI  CÁ TRA (Pangasius hypophthalmus) TRONG AO Ở BẾN TRE VÀ ĐỒNG THÁP
Bảng 4.6 CHI PHÍ BIẾN ĐỔI CỦA MÔ HÌNH NUÔI CÁ TRA Ở VÙNG KHẢO SÁT (Trang 46)
Bảng 4.8: BẢNG CÁC TỈ SỐ TÀI CHÍNH CỦA HỘ NUÔI CÁ TRA Ở  TỈNH BẾN TRE VÀ ĐỒNG THÁP - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA MÔ HÌNH NUÔI  CÁ TRA (Pangasius hypophthalmus) TRONG AO Ở BẾN TRE VÀ ĐỒNG THÁP
Bảng 4.8 BẢNG CÁC TỈ SỐ TÀI CHÍNH CỦA HỘ NUÔI CÁ TRA Ở TỈNH BẾN TRE VÀ ĐỒNG THÁP (Trang 48)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w