4.5.1. Phương trình tương quan đa biến
Trong các hoạt động sản xuất, năng suất hay lợi nhuận (biến phụ thuộc) chịu sự tác động và thường là sự tương tác đồng thời của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài để xét mối tương quan giữa độc lập các yếu tố kỹ thuật và kinh tế lên biến phụ thuộc (năng suất hay lợi nhuận) ta sử dụng phương trình tương quan đa biến có dạng như sau:
Y = A + B1 X1 + B2 X2 + B3X3… + Bn Xn
Trong đó, Y: Năng suất hay lợi nhuận (biến phụ thuộc) A: Hắng số
X1…Xn: Là các biến độc lập giả định có ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận
B1…Bn: Hệ số của Xi
4.5.2. Phương trình năng suất
Theo kết quả phân tích số liệu thì năng suất tôm nuôi của các mô hình chịu tác động đồng thời của nhiều yếu tố kỹ thuật như bảng sau:
Bảng 4.10. TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG SUẤT
Error
Hằng số -46.689 33.721 -1.385 0.172
1 Số ao trong nuôi thịt(cái) -1.765 1.585 -1.114 0.270
2
Tần suất thay nước trong nuôi cá
(ngày/ lần) -3.984 6.485 -0.614 0.541
3
Tỷ lệ thể tích thay nước trong ao
nuôi (%/lần thay) 0.403 0.466 0.865 0.390
4
Kích cỡ bình quân cá giống khi
mua (phân) 30.301 14.493 2.091 0.041
5 Mật độ thả nuôi (con/m2) 1.302 0.417 3.120 0.003
6 Chi phí cố định (triệu đồng/ha) 0.069 0.032 -2.152 0.036
7 Chi phí sên vét (triệu đồng/ha) 0.757 0.226 3.349 0.001
8 Chi phí thức ăn (triệu đồng/ha) 0.156 0.035 4.468 0.000
9 Chi phí hóa chất (triệu đồng/ha) -0.031 0.053 -0.580 0.565 Dependent Variable: Năng suất cá (tấn/ha/vụ)
(Nguồn: Kết quả chạy tương qua đa biến)
Dependent Variable: Năng suất cá trên 1vụ (kg/ha) R = 0,974; R2 = 0,949; Adjusted R2 = 0,941; sig F = 0,00
Hệ số tương quan (R) nói lên tính chặt chẻ của mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (Y) và các biến độc lập (Xi). Hệ số R = 97,4% cho thấy năng suất cá (tấn/ha) và các biến độc lập như kích cỡ bình quân cá giống khi mua, mật độ thả nuôi, chi phí cố định, chi phí sên vét, chi phí thức ăncó mối quan hệ chặt chẻ với nhau và ảnh hưởng đến năng suất.
Hệ số xác định R2 = 94,9% cho thấy các yếu tố nêu trong mô hình tác động đến năng suất là 94,9%, còn lại 5,1% là do các yếu tố khác tác động không được nêu trong mô hình này.
Giá trị Sig.F dùng để so sánh với mức ý nghĩa α = 5% nhằm kiểm định lại giả thuyết của mô hình
Giả thuyết H0 : a1= a2= a4= a5= a6= a7= a8= a9= 0 (1) H1 : ai ≠ 0 (2)
(1): Các yếu tố đầu vào được phân tích không ảnh hưởng đến năng suất cá thu hoạch.
(2): có ít nhất một yếu tố đầu vào làm năng suất cá thay đổi.
Kết quả cho thấy giá trị Sig <<α, cho thấy mô hình nghiên cứu rất có ý nghĩa. (Sig t< 0,05). Kết quả trên ta thấy năng suất cả năm của mô hình chịu sự tác động chủ yếu của các biến như: kích cỡ bình quân của giống cá thả nuôi, mật độ thả, chi phí cố định, chi phí sên vét, chi phí thức ăn.
Các yếu tố này tương quan với năng suất với mức độ chặt chẽ (R2 = 94,9%), trong đó hầu hết các biến đều có mối tương quan thuận với năng suất (nghĩa là khi tăng giá trị của các biến này thì giá trị của năng suất sẽ tăng lên), bên cạnh đó có biến “chi phí hóa chất, số ao nuôi và tần suất thay nước” có mối tương quan nghịch với năng suất.
Các yếu tố như: số ao nuôi; tần suất thay nước, và tỷ lệ % lượng nước được thay vào ảnh hưởng không có ý nghĩa thống kê đến năng suất nhưng được giữ lại trong mô hình để thể hiện vai trò của chúng.
Từ đó ta có phương trình năng suất như sau:
Y = - 46,689 - 1,765X1 -3,984X2+ 0,403X3 + 30,301X4 + 1,302X5 + 0,069X6 + 0,757X7 +0,156X8 - 0,031X9
Y: Năng suất (tấn /ha/vụ) X1: Số ao trong nuôi thịt(cái)
X2: Tần suất thay nước trong nuôi cá (ngày/ lần) X3: Tỷ lệ thể tích thay nước trong ao nuôi (%/lần thay) X4: Kích cỡ bình quân cá giống khi mua (phân)
X5 : Mật độ thả nuôi (con/m2) X6 : Chi phí cố định (triệu đồng/ha) X7 : Chi phí sên vét ((triệu đồng/ha) X8 : Chi phí thức ăn (triệu đồng/ha) X9 : Chi phí hóa chất (triệu đồng/ha) * Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất
- Ảnh hưởng của kích cỡ bình quân giống cá thả nuôi
Qua kết quả điều tra tại vùng khảo sát ta thấy rằng kích cỡ bình quân của giống cá thả nuôi có mối tương quan thuận với năng suất. Nếu các yếu tố khác cố định thì kích cỡ cá tăng lên 1 phân/con cá giống thì sẽ làm cho năng suất của vụ nuôi tăng lên 30,301 tấn/ha/vụ. Qua đó ta thấy rằng kích cỡ của con giống thả nuôi có ảnh hưởng đến năng suất khá rõ, đa số các hộ nuôi ở vùng khảo sát thả giống có kích cỡ bình quân khá lớn 1,8 phân.
- Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến năng suất.
Mật độ nuôi là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, theo kết quả phân tích thì mật độ nuôi có mối tương quan thuận với năng suất. Điều này có nghĩa là
trong một giới hạn nhất định thì khi tăng mật độ cá nuôi lên 1con/m2/vụ thì năng suất của mô hình nuôi sẽ tăng lên 1,302 tấn/ha/vụ (giả định là không chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác). Tuy nhiên khi nuôi với mật độ quá cao sẽ dẫn đến sự mất cân bằng trong môi trường ao nuôi, dẫn đến năng suất sẽ giảm xuống.
- Ảnh hưởng của chi phí sên vét đến năng suất
Trong một vụ nuôi đa số hộ nuôi thường sên vét ao từ 2 đến 3 lần/vụ, thời gian và số lần sên vét phụ thuộc vào lượng thức ăn còn dư thừa trong ao và độ sau của ao nuôi. Qua kết quả điều tra ta thấy rằng chi phí sên vét tăng lên sẽ làm cho năng suất vụ nuôi tăng lên. Nếu các yếu tố khác cố định thì chi phí sên vét tăng lên 1 triệu đồng/ha/vụ thì sẽ làm cho năng suất tăng lên là 0,757tấn/ha/vụ. Đa số hộ nuôi ở vùng khảo sát thường sên bùn đáy bằng phương pháp sên ngầm.
- Ảnh hưởng của chi phí thức ăn đến năng suất
Trong việc nuôi cá tra thì chi phí thức ăn được xem là chi phí cao nhất trong tổng chi phí và có ảnh hưởng đến sản lượng và năng suất cá nuôi có ý nghĩa thống kê (sig t < 0,05) và có mối tương quan thuận với năng suất. Mối quan hệ giữa lượng thức ăn sử dụng và năng suất cá nuôi được thể hiện thông qua hệ số thức ăn FCR và đây là một trong những tiêu chí để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng thức ăn. Theo kết quả phân tích trên thì khi tăng chi phí thức ăn thêm 1
triệu đồng/ha/vụ thì năng suất cá sẽ tăng thêm 0,32 tấn/ha/vụ, giả định rằng các yếu tố khác không thay đổi. Tuy nhiên khi sử dụng quá nhiều thức ăn không phù hợp với lượng cá thả nuôi có thể có thể ảnh hưởng đến chi phí và lợi nhuận của mô hình nuôi. Nếu sử dụng thức ăn đúng nhu cầu, liều lượng sẽ góp phần nâng cao năng suất cá nuôi..
- Ảnh hưởng của chi phí cố định đến năng suất của mô hình
Theo kết qua cho thấy chi phí cố định có mối ảnh hưởng tương quan thuận với năng suất. Nếu chi phí đầu tư cho chi phí cố định (mà đặc biệt là chi phí công trình ao) tăng thêm 1 triệu đồng/ha thì năng suất sẽ tăng thêm 0,728 tấn cá/ha.
Về khía cạnh kinh tế khi tăng mức đầu tư về định phí sẽ làm cho tổng chi phí tăng lên và từ đó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình. Tuy nhiên xét về khía cạnh kỹ thuật, khi tăng đầu tư về định phí sẽ làm tăng hiệu quả mô hình (tăng năng suất, kích cỡ thu hoạch, chất lượng sản phẩm, giá bán …) từ đó làm cho lợi nhuận cũng tăng lên. Khi tăng mức đầu tư đến một thời điểm nào đó mà
các yếu tố khác không thay đổi được nữa, thì lúc đó lợi nhuận sẽ giảm xuống khi tăng mức đầu tư lên.
- Ảnh hưởng của chi phí thuốc, hóa chất đến năng suất
Việc sử dụng thuốc và hoá chất (bao gồm hoá chất cải tạo ao, các men tiêu hoá, men tăng trưởng, vitamin, thuốc phòng và trị bệnh…) phản ánh mức độ đầu tư cho mô hình hình nuôi. Chi phí thuốc và hoá chất sử dụng trong mô hình có mối tương quan nghịch với năng suất. Theo kết quả phân tích thì khi tốn thêm chi phí 1 triệu đồng/ha/vụ cho sử dụng thuốc và hoá chất sẽ làm cho năng suất cá tra giảm xuống trung bình 0,031 tấn/ha/vụ (giả định các yếu tố khác không thay đổi). Tuỳ theo cách quản lý của từng hộ nuôi mà việc sử dụng thuốc và hoá chất có mang lại hiệu quả (tăng năng suất) hay không. Do đó hộ nuôi cần phải nghiên cứu và tìm hiểu thật kỹ khi sử dụng thuốc, hóa chất xuống ao nuôi. Nếu sử dụng thuốc và hoá chất đúng nhu cầu, đúng mục đích và liều lượng sẽ góp phần nâng cao năng suất cá nuôi.
4.5.3. Phương trình lợi nhuận
Theo kết quả phân tích lợi nhuận chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi các biến như:. Đây là những biến ảnh hưởng đến lợi nhuận có ý nghĩa thống kê (sig t < 0,05)
Bảng 4.11. CÁC YỀU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA MÔ HÌNH NUÔI
STT Diễn giải B Std.Error t sig
Hằng số -4080.164 864.842 -4.718 0.000
1 Mật độ thả nuôi (con/m2) 41.083 5.959 6.894 0.000 2 Chi phí thuốc, hóa chất (triệu đồng) -2.137 0.508 -4.205 0.000 3 Chi phí cố định (triệu đồng) -6.739 4.671 -1.443 0.024 4 Số đợt nuôi thịt/năm (đợt hay vụ) 363.299 144.945 2.506 0.055 5 Chi phí lao động nhà (triệu đồng) 7.904 3.904 -2.025 0.047 6 Chi phí cá giống (triệu đồng) -2.401 0.475 -5.051 0.000
7 Số lượng TACN (tấn) - 0.006 0.052 0.123 0.030
8
Kích cỡ bình quân của cá thịt khi bán
(kg/con) 17.104 774.834 2.196 0.032
9 Tỉ lệ sống (%) 26.988 4.572 5.903 0.000
Biến phụ thuộc: Lơi nhuận (triệu đồng/ha/vụ)
R= 0,748; R2= 0,559; Adjusted R2= 0,493; Sig F= 0,00 Như vậy phương trình lợi nhuận có dạng như sau:
Y = - 4080,164 + 41,083X1 – 2,137X2 – 6,739X3 + 363,299X4 + 7,904X5 – 2,401X6 - 0,006X7 + 1701,514X8 + 26,988X9.
Trong đó:
Y: Lợi nhuận (triệu đồng/ha/vụ) X1: Mật độ thả nuôi (con/m2)
X2: Chi phí thuốc, hóa chất (triệu đồng/ha/vụ) X3: Chi phí cố định (triệu đồng/ha)
X4: Số đợt nuôi (vụ)
X5 : Chi phí lao động nhà (triệu đồng/ha/vụ) X6 : Chi phí cá giống thả nuôi (triệu đồng/ha/vụ) X7 : Số lượng thức ăn (tấn)
X8: Kích cỡ bình quân của cá thịt khi bán (kg/con)
X9: Tỉ lệ sống (%)
Từ kết quả trên, với Sig>F =0.00 nhỏ hơn nhiều so với mức ý nghĩa là 5%. Điều này cho thấy mô hình hồi quy này có ý nghĩa. Ta thấy số đợt nuôi ảnh
hưởng đến lợi nhuận nhưng không có ý nghĩa thống (Sig.F>0,05). Theo phương trình trên ta thấy mật độ thả nuôi, số đợt hay vụ nuôi, chi phí lao động nhà, kích cỡ cá thu hoạch, tỉ lệ sống có mối tương quan thuận với lợi nhuận, còn lại các yếu tố khác như chi phí thuốc, hóa chất, chi phí cố định, chi phí cá giống, số lượng thức ăn công nghiệp có mối tương quan nghịch với lợi nhuận.
* Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
- Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên lợi nhuận
Mật độ nuôi là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận, theo kết quả phân tích thì mật độ nuôi có mối tương quan thuận với năng suất. Điều này có nghĩa là trong một giới hạn nhất định thì khi tăng mật độ cá nuôi lên 1con/m2/vụ thì lợi nhuận của việc nuôi cá sẽ tăng lên 41,083 triệu đồng/ha/vụ (giả định là không chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác). Tuy nhiên khi nuôi không xác định mật độ thả hợp lý sẽ dẫn tới cá sinh trưởng và phát triển không tốt và tốn rất nhiều tiền cho việc chi phí mua giống ban đầu, do đó sẽ dẫn làm lợi nhuận giảm xuống đáng kể.
- Ảnh hưởng của chi phí thuốc, hóa chất đến lợi nhuận của mô hình
Cũng giống như thức ăn thuốc, hóa chất rất cần cho sự phát triển và sinh trưởng cho cá nuôi, Dựa vào phương trình ta thấy chi phí thuốc, hóa chất có mối tương quan nghịch với lợi nhuận, trung bình chi phí hóa chất tăng lên 1 triệu đồng/ha/vụ thì sẽ làm lợi nhuận giảm 2,137 triệu đồng/ha/vụ. Hiện tại nhiều hộ đã lạm dụng thuốc, hóa chất trong việc nuôi cá làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và tốn rất nhiều chi phí ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận của mô hình.
- Ảnh hưởng của tổng định phí lên lợi nhuận
Về khía cạnh kinh tế khi tăng mức đầu tư về định phí sẽ làm cho tổng chi phí tăng lên và từ đó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình. Theo kết quả của mô hình thì yếu tố tổng định phí có mối tương nghịch với lợi nhuận. Khi tăng mức đầu tư đến một thời điểm nào đó mà các yếu tố khác không thay đổi được nữa, thì lúc đó lợi nhuận sẽ giảm xuống. Theo kết quả của mô hình thì chi phí đầu tư tăng lên 1 triệu đồng chi phí thì sẽ làm cho tổng lợi nhuận của mô hình giảm 6,739 triệu đồng/ha/vụ, giả sử các yếu tố khác không đổi. Như vậy hộ nuôi cần dự toán trước tổng lượng cá thả và mật độ nuôi, sau đó sẽ phân bổ chi phí đào ao,
làm cống cấp, thoát nước và mua các thiết bị, máy móc phù hợp với diện tích và số ao đó. Do đó sẽ giúp hộ nuôi tiết kiệm được chi phí và tăng hơn nữa lợi nhuận của mình.
- Ảnh hưởng của lao động gia đình tham gia NTTS lên lợi nhuận của mô hình nuôi
Xét về khía cạnh kinh tế, giữa số ngày công lao động của gia đình và lợi nhuận tương quan thuận với nhau, trung bình nếu tăng số ngày công lao động gia đình lên 1ngày/ha/năm thì lợi nhuận tăng 7,904 triệu đồng/ha/vụ. Do khi có lao động gia đình tham gia vào hoạt động nuôi cá của hộ, sẽ giảm bớt chi phí cho việc thuê lao động để quản lý cá nuôi. Hơn nữa khi gia đình tham gia vào việc quản lý nuôi cá của hộ sẽ giúp cho việc quản lý chăm sóc cá nuôi tốt so với chỉ thuê lao đông. Tuy nhiên khi xét về khía cạnh kỹ thuật việc sử dụng lao động gia đình có thể mang lại hiệu quả không đáng kể trong việc tăng hiệu quả của mô hình (tăng năng suất, chất lượng cá nuôi). Do đó khi xét về khía cạnh này thì lao động gia đình tham gia vào hoạt động nuôi cá ảnh hưởng không đáng kể đến lợi nhuận. Do đó lao động gia đình chỉ tác động đến lợi nhuận thông qua việc giảm chi phí của mô hình, không có ảnh hưởng về khía cạnh kỹ thuật cũng như năng suất của mô hình.
- Ảnh hưởng của lượng TACN sử dụng lên lợi nhuận
Cũng giống như việc sử dụng thuốc và hoá chất, việc sử dung thức ăn sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ nuôi. Theo kết quả trên thì cho thấy lượng thức ăn có mối tương quan nghịch với lợi nhuận. Nếu số lượng thức ăn tăng thêm 1tấn/ha/vụ thì sẽ làm cho lợi nhuận giảm xuống 0,03 triệu đồng/ha/vụ. Như vậy hộ nuôi cần phải biết xác định lượng thức ăn hợp tùy vào tổng số lượng cá và tùy vào từng giai đoạn phát triển của cá nuôi mà phân phối lượng thức ăn cho phù hợp giúp giảm chi phí thức ăn trong việc nuôi cá và đồng thời làm giảm ô nhiễm môi trường nước do lượng thức ăn thừa còn sót lại.
- Ảnh hưởng của chi phí mua cá giống đến lợi nhuận
Cá giống là yếu tố rất quan trọng trong việc nuôi cá, cá giống tốt, khỏe mạnh, sạch bệnh đó là những yếu tố hứa hẹn cho một vụ nuôi đầy hiệu quả, chi phí cá giống chiếm khoảng chi phí khá lớn trong vụ nuôi và đó là một trong những khoản chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của mô hình. Qua phương
trình ta thấy rằng chi phí cá giống có mối tương quan nghịch với lợi nhuận, giả sử