Chăm sóc và quản lý

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA MÔ HÌNH NUÔI CÁ TRA (Pangasius hypophthalmus) TRONG AO Ở BẾN TRE VÀ ĐỒNG THÁP (Trang 40 - 42)

a) Mực nước trong ao

Nước là môi trường rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của động vật thuỷ sản nói chung. Cá tra là loài động vật thủy sản thích nghi tương đối tốt với môi trường nước. Tuy nhiên với nuôi cá tra với mật độ cao như hiện nay, Các hộ, cơ sở nuôi phải đặc biệt quan tâm đến việc quản lý và duy trì môi trường nước tốt nhằm phòng tránh dịch bệnh, giúp đàn cá phát triển tốt và nâng cao hiệu quả nuôi cá. Qua điều tra độ sâu mặt nước của ao nuôi được cơ sở thấp nhất là 3m, cao nhất đến 5 m. Độ sâu ao từ khoảng 3,5 đến 4 m chiếm khoảng 77,1%. Ở Bến Tre và Đồng Tháp thì độ sâu mặt nước không có sự chênh lệch lớn độ sâu mực nước trung bình trong ao là 3,81m (±0,41).

b) Cách thay nước

Thay nước là một trong những biện pháp để quản lý chất lượng nước, tuy nhiên việc thay nước cũng có thể dẫn đến chất lượng nước bị thay đổi và gây sốc cho cá nuôi. Việc thay nước được tiến hành khi thả cá giống con khoảng 15 ngày với lượng nước ít khoảng 10%. Sau đó tăng dần lượng nước thay và số lần thay nước. Trung bình lượng nước trong ao được thay vào khoảng 34,67 % lượng nước trong ao (±9,25), thấp nhất 20%, cao nhất 60% đối với những ao có độ sâu thấp. Tần suất thay nước bình quân khoảng 1,24 lần ngày (±0,26), tùy thuộc từng vùng nuôi và mùa vụ nuôi thì lượng nước được thay và số lần thay sẽ có thay đổi. Nhìn chung cơ sở nuôi ở tỉnh Đồng Tháp và Bến Tre thay nước bằng thủy triều hoặc bơm hay kết hợp cả hai phương pháp trên, trong đó thay nước bằng thủy triều chiếm thủy tỉ lệ tới 48,6 %, bơm và kết hợp với thủy triều chiếm 32,9%, Việc thay nước bằng máy bơm điện hoặc máy bơm dầu, ít được hộ nuôi sử dụng vì điều kiện vùng khảo sát là vùng đất tương đối thấp và có nguồn nước dồi dào. Do đó, hộ nuôi ở vùng này tiết kiệm được chi phí khá lớn tiền điện, xăng dầu so với các vùng nuôi khác.

c) Xử lý nước trong khâu nuôi

Do chất lượng nguồn nước ngoài tự nhiên ngày càng giảm và bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân khác nhau nên xử lý nước trước khi đưa vào ao nuôi là rất

cần thiết. Cung cấp đủ lượng nước và nước sạch là điều kiện rất quan trọng cho đàn cá phát triển tốt. Đa số hộ nuôi không xử lý nước đầu vào với 39 mẫu điều tra chiếm 55,7%, Số còn lại xử lý nước đầu vào bằng cách treo vôi, muối hoặc một số hóa chất khác ở cống cấp nước đầu vào. Nhìn chung các hộ trong vùng khảo thường xử lý nước định kỳ nhiều hơn chiếm 89,25% mẫu phỏng vấn. Thời gian trung bình cho mỗi lần xử lý là 7 ngày.

d) Quản lý dịch bệnh

Quản lý dịch bệnh là vấn đề được người nuôi cá rất quan tâm. Đặc biệt với việc nuôi cá với mật độ cao như hiện nay rất dễ bị nhiễm bệnh như gan, thận cá có mủ, sốt huyết, trắng gan, trắng mang, phù đầu, ký sinh...nên đòi hỏi phải có kỹ thuật quản lý, chăm sóc tốt. Thức ăn dư thừa và mật độ nuôi cao là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nguồn nước và làm cho cá tra dễ bị nhiễm bệnh, do đó ở người nuôi chú trọng đầu tư cho việc phòng và trị bệnh cho cá cùng với việc quản lý, theo dõi chặt chẻ để hạn chế dịch bệnh xảy ra.

e) Thức ăn

Giống như các loài động vật trên cạn, ăn là nhu cầu rất cần thiết và không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của động vật thuỷ sản. Đa số các cơ sở nuôi trong vùng khảo sát sử dụng thức ăn công nghiệp (TACN) để nuôi cá là chủ yếu. Qua điều tra tại vùng khảo sát cho thấy có 21 loại TACN được sử dụng cho việc nuôi cá tra như: Cargill, Con cò, CP, UP, Master, Việt Thắng, Nuti….trong đó, Việt Thắng và CP chiếm 46,1%, Con cò chiếm 13,4%,…. Giá TACN tăng rất nhanh và biến động lớn. Hiện tại giá trung bình một kg TACN 6.485 đồng/kg (±0,507). Giá cao TACN cao nhất 8.500 đồng/kg, thấp nhất 5.000 đồng/kg. Tùy theo từng giai đoạn phát triển của cá mà sử dụng TACN có hàm lượng đạm, lượng thức ăn và số lần cho ăn cũng khác nhau. Nhìn chung mỗi ngày cho ăn trung bình từ 1-2 lần /ngày, càng về sau thì số lần và lượng thức ăn có xu hướng tăng lên và người nuôi tiến hành cho ăn theo số lượng cá nuôi và thời tiết của ở ao nuôi.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA MÔ HÌNH NUÔI CÁ TRA (Pangasius hypophthalmus) TRONG AO Ở BẾN TRE VÀ ĐỒNG THÁP (Trang 40 - 42)

w