- Thị trường tiêu thụ sản phẩm cá tra trong những năm gần đây luôn biến động không ổn định, nhất là từ khi sau vụ bị kiện chống bán phá giá cá tra, cá ba sa của một số công ty Mỹ, hay việc cấm nhập khẩu hải sản đông lạnh từ Việt Nam của chính phủ Nhật do có dư lượng thuốc kháng sinh trên hải sản quá mức cho phép….. Vì vậy, để khắc phục vấn đề này và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, cơ sở nuôi cần phải thực hiện chặt chẽ quy trình kiểm soát quá trình nuôi từ khâu giống đến khâu thu hoạch xuất bán.
- Các doanh nghiệp chế biến thức ăn công nghiệp cần phải chú trọng hơn nữa về chất lượng sản phẩm. Các sản phẩm thức ăn chế biến phải đảm bảo những tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm và nên thành lập cơ quan kiểm tra chất lượng
thức ăn trong NTTS. Có thực hiện tốt công tác này mới đảm bảo những tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và những tiêu chuẩn về dư lượng kháng sinh.
- Thực hiện quy trình nuôi kép kín từ khâu sản xuất ra con giống, nuôi thịt đến khâu chế biến xuất khẩu để đảm bảo chất lượng từ khâu đầu đến khâu cuối cùng nhằm đảm bảo sản xuất cá tra sạch an toàn cho xuất khẩu.
- Thực hiện giảm giá thành nhất là các chi phí đầu vào như con giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản bởi vì hai khoản mục chi phí này chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi phí nuôi. Trong đó, đều quan trọng là giảm giá thức ăn và thuốc thú y thủy sản bởi chi phí này chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí nuôi.
- Các cơ quan chức năng cần phải tăng cường kiểm tra các cơ quan bán thuốc thú y và các hộ, cơ sở nuôi về việc sử dụng thuốc thú y thuỷ sản trong việc nuôi cá tra xuất khẩu nhằm hạn chế dư lượng thuốc kháng sinh trên sản phẩm cá.
- Bên cạnh đó Nhà nước cần phải có những chính sách hỗ trợ về tài chính và trong công tác đàm phán các hiệp định về kiểm dịch và những vấn đề khác nhằm đẩy mạnh công tác xuất khẩu.
- Chú trọng công tác Marketing, thực hiện dự báo nhu cầu về thị trường sản phẩm cá tra.