Mùa vụ nuôi và cải tạo ao nuôi

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA MÔ HÌNH NUÔI CÁ TRA (Pangasius hypophthalmus) TRONG AO Ở BẾN TRE VÀ ĐỒNG THÁP (Trang 38 - 39)

a) Mùa vụ nuôi

Hình 4.3 : Tháng thả giống cá tra của hộ nuôi ở vùng khảo sát

Cá tra là đối tượng nuôi có thể mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, việc nuôi cá tra cũng đem đến không ít rủi ro, do đó việc đầu tư để nuôi cá được hộ nuôi rất quan tâm. Việc sản xuất một vụ hay nhiều vụ cá sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả nuôi mà đặc biệt là chi phí, năng suất và lợi nhuận của hộ. Có được kinh nghiệm từ các vụ nuôi trước về mức rủi ro của việc nuôi cá, do đó các hộ nuôi thường chỉ sản xuất 3 vụ nuôi/ 2 năm. Các hộ nuôi thường thả giống vào tháng 2 - 4 chiếm 85%, vì theo mẫu điều tra tại địa bàn nghiên cứu các hộ nuôi cho rằng vào tháng này dịch bệnh ít, cá sinh trưởng và phát triển tương đối tốt. Từ tháng 7 đến tháng 11 là những tháng có thời tiết bất ổn nhất trong năm nên đa số hộ nuôi ít thả giống vì cá rất dễ bị nhiễm bệnh sốt huyết, trắng gan, phù đầu, ký sinh trùng....

b) Cải tạo ao

Theo kết quả điều tra đa số các hộ nuôi cá tra thường tiến hành cải tạo ao trước và trong mùa vụ nuôi. Đây là một trong những khâu quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả nuôi. Nhìn chung các hộ nuôi cá tra trong địa bàn

0 5 10 15 20 25 30 35 % 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12Thang Thang bat dau tha giong nuoi

nghiên cứu đều tiến hành cải tạo nền đáy bằng cách sên vét đáy ao thường là 1 đến 2–3 lần/vụ chiếm 80 %, cao nhất là 5 lần/ vụ chiếm 8% và thấp nhất 1lần/ vụ chiếm 12%. Thời gian sên ao được chia làm nhiều đợt, sau thả khoảng 90 đến 115 ngày và trước thu hoạch từ 15 đến 30 ngày.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA MÔ HÌNH NUÔI CÁ TRA (Pangasius hypophthalmus) TRONG AO Ở BẾN TRE VÀ ĐỒNG THÁP (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w