1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình trồng nấm rơm ở huyện lai vung tỉnh đồng tháp

62 953 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 780,22 KB

Nội dung

Từ những đặc điểm trên, đề tài “Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình trồng nấm rơm ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp” được thực hiện nhằm đánh giá các yếu tố tác động trực tiếp đến hiệ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH



ĐẶNG THỊ CẨM TIÊN

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH TRỒNG NẤM RƠM

Ở HUYỆN LAI VUNG TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số ngành: 52620115

08 – 2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH



ĐẶNG THỊ CẨM TIÊN MSSV: 4114653

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH TRỒNG NẤM RƠM

Ở HUYỆN LAI VUNG TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số ngành: 52620115

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NGUYỄN VĂN DUYỆT

08 – 2014

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô Khoa Kinh Tế & Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ đã cung cấp kiến thức quý giá trong suốt thời gian em học tại trường, tạo điều kiện để em thực hiện đề tài tốt nghiệp Đặc biệt, xin cảm ơn thầy Nguyễn Văn Duyệt đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy, định hướng kiến thức và góp ý kiến để em hoàn thành tốt đề tài luận văn này

Xin chân thành cảm ơn các anh chị, cô chú cán bộ địa phương, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lai Vung và bà con nông dân đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện luận văn

Cám ơn sự giúp đỡ của các bạn lớp Kinh tế nông nghiệp 1 khóa 37, những người bạn, đã luôn cùng em nỗ lực và phấn đấu học tập, rèn luyện trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Cần Thơ

Sau cùng, em xin kính gửi lời cảm ơn đến gia đình đã luôn quan tâm, chăm sóc, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình trưởng thành của em

Cần Thơ, ngày……tháng… năm…

Sinh viên thực hiện

Đặng Thị Cẩm Tiên

Trang 4

LỜI CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác

Cần Thơ, ngày……tháng……năm……

Sinh viên thực hiện

Đặng Thị Cẩm Tiên

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Cần Thơ, ngày… tháng… năm……

Giảng viên hướng dẫn

Nguyễn Văn Duyệt

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

………

.………

.………

.………

.………

.………

.………

.………

.………

.………

.………

.………

………

.………

.………

Cần Thơ, ngày……tháng… năm……

Gảng viên phản biện

Trang 7

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.4.1 Phạm vi không gian 2

1.4.2 Phạm vi thời gian 2

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3

1.5 LƯỢC KHẢO TÀO LIỆU 3

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 6

2.1.1 Một số khái niệm 6

2.1.2 Phương pháp màng bao dữ liệu (DEA) 9

2.1.3 Các yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế 10

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 10

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 11

CHƯƠNG 3: TỎNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 14

3.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN LAI VUNG 14

3.1.1 Vị trí địa lí 14

3.1.2 Điều kiện tự nhiên 15

3.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội 18

3.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NẤM RƠM Ở HUYỆN LAI VUNG 18

3.2.1 Giới thiệu về nấm rơm 18

Trang 8

3.2.2 Kỹ thuật trồng và chăm sóc 19

3.2.3 Diện tích, sản lượng, năng suất nấm rơm giai đoạn 2011 – 2013 20

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ CÁC YẾU TỐ

ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NÔNG HỘ TRỒNG NẤM RƠM Ở HUYỆN LAI VUNG TỈNH ĐỒNG THÁP 22

4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC HỘ TRONG MẪU 22

4.1.1 Nguồn lực lao động 22

4.1.2 Trình độ học vấn của chủ hộ trực tiếp sản xuất 23

4.1.3 Kinh nghiệm trồng nấm rơm của chủ hộ 23

4.1.4 Tham gia tập huấn 24

4.1.5 Diện tích đất canh tác 24

4.1.6 Nguồn vốn vay trong sản xuất nấm rơm 25

4.2 PHÂN TÍCH CHI PHÍ, LỢI NHUẬN VÀ CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA CÁC HỘ TRỒNG NẤM RƠM Ở HUYỆN LAI VUNG TỈNH ĐỒNG THÁP 26

4.2.1 Phân tích chi phí 26

4.2.2 Phân tích doanh thu, lơi nhuận 28

4.3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC NÔNG HỘ TRỒNG NẤM RƠM Ở HUYỆN LAI VUNG TỈNH ĐỒNG THÁP 30

4.3.1 Phân tích hiệu quả kinh tế 30

4.3.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế 33

4.3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông hộ trồng nấm rơm ở huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp 35

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 38

5.1 KẾT LUẬN 38

5.2 KIẾN NGHỊ 38

5.2.1 Đối với nông dân 38

5.2.2 Đối với địa phương và tổ chức khuyến nông 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO 40

PHỤ LỤC 1 42

Trang 9

PHỤ LỤC 2 44 PHỤ LỤC 3 46

Trang 10

DANH SÁCH BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Cơ cấu phân phối mẫu điều tra trên địa bàn huyện Lai Vung

tỉnh Đồng Tháp 11

Bảng 2.2: Các biến số sử dụng trong mô hình DEA 12

Bảng 2.3: Các biến trong mô hình và kỳ vọng các biến 12

Bảng 3.2: Diện tích cây trồng của huyện Lai Vung giai đoạn 2011 – 2013

16

Bảng 3.3: Diện tích, sản lượng, năng suất nấm rơm từ năm 2011 – 2013

21

Bảng 4.1: Mô tả đặc điểm chung của nông hộ trồng nấm rơm ở huyện Lai Vung 22

Bảng 4.2: Nguồn lực lao động của nông hộ 22

Bảng 4.3: Trình độ học vấn của chủ hộ trực tiếp sản xuất nấm rơm phân theo cấp học 23

Bảng 4.4: Tỷ lệ tham gia tập huấn kỹ thuật sản xuất nấm rơm của nông hộ 24

Bảng 4.5: Tình hình sử dụng đất trong sản xuất nấm rơm 25

Bảng 4.6: Tình hình vay vốn sản xuất nấm rơm ở huyện Lai Vung 25

Bảng 4.7: Chi phí sản xuất nấm rơm trung bình trên công (1.000m2) 26

Bảng 4.8: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của nông hộ trồng nấm rơm 28

Bảng 4.9: Các chỉ tiêu tài chính 29

Bảng 4.10: Các biến sử dụng trong mô hình DEA 30

Bảng 4.11: Hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trồng nấm rơm 31

Bảng 4.12: Hiệu quả phân phối nguồn lực của nông hộ trồng nấm rơm 32

Bảng 4.13: hiệu quả sử dụng chi phí của nông hộ trồng nấm rơm 33

Bảng 4.14: Kết quả chạy mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế 34

Bảng 4.15: Lượng đầu vào của các nông hộ sử dụng thực tế và lượng đầu vào đề xuất 36

Trang 11

DANH SÁCH HÌNH

Trang

Hình 2.1: Mối quan hệ giữa hiệu quả kỹ thuật, phân phối và kinh tế

theo đầu vào 7 Hình 2.2: Mối quan hệ giữa hiệu quả kỹ thuật, phân phối và kinh tế

theo đầu ra 8 Hình 4.1: Cơ cấu số năm kinh nghiệm của nông hộ 24

Trang 12

NN & PTNT : Nông nghiêp và Phát triển nông thôn

TE (Technical Efficiency) : Hiệu quả kỹ thuật

Trang 13

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Đồng Tháp là một tỉnh thuộc ĐBSCL, có diện tích tự nhiên 3.283 km2

được giới hạn bởi: phía Bắc và Tây Bắc giáp Campuchia, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Đông giáp tỉnh Tiền Giang và Long An, phía Tây giáp tỉnh An Giang và Cần Thơ Đồng Tháp có hệ thống giao thông thuỷ, bộ rất thuận lợi cho việc lưu thông, vận chuyển hàng hoá

Đồng Tháp là một tỉnh nông nghiệp, nằm trong vùng trọng điểm về nông nghiệp của quốc gia, là địa phương đứng thứ 3 cả nước về sản xuất lúa gạo, đồng thời là trung tâm thu mua, chế biến lúa gạo lớn nhất khu vực, đứng đầu về nuôi và chế biến cá tra, là vùng trồng cây ăn trái lớn đồng thời cũng là địa phương có truyền thống trồng hoa kiểng Ngành nông nghiệp Đồng Tháp

đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi nhằm góp phần xây dựng nền nông nghiệp tăng trưởng liên tục và bền vững, tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng và giá trị cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường Huyện Lai Vung được xem là huyện hưởng ứng tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng Từ một huyện chuyên canh lúa, người dân dần chuyển sang canh tác nhiều loại cây trồng khác như nấm rơm, hoa huệ trắng, mè,…Đặc biệt là nấm rơm, năm 2011 diện tích trồng nấm rơm của huyện là

383 ha, đến năm 2012 diện tích nấm tăng lên 395 ha Trồng nấm rơm mang lại nhiều lợi ích thiết thực, không chỉ mang lại thu nhập ổn định, góp phần tận dụng nguồn rơm phế phẩm nông nghiệp Ngoài ra, phân rơm mục sau khi trồng nấm là đầu vào quan trọng cho việc trồng huệ, loại cây đang phát triển mạnh mẽ của huyện Tuy nhiên, do quá trình chuyển đổi cây trồng diễn ra tự phát, sản xuất nhỏ lẻ, nguồn cung tăng đột biến, giá cả bắt đầu biến động dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp

Từ những đặc điểm trên, đề tài “Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình trồng nấm rơm ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp” được thực hiện

nhằm đánh giá các yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất và tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả cũng như tăng thu nhập cho người dân

Trang 14

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Mục tiêu 4: Đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho các nông hộ trồng nấm rơm ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- Tình hình sản xuất nấm rơm ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

những năm qua như thế nào?

- Mô hình trồng nấm rơm đem lại hiệu quả kinh tế như thế nào cho các nông hộ ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng nấm rơm ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp?

- Những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả kinh tế cho các nông hộ?

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Phạm vi không gian

Đề tài nghiên cứu được thực hiện ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

1.4.2 Phạm vi thời gian

Thời gian thực hiện đề tài bắt đầu từ tháng 8/2014 đến tháng 12/2014

Số liệu thứ cấp liên quan đến đề tài qua các năm từ năm 2011 đến năm 2014

Trang 15

do phòng NN & PTNT huyện Lai Vung cung cấp Số liệu sơ cấp được thu thập từ việc phỏng vấn trực tiếp các nông hộ trồng nấm rơm ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nông hộ trồng nấm rơm ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp Cụ thể là các nông hộ ở địa bàn 4 xã Phong Hòa, Định Hòa, Tân Hòa và xã Long Thắng

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Đỗ Quang Giám (2002), “Đánh giá hiệu quả kỹ thuật sử dụng phương pháp phân tích vỏ bao dữ liệu trong sản xuất vải thiều ở tỉnh Bắc Giang”

Trong nghiên cứu này mô hình DEA định hướng đầu vào được áp dụng để xác định hiệu quả kỹ thuật đạt được và lời giải cho việc sử dụng đầu vào của mỗi hộ Kết quả cho thấy mức hiệu quả kỹ thuật trung bình đạt được trong các hộ điều tra là 85,5%, con số này chứng tỏ mặt bằng chung về hiệu quả kỹ thuật đạt được là khá tốt

Huỳnh Trường Huy, Võ Hồng Phượng, La Nguyễn Thuỳ Dung (2006),

“Phân tích hiệu quả quy mô và kỹ thuật của hộ sản xuất lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long” Nghiên cứu này nhằm mục tiêu phân tích hiệu quả quy mô

và kỹ thuật của 261 hộ sản xuất lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt

là hai tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng thông qua phương pháp Data Envelopment Analysis và Stochastic Frontier Analysis Nghiên cứu cho thấy hệ số bình quân về hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả qui mô của hộ sản xuất lúa tại vùng nghiên cứu ở ĐBSCL đạt khá cao, mặc dù phần lớn các hộ chưa đạt hiệu quả

kỹ thuật tối ưu (chỉ đạt 75%) Trong số các mô hình canh tác được khảo sát, cho thấy các mô hình sản xuất lúa kết hợp cho hiệu quả cao hơn những mô hình độc canh lúa Đồng thời, những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật bao gồm diện tích canh tác, vốn đầu tư, chi phí phân bón và nông dược; trong khi đó, hiệu quả phi kỹ thuật phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm và khả năng ứng dụng kỹ thuật sản xuất của nông dân

Huỳnh Việt Khải và Mitsuyasu Yabe (2011), “Productive Efficiency of Soybean production in the Mekong River Delta in Vietnam (Hiệu quả sản xuất của việc sản xuất đậu tương tại Đồng bằng sông Cửu Long của Việt nam)” Nghiên cứu đo lường khả năng tăng năng suất từ việc nâng cao hiệu

quả của nông dân trồng đậu tương tại Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam

Số liệu của nghiên cứu được thu thập từ 113 nông hộ trồng đậu tương ở Cần Thơ và An Giang Nghiên cứu sử dụng phương pháp biên giới ngẫu nhiên để ước lượng các hiệu quả Kết quả phân tích ước tính mức hiệu quả kỹ thuật

Trang 16

(TE) là 74%, hiệu quả phân bổ (AE) là 51% và mức hiệu quả kinh tế (EE) đạt được là 38% Nghiên cứu còn sử dụng phương pháp hồi quy tobit để xác định các yếu tố như chính sách, khu vực, kinh nghiệm, diện tích tác động đến hiệu quả sản xuất Kết quả cho thấy, các chính sách của chính phủ có tác động tích cực một phần vào việc tăng AE và EE của nông hộ, kinh nghiệm ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kỹ thuật, diện tích canh tác tác động tích cực đến hiệu quả kỹ thuật nhưng tiêu cực đến hiệu quả phân phối và sử dụng chi phí

Nguyễn Văn Tiển, Phạm Lê Thông (2014), “Phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng sen trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp” Nghiên cứu dựa trên

số liệu thu thập từ 120 nông hộ trồng sen ở tỉnh Đồng Tháp Kết quả ước lượng hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên dạng Cobb-Douglas cho thấy các yếu

tố sản xuất ảnh hưởng năng suất sen của hai vụ là lượng giống, phân đạm, phân lân, phân kali, thuốc bảo vệ thực vật và lao động gia đình Mức hiệu quả kinh tế đạt được ở vụ 1 là 82,18%, còn ở vụ 2 là 82,99% Bên cạnh đó, nghiên cứu còn sử dụng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất để chỉ ra các yếu tố như vay vốn, diện tích đất trồng sen làm giảm hiệu quả của nông hộ, trong khi trình độ học vấn càng cao thì sản xuất đạt hiệu quả càng cao

Phan Văn Hòa, Nguyễn Việt Thiên (2011), “Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm ở Phú Lương, Phú Vang, Thừa Thiên Huế” Nghiên cứu sử dụng

hàm sản xuất Cobb-Douglas để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng nấm rơm Kết quả cho thấy, các yếu tố số lượng meo, rơm, số ngày công lao động và năm kinh nghiệm trồng nấm ảnh hưởng làm tăng năng suất nấm, lớn nhất là số lượng meo giống Trông khi đó, tuổi vòm càng lớn thì càng không có hiệu quả kinh tế do làm giảm năng suất nấm

Quan Minh Nhựt (2009), “Phân tích hiệu quả kỹ thuật, phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí của nông hộ trồng lúa tỉnh Đồng Tháp” Nghiên cứu sử dụng phương pháp màng bao dữ liệu (DEA) để ước

lượng hiệu quả của các hộ trồng lúa Bằng phương pháp hồi quy tobit nghiên cứu cho thấy các biến giới tính, trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất, quy

mô hộ, tập huấn kỹ thuật, tín dụng…có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất Tác giả chỉ ra rằng hộ sản xuất ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đạt hiệu quả về kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí cao hơn và

ít biến động hơn so với hộ sản xuất không ứng dụng tiến bộ kỹ thuật

Trang 17

Quan Minh Nhựt, Nguyễn Quốc Nghi và Hà Văn Dũng (2013), “Phân tích hiệu quả chi phí và hiệu quả theo quy mô của hộ sản xuất hành tím tại huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng ứng dụng phương pháp tiếp cận phi tham số” Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu để ước

lượng hiệu quả sử dụng chi phí trên cơ sở đo lường hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối nguồn lực của nông hộ Kết quả nghiên cứu cho thấy mức hiệu quả sử dụng chi phí đạt được khá thấp trung bình khoảng 62% Ngoài

ra, bài nghiên cứu còn so sánh hiệu quả theo quy mô sản xuất của các nông

hộ và chỉ ra rằng hộ sản xuất hành tím có quy mô sản xuất khá hợp lý trung bình 98%

Thái Thanh Hà (2009), “Áp dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu và hồi quy Tobit để đánh giá hiệu quả sản xuất cao su thiên nhiên của các hộ gia đình tại tỉnh Kon Tum” Đề tài nghiên cứu về hiệu quả sản xuất

thông qua phân tích hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả chi phí Trước tiên các chỉ

số về hiệu quả chi phí và hiệu quả kỹ thuật được tính toán dựa trên phương pháp bao dữ liệu DEA, sau đó tác giả sử dụng phương pháp hồi quy Tobit để xác định các yếu tố có tương quan đến các chỉ số hiệu quả kinh tế và hiệu quả kỹ thuật Kết quả cho thấy các hộ sản xuất cao su thiên nhiên có quy mô lớn (trên 2 ha) có hiệu quả sản xuất cao hơn những hộ gia đình có quy mô nhỏ (dưới 2 ha) Đồng thời, các nhân tố như vốn vay đầu tư sản xuất cao su,

số cây mở miệng cạo và hệ số kỹ thuật cũng ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả

kỹ thuật và hiệu quả chi phí

Tóm lại, tất cả các nghiên cứu trên đều cố gắng tìm ra các yếu tố trực tiếp hay gián tiếp tác động đến hiệu quả kinh tế của nông hộ Việc ước lượng hiệu quả kinh tế có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp tham số và phi tham số Phân tích màng bao dữ liệu (DEA) là phương pháp phi tham số được sử dụng phổ biến vì DEA có khả năng phân tích một lượng lớn các yếu tố đầu vào và đầu ra mà không đòi hỏi dạng hàm sản xuất Trong nghiên cứu này tác giả kế thừa lại phương pháp ước lượng hiệu quả kinh tế bằng phương pháp DEA thông qua việc ước lượng hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp hồi quy Tobit để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế như tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm, tập huấn, tín dụng, diện tích canh tác và số lao động tham gia trực tiếp sản xuất

Trang 18

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Một số khái niệm

2.1.1.1 Khái niệm nông hộ

Hộ nông dân là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông, lâm, ngư nghiệp, bao gồm một nhóm có cùng huyết tộc hoặc quan hệ huyết tộc sống chung trong một mái nhà, có chung một nguồn thu nhập, tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp với mục đích chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của các thành viên trong hộ (Trần Quốc Khánh, 2005)

Đặc trưng của hộ nông dân:

+ Mục đích sản xuất của hộ nông dân là sản xuất ra nông lâm sản phục

vụ cho nhu cầu của chính họ Vì vậy, hộ chỉ sản xuất ra cái họ cần Khi sản xuất không đủ tiêu dùng họ thường điều chỉnh nhu cầu, khi sản xuất dư thừa

họ có thể đem sản phẩm dư thừa để trao đổi trên thị trường, nhưng đó không phải là mục đích sản xuất của họ

+ Sản xuất của hộ nông dân dựa trên công cụ sản xuất thủ công, trình

độ canh tác lạc hậu, trình độ khai thác tự nhiên thấp

+ Hộ nông dân có sự gắn bó của các thành viên về huyết thống, về quan

hệ hôn nhân, có lịch sử và truyền thống lâu đời, nên các thành viên trong nông hộ gắn bó với nhau trên các mặt quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý, quan

hệ phân phối Do thống nhất về lợi ích nên sự gắn kết, tính tự nguyện, tự giác cao trong lao động Trong mỗi nông hộ bố mẹ vừa là chủ hộ, vừa là người tổ chức hoạt động sản xuất Vì vậy, tổ chức sản xuất trong hộ nông dân có nhiều ưu việc và có tính đặc thù

+ Hộ nông dân còn là đơn vị tái tạo nguồn lao động Sự tái tạo bao gồm việc sinh, nuôi dưỡng và giáo dụng con cái, truyền nghề, đào tạo nghề…Đây cũng là đặc trưng của hộ nông dân

2.1.1.2 Khái niệm về hiệu quả kinh tế

Theo Farrell (1957) hiệu quả kinh tế được hình thành từ hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối nguồn lực (hay hiệu quả giá) Hiệu quả kỹ thuật

là khả năng tạo ra một lượng đầu ra cho trước từ một lượng đầu vào nhỏ nhất hay khả năng tối đa hóa sản lượng đầu ra với một lượng đầu vào và công nghệ nhất định Hiệu quả phân phối nguồn lực là việc sử dụng tỷ lệ các yếu

Trang 19

tố đầu vào tối ưu tương ứng với giá và công nghệ sản xuất nhất định Hiệu

quả kinh tế là tích giữa hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối

EEi = TEi x AEi

Trong đó: EEi, TEi và AEi lần lượt là mức hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ

thuật, hiệu quả phân phối của nhà sản xuất thứ i

a) Khái niệm hiệu quả kinh tế theo cách tiếp cận đầu vào

Mối quan hệ giữa những loại hiệu quả được biểu diễn ở hình 1 Xét môt quá trình sản xuất sử dụng 2 đầu vào là X1 và X2 để sản xuất ra một loại sản

phẩm Q với giả định hiệu suất cố định theo quy mô

Nguồn: Farrell, 1957

Hình 2.1: Mối quan hệ giữa hiệu quả kỹ thuật, phân phối và kinh tế

theo đầu vào

Ta có đường đẳng lượng SS’ biểu diễn phối hợp đầu vào nhỏ nhất có thể tạo ra một đơn vị sản phẩm Những điểm nằm trên đường đẳng lượng SS’ được coi là đạt hiệu quả và có thể sử dụng để đo lường hiệu quả kinh tế Điểm A cho thấy nhà sản xuất sử dụng quá nhiều yếu tố đầu vào để tạo ra một đơn vị sản lượng đầu ra, phần kém hiệu quả kỹ thuật sẽ được đo lường bởi đoạn AB, qua đó có thể điều chỉnh giảm yếu tố đầu vào mà không ảnh hưởng đến lượng đầu ra Thông thường tỷ lệ BA/OA đại diện cho các yếu tố đầu vào cần được giảm để đạt hiệu quả kỹ thuật Hiệu quả kỹ thuật nằm trong khoảng 0 đến 1 và được đo lường bằng tỷ lệ:

TE = OB/OA (2.1)

Trang 20

Tỉ giá của hai yếu tố đầu vào X1, X2 được thể hiện qua độ dốc của đường đẳng phí WW’, đường đẳng phí tiếp xúc với đường đẳng lượng tại điểm E Có thể nhận thấy rằng mặc dù điểm B nằm trên đường đẳng lượng nhưng chi phí yếu tố đầu vào cao hơn điểm E Đoạn BC thể hiện mức không hiệu quả về giá cả yếu tố đầu vào ở điểm B so với chi phí tối thiểu là ở điểm

E Hiệu quả phân phối được đo lường bằng tỷ lệ:

kỹ thuật và phân phối

b) Khái niệm hiệu quả kinh tế theo cách tiếp cận đầu ra

Ta có thể tiếp cận hiệu quả bằng câu hỏi: “Sản lượng có thể tăng với tỷ

lệ bao nhiêu khi không cần thay đổi lượng đầu vào?” Đó là cách tiếp cận đầu

ra Giả sử người sản xuất phân bổ nguồn lực vào sản xuất sản phẩm Y1 và Y2 tướng ứng với giá sản phẩm tương ứng là P1 và P2 Giả định là hàm sản xuất này cũng có hiệu suất cố định theo qui mô và được biểu diễn ở hình 2 Đường PPF được gọi là đường giới hạn khả năng sản xuất Một đơn vị sản xuất đạt hiệu quả nếu nằm trên đường PPF như là tại điểm B

Hình 2.2: Mối quan hệ giữa hiệu quả kỹ thuật, phân phân, kinh tế theo đầu ra

Trang 21

Người sản xuất có thể lựa chọn sản xuất tại điểm A với tập hợp đầu ra tương ứng là Y01 và Y02 Nếu tổ hợp đầu vào của người sản xuất được sử dụng một cách có hiệu quả hơn thì khi đó họ có thể đạt được mức sản lượng tại điểm B trên đường giới hạn sản xuất chứ không phải tại điểm A Như vậy hiệu quả kỹ thuật được tính bằng: TE = OA/OB (2.3)

Mặc dù, điểm B là điểm có hiệu quả kỹ thuật, tuy nhiên trên đường PPF nhà sản xuất có thể đạt được tổng doanh thu cao hơn nếu như sản xuất tại điểm C Trong trường hợp này cần sản xuất nhiều Y1 và ít Y2 đi sẽ tăng doanh thu Cùng mức doanh thu với điểm C là điểm D Hiệu quả kinh tế theo mối quan hệ đầu ra bằng: EE = OA/OD Hiệu quả phân bổ của sản phẩm:

AE = EE/TE = (OA/OD)/(OA/OB) =OB/OD (2.4)

2.1.2 Phương pháp màng bao dữ liệu (DEA)

Hiệu quả kinh tế được đo lường chủ yếu bằng hai phương pháp: phương pháp tham số và phương pháp phi tham số

Phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA) là phương pháp tiếp cận ước lượng giới hạn khả năng sản xuất theo hướng phi tham số DEA dựa vào các phương trình tuyến tính để phân tích mối quan hệ giữa nhiều đầu vào

và đầu ra trong sản xuất Hiệu quả của đơn vị sản xuất được xác định bởi khoảng cách giữa cơ sở sản xuất và đường giới hạn Mô hình DEA được phát triển bởi Charnes, Cooper, và Rhodes vào năm 1978

Theo Tim Coelli (2005), hiệu quả kinh tế (CE) có thể được đo lường bằng cách sử dụng mô hình phân tích màng bao dữ liệu định hướng dữ liệu đầu vào theo biên cố định do quy mô (the Constant Returns to Scale Input-Oriented DEA Model, CRS-DEA Model) Trong mô hình sản xuất liên quan đến nhiều biến đầu vào và một biến đầu ra Giả sử một tình huống có N đơn

vị đưa ra quyết định (decision making unit – DMU), mỗi DMU tạo ra S sản phẩm bằng cách sử dụng một lượng M biến đầu vào khác nhau trong sản xuất Theo tình huống này, để ước lượng CE của từng DMU,một tập hợp phương trình tuyến tính phải được xác lập và giải quyết cho từng DMU Vấn

đề này có thể thực hiện nhờ mô hình CRS-DEA có dạng như sau:

i x x j

1

*,0

i y y k

1

,0

Trang 22

Trong đó:

w i = vectơ đơn giá các yếu tố sản xuất của DMU thứ i,

x i * = vectơ số lượng các yếu tố đầu vào theo hướng tối thiểu hóa chi phí sản xuất của DMU thứ i,

i = 1 to N (số lượng DMU),

k = 1 to S (số sản phẩm),

j = 1 to M (số biến đầu vào),

y ki = lượng sản phẩm k được sản xuất bởi DMU thứ i,

x ji = lượng đầu vào j được sử dụng bởi DMU thứ i,

 = các biến đối ngẫu

Ước lượng các hiệu quả này bằng phần mềm DEAP phiên bản 2.1

2.1.3 Các yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế

Để phân tích các yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế tác giả sử dụng phương pháp hồi quy Tobit Mô hình hồi quy Tobit có dạng sau:

E = βX + u Trong đó E là biến phụ thuộc thể hiện giá trị của hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực hoặc hiệu quả sử dụng chi phí được tính toán bằng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu DEA, β là hệ số của phương trình hồi quy Tobit cần tính, X là các biến độc lập, u là sai số

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1.1 Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp sử dụng trong bài nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội, báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp,

số liệu thống kê…của Phòng NN & PTNT huyện Lai Vung, niên giám thống

kê của huyện Lai Vung

2.2.1.2 Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 60 nông hộ đang tham gia sản xuất nấm rơm trên địa bàn 4 xã Phong Hòa, Định Hòa,Tân Hòa và Long Thắng của huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng dựa vào diện tích canh tác Phỏng vấn nông

Trang 23

hộ nhằm thu thập thông tin tổng quát về nông hộ, tình hình sản xuất, lượng các yếu tố sử dụng trong sản xuất, thông tin về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của các hộ trồng nấm và những thuận lợi, khó khăn của nông hộ

Bảng 2.1: Cơ cấu phân phối mẫu điều tra trên địa bàn huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Bài nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau:

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả, trình bày, phân tích các

số liệu của các lĩnh vực kinh tế xã hội, tình hình sản xuất nấm rơm ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

Sử dụng phương pháp so sánh để so sánh diện tích, sản lượng, năng suất sản xuất qua các năm Đồng thời tính toán chi phí, doanh thu, lợi nhuận

và các chỉ tiêu tài chính như DT/CP, LN/CP, LN/DT để đánh giá kết quả sản xuất của nông hộ

Sử dụng phương pháp DEA để đo lường hiệu quả kinh tế của việc sản xuất nấm rơm Các biến được sử dụng trong mô hình CRS-DEA để phân tích hiệu quả kinh tế được trình bày trong bảng 2.2

Trang 24

Bảng 2.2: Các biến số sử dụng trong mô hình DEA

Sau khi đo lường hiệu quả kinh tế của các nông hộ qua mô hình DEA, đề tài sử dụng mô hình hồi quy Tobit để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, mô hình ước lượng được xác định như sau:

CRS-Các biến độc lập ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các nông hộ được giải thích và kỳ vọng được trình bày qua bảng 2.3

Bảng 2.3: Các biến trong mô hình và kỳ vọng các biến

TU Tuổi của chủ hộ trực tiếp sản xuất (năm) +/-

HV Trình độ học vấn của chủ hộ (số năm đi học) +

LD Số lao động gia đình tham gia trồng nấm rơm (người) +

KN Kinh nghiệm của chủ hộ trực tiếp sản xuất (năm) +

TH Biến giả chỉ việc tham gia tập huấn (1 = có, 0 = không) +

TD Biến giả chỉ việc tham gia tín dụng (1 = có, 0 = không) +

- TU là biến định lượng thể hiện tuổi của chủ hộ Nếu tuổi chủ hộ càng lớn thì họ có nhiều kinh nghiệm trong việc nắm bắt sự biến động của thời tiết, thị trường, đặc điểm sinh trưởng của nấm rơm, tuy nhiên phần lớn họ sẽ sản xuất chủ yếu là dựa trên kinh nghiệm canh tác, họ sẽ ít chịu tiếp thu thêm

và ứng dụng thêm những kiến thức khoa học kỹ thuật Vì vậy, hệ số của biến

TD TH

DT KN

LD HV

TU

E0 1 2 3 4 5 6 7

Trang 25

này kỳ vọng sẽ ảnh hưởng nghịch biến hoặc đồng biến đến hiệu quả kinh tế của nông hộ

- HV là biến định lượng được đo lường bằng số năm đi học của chủ hộ

Hệ số của biến này kỳ vọng là dương vì số năm đi học sẽ ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận của chủ hộ bởi trình độ học vấn cao sẽ giúp chủ hộ dễ tiếp thu

và áp dụng kỹ thuật vào trong sản xuất, qua đó làm tăng thu nhập của nông

hộ

- LD là biến định lượng chỉ số lao động gia đình tham gia sản xuất nấm rơm, việc tận dụng lao động gia đình có thể làm giảm chi phí thuê mướn lao động trong các khâu sản xuất như bón phân, xịt thuốc góp phần tăng lợi nhuận cho nông hộ Vì vậy, hệ số của biến này có kỳ vọng ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận của hộ

- KN là biến định lượng Kinh nghiệm sản xuất được tích lũy trong quá trình sản xuất theo thời gian canh tác của nông hộ Nông dân có nhiều năm kinh nghiệm có thể đưa ra quyết định canh tác tốt hơn và các đầu vào sử dụng hiệu quả hơn Vì vậy, hệ số của biến này kỳ vọng sẽ ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh tế của nông hộ

- DT là diện tích trồng nấm rơm của nông hộ Đất là yếu tố đầu vào rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp Bên cạnh đó, diện tích đất mà mỗi nông hộ sở hữu là khác nhau, biến diện tích được sử dụng để nắm bắt được hiệu quả kinh tế về quy mô của nông hộ Hệ số này được kỳ vọng sẽ ảnh hưởng tích cực

- TH là biến giả chỉ việc tham gia tập huấn kỹ thuật của các nông hộ ở địa bàn nghiên cứu Tham gia tập huấn sẽ giúp bà con nông dân tiếp thu tiến

bộ khoa học kỹ thuật và nắm bắt những kiến thức về nông nghiệp nhằm giúp nông dân có biện pháp xử lí hiệu quả về tình hình sâu bệnh trên nấm rơm Vì vậy, hệ số của biến này có kỳ vọng cùng chiều với mức hiệu quả kinh tế

- TD là biến giả chỉ tình hình vay vốn của người nông dân, việc sản xuất nông nghiệp luôn chứa đựng nhiều rủi ro, vay vốn sẽ giúp nông dân có một phần vốn đầu tư để duy trì việc sản xuất nấm rơm ổn định Vì thế tác động của biến này có kỳ vọng dương và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của nông hộ

Trang 26

CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN LAI VUNG

3.1.1 Vị trí địa lí

Lai Vung là một huyện thuộc tỉnh Đồng Tháp, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam của tỉnh Đồng Tháp, phía Bắc giáp huyện Lấp Vò; phía Nam giáp huyện Bình Minh (tỉnh Vĩnh Long); phía Đông giáp thị xã

Sa Đéc và huyện Châu Thành; phía Tây là con sông Hậu giáp thành phố Cần Thơ Huyện có vị trí hết sức quan trọng, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, nằm kề với khu công nghiệp Sa Đéc, ngang khu công nghiệp Trà Nóc thuộc Cần Thơ và tiếp giáp với các trung tâm đô thị lớn của vùng như thành phố Cần Thơ, thành phố Long Xuyên (thuộc An Giang) rất thuận lợi cho việc thu hút đầu tư phát triển

3.1.2 Điều kiện tự nhiên

3.1.2.1 Địa hình

Địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, hơi trũng, cao ở vùng ven sông Tiền và sông Hậu Thủy văn của huyện chịu tác động của 3 yếu tố như

lũ, mưa nội đồng và thủy triều biến động

3.1.2.2 Khí hậu - sông ngòi

Huyện Lai Vung chiụ ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa gần xích đạo Gió thịnh hành theo 2 hướng Tây Nam, Đông Bắc (tháng 5 – 11), ngoài ra còn có gió chướng (tháng 2 – 4) Có hai mùa rõ rệt: mùa mưa (bắt đầu tháng 5 đến tháng 11, mưa nhiều tập trung cao độ vào tháng 9, 10) và mùa nắng (bắt đầu từ khoảng tháng 12 đến tháng 4 năm sau)

Huyện có diện tích sông rạch khá nhiều là 1.551,17 ha chiếm 7,06% diện tích đất toàn huyện Nguồn nước ngọt dồi dào cung cấp bởi sông Hậu nhưng lượng nước phân bố không đều trong năm, mùa kiệt mực nước thấp nên hầu hết diện tích canh tác phải bơm tưới, mùa lũ quá nhiều nước gây ngập lụt nghiêm trọng ảnh hưởng đến năng suất và đời sống nhân dân

3.1.2.3 Đất đai

Theo Niên giám Thống kê huyện Lai Vung, tính đến năm 2012 diện tích đất tự nhiên của huyện là 23.844,457 ha chiếm 6,79% diện tích toàn tỉnh Đồng Tháp và chiếm 0,07% diện tích toàn quốc Trong đó đất nông nghiệp chiếm 19.496,043 ha; đất cây lâu năm 5.108,724 ha; đất trồng lúa 14.175,284 ha

Trang 27

Về y tế: Công tác chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng được chính quyền đại phương hết sức quan tâm và đạt nhiều chỉ tiêu sau: tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi là 12,61% (giảm 0,43% so với năm 2012); tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi là 19,2% Bên cạnh đó tình hình kế hoạch hóa gia đình được thực hiện tốt nên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2013 giảm xuống 0,87% Ngoài ra, huyện cũng đầu tư nhiều kinh phí để nâng cấp nhiều cơ sở y tế, 12/12 xã , thị trấn duy trì 12 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế

c)Văn hóa – xã hội

Phong trào thể thao quần chúng cũng từng bước phát triển mạnh để nâng cao sức khỏe cho người dân, năm 2012 toàn huyện có 123 câu lạc bộ thể dục thể thao, tỷ lệ người dân tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên đạt 27,4% (năm 2013) Toàn huyện đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh nơi công cộng, đến năm 2013 toàn huyện có 91,9% gia đình đạt chuẩn văn hóa, 59/71 khóm ấp đạt chuẩn văn hóa Cuối năm 2013, toàn huyện có 3.565 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 8,91% (giảm 2,18% so với cùng kỳ), cận nghèo 3.187 hộ chiếm tỷ lệ 7,79% (giảm 0,33%) trên 39.992 họ trong toàn huyện

Trang 28

3.1.3.2 Tình hình kinh tế

a) Về nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp vẫn là thế mạnh của huyện Những năm qua, sản xuất nông nghiệp của tỉnh đang dần chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi một cách hợp lý nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, phù hợp điều kiện thổ nhượng Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi và nuôi thủy sản Tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp năm 2013 là 1.706.465 triệu đồng

 Trồng trọt

Lai Vung thuộc tỉnh Đồng Tháp, là tỉnh nằm ở ĐBSCL với đất đai phù

sa màu mỡ, rất phù hợp để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực trồng trọt

Bảng 3.2: Diện tích cây trồng của huyện Lai Vung giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính: ha

Cây màu và công nghiêp ngắn ngày 2.976 2.700 2.466

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lai Vung, 2011, 2012, 2013

Qua bảng 3.2 cho thấy, diện tích cây lúa tăng qua các năm từ năm

2011 đến năm 2013 Diện tích năm 2011 là 35.069 ha đến năm 2012 diện tích tăng thêm 131 ha, tăng khoảng 0,37% Đến năm 2013 diện tích tăng tương đối cao khoảng 2.266 ha so với năm 2012, sản lượng đạt trên 230.000 tấn Tuy nhiên giá lúa năm 2013 duy trì ở mức thấp nên nông dân sản xuất thu lợi nhuận ít, ảnh hưởng không ít đến đời sống nhân dân

Diện tích cây màu và công nghiệp ngắn ngày giảm qua các năm Năm

2011 diện tích là 2.976 ha Nhưng đến năm 2013 diện tích rau màu chỉ còn khoảng 2.466 ha giảm khoảng 8,67% so với năm 2012 Diện tích giảm do chuyển đổi cây trồng vật nuôi khác, diện tích canh tác bình quân mỗi hộ thấp, phân tán, nông dân gặp nhiều khó khăn trong đầu ra sản phẩm

Diện tích cây ăn trái nhìn chung tăng đều qua các năm Diện tích năm

2012 là 4.160 ha tăng hơn so với năm 2011 là 5,40% Đến năm 2013, diện tích vườn cây ăn trái toàn huyện là 4.252 ha, tổng sản lượng cây ăn trái cả năm đạt 71.569 tấn Cây ăn trái có giá trị cao nên diện tích của các nông hộ đang đàn chuyển đổi sang trồng các loại cây ăn trái như quýt hồng, quýt đường, cam…nhằm tăng thu nhập

Trang 29

 Chăn nuôi

Chăn nuôi gia súc, gia cầm được duy trì ổn định Về tổng đàn, năm

2012 đàn heo có 29.000 con, đàn bò 2.800 con, gia cầm 380.000 con Tổng giá trị sản xuất đạt 248,6 tỷ đồng (chiếm 7,1% giá trị toàn ngành) Trong 9 tháng đầu năm 2014 tổng đàn heo 23.441/37.005 con đạt 63% kế hoạch; đàn bò là 3.611/3.207 con đạt 112,6% kế hoạch Về gia cầm toàn tỉnh có 300.047/290.361 con (gà 71.188 con,vịt 228.859 con) đạt 103,3% kế hoạch Năm 2012, đã triển khai tiêm phòng vắc xin định kỳ được trên 55.445 liều vắc xin các loại cho đàn gia súc và 529.447 liều cho đàn gia cầm Tổ chức 12 lớp kỹ thuật chăn nuôi và phòng trị bệnh trên trâu bò trong 9 tháng đầu năm 2014 Nhờ thực hiện tốt công tác tiêm phòng, kiểm dịch động vật, phòng chống cúm gia cầm, dịch bệnh gia nên không có dịch bệnh lớn xảy

ra

 Thủy sản

Diện tích nuôi trồng thủy sản giảm do giá cá tra nguyên liệu xuất khẩu thấp, giá thức ăn, cá giống và các chi phí khác còn ở mức cao, người dân chua mạnh dạn mở rộng diện tích Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản cả năm 2012 đạt 240 ha với sản lượng cả năm là 26.000 tấn, trong đó cá tra là 22.300 tấn Tổng giá trị đạt 745,7 tỷ đồng (chiếm 21,34% giá trị toàn ngành) Năm 2013, toàn huyện có 227 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, sản lượng ước đạt 21.000 tấn Trong 9 tháng đầu năm 2014, diện tích mặt nước đang thả nuôi là 197,5 ha, trong đó: cá tra thương phẩm là 61,7 ha; cá tra giống 83,4 ha; thủy sản khác 41,13 ha, lồng bè có 21 cái Sản lượng 9 tháng/ 2014 đạt 12.926 tấn, trong đó cá tra 11.160 tấn, thủy sản khác 1.236 tấn, khai thác tự nhiên 530 tấn

Công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trên thủy sản, đã tổ chức trình diễn 3 điểm sản xuất giống lươn đồng, 2 điểm ương và nuôi cá trê vàng Công tác quản lý chất lượng thủy sản tập trung vào các biện pháp tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra và giám sát dư lượng kháng sinh, các chất độc hại ở các vùng nuôi

b) Về công nghiệp

Tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2013 là 1.115 tỷ đồng đạt 90%

kế hoạch, tăng 11,8% so với năm 2012 Nhìn chung sản xuất công nghiệp – xây dựng trên địa bàn tiếp tục duy trì nhịp độ tăng trưởng Trong năm 2013,

số lượng doanh nghiệp đầu tư vào các cụm, khu công nghiệp không nhiều, nguyên nhân giảm do ảnh hưởng tình hình khó khăn chung của nền kinh

Trang 30

tế,một số doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính nên chậm triển khai thực hiện các dự án xây dựng Tổng số doanh nghiệp đăng ký trong năm là: 65 doanh nghiệp, giải thể 49, tổng số doanh nghiệp hiện có trên địa bàn huyện

là 237

c) Về thương mại – dịch vụ

Tình hình hoạt động các chợ trên địa bàn huyện tiếp tục được duy trì

và phát triển tốt; công tác niêm yết hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm phòng chống cháy nổ được thực hiện đúng quy định Tuy nhiên do ảnh hưởng của giá lúa giảm là nguyên nhân chính làm cho tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2013 tăng không cao, đạt 938.414 triệu đồng, tăng 12% so với năm 2012 Giá cả hầu hết các mặt hàng đều tăng làm giảm sức mua của người dân so với năm 2012 Năm 2013, số hộ kinh doanh cá thể đăng ký mới là 536 hộ, nâng tổng số hộ kinh doanh cá thể hiện có là 4.212 hộ

3.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NẤM RƠM HUYỆN LAI VUNG

3.2.1 Giới thiệu về nấm rơm

Nấm rơm hay nấm mũ rơm (tên khoa học gội là Volvariella volvacea),

là một loài nấm trong họ nấm lớn sinh trưởng và phát triển từ các loại rơm rạ Nấm gồm nhiều loài khác nhau, có đặc điểm hình dạng khác nhau như có loại màu xám trắng, xám, xám đen… kích thước đường kính cây nấm lớn, nhỏ tùy thuộc từng loại

Nấm rơm thường được sử dụng làm thực phẩm Cứ 100g nấm rơm khô chứa đạm tới 21 - 37g đạm, chất béo 2,1 - 4,6g, bột đường chiếm 9,9g, chất

xơ 21g, các yếu tố vi lượng là Ca, Fe, P và các vitamine A, B1, B2, C, D, PP Ngoài ra, nấm rơm còn chứa 7 loại a-xít amin cần thiết mà cơ thể không tổng hợp được

Ở các quốc gia vùng nhiệt đới rất thích hợp về nhiệt độ để nấm rơm sinh trưởng và phát triển Nhiệt độ thích hợp để nấm phát triển từ 30 –

320C; độ ẩm nguyên liệu (cơ chất) 65 - 70%; độ ẩm không khí 80%; pH =

7, thoáng khí Nấm rơm sử dụng dinh dưỡng cellulose trực tiếp từ nguyên liệu trồng

Nấm rơm có thể trồng được quanh năm, tuy nhiên tùy theo điều kiện thời tiết mà chúng ta áp dụng các biện pháp khác nhau để khắc phục tình trạng bất lợi Nếu tháng giáp Tết, có gió lạnh thì phải che kỹ, giữ ấm và làm

mô to hơn Nếu vào mùa mưa phải làm mái che cho mô nấm hoặc ủ rơm dầy hơn, làm nền mô cao hơn để tránh ngập úng Ở những nơi có gió mạnh, phải làm rào chắn gió, đồng thời bố trí mô nấm thẳng góc với hướng gió

Trang 31

3.2.2 Kỹ thuật trồng và chăm sóc

3.2.2.1 Kỹ thuật trồng

 Chuẩn bị đất: Làm phẳng nền, trong mùa mưa nên làm rãnh thoát nước và đào các liếp rộng 60-80 cm, cao 10 cm có độ dốc đỗ về hai mé thấp Rảnh sâu 10 x 20 cm Nén chặt mặt liếp giúp: thoát nước tốt, không bị úng ngập khi tưới

4 – cuối cùng đống ủ có chiều cao khoảng 1,5m Mục đích tưới từng lớp để

cho nước thấm đều trong rơm

Vài ngày sau khi ủ, nhiệt độ trong đống ủ lên cao 60 – 700C, làm cho nấm dại chết đi và phân hủy một phần chất hữu cơ để làm cho tơ nấm rơm

dễ hấp thụ chất dinh dưỡng Sau 3 - 4 ngày đảo một lần, đảo rơm rạ từ dưới lên trên, trên xuống dưới, ngoài vào trong, trong ra ngoài cho đều Khi đống ủ xẹp xuống (sau 10 – 12 ngày) ta có thể kéo rơm ra chất mô

 Chất mô và rắc meo giống:

Cách chất mô nấm: rãi vôi xử lý nền trước khi xếp mô, lấy rơm cuộn tròn như cái gối và dựng đứng ép thành luống chiều cao khoảng 20cm, rộng

30 - 40cm rãi một đường meo ở giữa dọc theo mô Tiếp tục rãi rơm chất lớp thứ hai Riêng lớp thứ hai cao khoảng 15cm, tưới nước, đè dẽ dặt rồi rãi lớp meo thứ hai (có thể chất 2 – 3 lớp rơm, tùy theo mùa: mùa nóng chất thấp, mùa lạnh chất cao Cứ mỗi lớp rơm dầy 15 – 20cm thì rãi một lớp meo) Ở trên cùng phủ một lớp rơm mỏng khoảng 5cm tưới nước đè dẽ dặt, vuốt mặt ngoài mô cho láng và dùng tay nhét từng cọng rơm rơi vãi bên ngoài xuống đáy mô (nếu mặt ngoài mô không láng và không dẽ dặt, sau này khi thu

hoạch sẽ làm hư các nụ nấm nhỏ, năng suất thấp)

Hàng ngày theo dõi tưới nước và 4 -5 ngày sau dùng rơm khô rãi tơi khắp toàn bộ mặt ngoài của mô, tạo thành áo mô dầy 10 - 15cm (mùa lạnh, mùa mưa, chất xong phủ rơm ngay và phủ rơm dày hơn mùa nắng)

Ngày đăng: 26/10/2015, 10:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Trần Quốc Khánh và cộng sự, 2005. Quản trị kinh doanh nông nghiệp. Nhà xuất bản lao động – xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị kinh doanh nông nghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản lao động – xã hội
9. Nguyễn Văn Tiển, Phạm Lê Thông, 2014. Phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng sen trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 30, trang 120-128 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ
10. Phan Văn Hòa, Nguyễn Việt Thiên, 2011. Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm ở Phú Lương, Phú Vang, Thừa Thiên Huế . Tạp chí Khoa học Đại học Huế, số 68, trang 53-59 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học Đại học Huế
12. Quan Minh Nhựt, Nguyễn Quốc Nghi và Hà Văn Dũng, 2013. Phân tích hiệu quả chi phí và hiệu quả theo quy mô của hộ sản xuất hành tím tại huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng ứng dụng phương pháp tiếp cận phi tham số. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 28, trang 33-37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ
13. Thái Thanh Hà, 2009. Áp dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu và hồi quy Tobit để đánh giá hiệu quả sản xuất cao su thiên nhiên của các hộ gia đình tại tỉnh Kon Tum. Tạp chí Khoa học Đại học Huế, số 54, trang 25-32.* Danh mục tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học Đại học Huế
1. Charnes, A., Cooper, W.W., Rhodes, E., 1978. Measuring the efficiency of decision making units. European Journal of Operational Research, 2, pp. 429-444 Sách, tạp chí
Tiêu đề: European Journal of Operational Research
2. Farrell, M.J. ,1957. The measurement of productive efficiency, Journal of the Royal Statistical Society, Series A, 21, pp. 253-290 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of the Royal Statistical Society
3. Huỳnh Việt Khải và Mitsuyasu Yabe, 2011. Productive Efficiency of Soybean production in the Mekong River Delta in Vietnam (Hiệu quả sản xuất của việc sản xuất đậu tương tại Đồng bằng sông Cửu Long của Việt nam). Tạp chí Khoa nông nghiệp, Đại học Kyushu, Vol.53 số 1, 271-279 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa nông nghiệp, Đại học Kyushu
1. Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Tháp, http: www.dongthap.gov.vn 2. Cục thống kê huyện Lai Vung, 2013. Niêm giám thống kê 2013 Khác
3. Ủy ban nhân dân huyện Lai Vung, 2012. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2012 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 Khác
4. Ủy ban nhân dân huyện Lai Vung, 2013. Báo cáo tóm tắt kết quả tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 Khác
5. Phòng NN & PTNT huyện Lai Vung, 2014. Báo cáo kết quả sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn 9 tháng năm 2014 Khác
7. Đỗ Quang Giám. Đánh giá hiệu quả kỹ thuật sử dụng phương pháp phân tích vỏ bao dữ liệu trong sản xuất vải thiều ở tỉnh Bắc Giang Khác
8. Huỳnh Trường Huy, Võ Hồng Phượng và La Nguyễn Thuỳ Dung, 2006. Phân tích hiệu quả quy mô và kỹ thuật của hộ sản xuất lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long Khác
11. Quan Minh Nhựt, 2009. Phân tích hiệu quả kỹ thuật, phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí của nông hộ trồng lúa tỉnh Đồng Tháp Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w