24 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT, HIỆU QUẢ PHÂN PHỐI NGUỒN LỰC VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHI PHÍ CỦA CÁC HỘ SẢN XUẤT LÚA Ở HUYỆN TỊNH BIÊN .... 33 4.3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT, HIỆU
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NEÁNG SRÂY MÔM
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA
MÔ HÌNH TRỒNG LÚA HAI VỤ Ở HUYỆN
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NEÁNG SRÂY MÔM
4114631
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA
MÔ HÌNH TRỒNG LÚA HAI VỤ Ở HUYỆN
Tháng 12 – 2014
Trang 3MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.4.1 Địa bàn nghiên cứu 2
1.4.2 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.3 Thời gian nghiên cứu 3
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
2.1.1 Khái niệm nông hộ 4
2.1.2 Khái niệm sản xuất, hiệu quả, hiệu quả sản xuất và hàm sản xuất 4
2.1.3 Các chỉ tiêu tài chính 7
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 8
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 8
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 8
CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 15
3.1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN TỊNH BIÊN 15
3.1.1 Vị trí địa lý 15
3.1.2 Điều kiện tự nhiên 16
3.1.3 Đất đai 17
3.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 19
3.2.1 Tình hình phát triển kinh tế 19
3.2.2 Tình hình văn hóa – xã hội 22
Trang 43.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA Ở HUYỆN TỊNH BIÊN 24
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT, HIỆU QUẢ PHÂN PHỐI NGUỒN LỰC VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHI PHÍ CỦA CÁC HỘ SẢN XUẤT LÚA Ở HUYỆN TỊNH BIÊN 25
4.1 THÔNG TIN VỀ HỘ SẢN XUẤT 25
4.1.1 Đặc điểm của nông hộ 25
4.1.2 Tình hình thu hoạch và tiêu thụ lúa của nông hộ 29
4.1.3 Kế hoạch sản xuất trong tương lai 30
4.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC HỘ SẢN XUẤT LÚA 31
4.2.1 Phân tích các khoản chi phí 31
4.2.2 Phân tích hiệu quả tài chính của các nông hộ 33
4.3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT, HIỆU QUẢ PHÂN PHỐI NGUỒN LỰC VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHI PHÍ CỦA CÁC HỘ TRỒNG LÚA Ở HUYỆN TỊNH BIÊN 37
4.3.1 Các biến sử dụng trong mô hình DEA 37
4.3.2 Phân tích hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí 40
4.3.3 Phân tích hiệu quả theo quy mô 43
4.3.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất 44
4.4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHO CÁC HỘ TRỒNG LÚA HAI VỤ Ở HUYỆN TỊNH BIÊN 48
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52
5.1 KẾT LUẬN 52
5.2 KIẾN NGHỊ 53
5.1.1 Đối với nhà nước 53
5.2.2 Đối với các tổ chức khuyến nông 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
Trang 5PHỤ LỤC 1 BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN HỘ NÔNG DÂN
SẢN XUẤT LÚA Ở HUYỆN TỊNH BIÊN 56 PHỤ LỤC 2 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA HAI VỤ
CỦA CÁC NÔNG HỘ Ở HUYỆN TỊNH BIÊN TỪ PHẦN MỀM
DEAP VERSION 2.1 63
PHỤ LỤC 3 KẾT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH HỒI QUY TOBIT 71
Trang 6LỜI CẢM TẠ
Trong suốt quá trình học tập vừa qua, được sự hướng dẫn của Quý thầy, cô Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ em đã tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích, đặc biệt là trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn Quý thầy, cô Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh đã tạo điều kiện cho em thực hiện đề tài này, đặc biệt là thầy Phạm Quốc Hùng đã nhiệt tình hướng dẫn, định hướng kiến thức và góp ý kiến để
em hoàn thành tốt đề tài luận văn này
Xin cảm ơn các chú, các anh ở phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tịnh Biên đã nhiệt tình cung cấp những thông tin, số liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài để em hoàn thành tốt luận văn này
Xin cảm ơn tất cả bạn bè và tập thể các bạn lớp Kinh tế nông nghiệp 1 Khóa 37 đã ủng hộ và động viên tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua Xin chân thành cảm ơn gia đình đã luôn động viên, tạo mọi điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình học tập vừa qua
Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Sinh viên thực hiện
Neáng Srây Môm
Trang 7LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng bài luận văn này là do tôi thực hiện, số liệu thu thập
và kết quả phân tích hoàn toàn trung thực, không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào
Sinh viên thực hiện
Neáng Srây Môm
Trang 8NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Giảng viên hướng dẫn
Phạm Quốc Hùng
Trang 9NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Cần Thơ, ngày….tháng… năm…
Giảng viên phản biện
Trang 10DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Phân phối số quan sát theo địa bàn nghiên cứu 8
Bảng 2.2: Các biến sử dụng trong mô hình DEA 11
Bảng 2.3: Các biến trong mô hình và kỳ vọng các biến 14
Bảng 3.1: Diện tích gieo trồng cây hằng năm của huyện Tịnh Biên, 2013 19
Bảng 3.2: Số lượng gia súc, gia cầm của huyện giai đoạn 2011 – 2013 20
Bảng 3.3: Thực trạng sản xuất lúa ở Tịnh Biên giai đoạn 2011 – 2013 24
Bảng 4.1: Đặc điểm của hộ sản xuất lúa ở Tịnh Biên 25
Bảng 4.2: Trình độ học vấn của nông hộ 26
Bảng 4.3: Nguồn nhân lực của nông hộ sản xuất lúa ở Tịnh Biên 27
Bảng 4.4: Thực trạng vay vốn của nông hộ 27
Bảng 4.5: Tình hình tham gia tập huấn 28
Bảng 4.6: Thông tin về giống lúa 29
Bảng 4.7: Kế hoạch sản xuất lúa trong tương lai của nông hộ 30
Bảng 4.8: Các loại chi phí đầu tư cho sản xuất lúa của nông hộ 31
Bảng 4.9: Các tỷ số tài chính của nông hộ ở vụ Đông Xuân 34
Bảng 4.10: Các tỷ số tài chính của nông hộ ở vụ Hè Thu 35
Bảng 4.11: Các biến trong mô hình DEA vào vụ Đông Xuân 38
Bảng 4.12: Các biến trong mô hình DEA vào vụ Hè Thu 39
Bảng 4.13: Hiệu quả kinh tế của hộ trồng lúa hai vụ 41
Bảng 4.14: Hiệu quả phân phối nguồn lực của hộ trồng lúa 42
Bảng 4.15: Hiệu quả sử dụng chi phí của hộ trồng lúa 43
Bảng 4.16: Hiệu quả theo quy mô của hộ sản xuất lúa 44 Bảng 4.17: Kết quả ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất
Trang 11lúa vụ Đông Xuân 45 Bảng 4.18: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa vụ Hè Thu 47 Bảng 4.19: Lượng đầu vào các yếu tố sử dụng thực tế và lượng đề xuất 50
Trang 12DANH SÁCH HÌNH
Trang Hình 2.1: Mối quan hệ giữa hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối,
hiệu quả chi phí theo đầu vào 6 Hình 3.1: Vị trí địa lý huyện Tịnh Biên 15
Trang 13DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AE (Allocative Efficiency) Hiệu quả phân phối nguồn lực BVTV: Bảo vệ thực vật
CE (Cost Efficiency) Hiệu quả sử dụng chi phí
DEA (Data Envelopment Analysis) Phân tích màng bao dữ liệu ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
Trang 14CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là nước đang phát triển có nền kinh tế gắn liền với nông nghiệp Với hơn 70% dân số sống ở nông thôn nên đây là nguồn lao động dồi dào phục vụ cho sản xuất Trong đó, 2 vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là nơi có nhiều tiềm năng để trồng trọt Mỗi vùng đều có tập quán canh tác khác nhau để phù hợp với từng vùng sinh thái nhưng vẫn đảm bảo được an ninh lương thực trong nước Đặc biệt ĐBSCL vùng được xem là vựa lúa và vựa trái cây của cả nước Nơi đây được thiên nhiên ưu đãi cả thổ nhưỡng lẫn khí hậu nên có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp Đất đai được sông Mê Kông bồi đắp phù sa hằng năm nhiều màu mỡ, sông ngòi dày đặc thuận lợi cho tưới tiêu và giao thông đường thủy Năm 2012, sản lượng lúa của ĐBSCL chiếm hơn 50% sản lượng của cả nước nên việc xuất khẩu mặt hàng nông sản này mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho quốc gia Ngoài
ra vùng còn có thế mạnh về một số loại cây ăn trái như: xoài cát Hòa Lộc, quýt hồng Lai Vung, vú sữa Lò Rèn…Tuy nhiên, mặt hàng nông sản chính tạo thu nhập cho người dân vẫn là lúa và nơi được trồng nhiều nhất là An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang…
Tịnh Biên là một huyện biên giới của An Giang nên nền kinh tế còn kém phát triển hơn so với các vùng lân cận Đa số các hộ dân nơi đây đều làm nghề nông hoặc làm thủ công nghiệp nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn Nguồn thu nhập chính của gia đình chủ yếu là canh tác lúa Ngoài ra nông dân còn trồng luân canh với một số loại hoa màu như: đậu phộng, dưa hấu, mè, khoai lang…Theo thống kê đến năm 2013, diện tích trồng lúa của toàn huyện là 21.820,1 ha chiếm 87,91% diện tích đất sản xuất nông nghiệp Về sản xuất lúa toàn huyện xuống giống được 32.567/42.112 ha đạt 77,33% kế hoạch năm của huyện Điều này cho thấy huyện hầu như tập trung khai thác mạnh mẽ nguồn lực đất đai để trồng trọt Tuy nhiên, việc sản xuất lúa của người dân cũng gặp không ít khó khăn như: quy mô sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, tập quán canh tác lạc hậu chủ yếu dựa vào kinh nghiệm tích lũy được nên sản lượng thấp…Bên cạnh đó nông dân thường bị động trong sản xuất do hoạt động nông nghiệp là mang tính thời vụ, chịu ảnh hưởng nhiều từ thời tiết nên khó khăn trong việc phòng chống lụt bão, thị trường đầu vào lẫn đầu ra không ổn định…tác động mạnh đến thu nhập và mức sống của nông hộ Vì những lý do
trên nên việc chọ đề tài “Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng lúa hai vụ ở huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang” là cần thiết để hiểu rõ hơn tình
Trang 15hình sản xuất, những khó khăn thường gặp để có những biện pháp giải quyết phù hợp Từ đó có các giải pháp hoàn thiện kỹ thuật sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng lúa cho các hộ nông dân
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng lúa hai vụ của các hộ nông dân ở huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang Từ đó đưa ra giải pháp nhằm làm tăng hiệu quả sản xuất lúa của các hộ
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Đối với mục tiêu 1: Thực trạng sản xuất lúa của các hộ ở huyện Tịnh Biên như thế nào?
Đối với mục tiêu 2: Hiệu quả sản xuất của các hộ như thế nào? Các nhân tố nào tác động đến hiệu quả sản xuất lúa hai vụ ở huyện Tịnh Biên?
Đối với mục tiêu 3: Các biện pháp nào để nâng cao hiệu quả sản xuất của
hộ trồng lúa hai vụ ở huyện Tịnh Biên?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CÚU
1.4.1 Địa bàn nghiên cứu
Tịnh Biên là một trong những huyện có diện tích canh tác lúa lớn của tỉnh
An Giang Tổng diện tích đất nông nghiệp là 29.973,3 ha, đất trồng lúa là 21.820,1 ha Lúa được trồng hầu hết ở các xã của huyện Do thời gian và tài chính có hạn nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ được tác giả chọn là 3 xã:
An Hảo, Văn Giáo, Vĩnh Trung Diện tích trồng lúa của An Hảo là 4.362 ha,
Văn Giáo 3.223,6 ha, Vĩnh Trung là 4.206 ha (Niên giám thống kê Tịnh Biên,
2013)
Trang 161.4.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nông hộ tham gia sản xuất mô hình lúa hai vụ ở 3 xã: An Hảo, Văn Giáo, Vĩnh Trung của huyện Tịnh Biên
1.4.3 Thời gian nghiên cứu
Thông tin được tác giả thu thập từ các nông hộ sản xuất lúa ở 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu năm 2013 – 2014 Ngoài ra còn có dữ liệu thứ cấp liên quan đến tình hình sản xuất nông nghiệp chung của huyện trong những năm gần nhất (2011 – 2014)
Trang 17CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm nông hộ
2.1.1.1 Khái niệm về nông hộ
Theo Trần Quốc Khánh (2005), hộ nông dân là hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông, lâm, ngư nghiệp, bao gồm những người có cùng huyết tộc hoặc có quan hệ huyết tộc sống chung một mái nhà, có chung một nguồn thu nhập, tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp với mục đích chủ yếu phục vụ cho nhu cầu các thành viên trong hộ
2.1.1.2 Đặc trưng của hộ nông dân
+ Mục đích sản xuất của hộ nông dân là sản xuất ra nông sản phục vụ cho nhu cầu chính họ Vì vậy, hộ chỉ sản xuất cái họ cần Khi sản xuất không đủ tiêu dùng họ thường điều chỉnh nhu cầu, khi sản xuất dư thừa họ có thể đem sản phẩm dư thừa để trao đổi trên thị trường, nhưng đó không phải là mục đích sản xuất của họ
+ Sản xuất của hộ nông dân dựa trên công cụ sản xuất thủ công, trình độ sản xuất lạc hậu, trình độ khai thác tự nhiên thấp
+ Hộ nông dân có sự gắn bó của các thành viên về huyết thống, về quan hệ hôn nhân, có lịch sử và truyền thống lâu đời…nên các thành viên trong nông
hộ gắn bó với nhau trên các mặt quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý, quan hệ phân phối Do thống nhất về lợi ích nên sự gắn kết, tính tự nguyện, tự giác cao trong lao động Trong mỗi nông hộ, bố mẹ vừa là chủ hộ, vừa là người tổ chức sản xuất Vì vậy, tổ chức sản xuất trong hộ nông dân có nhiều ưu việt và tính đặc thù
+ Hộ nông dân còn là đơn vị tái tạo nguồn lao động Sự tái tạo bao gồm việc sinh, nuôi dưỡng và giáo dục con cái, truyền nghề, đào tạo nghề…Đây cũng là đặc trưng của hộ nông dân
2.1.2 Khái niệm sản xuất, hiệu quả, hiệu quả sản xuất và hàm sản xuất
2.1.2.1 Khái niệm sản xuất
Sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào (inputs) và quy trình biến
đổi để tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ nào đó (outputs) (Đinh Phi Hổ, Kinh
tế nông nghiệp, Nxb Thống kê, 2013)
Trang 182.1.2.2 Khái niệm về hiệu quả
Hiệu quả là việc lựa chọn và xem xét các thứ tự nguồn sử dụng trong sản xuất, sao cho mất ít thời gian, công sức, nguồn lực nhưng đạt hiệu quả cao Hiệu quả bao gồm 2 loại: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội Hai hiệu quả này có mối quan hệ thống nhất không thể tách rời
2.1.2.3 Khái niệm hàm sản xuất
Hàm sản xuất là hàm số biểu diễn bằng toán học thể hiện mối quan hệ về lượng các yếu tố đầu vào và đầu ra
Hàm sản xuất có dạng: Y = f(x1,x2,x3,x4…xn)
Trong đó:
Y: biến phụ thuộc thể hiện đầu ra
x1,x2,x3,x4: biến độc lập thể hiện đầu vào trong quá trình sản xuất
2.1.2.4 Khái niệm hiệu quả sản xuất
Theo Farrell (1957), hiệu quả sản xuất hình thành từ hiệu quả kỹ thuật (TE), hiệu quả phân phối các nguồn lực (AE) và hiệu quả sử dụng chi phí (CE)
Hiệu quả kỹ thuật là việc sử dụng lượng đầu vào cho trước để tạo ra sản lượng cao nhất hay sử dụng một lượng đầu vào nhỏ nhất để tạo ra một sản lượng đầu ra nhất định
Hiệu quả phân phối là khả năng lựa chọn một lượng đầu vào tối ưu mà ở
đó giá trị sản phẩm biên (marginal revenue product) của đơn vị đầu vào cuối cùng bằng với giá trị đầu vào đó
Hiệu quả sử dụng chi phí hay hiệu quả kinh tế là tích hiệu quả phân phối và hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất
* Khái niệm hiệu quả theo cách tiếp cận đầu vào
Mối quan hệ giữa những loại hiệu quả được biểu diễn ở hình 2.1 Xét một quá trình sản xuất sử dụng 2 yếu tố đầu vào là X1 và X2 để sản xuất ra một loại sản phẩm Q với giả định hiệu suất cố định theo quy mô
Trang 19Hình 2.1: Mối quan hệ giữa hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối, hiệu quả kinh tế theo đầu vào
Ta có đường đẳng lượng SS’ biểu diễn phối hợp đầu vào nhỏ nhất có thể tạo ra một đơn vị sản phẩm Những điểm nằm trên đường đẳng lượng SS’ được coi là đạt hiệu quả và có thể được sử dụng để đo lường hiệu quả kỹ thuật Điểm A cho thấy nhà sản xuất sử dụng quá nhiều yếu tố đầu vào để tạo ra một đơn vị sản lượng đầu ra, phần kém hiệu quả kỹ thuật sẽ được đo lường bởi đoạn AB, qua đó có thể điều chỉnh giảm yếu tố đầu vào mà không ảnh hưởng đến đầu ra Thông thường tỷ lệ BA/OA đại diện cho các yếu tố đầu vào cần giảm để đạt hiệu quả kỹ thuật Hiệu quả kỹ thuật nằm trong khoảng 0 đến 1 và được đo lường bằng tỷ lệ:
TE = OB/OA (1)
Tỉ giá của 2 yếu tố đầu vào X1 và X2 được biểu hiện qua độ dốc của đường đẳng phí WW’, đường đẳng phí tiếp xúc với đường đẳng lượng tại điểm E Có thể nhận thấy rằng mặc dù điểm B nằm trên đường đẳng lượng nhưng chi phí đầu vào cao hơn điểm E Điểm BC thể hiện mức không hiệu quả về giá cả các yếu tố đầu vào ở điểm B so với chi phí tối thiểu là ở điểm E Hiệu quả phân phối được đo lường bằng tỷ lệ:
AE = OC/OB (2)
Từ (1) và (2) có thể suy ra hiệu quả kinh tế được đo lường bằng tỷ lệ:
EE = TE * AE = OC/OA Khoảng cách từ điểm A đến điểm C là lượng chi phí mà nhà sản xuất có thể giảm để tạo ra một đơn vị đầu ra Nếu như nhà sản xuất ở điểm C, nhà sản xuất vừa đạt hiệu quả kỹ thuật và phân phối, thay vì ở điểm A không đạt về
Trang 20hiệu quả kỹ thuật và phân phối Hiệu quả kinh tế là sự kết hợp của hiệu quả kỹ thuật và phân phối
2.1.3 Các chỉ tiêu tài chính
2.1.3.1 Tổng chi phí (TCP)
Tổng chi phí là toàn bộ các chi phí đầu tư vào trong sản xuất để tạo ra sản phẩm Tổng chi phí trong sản xuất bao gồm chi phí lao động, vật tư nông nghiệp, máy móc…ngoài ra còn có chi phí cơ hội lao động gia đình
TCP = Chi phí vật chất + Chi phí lao động + Chi phí khác
2.1.3.2 Doanh thu (DT)
Là giá trị thành tiền từ sản lượng sản phẩm với đơn giá sản phẩm đó Hay nói cách khác doanh thu là tổng các khoản thu nhập của nông hộ từ hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
DT = sản lượng * đơn giá
DT/TCP = Doanh thu/ Tổng chi phí
b Lợi nhuận trên chi phí (LN/CP) chỉ tiêu phản ánh 1 đồng chi phí bỏ ra nông dân sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận
LN/CP = Lợi nhuận/ Chi phí
c Lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT) chỉ tiêu phản ánh 1 đồng doanh thu
có bao nhiêu đồng lợi nhuận, nghĩa là nông hộ giữ lại bao nhiêu phần trăm trong giá trị sản xuất tạo ra
LN/DT = Lợi nhuận/ Doanh thu 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu được chọn là các xã: An Hảo, Văn Giáo, Vĩnh Trung
Sở dĩ chọn 3 xã này vì nơi đây có diện tích trồng lúa tương đối lớn của huyện
Trang 21Trong đó, An Hảo là 4.362 ha, Văn Giáo 3.223,6 ha, Vĩnh Trung 4.206 ha
(Niên giám thống kê Tịnh Biên, 2013)
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1 Số liệu sơ cấp
Số liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 80 hộ sản xuất lúa của
3 xã ở huyện Phương pháp chọn mẫu là ngẫu nhiên Phỏng vấn nhằm thu thập các nội dung như: thông tin tổng quát của từng hộ, tình hình sản xuất, lượng các yếu tố đầu vào, thông tin về doanh thu, chi phí của từng mùa vụ, những thuận lợi và khó khăn khi hộ tham gia sản xuất
Bảng 2.1: Phân phối số quan sát theo địa bàn nghiên cứu
Số liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: Niên giám thống
kê của huyện, báo cáo tình hình kinh tế xã hội, các số liệu liên quan đến năng suất, sản lượng của hộ sản xuất lúa Bên cạnh đó còn có các đề tài nghiên cứu liên quan đến cây lúa và địa bàn huyện Tịnh Biên
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
2.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả dùng để mô tả, trình bày, phân tích các số liệu của các lĩnh vực kinh tế xã hội, tình hình sản xuất lúa ở huyện Tịnh Biên, mô
tả các đối tượng nghiên cứu sau đó rút ra kết luận dựa trên các số liệu được mô
tả và thông tin được thu thập Các công cụ dùng trong bảng thống kê mô tả như bảng thống kê, tần suất
Bảng thống kê mô tả là hình thức trình bày các tài liệu thống kê một cách
hệ thống, hợp lý và rõ ràng nhằm nêu lên đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu
Tần suất là số lần xuất hiện quan sát
Trang 22*
0
0 1
y
y y
: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp so sánh tuyệt đối dùng để phân tích sự biến động giá trị của các chỉ tiêu kinh tế qua các năm Phương pháp so sánh tuyệt đối được tính bằng cách lấy giá trị năm trước trừ giá trị năm sau trong một chỉ tiêu Được tính bằng công thức:
0
1 y y
: sự chênh lệch của các chỉ tiêu kinh tế
2.2.3.3 Phương pháp màng bao dữ liệu
Hiệu quả sản xuất được đo lường thông qua 2 phương pháp: phương pháp tham số và phương pháp phi tham số
Trang 23Phương pháp màng bao dữ liệu (DEA) là phương pháp tiếp cận theo hướng phi tham số, được sử dụng khá phổ biến, phương pháp này đo lường hiệu quả sản xuất Phương pháp này do Farrell đề xuất năm 1957 Phương pháp này không chỉ sử dụng trên cây lâu năm nó còn được sử dụng để chỉ ra hiệu quả sản xuất lúa Phương pháp DEA là phương pháp tiếp cận ước lượng cận biên khác hơn so với phương pháp biên ngẫu nhiên, sử dụng kinh tế lượng DEA dựa theo phương pháp chương trình tuyến tính để ước lượng cận biên sản xuất Theo Tim Coelli (2005), hiệu quả kỹ thuật (TE), hiệu quả phân phối nguồn lực (AE) và hiệu quả sử dụng chi phí (CE) được đo lường bằng cách sử dụng
mô hình phân tích màng bao dữ liệu định hướng dữ liệu đầu vào theo biên cố định theo quy mô (the Constant Returns to Scale Input – Oriented DEA Model, CRS – DEA Model) Trong mô hình sản xuất lúa liên quan đến nhiều biến đầu vào và một biến đầu ra Giả định một tình huống có N đơn vị đưa ra quyết định (decision making unit – DMU), mỗi DMU tạo ra S sản phẩm bằng cách sử dụng một lượng M biến đầu vào khác nhau trong sản xuất Theo tình huống này để ước lượng AE, TE, CE của từng DMU, một tập hợp của chương trình tuyến tính cần được xác lập và giải quyết cho từng DMU Điều này có thể thực hiện được nhờ mô hình CRS – DEA có dạng như sau:
* ' , * minxi w i x i
Trang 24x = lượng đầu vào j được sử dụng bởi DMU thứ i
i
= các biến đối ngẫu
Ước lượng hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kinh tế, hiệu quả phân phối bằng phần mềm DEA phiên bản 2.1
Bảng 2.2: Các biến sử dụng trong mô hình DEA
Đầu vào sản xuất
Trang 25Trong những thập kỷ gần đây, có rất nhiều nghiên cứu đã tách hiệu quả kỹ thuật sản xuất (Technical Efficiency – TE) đạt được từ biên sản xuát cố định theo quy mô (Constants Return to Scale – CRS) ra làm 2 phần: phần thứ nhất
là sự không hiệu quả kỹ thuật thuần túy (“pure” Technical Efficiency), và thứ hai là sự không hiệu quả do quy mô Vì thế sự đo lường về hiệu quả do quy
mô (Scale Efficiency, SE) có thể được sử dụng để xác định số lượng theo đó năng suất có thể được nâng cao bằng cách thay đổi quy mô sản xuất tối ưu được xác định (Tim Coelli)
Hiệu quả quy mô được ước lượng bằng phương pháp DEA bằng cách ước lượng hiệu quả kỹ thuật khi quy mô cố định, và ước lượng hiệu quả kỹ thuật khi quy mô thay đổi Sau đó so sánh hiệu quả giữa hiệu quả quy mô của TE cố định và TE thay đổi quy mô của từng nông hộ Nếu TE thay đổi quy mô khác với TE cố định quy mô thì kết luận nó không đạt hiệu quả quy mô
Theo Tim Coelli, SE có thể được đo lường bằng cách sử dụng mô hình phân tích màng bao dữ liệu định hướng dữ liệu đầu vào theo biên biến động do quy mô (the Variable Returns to Scale Input – Oriented DEA Model, VRS – DEA Model) Liên quan đến tình huống nhiều biến đầu vào – nhiều biến đầu
ra (the multi – input multi – output case) như trong tình huống phân tích của chúng ta Giả định mỗi tình huống có N đơn vị tạo quyết định (decision making unit – DMU), mỗi DMU sản xuất S sản phẩm bằng cách sử dụng M biến đầu vào khác nhau Theo tình huống này để ước lượng SE của từng DMU, một tập hợp chương trình tuyến tính phải được xác lập và giải quyết cho từng DMU Vấn đề này có thể được thực hiện nhờ mô hình VRS – DEA
có dạng:
Trang 261 i
N 0
i
, i
Trong đó:
= giá trị hiệu quả (0 1)
i = 1 to N (số lượng DMU/Hộ sản xuất)
x = lượng đầu vào j được sử dụng bởi hộ sản xuất thứ i
= vectơ trọng số của các hộ khảo sát trong mô hình
2.2.3.5 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả bằng nhiều biện pháp khác nhau Trong bài tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy Tobit để phân tích các nhân tố Nguyên nhân lựa chọn phương pháp này là do giá trị hiệu quả sản xuất có giá trị trong khoảng [0-1], thêm nữa biến phụ thuộc của hàm hồi quy là một biến bị chặn có giá trị trong khoảng [0-1] Vì thế Tobit được xem là hàm
số phù hợp nhất để sử dụng cho việc ước lượng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến hiệu quả hoạt động (Mc Carty and Yaisawarng, 1993, Tim Coelli et al., 2005)
Mô hình hồi quy Tobit có dạng: E = ßX + u
E là biến độc lập thể hiện giá trị của hiệu quả sản xuất (giá trị hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối, hiệu quả chi phí)
ß: hệ số phương trình hồi quy
X là các biến độc lập
u là sai số
Mô hình có dạng:
Trang 27HQSX = ß0 + ß1X1 + ß2X2 + ß3X3 + ß4X4 + ß5X5 + ß6X6 + ß7X7
Bảng 2.3: Các biến kỳ vọng trong mô hình và kỳ vọng các biến
GT (X1) Giới tính của chủ hộ (1=nam, 0= nữ) +/- THDV
(X7)
Tham gia Hội, đoàn thể (1=có, 0= không) +
Trang 28CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN TỊNH BIÊN
3.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Tịnh Biên là một trong 2 huyện thuộc vùng đồi núi thấp của tỉnh An Giang với tổng diện tích tự nhiên 35.489,09 ha, chiếm 10,03% so với tổng diện tích toàn tỉnh Dân số toàn huyện là 121.145 người, mật độ dân số bình quân đạt 341 người/km2 Vị trí địa lý của huyện nằm về phía Tây Tây Bắc của tỉnh và có tọa độ địa lý:
Từ 10026’15” đến 10040’30” vĩ độ Bắc
Từ 104054’ đến 10507’ độ kinh Đông
Địa giới hành chính của huyện được xác định như sau;
+ Phía Bắc và Tây Bắc giáp Vương quốc Campuchia
+ Phía Nam và Tây Nam giáp huyện Tri Tôn
+ Phía Đông giáp thị xã Châu Đốc và huyện Châu Phú
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Tịnh Biên
Hình 3.1: Vị trí địa lý huyện Tịnh Biên
Trang 29Toàn huyện được chia thành 3 thị trấn và 11 xã bao gồm: thị trấn Tịnh Biên – Nhà Bàng – Chi Lăng, các xã An Hảo, An Cư, An Nông, Tân Lợi, Núi Voi, Tân Lập, Vĩnh Trung, Văn Giáo, An Phú, Thới Sơn, Nhơn Hưng
Huyện Tịnh Biên có đường biên giới chung với Vương quốc Campuchia dài gần 20km, nên có lợi thế và tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế cửa khẩu, du lịch thông qua cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên và tuyến Quốc lộ 91, quốc lộ N1 chạy ngang địa bàn Đây là cầu nối giao thương quan trọng nối huyện Tịnh Biên nói riêng và An Giang nói chung với các tỉnh vùng ĐBSCL
và các nước trong khu vực Đông Nam Á Đồng thời đây cũng là bàn đạp vững chắc để huyện thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực trong tương lai
3.1.2 Điều kiện tự nhiên
- Địa hình đồi núi thấp: tổng diện tích khoảng 6.330 ha, chiếm 17,81% tổng diện tích tự nhiên Độ cao địa hình >+30m so với mực nước biển, trong
đó ngọn núi cao nhất là núi Cấm khoảng 710m Thành phần chủ yếu của ngọn núi là đá có lẫn cát Vùng có tiềm năng khoáng sản, vật liệu xây dựng, danh thắng đẹp…
- Địa hình đồng bằng nghiêng ven chân núi: tổng diện tích khoảng 8.953
ha, chiếm khoảng 25,19% tổng diện tích tự nhiên Vùng được hình thành từ quá trình rửa trôi đất cát trên núi, có độ cao từ 5 – 30m so với mực nước biển
và nghiêng dần ra xung quanh Trừ một số nơi ven chân núi có dạng đồi lượn sóng, độ dốc bình quân từ 30 – 80 Vùng này có khả năng trồng cây ăn trái, trồng lúa đặc sản và phát triển chăn nuôi
3.1.2.2 Khí hậu
Tịnh Biên nằm trong vùng có đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô, có nền nhiệt cao và ổn định, lượng mưa nhiều và phân bố theo mùa
a Chế độ nhiệt
Trang 30- Nhiệt độ trung bình hằng năm khá cao và ổn định khoảng 27,50C Đây là một điều kiện khá thuận lợi để phát triển nông nghiệp
+ Nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là 28,30C
+ Nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm là 25,50C
+ Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 và kéo dài đến tháng 4 năm sau với lượng mưa chiếm khoảng 10% so với tổng lượng mưa của năm Đây là đặc điểm điển hình cho tính khô hạn của vùng ĐBSCL
c Chế độ thủy văn
Chế độ thủy văn của huyện chịu ảnh hưởng chủ yếu từ chế độ bán nhật triều của sông Hậu Hằng năm vào mùa mưa, lượng nước từ trên núi chảy xuống kết hợp với lượng nước từ thượng nguồn sông Mê Kông gây ngập tràn phần lớn diện tích ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người dân Tuy nhiên, mùa nước đã mang lại nguồn phù sa và vệ sinh đồng ruộng, cải thiện chất lượng đất, mang lại nguồn lợi thủy sản và tạo việc làm cho một bộ phận nông dân vào mùa nước nổi
bờ kênh Trà Sư Hiện trạng sử dụng đất hiện tại trên nền thổ nhưỡng này là lúa hai vụ
3.1.3.2 Nhóm đất cát núi
- Đất cát xói mòn mạnh trơ sỏi đá, nghèo dinh dưỡng; loại đất này có diện tích là 8.816 ha, chiếm khoảng 24,84% diện tích đất của huyện Loại đất này phân bố chủ yếu ở ven chân núi Dài nhỏ, núi ông Két, núi Trà Sư và tập trung xung quanh ven chân núi Cấm
Trang 31- Đất cát xói mòn mạnh trơ sỏi đá, dinh dưỡng khá: loại đất này có diện tích là 2.290 ha, chiếm 6,45%, phân bố rải rác ở khu vực đồi núi huyện Tịnh Biên
- Đất cát rửa trôi có tầng mặt mỏng: loại đất này phân bố ở khu vực có địa hình thấp hơn và có diện tích rất lớn với 6.053 ha, chiếm 17,06% tổng diện tích tự nhiên của huyện Phân bố chủ yếu ở các xã An Phú, thị trấn Nhà Bàng, Thới Sơn, Văn Giáo, Vĩnh Trung…
3.1.3.3 Nhóm đất phù sa cổ
- Nhóm đất phù sa cổ đỏ nâu, có tầng rửa trôi: thành phần cơ giới của đất chủ yếu là đất sét và sét pha thịt, cộng thêm hàm lượng hữu cơ nghèo nên độ chặt của các tầng rất cao Đất có diện tích khá ít chỉ khoảng 595 ha, phân bố chủ yếu ở thị trấn Tịnh Biên và An Nông
- Nhóm đất xám bạc màu, nghèo dinh dưỡng, có tầng mặt mỏng: phổ biến
là cát pha thịt màu xám sẫm Diện tích là 3.076 ha, phân bố chủ yếu ở đồng bằng ven chân núi
3.1.3.4 Nhóm đất phù sa
- Nhóm đất phù sa đang phát triển, dinh dưỡng kém: loại đất này có diện tích khá rộng với 5.819 ha, phân bố trải dài dọc theo 2 bờ kênh Vĩnh Tế từ xã Nhơn Hưng, An Phú, thị trấn Tịnh Biên, An Nông và dọc theo bờ Tây của kênh Trà Sư Kiểu sử dụng của nền thổ nhưỡng này là lúa hai vụ
- Đất phù sa glây, đọng mùn, dinh dưỡng kém: đất này thường xuất hiện ở những vùng có địa hình thấp trũng Đất có màu sẫm do tích tụ nhiều chất hữu
cơ tuy nhiên độ phì nhiêu lại thấp Tổng diện tích của đất là 1.085 ha
3.1.3.5 Nhóm đất phèn
Huyện Tịnh Biên có diện tích đất phèn và đất cát khá lớn Diện tích đất phèn chiếm gần 13% so với tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện, chủ yếu phân bố ở vùng đồng bằng thấp Về cơ bản đây là những yếu tố giới hạn cho việc trồng lúa Tuy nhiên, quá trình canh tác lâu dài nên độ nhiễm phèn đã giảm, độ ảnh hưởng không còn nhiều nên năng suất lúa được tăng dần Đất cát chiếm khoảng 48% tổng diện tích tự nhiên Phân bố chủ yếu ở khu vực đồng bằng chân núi và trên đồi núi Đây là một hạn chế lớn cho phát triển nông nghiệp, hiện nay nơi đây chỉ canh tác lúa một vụ, hiệu quả kinh tế chưa cao
Trang 323.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
Bảng 3.1: Diện tích gieo trồng cây hằng năm của huyện Tịnh Biên
Đvt: Ha
Nguồn: Niên giám thống kê Tịnh Biên, 2013
Qua bảng 3.1 cho thấy diện tích trồng lúa của huyện qua các năm đều tăng Năm 2012, diện tích trồng lúa là 42.068,0 ha tăng 555 ha so với năm 2011 Đến năm 2013, diện tích lúa lại tăng nhiều hơn so với năm trước đó, tăng 863,8 ha Sở dĩ diện tích qua các năm tăng là do công tác khuyến nông thường xuyên được thực hiện như: Chương trình GlobalGap, Hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên lúa, Tập huấn kỹ thuật phục tráng, nhân giống lúa ở nông hộ…
Trong đó diện tích áp dụng chương trình “3 giảm 3 tăng” là 30.492 ha đạt 94% diện tích xuống giống và 102% kế hoạch (tăng 821 ha so với cùng kỳ) Diện tích áp dụng chương trình “1 phải 5 giảm” là 9.039 ha đạt 27,8% diện tích xuống giống và 123,5% kế hoạch (so cùng kỳ tăng 1.723 ha) Ngoài ra huyện cũng đã triển khai thực hiện mô hình cánh đồng lớn tại xã Tân Lập, Tân Lợi, Núi Voi đạt 612 ha và bước đầu được đông đảo người dân hưởng ứng Diện tích trồng hoa màu của năm 2011 là 2.960,0 ha, đến năm 2012 diện tích tăng 258 ha là 3.218,0 ha Vào năm 2013 diện tích có giảm xuống còn 2.151,8 ha Nguyên nhân diện tích hoa màu giảm xuống là thời tiết khô hạn, nắng nóng kéo dài nên việc xuống giống không đảm bảo đúng như kế hoạch Hoa màu được trồng chủ yếu là: đậu xanh (118,3 ha), khoai mì (577,9 ha),
mè (168 ha), đậu phộng (159,7 ha) Bên cạnh đó huyện còn tổ chức được nhiều mô hình mới như: trồng 40 ha cây dược liệu Nghệ xà cừ, trồng 0,3 ha
Trang 33hoa Ly Ly, Cúc, Tiger, Lan Hồ điệp trên Núi Cấm mang lại nhiều hiệu quả kinh tế cao
b Chăn nuôi
Trong năm 2013, việc chăn nuôi diễn ra thuận lợi Để đạt được những thành tựu này huyện đã thực hiện tốt công tác tiêm phòng trên đàn gia súc, gia cầm và vệ sinh tiêu độc các nơi chăn nuôi, mua bán, giết mổ nên dịch bệnh đã được khống chế tốt Trên địa bàn huyện không xảy ra tình trạng lây lan dịch bệnh nhờ đó quy mô đàn gia súc, gia cầm tiếp tục ổn định và phát triển
Toàn huyện tập trung vào đối tượng vào bò ở một số xã có số lượng lớn như: Văn Giáo, Tân Lợi, An Hảo, Vĩnh Trung, An Cư…, ngoài ra còn tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp để làm thức ăn, song song với việc áp dụng nhiều biện pháp cải tạo giống, chế biến thức ăn, quy trình chăm sóc…
Huyện còn thực hiện “Đề án phát triển chăn nuôi tỉnh An Giang giai đoạn
2012 – 2020” của Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang phê duyệt theo quyết định số 1231/QĐ-UBND ngày 24/07/2012 nhờ đó đã quy hoạch được vùng chuyên canh bò thịt và thực hiện một số giống bò chuyên thịt khác
Bảng 3.2: Số lượng gia súc, gia cầm của huyện giai đoạn 2011-2013
Đvt: Con
Nguồn: Niên giám thống kê Tịnh Biên, 2013
3.2.1.2 Tình hình sản xuất công nghiệp và xây dựng
a Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt 119,8 tỷ đồng so với cùng kỳ tăng 179,71% (56.032 triệu đồng) và vượt 63,78% kế hoạch năm
Từ đầu năm 2013 đã phát triển thêm 15 cơ sở, 53 lao động với vốn đầu tư 32,9
tỷ đồng Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã có quyết định hỗ trợ huyện 500 triệu đồng để xây dựng Nhà trưng bày sản phẩm Làng dệt Văn Giáo và sẽ triển khai thực hiện trong năm 2014
Về Điện – Nước: huyện đã phát triển mới thêm 1.386 hộ điện kế, nâng tổng số hộ có điện kế lên 25.628 hộ, chiếm 84,86% số hộ toàn huyện (vượt 6,6% so với Nghị quyết) Đồng thời, đã phát triển mới 1.726 hộ thủy kế, nâng
Trang 34tổng số hộ có thủy kế là 21.839 hộ, chiếm 72,32% số hộ toàn huyện (vượt 57,93% so với Nghị quyết)
b Đầu tư và xây dựng
Vốn giải ngân cả năm khoảng 61.218,9 triệu đồng (đạt 59,49% kế hoạch) Trong đó, vốn ngân sách huyện là 39.736 triệu đồng, có 27 dự án đang chuẩn
bị đầu tư, đang triển khai 34 dự án thực hiện đầu tư Đến cuối năm 2013, đã thanh toán 28.137 triệu đồng đạt 70,8% kế hoạch; Nguồn vốn ngân sách tỉnh –
xổ số kiến thiết là 45.669 triệu đồng Đang triển khai thực hiện 8 dự án và đã thanh toán 42.298 triệu đồng, đạt 97% kế hoạch; Nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia là 17.507 triệu đồng để thực hiện 34 hạng mục công trình và
đã thanh toán 12.799 triệu đồng, đạt 73% kế hoạch
Từ năm 2007 đến 2012, trên địa bàn huyện có 54 dự án đầu tư, đồng thời
đề nghị UBND tỉnh thu hồi chủ trương 16 dự án không triển khai đúng tiến độ Ngoài ra trong năm huyện đã triển khai kế hoạch xử lý trật tự xây dựng vào 3 đợt cao điểm quý I, II, III/2013
c Giao thông
Huyện đã hoàn thành việc lắp đặt hệ thống biển báo giao thông phản quang theo quy chuẩn mới (359 biển), bổ sung 47 biển tuyến đường núi Cấm; hoàn thành lắp đặt 30 biển tên đường huyện; lắp đặt 17 cột km tuyến Hương lộ; nạo vét cống Đặc biệt là lập dự toán lắp đặt pano tuyên truyền trên núi Cấm Chính quyền và nhân dân đã thi công 4 công trình đường và đổ đất đường chợ tươi sống; thực hiện 3 công trình san lắp lộ nông thôn với tổng chiều dài 850m; Nhân dân đóng góp 7 công trình giao thông nông thôn dài 1.495m với kinh phí 1,6 triệu đồng; Thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới đã bê tông xi măng các tuyến đường nội ô thị trấn Chi Lăng do nhà nước và nhân dân cùng làm
Điện lực Tịnh Biên bàn giải pháp xử lý điểm đen dây chằng điện của trạm bơm Lâm Vồ và triển khai giải tỏa điểm đen đường cong núi Két 9 hộ; tổ chức quản lý hoạt động phương tiện Vận tải khách du lịch Núi Cấm
3.2.1.3 Tình hình thương mại và dịch vụ
a Thương mại
Tổng số lượt khách du lịch trên địa bàn huyện khoảng 3,6 triệu, đạt doanh
số 1.124 tỷ đồng, ước cả năm là 4 triệu lượt người, doanh số 1.200 tỷ đồng tương đương với năm 2012
Trang 35Hội chợ Thương mại Quốc tế Tịnh Biên – An Giang 2013 là Hội chợ đầu tiên được nâng cấp lên tầm Quốc tế với sự tham gia của các doanh nghiệp ở
An Giang, Đồng bằng sông Cửu Long, Campuchia, Lào và Thái Lan tăng 25%
so với năm 2012 Số lượng khách tham quan mua sắm đạt khoảng 175 ngàn lượt tăng hơn gần 10%, trong đó khách đến từ Vương quốc Campuchia khoảng 25 ngàn lượt Tổng doanh số bán hàng tại Hội chợ đạt 18 tỷ đồng Huyện đã tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh Toàn huyện có 18 chợ trong đó có 8 chợ đạt tiêu chuẩn chợ nông thôn mới; Ban hành và quyết định thành lập chợ Bồ Tà Ngáo và chuẩn bị đầu tư chợ Vĩnh Trung; tổ chức được 3 lớp văn minh thương mại cho 103 tiểu thương kinh doanh tại các chợ Tịnh Biên và khu vực Lâm viên - Núi Cấm xã
An Hảo
Tập trung khai thác các thế mạnh khu vực kinh tế biên giới, tiếp tục đầu tư tại cụm công nghiệp An Nông, An Phú và thực hiện chuyển đổi công năm khu công nghiệp Xuân Tô Khu thương mại Tịnh Biên có 76 doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh trong đó có 38 – 40 doanh nghiệp hoạt động thường xuyên với doanh số 1,002 tỷ đồng
b Xuất, nhập khẩu
Tình hình xuất, nhập khẩu có sự thay đổi đáng kể và hầu như là tăng mạnh qua các năm Kim ngạch xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên đạt 217,3 triệu USD tăng 154,7% (tương đương 131 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2012 Trong đó giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 199,3 triệu USD tăng 169% (tương đương 125,2 triệu USD), xuất khẩu chủ yếu là các mặt hàng năng lượng điện, sắt thép các loại, bột mì, mì ăn liền, thức ăn gia súc… Giá trị kim ngạch nhập khẩu đạt 18 triệu USD tăng 60,7% (tương đương 6,8 triệu USD) so với cùng kỳ chủ yếu là các mặt hàng: trái cây, máy gặt đập liên hợp, phế liệu các loại…
3.2.2 Tình hình văn hóa – xã hội
3.2.2.1 Giáo dục và đào tạo
Năm học 2013 – 2014 huyện huy động 26.214 học sinh, đạt 102,8% kế hoạch của huyện và 100,3% kế hoạch của tỉnh Chất lượng giáo dục ở các bậc học được quan tâm Chất lượng giảng dạy, học tập ngày càng được nâng lên
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012 – 2013, huyện có 536/552 học sinh thi đỗ (97,1%) Số lượng học sinh giảm so với đầu năm học 2013 là 857, trong đó có
661 học sinh bỏ học Nguyên nhân chính là do trình độ thật sự của học sinh
Trang 36không theo kịp nội dung chương trình; lao động sớm; phụ huynh thiếu hoặc không quan tâm đến việc học tập của con em
Công tác khuyến học: tổ chức vận động các doanh nghiệp, đơn vị, các nhà đào tạo, các nhà hảo tâm hỗ trợ trang thiết bị, sách giáo khoa, giúp đỡ những
em có hoàn cảnh khó khăn đến trường
Công tác xã hội hóa giáo dục: tranh thủ nguồn hỗ trợ của công ty xổ số kiến thiết An Giang trang bị thiết bị phục vụ dạy và học cho 02 trường THPT Tịnh Biên và Xuân Tô (59 bộ máy vi tính, 19 màn hình LCD 52 inch và 05 màn hình máy tính)
3.2.2.2 Y tế
Công tác phòng chống dịch bệnh được tập trung triển khai thông qua nhiều hình thức từ đó hạn chế được số mắc, không phát triển thành dịch lớn, tuy nhiên đầu năm ở huyện đã xảy ra 50 ca sốt xuất huyết và 102 ca bệnh tay, chân, miệng; chương trình tiêm chủng mở rộng được triển khai đầy đủ và kịp thời
Đã tổ chức tập huấn chuyên đề về kiến thức thực phẩm chức năng cho 80
cơ sở và kiểm tra 155/507 cơ sở sản xuất và chế biến thực phẩm, cơ sở dịch vụ
ăn uống và kinh doanh thực phẩm Toàn huyện có tỷ lệ 4,2 bác sĩ/10.000 dân, 08/14 Trạm y tế có bác sĩ
3.2.2.3 Văn hóa Thông tin và Thể dục – Thể thao
Tổ chức tuyên truyền chào mừng lễ công nhận Tượng phật Di Lặc trên Núi Cấm tại xã An Hảo là tượng Phật lớn nhất trên đỉnh núi ở châu Á, kiểm tra và công nhận điểm sáng văn hóa biên giới ấp Đông Hưng, xã Nhơn Hưng và khóm Xuân Bình, thị trấn Tịnh Biên
Đài truyền thanh huyện tiếp tục duy trì khá tốt các chuyên mục và đẩy mạnh hoạt động đưa tin, nhằm phản ánh kịp thời những hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh trên địa bàn huyện
Phối hợp với đài truyền thanh truyền hình An Giang tổ chức thành công Giải đua bò Bảy Núi tranh cúp truyền hình An Giang lần thứ 22 tổ chức tại xã Vĩnh Trung thành công tốt đẹp
3.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA Ở HUYỆN TỊNH BIÊN
Cây lúa là cây trồng chủ lực ở huyện Tịnh Biên Hầu như việc sản xuất lúa trở thành tập quán của người dân địa phương Diện tích trồng lúa tính đến đầu năm 2014 khoảng 43.301,2 ha đạt 77,33% kế hoạch năm, ước lượng tổng sản lượng khoảng 262.456,6 tấn
Trang 37Bảng 3.3: Thực trạng sản xuất lúa ở Tịnh Biên giai đoạn 2011 – 2013
Nguồn: Niên giám thống kê Tịnh Biên, 2014
Qua bảng 3.3 cho thấy diện tích trồng lúa ở Tịnh Biên liên tục tăng Từ năm 2011 đến năm 2013 diện tích tăng khoảng 1.418,8 ha Nguyên nhân tăng
là do huyện tổ chức thực hiện sản xuất vụ Thu Đông và mở thêm được diện tích là 1,530 ha Tuy nhiên, năng suất bình quân và sản lượng lại giảm qua các năm Vào năm 2013 năng suất bình quân giảm 445 tấn/ha, còn sản lượng giảm 10155.9 tấn so với năm 2011 Sở dĩ cả 2 đều giảm do tình hình thời tiết trên địa bàn huyện diễn biến thất thường như lũ lớn, ngập sâu tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh trên cây trồng phát sinh Đồng thời, thời tiết khô hanh, nắng nóng kéo dài dẫn đến có giai đoạn nông dân thiếu nguồn nước tưới tiêu nghiêm trọng
Trang 38CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT, HIỆU QUẢ PHÂN PHỐI NGUỒN LỰC, HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHI PHÍ CỦA HỘ SẢN
XUẤT LÚA HAI VỤ Ở HUYỆN TỊNH BIÊN 4.1 THÔNG TIN VỀ HỘ SẢN XUẤT
4.1.1 Đặc điểm của nông hộ
Theo kết quả điều tra các hộ sản xuất lúa ở Tịnh Biên, các thông tin chung của nông hộ như: tuổi tác, trình độ học vấn, diện tích trồng lúa, kinh nghiệm… Bảng 4.1: Đặc điểm của hộ sản xuất lúa ở Tịnh Biên
Chỉ tiêu Đơn vị Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch
Nguồn: Số liệu điều tra từ 80 nông hộ ở Tịnh Biên, 2014
4.1.1.1 Tuổi và kinh nghiệm của nông hộ
Qua kết quả điều tra cho thấy độ tuổi trung bình của các chủ hộ sản xuất lúa nơi đây khoảng 47 tuổi Trong đó hộ có độ tuổi thấp nhất là 22 tuổi và cao nhất là 69 tuổi Những hộ nông dân có độ tuổi từ 22 đến 55 tuổi chủ yếu tham gia trực tiếp vào sản xuất lúa trong gia đình, còn những hộ có nhóm tuổi từ 55 đến 69 tuổi đã mất dần sức lao động Việc sản lúa của những nhóm hộ này chủ yếu phụ thuộc vào con cái trong gia đình hoặc thuê thêm lao động ở ngoài, nhưng họ lại là người có nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất nên dễ dàng nắm bắt được tình hình diễn biến của thời tiết nên hạn chế được sự tấn công của dịch hại và ngập lụt trên địa bàn
Bên cạnh đó thì kinh nghiệm của nông hộ cũng có vai trò quan trọng trong việc sản xuất lúa Từ bảng trên cho biết rằng hộ có kinh nghiệm sản xuất lớn nhất là 45 năm, thấp nhất là 1 năm Nếu số năm canh tác của hộ càng lâu thì kinh nghiệm họ tích lũy được ngày càng nhiều vì thế họ có thể chủ động trong việc trồng trọt Kinh nghiệm là một trong những yếu tố quan trọng giúp làm tăng hiệu quả sản xuất lúa của người dân
Trang 39Nguồn: Số liệu điều tra từ 80 nông hộ, 2014
Từ bảng 4.2 cho thấy trình độ học vấn của nông hộ còn khá thấp Hộ có trình độ cao nhất là đến lớp 12, thấp nhất là không có đi học Trình độ học vấn
từ lớp 6 đến lớp 9 là cao nhất với 26 hộ tương ứng với 32,5% Những hộ có trình độ học vấn từ lớp 1 đến lớp 5 có 16 hộ chiếm 20% Số chủ hộ không đi học và số người đi học từ lớp 10 đến lớp 12 có tỷ lệ bằng nhau với 19 hộ Nguyên nhân là do đa số nông dân phải nghỉ học sớm để lao động phụ giúp gia đình và tâm lý làm nông thì không cần phải học cao Điều này có thể gây khó khăn trong việc giúp hộ tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất Vì thế nó không mang lại hiệu quả cao trong sản xuất bởi gặp khó khăn trong truyền đạt những thông tin khoa học, kiến thức tập huấn và triển khai vào trong sản xuất do trình độ của người dân là có hạn, khả năng tiếp thu còn chậm
4.1.1.3 Diện tích sản xuất lúa của nông hộ
Theo kết quả điều tra thì diện tích canh tác trung bình của nông dân là 17.830m2, hộ có quy mô trồng lớn nhất là 52.000m2 và thấp nhất là 2.600m2 Điều này cho thấy quy mô sản xuất lúa của người dân chưa cao Lúa là cây trồng chính của người dân nơi đây nên nông dân đa số có xu hướng mở rộng diện tích canh tác Nhìn chung việc phân bố diện tích lúa sản xuất của các hộ dân còn mang tính chất manh mún, nhỏ lẻ gây nhiều khó khăn trong việc sản xuất và kể cả thu hoạch
4.1.1.4 Nguồn nhân lực của nông hộ
Trang 40Bảng 4.3: Nguồn nhân lực của nông hộ sản xuất lúa ở Tịnh Biên
nhất
Lớn nhất
Trung bình
Độ lệch chuẩn
Số người tham gia sản
xuất lúa
Nguồn: Số liệu điều tra từ 80 nông hộ ở Tịnh Biên, 2014
Qua bảng 4.3 cho thấy số nhân khẩu trung bình của nông hộ là 4 người Hộ
có số nhân khẩu lớn nhất là 8 người, thấp nhất là 2 người Còn số lượng nhân khẩu tham gia sản xuất lúa trung bình là 3 người, cao nhất là 7 người, thấp nhất là 1 người Số nhân khẩu tham gia trồng lúa của nông dân thấp chủ yếu là
hộ có con đi học xa hoặc đã có công việc khác ngoài nông nghiệp Vì vậy, nhưng chủ hộ này thường phải thuê lao động ngoài tham gia vào việc sản xuất lúa như làm cỏ, phun xịt, dặm lúa…
4.1.1.5 Nguồn vốn của nông hộ
Bảng 4.4: Thực trạng vay vốn của nông hộ
Ngân Hàng Nông Nghiệp
và Phát Triển Nông Thôn
Nguồn: Số liệu điều tra 80 hộ ở Tịnh Biên, 2014
Theo thống kê ở bảng 4.4 thì số hộ vay vốn là 41 hộ (chiếm tỷ lệ 51,25%) Những hộ không vay vốn chủ yếu là do nguồn vốn được tích lũy Còn những
hộ có vay vốn chủ yếu là vay từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chiếm 73,17% Vì vay ở ngân hàng có tỷ lệ lãi suất thấp nên hộ có khả năng chi trả những phần lãi phát sinh Mục đích vay của các chủ hộ chủ yếu là cần nguồn vốn khá lớn để đầu tư vào sản xuất như: mua ruộng đất, máy móc Tỷ trọng hộ vay từ người quen, hàng xóm chiếm 26,83%, vì do vay từ nguồn này lãi suất thường rất cao so với từ ngân hàng Tuy nhiên, đa số người dân cho rằng vay từ nguồn này là do họ chỉ vay tạm thời đến mùa thu hoạch