TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng lúa hai vụ ở huyện tịnh biên tỉnh an giang (Trang 32)

3.2.1 Tình hình phát triển kinh tế

3.2.1.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp

a. Trồng trọt

Trồng trọt là một thế mạnh của vùng do được thiên nhiên ưu đãi cả thổ nhưỡng lẫn khí hậu. Do vậy địa phương luôn tập trung khai thác mạnh mẽ để tận dụng hết những tiềm năng đó.

Bảng 3.1: Diện tích gieo trồng cây hằng năm của huyện Tịnh Biên

Đvt: Ha

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Lúa 41.513,0 42.068,0 42.931,8

Hoa màu 2.960,0 3.218,0 2.151,8

Nguồn: Niên giám thống kê Tịnh Biên, 2013

Qua bảng 3.1 cho thấy diện tích trồng lúa của huyện qua các năm đều tăng. Năm 2012, diện tích trồng lúa là 42.068,0 ha tăng 555 ha so với năm 2011. Đến năm 2013, diện tích lúa lại tăng nhiều hơn so với năm trước đó, tăng 863,8 ha. Sở dĩ diện tích qua các năm tăng là do công tác khuyến nông thường xuyên được thực hiện như: Chương trình GlobalGap, Hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên lúa, Tập huấn kỹ thuật phục tráng, nhân giống lúa ở nông hộ…

Trong đó diện tích áp dụng chương trình “3 giảm 3 tăng” là 30.492 ha đạt 94% diện tích xuống giống và 102% kế hoạch (tăng 821 ha so với cùng kỳ). Diện tích áp dụng chương trình “1 phải 5 giảm” là 9.039 ha đạt 27,8% diện tích xuống giống và 123,5% kế hoạch (so cùng kỳ tăng 1.723 ha). Ngoài ra huyện cũng đã triển khai thực hiện mô hình cánh đồng lớn tại xã Tân Lập, Tân Lợi, Núi Voi đạt 612 ha và bước đầu được đông đảo người dân hưởng ứng.

Diện tích trồng hoa màu của năm 2011 là 2.960,0 ha, đến năm 2012 diện tích tăng 258 ha là 3.218,0 ha. Vào năm 2013 diện tích có giảm xuống còn 2.151,8 ha. Nguyên nhân diện tích hoa màu giảm xuống là thời tiết khô hạn, nắng nóng kéo dài nên việc xuống giống không đảm bảo đúng như kế hoạch.

Hoa màu được trồng chủ yếu là: đậu xanh (118,3 ha), khoai mì (577,9 ha), mè (168 ha), đậu phộng (159,7 ha). Bên cạnh đó huyện còn tổ chức được nhiều mô hình mới như: trồng 40 ha cây dược liệu Nghệ xà cừ, trồng 0,3 ha

hoa Ly Ly, Cúc, Tiger, Lan Hồ điệp trên Núi Cấm mang lại nhiều hiệu quả kinh tế cao.

b. Chăn nuôi

Trong năm 2013, việc chăn nuôi diễn ra thuận lợi. Để đạt được những thành tựu này huyện đã thực hiện tốt công tác tiêm phòng trên đàn gia súc, gia cầm và vệ sinh tiêu độc các nơi chăn nuôi, mua bán, giết mổ nên dịch bệnh đã được khống chế tốt. Trên địa bàn huyện không xảy ra tình trạng lây lan dịch bệnh nhờ đó quy mô đàn gia súc, gia cầm tiếp tục ổn định và phát triển.

Toàn huyện tập trung vào đối tượng vào bò ở một số xã có số lượng lớn như: Văn Giáo, Tân Lợi, An Hảo, Vĩnh Trung, An Cư…, ngoài ra còn tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp để làm thức ăn, song song với việc áp dụng nhiều biện pháp cải tạo giống, chế biến thức ăn, quy trình chăm sóc…

Huyện còn thực hiện “Đề án phát triển chăn nuôi tỉnh An Giang giai đoạn 2012 – 2020” của Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang phê duyệt theo quyết định số 1231/QĐ-UBND ngày 24/07/2012 nhờ đó đã quy hoạch được vùng chuyên canh bò thịt và thực hiện một số giống bò chuyên thịt khác.

Bảng 3.2: Số lượng gia súc, gia cầm của huyện giai đoạn 2011-2013 Đvt: Con

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Đàn bò 19.413 19.952 20.381

Đàn gia cầm 252.394 305.682 261.826

Nguồn: Niên giám thống kê Tịnh Biên, 2013

3.2.1.2 Tình hình sản xuất công nghiệp và xây dựng

a. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt 119,8 tỷ đồng so với cùng kỳ tăng 179,71% (56.032 triệu đồng) và vượt 63,78% kế hoạch năm. Từ đầu năm 2013 đã phát triển thêm 15 cơ sở, 53 lao động với vốn đầu tư 32,9 tỷ đồng. Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã có quyết định hỗ trợ huyện 500 triệu đồng để xây dựng Nhà trưng bày sản phẩm Làng dệt Văn Giáo và sẽ triển khai thực hiện trong năm 2014.

Về Điện – Nước: huyện đã phát triển mới thêm 1.386 hộ điện kế, nâng tổng số hộ có điện kế lên 25.628 hộ, chiếm 84,86% số hộ toàn huyện (vượt 6,6% so với Nghị quyết). Đồng thời, đã phát triển mới 1.726 hộ thủy kế, nâng

tổng số hộ có thủy kế là 21.839 hộ, chiếm 72,32% số hộ toàn huyện (vượt 57,93% so với Nghị quyết).

b. Đầu tư và xây dựng

Vốn giải ngân cả năm khoảng 61.218,9 triệu đồng (đạt 59,49% kế hoạch). Trong đó, vốn ngân sách huyện là 39.736 triệu đồng, có 27 dự án đang chuẩn bị đầu tư, đang triển khai 34 dự án thực hiện đầu tư. Đến cuối năm 2013, đã thanh toán 28.137 triệu đồng đạt 70,8% kế hoạch; Nguồn vốn ngân sách tỉnh – xổ số kiến thiết là 45.669 triệu đồng. Đang triển khai thực hiện 8 dự án và đã thanh toán 42.298 triệu đồng, đạt 97% kế hoạch; Nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia là 17.507 triệu đồng để thực hiện 34 hạng mục công trình và đã thanh toán 12.799 triệu đồng, đạt 73% kế hoạch.

Từ năm 2007 đến 2012, trên địa bàn huyện có 54 dự án đầu tư, đồng thời đề nghị UBND tỉnh thu hồi chủ trương 16 dự án không triển khai đúng tiến độ. Ngoài ra trong năm huyện đã triển khai kế hoạch xử lý trật tự xây dựng vào 3 đợt cao điểm quý I, II, III/2013.

c. Giao thông

Huyện đã hoàn thành việc lắp đặt hệ thống biển báo giao thông phản quang theo quy chuẩn mới (359 biển), bổ sung 47 biển tuyến đường núi Cấm; hoàn thành lắp đặt 30 biển tên đường huyện; lắp đặt 17 cột km tuyến Hương lộ; nạo vét cống. Đặc biệt là lập dự toán lắp đặt pano tuyên truyền trên núi Cấm.

Chính quyền và nhân dân đã thi công 4 công trình đường và đổ đất đường chợ tươi sống; thực hiện 3 công trình san lắp lộ nông thôn với tổng chiều dài 850m; Nhân dân đóng góp 7 công trình giao thông nông thôn dài 1.495m với kinh phí 1,6 triệu đồng; Thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới đã bê tông xi măng các tuyến đường nội ô thị trấn Chi Lăng do nhà nước và nhân dân cùng làm.

Điện lực Tịnh Biên bàn giải pháp xử lý điểm đen dây chằng điện của trạm bơm Lâm Vồ và triển khai giải tỏa điểm đen đường cong núi Két 9 hộ; tổ chức quản lý hoạt động phương tiện Vận tải khách du lịch Núi Cấm.

3.2.1.3 Tình hình thương mại và dịch vụ

a. Thương mại

Tổng số lượt khách du lịch trên địa bàn huyện khoảng 3,6 triệu, đạt doanh số 1.124 tỷ đồng, ước cả năm là 4 triệu lượt người, doanh số 1.200 tỷ đồng tương đương với năm 2012.

Hội chợ Thương mại Quốc tế Tịnh Biên – An Giang 2013 là Hội chợ đầu tiên được nâng cấp lên tầm Quốc tế với sự tham gia của các doanh nghiệp ở An Giang, Đồng bằng sông Cửu Long, Campuchia, Lào và Thái Lan tăng 25% so với năm 2012. Số lượng khách tham quan mua sắm đạt khoảng 175 ngàn lượt tăng hơn gần 10%, trong đó khách đến từ Vương quốc Campuchia khoảng 25 ngàn lượt. Tổng doanh số bán hàng tại Hội chợ đạt 18 tỷ đồng.

Huyện đã tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Toàn huyện có 18 chợ trong đó có 8 chợ đạt tiêu chuẩn chợ nông thôn mới; Ban hành và quyết định thành lập chợ Bồ Tà Ngáo và chuẩn bị đầu tư chợ Vĩnh Trung; tổ chức được 3 lớp văn minh thương mại cho 103 tiểu thương kinh doanh tại các chợ Tịnh Biên và khu vực Lâm viên - Núi Cấm xã An Hảo

Tập trung khai thác các thế mạnh khu vực kinh tế biên giới, tiếp tục đầu tư tại cụm công nghiệp An Nông, An Phú và thực hiện chuyển đổi công năm khu công nghiệp Xuân Tô. Khu thương mại Tịnh Biên có 76 doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh trong đó có 38 – 40 doanh nghiệp hoạt động thường xuyên với doanh số 1,002 tỷ đồng.

b. Xuất, nhập khẩu

Tình hình xuất, nhập khẩu có sự thay đổi đáng kể và hầu như là tăng mạnh qua các năm. Kim ngạch xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên đạt 217,3 triệu USD tăng 154,7% (tương đương 131 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 199,3 triệu USD tăng 169% (tương đương 125,2 triệu USD), xuất khẩu chủ yếu là các mặt hàng năng lượng điện, sắt thép các loại, bột mì, mì ăn liền, thức ăn gia súc… Giá trị kim ngạch nhập khẩu đạt 18 triệu USD tăng 60,7% (tương đương 6,8 triệu USD) so với cùng kỳ chủ yếu là các mặt hàng: trái cây, máy gặt đập liên hợp, phế liệu các loại…

3.2.2 Tình hình văn hóa – xã hội

3.2.2.1 Giáo dục và đào tạo

Năm học 2013 – 2014 huyện huy động 26.214 học sinh, đạt 102,8% kế hoạch của huyện và 100,3% kế hoạch của tỉnh. Chất lượng giáo dục ở các bậc học được quan tâm. Chất lượng giảng dạy, học tập ngày càng được nâng lên. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012 – 2013, huyện có 536/552 học sinh thi đỗ (97,1%). Số lượng học sinh giảm so với đầu năm học 2013 là 857, trong đó có 661 học sinh bỏ học. Nguyên nhân chính là do trình độ thật sự của học sinh

không theo kịp nội dung chương trình; lao động sớm; phụ huynh thiếu hoặc không quan tâm đến việc học tập của con em.

Công tác khuyến học: tổ chức vận động các doanh nghiệp, đơn vị, các nhà đào tạo, các nhà hảo tâm hỗ trợ trang thiết bị, sách giáo khoa, giúp đỡ những em có hoàn cảnh khó khăn đến trường.

Công tác xã hội hóa giáo dục: tranh thủ nguồn hỗ trợ của công ty xổ số kiến thiết An Giang trang bị thiết bị phục vụ dạy và học cho 02 trường THPT Tịnh Biên và Xuân Tô (59 bộ máy vi tính, 19 màn hình LCD 52 inch và 05 màn hình máy tính).

3.2.2.2 Y tế

Công tác phòng chống dịch bệnh được tập trung triển khai thông qua nhiều hình thức từ đó hạn chế được số mắc, không phát triển thành dịch lớn, tuy nhiên đầu năm ở huyện đã xảy ra 50 ca sốt xuất huyết và 102 ca bệnh tay, chân, miệng; chương trình tiêm chủng mở rộng được triển khai đầy đủ và kịp thời.

Đã tổ chức tập huấn chuyên đề về kiến thức thực phẩm chức năng cho 80 cơ sở và kiểm tra 155/507 cơ sở sản xuất và chế biến thực phẩm, cơ sở dịch vụ ăn uống và kinh doanh thực phẩm. Toàn huyện có tỷ lệ 4,2 bác sĩ/10.000 dân, 08/14 Trạm y tế có bác sĩ.

3.2.2.3 Văn hóa Thông tin và Thể dục – Thể thao

Tổ chức tuyên truyền chào mừng lễ công nhận Tượng phật Di Lặc trên Núi Cấm tại xã An Hảo là tượng Phật lớn nhất trên đỉnh núi ở châu Á, kiểm tra và công nhận điểm sáng văn hóa biên giới ấp Đông Hưng, xã Nhơn Hưng và khóm Xuân Bình, thị trấn Tịnh Biên.

Đài truyền thanh huyện tiếp tục duy trì khá tốt các chuyên mục và đẩy mạnh hoạt động đưa tin, nhằm phản ánh kịp thời những hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh trên địa bàn huyện.

Phối hợp với đài truyền thanh truyền hình An Giang tổ chức thành công Giải đua bò Bảy Núi tranh cúp truyền hình An Giang lần thứ 22 tổ chức tại xã Vĩnh Trung thành công tốt đẹp.

3.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA Ở HUYỆN TỊNH BIÊN

Cây lúa là cây trồng chủ lực ở huyện Tịnh Biên. Hầu như việc sản xuất lúa trở thành tập quán của người dân địa phương. Diện tích trồng lúa tính đến đầu năm 2014 khoảng 43.301,2 ha đạt 77,33% kế hoạch năm, ước lượng tổng sản lượng khoảng 262.456,6 tấn.

Bảng 3.3: Thực trạng sản xuất lúa ở Tịnh Biên giai đoạn 2011 – 2013

Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Diện tích Ha 41.513,0 42.068,0 42.931,8

Năng suất bình quân

Tấn/ha 6,3 6,0 5,9

Sản lượng Tấn 261.414,0 254.262,1 251.258,1

Nguồn: Niên giám thống kê Tịnh Biên, 2014

Qua bảng 3.3 cho thấy diện tích trồng lúa ở Tịnh Biên liên tục tăng. Từ năm 2011 đến năm 2013 diện tích tăng khoảng 1.418,8 ha. Nguyên nhân tăng là do huyện tổ chức thực hiện sản xuất vụ Thu Đông và mở thêm được diện tích là 1,530 ha. Tuy nhiên, năng suất bình quân và sản lượng lại giảm qua các năm. Vào năm 2013 năng suất bình quân giảm 445 tấn/ha, còn sản lượng giảm 10155.9 tấn so với năm 2011. Sở dĩ cả 2 đều giảm do tình hình thời tiết trên địa bàn huyện diễn biến thất thường như lũ lớn, ngập sâu tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh trên cây trồng phát sinh. Đồng thời, thời tiết khô hanh, nắng nóng kéo dài dẫn đến có giai đoạn nông dân thiếu nguồn nước tưới tiêu nghiêm trọng.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT, HIỆU QUẢ PHÂN PHỐI NGUỒN LỰC, HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHI PHÍ CỦA HỘ SẢN

XUẤT LÚA HAI VỤ Ở HUYỆN TỊNH BIÊN

4.1 THÔNG TIN VỀ HỘ SẢN XUẤT 4.1.1 Đặc điểm của nông hộ 4.1.1 Đặc điểm của nông hộ

Theo kết quả điều tra các hộ sản xuất lúa ở Tịnh Biên, các thông tin chung của nông hộ như: tuổi tác, trình độ học vấn, diện tích trồng lúa, kinh nghiệm…

Bảng 4.1: Đặc điểm của hộ sản xuất lúa ở Tịnh Biên

Chỉ tiêu Đơn vị Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Tuổi Năm 22,0 69 46,95 11,86

Kinh nghiệm Năm 1,0 45 23,23 12.36

Trình độ học vấn Năm 0,0 12 5,96 3,77

Diện tích sản xuất lúa

1000m2 2,6 52 17,83 10,20

Nguồn: Số liệu điều tra từ 80 nông hộ ở Tịnh Biên, 2014

4.1.1.1 Tuổi và kinh nghiệm của nông hộ

Qua kết quả điều tra cho thấy độ tuổi trung bình của các chủ hộ sản xuất lúa nơi đây khoảng 47 tuổi. Trong đó hộ có độ tuổi thấp nhất là 22 tuổi và cao nhất là 69 tuổi. Những hộ nông dân có độ tuổi từ 22 đến 55 tuổi chủ yếu tham gia trực tiếp vào sản xuất lúa trong gia đình, còn những hộ có nhóm tuổi từ 55 đến 69 tuổi đã mất dần sức lao động. Việc sản lúa của những nhóm hộ này chủ yếu phụ thuộc vào con cái trong gia đình hoặc thuê thêm lao động ở ngoài, nhưng họ lại là người có nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất nên dễ dàng nắm bắt được tình hình diễn biến của thời tiết nên hạn chế được sự tấn công của dịch hại và ngập lụt trên địa bàn.

Bên cạnh đó thì kinh nghiệm của nông hộ cũng có vai trò quan trọng trong việc sản xuất lúa. Từ bảng trên cho biết rằng hộ có kinh nghiệm sản xuất lớn nhất là 45 năm, thấp nhất là 1 năm. Nếu số năm canh tác của hộ càng lâu thì kinh nghiệm họ tích lũy được ngày càng nhiều vì thế họ có thể chủ động trong việc trồng trọt. Kinh nghiệm là một trong những yếu tố quan trọng giúp làm tăng hiệu quả sản xuất lúa của người dân.

4.1.1.2 Trình độ học vấn của nông hộ Bảng 4.2: Trình độ học vấn của nông hộ Cấp học Số quan sát Tỷ lệ (%) Mù chữ 19 23,75 Cấp 1 16 20,00 Cấp 2 26 32,50 Cấp 3 19 23,75 Tổng 80 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra từ 80 nông hộ, 2014

Từ bảng 4.2 cho thấy trình độ học vấn của nông hộ còn khá thấp. Hộ có trình độ cao nhất là đến lớp 12, thấp nhất là không có đi học. Trình độ học vấn từ lớp 6 đến lớp 9 là cao nhất với 26 hộ tương ứng với 32,5%. Những hộ có trình độ học vấn từ lớp 1 đến lớp 5 có 16 hộ chiếm 20%. Số chủ hộ không đi học và số người đi học từ lớp 10 đến lớp 12 có tỷ lệ bằng nhau với 19 hộ. Nguyên nhân là do đa số nông dân phải nghỉ học sớm để lao động phụ giúp gia đình và tâm lý làm nông thì không cần phải học cao. Điều này có thể gây khó khăn trong việc giúp hộ tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Vì thế nó không mang lại hiệu quả cao trong sản xuất bởi gặp khó khăn trong truyền đạt những thông tin khoa học, kiến thức tập huấn và

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng lúa hai vụ ở huyện tịnh biên tỉnh an giang (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)