Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng lúa hai vụ ở huyện tịnh biên tỉnh an giang (Trang 29 - 30)

3.1.2.1 Địa hình

Với đặc điểm địa hình bán sơn địa, khá phức tạp, vừa có đồi núi vừa có đồng bằng. Phân theo hình thái địa hình được chia thành 3 dạng như sau:

- Địa hình đồng bằng phù sa: tổng diện tích khoảng 20.260 ha, chiếm tỷ lệ 57% diện tích. Địa hình mang nét đặc trưng chung của vùng Tây Nam Bộ với cao trình từ 4m trở xuống, nền thổ nhưỡng được bồi đắp phù sa từ sông Hậu.

- Địa hình đồi núi thấp: tổng diện tích khoảng 6.330 ha, chiếm 17,81% tổng diện tích tự nhiên. Độ cao địa hình >+30m so với mực nước biển, trong đó ngọn núi cao nhất là núi Cấm khoảng 710m. Thành phần chủ yếu của ngọn núi là đá có lẫn cát. Vùng có tiềm năng khoáng sản, vật liệu xây dựng, danh thắng đẹp…

- Địa hình đồng bằng nghiêng ven chân núi: tổng diện tích khoảng 8.953 ha, chiếm khoảng 25,19% tổng diện tích tự nhiên. Vùng được hình thành từ quá trình rửa trôi đất cát trên núi, có độ cao từ 5 – 30m so với mực nước biển và nghiêng dần ra xung quanh. Trừ một số nơi ven chân núi có dạng đồi lượn sóng, độ dốc bình quân từ 30 – 80. Vùng này có khả năng trồng cây ăn trái, trồng lúa đặc sản và phát triển chăn nuôi.

3.1.2.2 Khí hậu

Tịnh Biên nằm trong vùng có đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô, có nền nhiệt cao và ổn định, lượng mưa nhiều và phân bố theo mùa.

- Nhiệt độ trung bình hằng năm khá cao và ổn định khoảng 27,50C. Đây là một điều kiện khá thuận lợi để phát triển nông nghiệp.

+ Nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là 28,30C. + Nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm là 25,50C.

b. Chế độ mưa

Tổng số ngày mưa nhiều trung bình trong năm khoảng 128 ngày với lượng mưa bình quân 1.478mm nhưng phân bố không đều.

+ Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 với lượng mưa chiếm khoảng 90% so với tổng lượng mưa của năm. Mùa mưa thường trùng với mùa nước nổi hằng năm nên khu vực đồng bằng của huyện thường bị ngập lụt.

+ Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 và kéo dài đến tháng 4 năm sau với lượng mưa chiếm khoảng 10% so với tổng lượng mưa của năm. Đây là đặc điểm điển hình cho tính khô hạn của vùng ĐBSCL.

c. Chế độ thủy văn

Chế độ thủy văn của huyện chịu ảnh hưởng chủ yếu từ chế độ bán nhật triều của sông Hậu. Hằng năm vào mùa mưa, lượng nước từ trên núi chảy xuống kết hợp với lượng nước từ thượng nguồn sông Mê Kông gây ngập tràn phần lớn diện tích ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên, mùa nước đã mang lại nguồn phù sa và vệ sinh đồng ruộng, cải thiện chất lượng đất, mang lại nguồn lợi thủy sản và tạo việc làm cho một bộ phận nông dân vào mùa nước nổi.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng lúa hai vụ ở huyện tịnh biên tỉnh an giang (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)