4.1.1 Đặc điểm của nông hộ
Theo kết quả điều tra các hộ sản xuất lúa ở Tịnh Biên, các thông tin chung của nông hộ như: tuổi tác, trình độ học vấn, diện tích trồng lúa, kinh nghiệm…
Bảng 4.1: Đặc điểm của hộ sản xuất lúa ở Tịnh Biên
Chỉ tiêu Đơn vị Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
Tuổi Năm 22,0 69 46,95 11,86
Kinh nghiệm Năm 1,0 45 23,23 12.36
Trình độ học vấn Năm 0,0 12 5,96 3,77
Diện tích sản xuất lúa
1000m2 2,6 52 17,83 10,20
Nguồn: Số liệu điều tra từ 80 nông hộ ở Tịnh Biên, 2014
4.1.1.1 Tuổi và kinh nghiệm của nông hộ
Qua kết quả điều tra cho thấy độ tuổi trung bình của các chủ hộ sản xuất lúa nơi đây khoảng 47 tuổi. Trong đó hộ có độ tuổi thấp nhất là 22 tuổi và cao nhất là 69 tuổi. Những hộ nông dân có độ tuổi từ 22 đến 55 tuổi chủ yếu tham gia trực tiếp vào sản xuất lúa trong gia đình, còn những hộ có nhóm tuổi từ 55 đến 69 tuổi đã mất dần sức lao động. Việc sản lúa của những nhóm hộ này chủ yếu phụ thuộc vào con cái trong gia đình hoặc thuê thêm lao động ở ngoài, nhưng họ lại là người có nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất nên dễ dàng nắm bắt được tình hình diễn biến của thời tiết nên hạn chế được sự tấn công của dịch hại và ngập lụt trên địa bàn.
Bên cạnh đó thì kinh nghiệm của nông hộ cũng có vai trò quan trọng trong việc sản xuất lúa. Từ bảng trên cho biết rằng hộ có kinh nghiệm sản xuất lớn nhất là 45 năm, thấp nhất là 1 năm. Nếu số năm canh tác của hộ càng lâu thì kinh nghiệm họ tích lũy được ngày càng nhiều vì thế họ có thể chủ động trong việc trồng trọt. Kinh nghiệm là một trong những yếu tố quan trọng giúp làm tăng hiệu quả sản xuất lúa của người dân.
4.1.1.2 Trình độ học vấn của nông hộ Bảng 4.2: Trình độ học vấn của nông hộ Cấp học Số quan sát Tỷ lệ (%) Mù chữ 19 23,75 Cấp 1 16 20,00 Cấp 2 26 32,50 Cấp 3 19 23,75 Tổng 80 100,00
Nguồn: Số liệu điều tra từ 80 nông hộ, 2014
Từ bảng 4.2 cho thấy trình độ học vấn của nông hộ còn khá thấp. Hộ có trình độ cao nhất là đến lớp 12, thấp nhất là không có đi học. Trình độ học vấn từ lớp 6 đến lớp 9 là cao nhất với 26 hộ tương ứng với 32,5%. Những hộ có trình độ học vấn từ lớp 1 đến lớp 5 có 16 hộ chiếm 20%. Số chủ hộ không đi học và số người đi học từ lớp 10 đến lớp 12 có tỷ lệ bằng nhau với 19 hộ. Nguyên nhân là do đa số nông dân phải nghỉ học sớm để lao động phụ giúp gia đình và tâm lý làm nông thì không cần phải học cao. Điều này có thể gây khó khăn trong việc giúp hộ tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Vì thế nó không mang lại hiệu quả cao trong sản xuất bởi gặp khó khăn trong truyền đạt những thông tin khoa học, kiến thức tập huấn và triển khai vào trong sản xuất do trình độ của người dân là có hạn, khả năng tiếp thu còn chậm.
4.1.1.3 Diện tích sản xuất lúa của nônghộ
Theo kết quả điều tra thì diện tích canh tác trung bình của nông dân là 17.830m2, hộ có quy mô trồng lớn nhất là 52.000m2 và thấp nhất là 2.600m2. Điều này cho thấy quy mô sản xuất lúa của người dân chưa cao. Lúa là cây trồng chính của người dân nơi đây nên nông dân đa số có xu hướng mở rộng diện tích canh tác. Nhìn chung việc phân bố diện tích lúa sản xuất của các hộ dân còn mang tính chất manh mún, nhỏ lẻ gây nhiều khó khăn trong việc sản xuất và kể cả thu hoạch.
Bảng 4.3: Nguồn nhân lực của nông hộ sản xuất lúa ở Tịnh Biên Chỉ tiêu Đơn vị Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
Tổng số nhân khẩu Người 2 8 5 1,34
Số người tham gia sản xuất lúa
Người 1 7 3 1,38
Nguồn: Số liệu điều tra từ 80 nông hộ ở Tịnh Biên, 2014
Qua bảng 4.3 cho thấy số nhân khẩu trung bình của nông hộ là 4 người. Hộ có số nhân khẩu lớn nhất là 8 người, thấp nhất là 2 người. Còn số lượng nhân khẩu tham gia sản xuất lúa trung bình là 3 người, cao nhất là 7 người, thấp nhất là 1 người. Số nhân khẩu tham gia trồng lúa của nông dân thấp chủ yếu là hộ có con đi học xa hoặc đã có công việc khác ngoài nông nghiệp. Vì vậy, nhưng chủ hộ này thường phải thuê lao động ngoài tham gia vào việc sản xuất lúa như làm cỏ, phun xịt, dặm lúa…
4.1.1.5 Nguồn vốn của nông hộ
Bảng 4.4: Thực trạng vay vốn của nông hộ
Chỉ tiêu Nguồn vốn vay Tần số (hộ) Tỷ lệ (%)
Có vay vốn 41 51,25
Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
30 73,17
Người quen, hàng xóm 11 26,83
Không vay vốn 39 48,75
Tổng 80 100,00
Nguồn: Số liệu điều tra 80 hộ ở Tịnh Biên, 2014
Theo thống kê ở bảng 4.4 thì số hộ vay vốn là 41 hộ (chiếm tỷ lệ 51,25%). Những hộ không vay vốn chủ yếu là do nguồn vốn được tích lũy. Còn những hộ có vay vốn chủ yếu là vay từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chiếm 73,17%. Vì vay ở ngân hàng có tỷ lệ lãi suất thấp nên hộ có khả năng chi trả những phần lãi phát sinh. Mục đích vay của các chủ hộ chủ yếu là cần nguồn vốn khá lớn để đầu tư vào sản xuất như: mua ruộng đất, máy móc.... Tỷ trọng hộ vay từ người quen, hàng xóm chiếm 26,83%, vì do vay từ nguồn này lãi suất thường rất cao so với từ ngân hàng. Tuy nhiên, đa số người dân cho rằng vay từ nguồn này là do họ chỉ vay tạm thời đến mùa thu hoạch
thì trả ngay, và đặc biệt là thủ tục vay không rườm rà như đi vay ở ngân hàng. Hộ dân vay chủ yếu là do gặp khó khăn tạm thời hoặc để chi trả cho việc thuê lao động phun thuốc, bón phân, thuê làm cỏ, dặm lúa…Còn lại những hộ không vay vốn là do họ tự tích lũy được hoặc là những hộ có quy mô sản xuất nhỏ không đòi hỏi phải cần nhiều vốn.
4.1.1.6 Tập huấn sản xuất của nông hộ
Tập huấn là một hoạt động cần thiết đóng góp vào việc làm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất cho canh tác lúa. Tham gia vào những buổi tập huấn nông dân thường được cung cấp những thông tin về kỹ thuật mới, nguồn giống mới, lượng phân và thuốc BVTV cần được sử dụng cho mỗi vụ. Ngoài ra, tập huấn còn giúp nông dân tiếp cận những tiến bộ mới của máy móc áp dụng vào sản xuất để tăng năng suất và chất lượng nông sản.
Bảng 4.5: Tình hình tham gia tập huấn
Chỉ tiêu Tần số (hộ) Tỷ lệ (%)
Có tham gia 50 62,5
Không tham gia 30 37,5
Tổng 80 100,0
Nguồn: Số liệu điều tra từ 80 nông hộ, 2014
Qua bảng 4.5 cho thấy số hộ tham gia tập huấn cao hơn hộ không tham gia. Số lượng hộ tham gia tập huấn đang ở mức khá là 50 hộ chiếm 62,5%. Còn đối với hộ không tham gia là 30 hộ chiếm 37,5%. Chứng tỏ công tác tập huấn cho nông dân trên địa bàn huyện đã dần được cải thiện. Người dân cũng đã nhận thức được tham gia vào những buổi tập huấn đã mang lại nhiều lợi ích cho việc canh tác lúa sau này. Riêng đối với những hộ không tham gia tập huấn chủ yếu là do nghĩ diện tích đất canh tác của hộ quá nhỏ không nhất thiết phải tham gia hoặc là do nông dân không có thời gian đến địa điểm để tham dự.
4.1.1.7 Thông tin về giống lúa
Bảng 4.6: Thông tin về giống lúa
Vụ Đông Xuân Vụ Hè Thu
Giống Tần số (hộ) Tỷ lệ (%) Tần số (hộ) Tỷ lệ (%) IR50404 73 91,25 73 91,25 OM1490 3 3,75 3 3,75 OM4218 4 5,00 4 5,00 Tổng 80 100,00 80 100,00
Nguồn: Số liệu điều tra từ 80 nông hộ, 2014
Dựa vào bảng 4.6 cho thấy đa số hộ dân nơi đây đều sử dụng giống IR50404. Theo thông tin của nông dân thì giống này có thời gian canh tác ít hơn những giống lúa hạt dài khác và năng suất lại cao. Theo kết quả điều tra có 73 hộ sử dụng giống IR50404 chiếm 91,25%. Trong khi đó, số hộ sử dụng giống chất lượng cao như OM1490 và OM4218 lại thấp hơn lần lượt là 3 và 4 hộ, chiếm tỷ lệ 3,75% và 5%. Nguyên nhân các loại giống này ít được lựa chọn là do có thời gian canh tác dài hơn và giá bán chênh lệch không đáng kể so với giống IR50404.
4.1.2 Tình hình thu hoạch và tiêu thụ lúa của nông hộ
4.1.2.1 Tình hình thu hoạch
Thời gian sinh trưởng của cây lúa dao động từ 85 – 100 ngày tùy thuộc vào đặc tính của từng loại giống. Đặc điểm xuống giống của người dân từng vùng là đồng loạt hoặc chênh lệch 3 – 5 ngày để hạn chế sự tấn công của sâu bệnh và dịch hại. Chính vì vậy thời gian thu hoạch của thường diễn ra trong cùng một thời gian. Việc thu hoạch của người dân đều thuê máy gặt đập liên hợp nên có thể tiết kiệm được phần lớn thời gian và thuê lao động, ngoài ra còn giảm thiểu được sự thất thoát trong lúc thu hoạch. Thông thường thời gian thu hoạch của vụ Đông Xuân vào khoảng tháng 2 đến tháng 3, còn vụ Hè Thu vào khoảng tháng 7 đến tháng 8.
4.1.2.2 Tình hình tiêu thụ
Một trong những khó khăn của nông dân là giải quyết đầu ra. Thông thường nông dân thường bị động trước giá cả. Họ biết giá cả đều thông qua thương lái hoặc từ những người quen. Theo kết quả điều tra hầu hết nông dân đều bán lúa ướt ngay tại ruộng sau khi thu hoạch cho các thương lái. Bởi nếu
bán theo hình thức này hộ dân sẽ tiết kiệm được chi phí vận chuyển và phơi sấy. Vào khoảng thời điểm trước thu hoạch vài ngày thương lái thường trực tiếp đến ruộng xem lúa, quyết định giá cả và đặt cọc trước. Vì thế việc tiêu thụ này nông dân còn phải phụ thuộc vào tính may rủi. Đa số thương lái là người quyết định giá cả, trừ vài trường hợp người dân trả giá nhưng chỉ được tăng lên vài chục đồng trên 1kg. Chưa kể nếu thời điểm thu hoạch xảy ra mưa bão giá lúa lại bị hạ xuống hoặc nông dân phải chờ tới hết bão thì bắt đầu thu hoạch. Điều này làm chất lượng lúa giảm xuống, nông dân lại là người phải chịu thua lỗ nặng. Một bộ phận nông dân có xu hướng chở lúa về phơi khô và dự trữ chờ giá. Tuy nhiên, nếu tính toán các chi phí vận chuyển, phơi sấy lại không chênh lệch nhau nhiều nên số lượng dự trữ chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong một bộ phận nông dân.
4.1.3 Kế hoạch sản xuất trong tương lai
Bảng 4.7: Kế hoạch sản xuất lúa trong tương lai của các nông hộ
Kế hoạch sản xuất Tần số
(hộ)
Tỷ lệ (%)
Thu hẹp quy mô 0 0,00
Mở rộng quy mô 45 56,25
Duy trì quy mô 35 43,75
Tổng 80 100,00
Nguồn: Số liệu điều tra 80 nông hộ, 2014
Để làm tăng lợi nhuận và giảm được các chi phí đầu vào thì việc lựa chọn quy mô sản xuất cũng đóng góp vai trò quan trọng. Bảng 4.7 thống kê việc các hộ lập kế hoạch sản xuất trong tương lai.
Dựa vào bảng ta thấy có 45 hộ sẽ mở rộng quy mô canh tác (chiếm 56,25%). Những hộ này đa số đều có nguồn vốn mạnh, diện tích đất canh tác vẫn còn ít, một phần nữa họ có tuổi đời còn trẻ vừa mới lập gia đình và tách ra sống riêng nên có xu hướng phải tham gia sản xuất nhiều hơn. Trong khi đó có 35 hộ vẫn duy trì quy mô sản xuất hiện tại (chiếm 43,75%), những hộ này thường là hộ có diện tích canh tác vừa đủ, các thành viên trong gia đình còn có khả năng tham gia lao động. Về thu hẹp quy mô sản xuất lại không có hộ nào. Vì diện tích làm nông nghiệp mà mỗi hộ sở hữu đều không lớn nên người dân có xu hướng duy trì sản xuất và cũng một phần canh tác lúa đã trở thành tập quán quen thuộc của người dân nơi đây.
4.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC HỘ SẢN XUẤT LÚA LÚA
4.2.1 Phân tích các khoản chi phí
Mỗi loại cây trồng đều có chi phí đầu vào khác nhau. Việc phân bổ các chi phí đầu vào thích hợp sẽ giúp nông dân tiết kiệm được một phần lớn các chi phí bỏ ra làm tăng thêm nhiều lợi nhuận. Bảng 4.8 dưới đây thể hiện các loại chi phí nông dân bỏ ra cho cả 2 vụ.
Bảng 4.8: Các loại chi phí đầu tư cho sản xuất lúa của nông hộ
Đvt: 1000đ/1000m2
Khoản mục Vụ Đông Xuân Vụ Hè Thu
Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn
CP giống 236,6 134,7 244,3 134,9 CP phân bón 564,4 166,4 568,0 167,7 CP thuốc BVTV 70,5 29,9 85,0 40,3 CP nhiên liệu 161,0 120,3 110,1 327,3 CP thuê máy 256,2 28,2 264,0 305,5 CP thuê lao động 126,0 98,4 228,6 146,8
Nguồn: Số liệu điều tra từ 80 nông hộ, 2014
4.2.1.1 Chi phí giống
Giống là yếu tố đầu vào không thể thiếu khi tham gia sản xuất lúa. Trên thị trường có nhiều loại giống khác nhau nên việc lựa chọn giống tùy thuộc vào kinh nghiệm canh tác của người dân và phải phù hợp với đất đai của mỗi người. Đa số các hộ chọn giống dựa trên năng suất cao và thời gian canh tác ngắn. Lượng giống sử dụng trong một vụ phụ thuộc vào kinh nghiệm của mỗi người và địa hình của từng vùng. Trong vụ Đông Xuân chi phí giống trung bình của hộ dân 236,6 ngàn đồng trên 1000m2. Chênh lệch giữa 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu không lớn. Tuy nhiên, vào vụ Hè Thu chi phí giống cao hơn, trung bình các hộ chi cho giống là 244,3 ngàn đồng trên 1000m2. Lý do có sự chênh lệch về chi phí giống là do lượng sử dụng giống trên 1000m2 và giá mua giống của mỗi hộ là khác nhau. Lượng sử dụng vụ Hè Thu cao hơn là do thời tiết thường xảy ra mưa giông và ốc phá hoại nhiều nên lượng giống được sử dụng nhiều hơn nhằm bù trừ cho phần bị thất thoát . Còn giá chênh lệch là do giá bán các loại giống xác nhận từ các trại giống hoặc trạm khuyến nông thường cao hơn giá bán các loại giống người dân mua từ người quen.
4.2.1.2 Chi phí phân bón
Phân bón đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Tuy nhiên việc sử dụng phân bón phải đúng lúc và nên tuân theo những khuyến cáo để giảm thiểu được chi phí. Việc sử dụng phân bón chủ yếu là do hộ dân tự tích lũy kinh nghiệm được, học hỏi kinh nghiệm từ các hộ xung quanh hoặc làm theo những gì cán bộ tập huấn đã chỉ dẫn. Trong một vụ lúa hộ dân thường sử dụng nhiều loại phân khác nhau như UREA, DAP, Kali, NPK, Lân…Dựa vào bảng 4.8 ta thấy, trung bình vụ Hè Thu chi phí phân nông dân bỏ ra là 568 ngàn đồng trên 1000m2, trong khi Đông Xuân là 564,4 ngàn đồng trên 1000m2. Đa phần các hộ đều bón lót phân lân trước để hạ phèn, sau đó chia ra thành nhiều đợt bón các loại phân khác theo từng thời điểm sinh trưởng của cây lúa.
4.2.1.3 Chi phí thuốc BVTV
Lượng thuốc BVTV được sử dụng trong sản xuất lúa thường khác cao. Mỗi loại thuốc được sử dụng theo từng thời điểm sinh trưởng của cây lúa. Các loại thuốc bao gồm nhu thuốc cỏ tiền nảy mầm, hậu nảy mầm, thuốc bệnh trị đạo ôn, vàng lùn, lùn xoắn lá, thuốc trị sâu, rầy, kích thích sự ra rễ, giúp hạt to… Trong vụ Đông Xuân, hộ sử dụng thuốc BVTV trung bình là 70,5 ngàn đồng trên 1000m2. Riêng đối với vụ Hè Thu lượng thuốc được sử dụng cao hơn nhưng không nhiều. Chi phí thuốc trung bình cho vụ này là 85 ngàn đồng