Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng lúa hai vụ ở huyện tịnh biên tỉnh an giang (Trang 57 - 61)

Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực, hiệu quả chi phí chịu sự tác động của các yếu tố đầu vào và giá cả của các loại yếu tố đó. Ngoài ra các hiệu quả còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế xã hội như: giới tính, trình độ học vấn, tập huấn tiến bộ khoa học kỹ thuật, tổng số lao động, kinh nghiệm, vay vốn, tham gia Hội. Các giá trị hiệu quả nằm trong khoảng từ 0 đến 1, như vậy biến phụ thuộc là một biến bị chặn. Vì vậy tác giả đã sử dụng hàm Tobit để ước lượng sự ảnh hưởng của một số biến đến hiệu quả kỹ thuật (TE), hiệu quả phân phối (AE), hiệu quả chi phí (CE) là phù hợp.

4.3.4.1 Các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất vụ lúa Đông Xuân

Qua kết quả phân tích từ phần mềm STATA đã thể hiện rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối và hiệu quả chi phí. Nhìn

chung hiệu quả sản xuất lúa vụ Đông Xuân chịu ảnh ưởng bởi các nhân tố giới tính, trình độ học vấn, tham gia tập huấn, tín dụng và tham gia Hội. Tác động của các biến được trình bày ở bảng sau:

Bảng 4.17: Kết quả ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa vụ Đông Xuân

Tham số

Hiệu quả kỹ thuật (TE)

Hiệu quả phân phối nguồn lực (AE) Hiệu quả sử dụng chi phí (CE) Coef P [Z > z ] Coef P [Z > z ] Coef P [Z > z ] GT -0,054 0,019** -0,022 0,514 -0,039 0,254 TDHV 0,002 0,551 0,011 0,019** 0,010 0,031** TH 0,068 0,050** 0,127 0,017** 0,153 0,005*** LD 0,010 0,259 -0,006 0,646 -0,002 0,900 KN -0,000 0,823 0,001 0,572 0,001 0,691 TD 0,035 0,090* 0,063 0,048** 0,073 0,024** TGH 0,023 0,497 -0,115 0,026** -0,096 0,064* Hằng số 0,897 0,000 0,613 0,000 0,552 0,000

Ghi chú: *, ** và *** lần lượt biểu diễn các mức ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5% và 1%. Nguồn: Số liệu điều tra từ 80 nông hộ, 2014

a. Hiệu quả kỹ thuật:

Kết quả ước lượng cho thấy hiệu quả kỹ thuật có giá trị kiểm định của mô hình (Prob > chi2) = 0,0002 < 1%). Trong mô hình có 3 biến ảnh hưởng đến hiệu quả này là giới tính, tập huấn và tín dụng được giải thích như sau:

Hệ số ước lượng của biến giới tính có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và mang hệ số âm. Kỳ vọng ban đầu nếu chủ hộ là nữ thì hiệu quả kỹ thuật sẽ đạt cao hơn nam giới. Tuy nhiên theo kết quả cho thấy biến giới tính có kết quả là âm (β1=-0,054) nghịch với kỳ vọng ban đầu. Điều này cho biết nếu chủ hộ là nam sẽ đạt hiệu quả cao hơn vì đây thường là lao động chính trong gia đình nên có nhiều kỹ thuật canh tác tốt hơn là nữ giới.

Biến tập huấn có ý nghĩa ở mức 5%. Theo như kỳ vọng ban đầu thì việc tham gia tập huấn sẽ giúp nông dân tiếp cận vào những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để đạt năng suất lúa cao hơn. Vì vậy kết quả hồi quy Tobit

cho thấy biến tập huấn tương quan thuận chiều đến hiệu quả kỹ thuật (β3= 0,068).

Hệ số của biến tín dụng dương (β6= 0,035) và có ý nghĩa ở mức 10%. Theo kết quả điều tra đa số nông dân đều thiếu vốn trong sản xuất vì vậy nếu chủ hộ tiếp cận nguồn vốn vay thuận lợi đúng lúc và sử dụng đúng mục đích thì hiệu quả sẽ cao hơn những hộ không vay vốn.

b. Hiệu quả phân phối nguồn lực:

Không chỉ chịu tác động bởi biến tập huấn và tín dụng, hiệu quả phân phối nguồn lực còn chịu ảnh hưởng bởi các biến trình độ học vấn và tham gia Hội.

Biến trình độ học vấn có ý nghĩa thống kê ở mức 5% đồng thời tương quan thuận đến hiệu quả phân phối nguồn lực. Điều này cho thấy nếu trình độ học vấn của các chủ hộ càng cao thì nông dân dễ dàng tiếp thu những thông tin từ những buổi tập huấn, hội thảo. Từ đó, họ biết cách phân bổ nguồn lực sao cho họp lý theo những khuyến cáo của những cán bộ tập huấn đã hướng dẫn.

Tham gia Hội là biến giả thể hiện chủ hộ có tham gia vào những các tổ chức Hội, đoàn thể ở địa phương. Biến này có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và mang hệ số âm. Điều này cho thấy mặc dù tham gia vào những hội này nhằm giúp nông dân trao đổi những phương thức canh tác mới nhằm nâng cao năng suất lúa tuy nhiên các hộ dân thường không tham gia đầy đủ vào những buổi này. Vì việc tham gia vào Hội thường mất nhiều thời gian nên các hộ có tâm lý để khoảng thời gian này làm những công việc sản xuất khác sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn.

c. Hiệu quả chi phí:

Các biến ảnh hưởng đến hiệu quả phân phối thường có mối liên hệ đến hiệu quả chi phí. Điều này rất hợp lý khi kết quả của mô hình Tobit cho thấy những biến ảnh hưởng tới hiệu quả phân phôi nguồn lực cũng đồng thời ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng chi phí

4.3.4.2 Các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất vụ lúa Hè Thu

Qua kết quả ước lượng mô hình hồi quy thì các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất lúa vụ Hè Thu có một vài khác biệt hơn so với vụ Đông Xuân. Khác biệt này là do hiệu quả sản xuất còn phải chịu ảnh hưởng bởi thời tiết của từng mùa vụ và địa hình canh tác. Cụ thể như sau:

Bảng 4.18: Các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất lúa vụ Hè Thu

Tham số

Hiệu quả kỹ thuật (TE)

Hiệu quả phân phối nguồn lực (AE) Hiệu quả sử dụng chi phí (CE) Coef P [Z > z ] Coef P [Z > z ] Coef P [ Z > z ] GT 0,024 0,508 -0,115 0,001*** -0,106 0,002*** TDHV 0,000 0,974 0,008 0,081* 0,008 0,098* TH -0,039 0,489 0,021 0,688 0,015 0,768 LD 0,034 0,031** 0,017 0,209 0,025 0,058* KN -0,004 0,031** -0,000 0,988 -0,001 0,412 TD -0,011 0,746 0,033 0,279 0,030 0,331 TGH 0,119 0,035** 0,045 0,364 0,072 0,151 Hằng số 0,900 0,000 0,468 0,000 0,416 0,000

Nguồn: Số liệu điều tra từ 80 nông hộ, 2014

Ghi chú: *, ** và *** lần lượt biểu diễn các mức ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5% và 1%.

a. Hiệu quả kỹ thuật

Vào vụ Hè Thu biến tổng số lao động có ảnh hưởng tích cực (β4= 0,034) đến hiệu quả kỹ thuật với mức ý nghĩa 5%. Kết quả nói lên rằng những hộ có nguồn lao động dồi dào thì đạt hiệu quả kỹ thuật cao. Tuy nhiên, nêu nông hộ sử dụng quả nhiều lao động trên cùng 1 diện tích thì hiệu quả kỹ thuật sẽ giảm. Biến kinh nghiệm có mức ý nghĩa thống kê 5% và mang hệ số âm (β5= - 0,004). Điều này cho thấy kinh nghiệm lâu năm thì hiệu quả kỹ thuật sẽ cao. Cụ thể nếu không áp dụng những biện pháp mới mà chỉ canh tác theo những kinh nghiệm đã lạc hậu thì hiệu quả kỹ thuật sẽ bị giảm.

Biến tham gia Hội có ý nghĩa 5% về mặt thống kê và tương quan thuận đến hiệu quả kỹ thuật (β7= 0,119). Thông thường nếu chủ hộ là thành viên của Hội và tích cực tham gia vào các buổi họp của Hội thì hiệu quả sẽ đạt cao hơn. Vì tham gia vào các tổ chức này nông dân sẽ có thời gian trao đổi những kinh nghiệm, kỹ thuật canh tác để nâng cao thêm trình độ sản xuất lúa.

b. Hiệu quả phân phối nguồn lực

Khác với vụ Đông Xuân thì vụ Hè Thu hiệu quả phân phối nguồn lực chỉ ảnh hưởng bởi 2 biến giới tính và trình độ học vấn.

Biến giới tính có mức ý nghĩa thống kê là 1% và mang hệ số âm (β1= - 0,115). Thông thường nữ giới là người quản lý tài chính trong gia đình nên họ dễ dàng trong việc thương lượng giá bán các yếu tố đầu vào với các chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp nên việc quản lý và chi trả các chi phí sẽ hợp lý hơn là nam giới.

Trình độ học vấn có ý nghĩa về mặt thống kê 10%. Điều này nói lên rằng trình độ học vấn của nông dân càng cao thì việc tiếp thu kiến thức từ những buổi tập huấn để phân bổ những nguồn lục đầu vào sẽ hợp lý và hiệu quả hơn, từ đó sẽ nâng cao được hiệu quả sản xuất.

c. Hiệu quả sử dụng chi phí: do chịu tác động của hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối nguồn lực nên các biến giới tính, trình độ học vấn và số lao động có ý nghĩa về mặt thống kê. Tuy nhiên khác với 2 loại hiệu quả trên thì biến kinh nghiệm và tham gia Hội không có ý nghĩa thống kê ở hiệu quả sử dụng chi phí.

Thông qua kết quả mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất thì các biến tham gia hội, tập huấn hầu như đều có tác động đến hiệu quả sản xuất. Điều này cho thấy, việc tham gia hội để trao đổi kỹ thuật canh tác, tham gia tập huấn để tiếp cận các tiến bộ mới có ý nghĩa rất quan trọng trong sản xuất, giúp các hộ canh tác lúa được dễ dàng, hiệu quả mang lại lợi nhuận cao hơn.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng lúa hai vụ ở huyện tịnh biên tỉnh an giang (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)