Phân tích hiệu quả theo quy mô

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng lúa hai vụ ở huyện tịnh biên tỉnh an giang (Trang 56 - 57)

Theo kết quả điều tra cho thấy nông hộ có diện tích trồng lúa trung bình là 17.834 m2, hộ có diện tích trồng lúa thấp nhất là 2.600 m2, cao nhất là 52.000 m2. Điều đó cho thấy quy mô sản xuất của hộ còn nhỏ lẻ, chưa tập trung nhiều. Vì vậy, điều này gây khó khăn cho việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất, tìm kiếm thị trường đầu ra, từ đó làm giảm hiệu quả sản xuất.

Bảng 4.16: Hiệu quả theo quy mô của các hộ sản xuất lúa

Chỉ tiêu Vụ Đông Xuân Vụ Hè Thu

Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Hộ sản xuất có hiệu quả tăng theo

quy mô (IRS)

35 43,75 35 43,75

Hộ sản xuất có hiệu quả giảm theo quy mô (DRS)

1 1,25 1 1,25

Hộ sản xuất có hiệu quả không đổi theo quy mô (CRS)

44 55,00 44 55,00

Tổng 80 100,00 80 100,00

Nhỏ nhất 0,800 0,772

Lớn nhất 1,000 1,000

Trung bình 0,968 0,967

Nguồn: Số liệu điều tra từ 80 nông hộ, 2014

Chú thích: IRS = increasing returns to scale; DRS = decreasing returns to scale; CRS = constant returns to scale

Theo thống kê ở bảng 4.16, ở Đông Xuân và Hè Thu giá trị hiệu quả quy mô đạt trung bình lần lượt là 0,968 và 0,967. Trong đó, có 35 hộ có hiệu quả tăng theo quy mô chiếm tỷ lệ 43,75%. Riêng có tới 44 hộ đạt hiệu quả không đổi theo quy mô (55%). Và có 1 tỷ lệ rất ít hộ có hiệu quả giảm theo quy mô (1,25%). Điều này cho thấy các hộ nông dân rất manh mún nên các hộ cần phải tăng diện tích sản xuất lên để đạt hiệu quả sản xuất cao.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng lúa hai vụ ở huyện tịnh biên tỉnh an giang (Trang 56 - 57)