KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN TỊNH BIÊN

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng lúa hai vụ ở huyện tịnh biên tỉnh an giang (Trang 28)

3.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Tịnh Biên là một trong 2 huyện thuộc vùng đồi núi thấp của tỉnh An Giang với tổng diện tích tự nhiên 35.489,09 ha, chiếm 10,03% so với tổng diện tích toàn tỉnh. Dân số toàn huyện là 121.145 người, mật độ dân số bình quân đạt 341 người/km2. Vị trí địa lý của huyện nằm về phía Tây Tây Bắc của tỉnh và có tọa độ địa lý:

Từ 10026’15” đến 10040’30” vĩ độ Bắc Từ 104054’ đến 10507’ độ kinh Đông

Địa giới hành chính của huyện được xác định như sau; + Phía Bắc và Tây Bắc giáp Vương quốc Campuchia. + Phía Nam và Tây Nam giáp huyện Tri Tôn.

+ Phía Đông giáp thị xã Châu Đốc và huyện Châu Phú.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Tịnh Biên

Toàn huyện được chia thành 3 thị trấn và 11 xã bao gồm: thị trấn Tịnh Biên – Nhà Bàng – Chi Lăng, các xã An Hảo, An Cư, An Nông, Tân Lợi, Núi Voi, Tân Lập, Vĩnh Trung, Văn Giáo, An Phú, Thới Sơn, Nhơn Hưng.

Huyện Tịnh Biên có đường biên giới chung với Vương quốc Campuchia dài gần 20km, nên có lợi thế và tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế cửa khẩu, du lịch thông qua cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên và tuyến Quốc lộ 91, quốc lộ N1 chạy ngang địa bàn. Đây là cầu nối giao thương quan trọng nối huyện Tịnh Biên nói riêng và An Giang nói chung với các tỉnh vùng ĐBSCL và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Đồng thời đây cũng là bàn đạp vững chắc để huyện thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực trong tương lai.

3.1.2 Điều kiện tự nhiên

3.1.2.1 Địa hình

Với đặc điểm địa hình bán sơn địa, khá phức tạp, vừa có đồi núi vừa có đồng bằng. Phân theo hình thái địa hình được chia thành 3 dạng như sau:

- Địa hình đồng bằng phù sa: tổng diện tích khoảng 20.260 ha, chiếm tỷ lệ 57% diện tích. Địa hình mang nét đặc trưng chung của vùng Tây Nam Bộ với cao trình từ 4m trở xuống, nền thổ nhưỡng được bồi đắp phù sa từ sông Hậu.

- Địa hình đồi núi thấp: tổng diện tích khoảng 6.330 ha, chiếm 17,81% tổng diện tích tự nhiên. Độ cao địa hình >+30m so với mực nước biển, trong đó ngọn núi cao nhất là núi Cấm khoảng 710m. Thành phần chủ yếu của ngọn núi là đá có lẫn cát. Vùng có tiềm năng khoáng sản, vật liệu xây dựng, danh thắng đẹp…

- Địa hình đồng bằng nghiêng ven chân núi: tổng diện tích khoảng 8.953 ha, chiếm khoảng 25,19% tổng diện tích tự nhiên. Vùng được hình thành từ quá trình rửa trôi đất cát trên núi, có độ cao từ 5 – 30m so với mực nước biển và nghiêng dần ra xung quanh. Trừ một số nơi ven chân núi có dạng đồi lượn sóng, độ dốc bình quân từ 30 – 80. Vùng này có khả năng trồng cây ăn trái, trồng lúa đặc sản và phát triển chăn nuôi.

3.1.2.2 Khí hậu

Tịnh Biên nằm trong vùng có đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô, có nền nhiệt cao và ổn định, lượng mưa nhiều và phân bố theo mùa.

- Nhiệt độ trung bình hằng năm khá cao và ổn định khoảng 27,50C. Đây là một điều kiện khá thuận lợi để phát triển nông nghiệp.

+ Nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là 28,30C. + Nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm là 25,50C.

b. Chế độ mưa

Tổng số ngày mưa nhiều trung bình trong năm khoảng 128 ngày với lượng mưa bình quân 1.478mm nhưng phân bố không đều.

+ Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 với lượng mưa chiếm khoảng 90% so với tổng lượng mưa của năm. Mùa mưa thường trùng với mùa nước nổi hằng năm nên khu vực đồng bằng của huyện thường bị ngập lụt.

+ Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 và kéo dài đến tháng 4 năm sau với lượng mưa chiếm khoảng 10% so với tổng lượng mưa của năm. Đây là đặc điểm điển hình cho tính khô hạn của vùng ĐBSCL.

c. Chế độ thủy văn

Chế độ thủy văn của huyện chịu ảnh hưởng chủ yếu từ chế độ bán nhật triều của sông Hậu. Hằng năm vào mùa mưa, lượng nước từ trên núi chảy xuống kết hợp với lượng nước từ thượng nguồn sông Mê Kông gây ngập tràn phần lớn diện tích ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên, mùa nước đã mang lại nguồn phù sa và vệ sinh đồng ruộng, cải thiện chất lượng đất, mang lại nguồn lợi thủy sản và tạo việc làm cho một bộ phận nông dân vào mùa nước nổi.

3.1.3 Đất đai

Theo thống kê huyện gồm 5 nhóm đất chính

3.1.3.1 Nhóm đất than bùn

Thành phần cơ giới của đất chủ yếu là sét và lưu huỳnh. Loại đất này có diện tích không nhiều khoảng 438 ha so với tổng diện tích tự nhiên của huyện. Phân bố chủ yếu ở phía Bắc xã Tân Lập và một phần ở xã Tân Lợi dọc 2 bên bờ kênh Trà Sư. Hiện trạng sử dụng đất hiện tại trên nền thổ nhưỡng này là lúa hai vụ.

3.1.3.2 Nhóm đất cát núi

- Đất cát xói mòn mạnh trơ sỏi đá, nghèo dinh dưỡng; loại đất này có diện tích là 8.816 ha, chiếm khoảng 24,84% diện tích đất của huyện. Loại đất này phân bố chủ yếu ở ven chân núi Dài nhỏ, núi ông Két, núi Trà Sư và tập trung xung quanh ven chân núi Cấm.

- Đất cát xói mòn mạnh trơ sỏi đá, dinh dưỡng khá: loại đất này có diện tích là 2.290 ha, chiếm 6,45%, phân bố rải rác ở khu vực đồi núi huyện Tịnh Biên.

- Đất cát rửa trôi có tầng mặt mỏng: loại đất này phân bố ở khu vực có địa hình thấp hơn và có diện tích rất lớn với 6.053 ha, chiếm 17,06% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Phân bố chủ yếu ở các xã An Phú, thị trấn Nhà Bàng, Thới Sơn, Văn Giáo, Vĩnh Trung…

3.1.3.3 Nhóm đất phù sa cổ

- Nhóm đất phù sa cổ đỏ nâu, có tầng rửa trôi: thành phần cơ giới của đất chủ yếu là đất sét và sét pha thịt, cộng thêm hàm lượng hữu cơ nghèo nên độ chặt của các tầng rất cao. Đất có diện tích khá ít chỉ khoảng 595 ha, phân bố chủ yếu ở thị trấn Tịnh Biên và An Nông.

- Nhóm đất xám bạc màu, nghèo dinh dưỡng, có tầng mặt mỏng: phổ biến là cát pha thịt màu xám sẫm. Diện tích là 3.076 ha, phân bố chủ yếu ở đồng bằng ven chân núi.

3.1.3.4 Nhóm đất phù sa

- Nhóm đất phù sa đang phát triển, dinh dưỡng kém: loại đất này có diện tích khá rộng với 5.819 ha, phân bố trải dài dọc theo 2 bờ kênh Vĩnh Tế từ xã Nhơn Hưng, An Phú, thị trấn Tịnh Biên, An Nông và dọc theo bờ Tây của kênh Trà Sư. Kiểu sử dụng của nền thổ nhưỡng này là lúa hai vụ.

- Đất phù sa glây, đọng mùn, dinh dưỡng kém: đất này thường xuất hiện ở những vùng có địa hình thấp trũng. Đất có màu sẫm do tích tụ nhiều chất hữu cơ tuy nhiên độ phì nhiêu lại thấp. Tổng diện tích của đất là 1.085 ha.

3.1.3.5 Nhóm đất phèn

Huyện Tịnh Biên có diện tích đất phèn và đất cát khá lớn. Diện tích đất phèn chiếm gần 13% so với tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện, chủ yếu phân bố ở vùng đồng bằng thấp. Về cơ bản đây là những yếu tố giới hạn cho việc trồng lúa. Tuy nhiên, quá trình canh tác lâu dài nên độ nhiễm phèn đã giảm, độ ảnh hưởng không còn nhiều nên năng suất lúa được tăng dần. Đất cát chiếm khoảng 48% tổng diện tích tự nhiên. Phân bố chủ yếu ở khu vực đồng bằng chân núi và trên đồi núi. Đây là một hạn chế lớn cho phát triển nông nghiệp, hiện nay nơi đây chỉ canh tác lúa một vụ, hiệu quả kinh tế chưa cao.

3.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 3.2.1 Tình hình phát triển kinh tế 3.2.1 Tình hình phát triển kinh tế

3.2.1.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp

a. Trồng trọt

Trồng trọt là một thế mạnh của vùng do được thiên nhiên ưu đãi cả thổ nhưỡng lẫn khí hậu. Do vậy địa phương luôn tập trung khai thác mạnh mẽ để tận dụng hết những tiềm năng đó.

Bảng 3.1: Diện tích gieo trồng cây hằng năm của huyện Tịnh Biên

Đvt: Ha

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Lúa 41.513,0 42.068,0 42.931,8

Hoa màu 2.960,0 3.218,0 2.151,8

Nguồn: Niên giám thống kê Tịnh Biên, 2013

Qua bảng 3.1 cho thấy diện tích trồng lúa của huyện qua các năm đều tăng. Năm 2012, diện tích trồng lúa là 42.068,0 ha tăng 555 ha so với năm 2011. Đến năm 2013, diện tích lúa lại tăng nhiều hơn so với năm trước đó, tăng 863,8 ha. Sở dĩ diện tích qua các năm tăng là do công tác khuyến nông thường xuyên được thực hiện như: Chương trình GlobalGap, Hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên lúa, Tập huấn kỹ thuật phục tráng, nhân giống lúa ở nông hộ…

Trong đó diện tích áp dụng chương trình “3 giảm 3 tăng” là 30.492 ha đạt 94% diện tích xuống giống và 102% kế hoạch (tăng 821 ha so với cùng kỳ). Diện tích áp dụng chương trình “1 phải 5 giảm” là 9.039 ha đạt 27,8% diện tích xuống giống và 123,5% kế hoạch (so cùng kỳ tăng 1.723 ha). Ngoài ra huyện cũng đã triển khai thực hiện mô hình cánh đồng lớn tại xã Tân Lập, Tân Lợi, Núi Voi đạt 612 ha và bước đầu được đông đảo người dân hưởng ứng.

Diện tích trồng hoa màu của năm 2011 là 2.960,0 ha, đến năm 2012 diện tích tăng 258 ha là 3.218,0 ha. Vào năm 2013 diện tích có giảm xuống còn 2.151,8 ha. Nguyên nhân diện tích hoa màu giảm xuống là thời tiết khô hạn, nắng nóng kéo dài nên việc xuống giống không đảm bảo đúng như kế hoạch.

Hoa màu được trồng chủ yếu là: đậu xanh (118,3 ha), khoai mì (577,9 ha), mè (168 ha), đậu phộng (159,7 ha). Bên cạnh đó huyện còn tổ chức được nhiều mô hình mới như: trồng 40 ha cây dược liệu Nghệ xà cừ, trồng 0,3 ha

hoa Ly Ly, Cúc, Tiger, Lan Hồ điệp trên Núi Cấm mang lại nhiều hiệu quả kinh tế cao.

b. Chăn nuôi

Trong năm 2013, việc chăn nuôi diễn ra thuận lợi. Để đạt được những thành tựu này huyện đã thực hiện tốt công tác tiêm phòng trên đàn gia súc, gia cầm và vệ sinh tiêu độc các nơi chăn nuôi, mua bán, giết mổ nên dịch bệnh đã được khống chế tốt. Trên địa bàn huyện không xảy ra tình trạng lây lan dịch bệnh nhờ đó quy mô đàn gia súc, gia cầm tiếp tục ổn định và phát triển.

Toàn huyện tập trung vào đối tượng vào bò ở một số xã có số lượng lớn như: Văn Giáo, Tân Lợi, An Hảo, Vĩnh Trung, An Cư…, ngoài ra còn tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp để làm thức ăn, song song với việc áp dụng nhiều biện pháp cải tạo giống, chế biến thức ăn, quy trình chăm sóc…

Huyện còn thực hiện “Đề án phát triển chăn nuôi tỉnh An Giang giai đoạn 2012 – 2020” của Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang phê duyệt theo quyết định số 1231/QĐ-UBND ngày 24/07/2012 nhờ đó đã quy hoạch được vùng chuyên canh bò thịt và thực hiện một số giống bò chuyên thịt khác.

Bảng 3.2: Số lượng gia súc, gia cầm của huyện giai đoạn 2011-2013 Đvt: Con

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Đàn bò 19.413 19.952 20.381

Đàn gia cầm 252.394 305.682 261.826

Nguồn: Niên giám thống kê Tịnh Biên, 2013

3.2.1.2 Tình hình sản xuất công nghiệp và xây dựng

a. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt 119,8 tỷ đồng so với cùng kỳ tăng 179,71% (56.032 triệu đồng) và vượt 63,78% kế hoạch năm. Từ đầu năm 2013 đã phát triển thêm 15 cơ sở, 53 lao động với vốn đầu tư 32,9 tỷ đồng. Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã có quyết định hỗ trợ huyện 500 triệu đồng để xây dựng Nhà trưng bày sản phẩm Làng dệt Văn Giáo và sẽ triển khai thực hiện trong năm 2014.

Về Điện – Nước: huyện đã phát triển mới thêm 1.386 hộ điện kế, nâng tổng số hộ có điện kế lên 25.628 hộ, chiếm 84,86% số hộ toàn huyện (vượt 6,6% so với Nghị quyết). Đồng thời, đã phát triển mới 1.726 hộ thủy kế, nâng

tổng số hộ có thủy kế là 21.839 hộ, chiếm 72,32% số hộ toàn huyện (vượt 57,93% so với Nghị quyết).

b. Đầu tư và xây dựng

Vốn giải ngân cả năm khoảng 61.218,9 triệu đồng (đạt 59,49% kế hoạch). Trong đó, vốn ngân sách huyện là 39.736 triệu đồng, có 27 dự án đang chuẩn bị đầu tư, đang triển khai 34 dự án thực hiện đầu tư. Đến cuối năm 2013, đã thanh toán 28.137 triệu đồng đạt 70,8% kế hoạch; Nguồn vốn ngân sách tỉnh – xổ số kiến thiết là 45.669 triệu đồng. Đang triển khai thực hiện 8 dự án và đã thanh toán 42.298 triệu đồng, đạt 97% kế hoạch; Nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia là 17.507 triệu đồng để thực hiện 34 hạng mục công trình và đã thanh toán 12.799 triệu đồng, đạt 73% kế hoạch.

Từ năm 2007 đến 2012, trên địa bàn huyện có 54 dự án đầu tư, đồng thời đề nghị UBND tỉnh thu hồi chủ trương 16 dự án không triển khai đúng tiến độ. Ngoài ra trong năm huyện đã triển khai kế hoạch xử lý trật tự xây dựng vào 3 đợt cao điểm quý I, II, III/2013.

c. Giao thông

Huyện đã hoàn thành việc lắp đặt hệ thống biển báo giao thông phản quang theo quy chuẩn mới (359 biển), bổ sung 47 biển tuyến đường núi Cấm; hoàn thành lắp đặt 30 biển tên đường huyện; lắp đặt 17 cột km tuyến Hương lộ; nạo vét cống. Đặc biệt là lập dự toán lắp đặt pano tuyên truyền trên núi Cấm.

Chính quyền và nhân dân đã thi công 4 công trình đường và đổ đất đường chợ tươi sống; thực hiện 3 công trình san lắp lộ nông thôn với tổng chiều dài 850m; Nhân dân đóng góp 7 công trình giao thông nông thôn dài 1.495m với kinh phí 1,6 triệu đồng; Thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới đã bê tông xi măng các tuyến đường nội ô thị trấn Chi Lăng do nhà nước và nhân dân cùng làm.

Điện lực Tịnh Biên bàn giải pháp xử lý điểm đen dây chằng điện của trạm bơm Lâm Vồ và triển khai giải tỏa điểm đen đường cong núi Két 9 hộ; tổ chức quản lý hoạt động phương tiện Vận tải khách du lịch Núi Cấm.

3.2.1.3 Tình hình thương mại và dịch vụ

a. Thương mại

Tổng số lượt khách du lịch trên địa bàn huyện khoảng 3,6 triệu, đạt doanh số 1.124 tỷ đồng, ước cả năm là 4 triệu lượt người, doanh số 1.200 tỷ đồng tương đương với năm 2012.

Hội chợ Thương mại Quốc tế Tịnh Biên – An Giang 2013 là Hội chợ đầu tiên được nâng cấp lên tầm Quốc tế với sự tham gia của các doanh nghiệp ở An Giang, Đồng bằng sông Cửu Long, Campuchia, Lào và Thái Lan tăng 25% so với năm 2012. Số lượng khách tham quan mua sắm đạt khoảng 175 ngàn lượt tăng hơn gần 10%, trong đó khách đến từ Vương quốc Campuchia khoảng 25 ngàn lượt. Tổng doanh số bán hàng tại Hội chợ đạt 18 tỷ đồng.

Huyện đã tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Toàn huyện có 18 chợ trong đó có 8 chợ đạt tiêu chuẩn chợ nông thôn mới; Ban hành và quyết định thành lập chợ Bồ Tà Ngáo và chuẩn bị đầu tư chợ Vĩnh Trung; tổ chức được 3 lớp văn minh thương mại cho 103 tiểu thương kinh doanh tại các chợ Tịnh Biên và khu vực Lâm viên - Núi Cấm xã An Hảo

Tập trung khai thác các thế mạnh khu vực kinh tế biên giới, tiếp tục đầu tư tại cụm công nghiệp An Nông, An Phú và thực hiện chuyển đổi công năm khu công nghiệp Xuân Tô. Khu thương mại Tịnh Biên có 76 doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh trong đó có 38 – 40 doanh nghiệp hoạt động thường xuyên với doanh số 1,002 tỷ đồng.

b. Xuất, nhập khẩu

Tình hình xuất, nhập khẩu có sự thay đổi đáng kể và hầu như là tăng mạnh

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng lúa hai vụ ở huyện tịnh biên tỉnh an giang (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)