GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHO CÁC HỘ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng lúa hai vụ ở huyện tịnh biên tỉnh an giang (Trang 61 - 64)

TRỒNG LÚA HAI VỤ Ở HUYỆN TỊNH BIÊN

Từ kết quả nghiên cứu tác giả đã đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất cho các hộ trồng lúa:

4.4.1 Đề xuất dựa trên thực trạng sản xuất

- Hầu hết người dân thường thiếu vốn khi bắt đầu vào vụ sản xuất mới. Các hộ thường mua chịu các loại phân bón, thuốc BVTV đến cuối mùa thì trả. Nguyên nhân của sự thiếu hụt vốn này là do các hộ khó tiếp cận được các nguồn tín dụng. Vì vậy địa phương cần có chính sách giúp người dân dễ dàng tiếp cận đến thị trường tín dụng chính thức với thủ tục đơn giản nhằm hạn chế việc mua chịu các yếu tố sản xuất, giảm được các chi phí đầu vào.

- Việc tham gia vào những buổi tập huấn và Hội đoàn thể giúp nông dân có thêm nhiều kinh nghiệm canh tác lúa và dễ dàng tiếp thu vào những tiến bộ mới. Vì vậy chính quyền cần có một quỹ tiền mặt giúp nông dân tham gia vào các lớp tập huấn tiến bộ kỹ thuật nhằm tạo động lực để hộ tích cực tham gia.

Hỗ trợ thêm về giống mới, kỹ thuật mới để việc áp dụng kiến thức từ những buổi tập huấn thêm nhiều hiệu quả.

- Huyện cần tích cực hoàn thiện hệ thống giao thông, đặc biệt là đường giao thông nông thôn. Tập trung nạo vét kênh mương, phát quang bụi rặm dọc các tuyến sông để việc vận chuyển khi sản xuất và thu hoạch được diễn ra một cách thuận lợi và xuyên suốt. Nâng cấp hệ thống đê bao chống lũ tránh tình trạng ngập úng ngay khi thu hoạch. Củng cố các đập nước vững chắc để xả lũ khi cần thiết.

4.4.2 Đề xuất dựa trên mô hình

4.4.2.1 Về kỹ thuật sản xuất

Nông dân sản xuất lúa chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, học hỏi từ những người xung quanh và tham gia vào các lớp tập huấn. Vì vậy, địa phương cần thường xuyên mở nhiều hơn các buổi tập huấn cho nông dân. Bên cạnh đó, các cán bộ khuyến nông cần nâng cao hơn trình độ chuyên môn, đơn giản hóa hình thức trình bày sao cho đảm bảo tất cả nông dân đều hiểu được nội dung kiến thức được trình bày.

Kết quả mô hình hồi quy Tobit cho thấy ngoài kinh nghiệm, trình độ học vấn ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất ra thì việc tham gia tập huấn cũng ảnh hưởng tích cực đến năng suất lúa. Vì vậy, các hộ dân cần phải tham gia tích cực hơn vào những buổi tập huấn, hội thảo mà địa phương tổ chức. Ngoài ra hộ còn phải tự giác tìm hiểu những phương thức canh tác mới thông qua báo chí hoặc từ những người xung quanh.

4.4.2.2 Về phân bổ nguồn lực

Qua kết quả phân tích cho thấy đa số các hộ đều sử dụng các nguồn lực đầu vào cao hơn nhiều so với lượng được đề xuất. Bảng 4.19 thể hiện lượng đầu vào đề xuất để các hộ phân bổ các nguồn lực sao cho hợp lý.

Theo kết quả phân tích cho thấy trung bình trên 1000m2, vào vụ Đông Xuân nông dân cần sử dụng 19 kg giống, lượng phân UREA là 10,7 kg, DAP 5 kg, Kali 3,1 kg, NPK 7,3 kg, Lân 33,6 kg, thuốc cỏ 1,2 lít, sâu 2,4 lít, bệnh 1,0 lít, dưỡng 0,7 lít, nhiên liệu 6,3 lít, máy móc 0,7 giờ. So với vụ Đông Xuân thì lượng giống và phân bón ở vụ Hè Thu nhiều hơn vụ Đông Xuân nhưng lượng thuốc BVTV, nhiên liệu và máy móc lại ít hơn. Như vậy nếu nông dân sử dụng đúng với các lượng đầu vào được đề xuất từ mô hình không những giúp tiết kiệm được một lượng lớn chi phí mà còn làm tăng thêm hiệu quả sản xuất.

Bảng 4.19: Lượng đầu vào các hộ sử dụng thực tế và lượng được đề xuất

Biến số Đông Xuân Hè Thu

Thực tế Đề xuất Thực tế Đề xuất Lượng giống (Kg/1000m2) 22,5 19,0 23,1 21,1 Phân UREA (Kg/1000m2) 16,0 10,7 16,5 16,5 Phân DAP (Kg/1000m2) 8,5 5,0 10,4 5,5 Phân Kali (Kg/1000m2) 4,6 3,1 7,2 4,5 Phân NPK (Kg/1000m2) 10,7 7,3 10,3 7,6 Phân lân (Kg/1000m2) 33,6 33,6 20,6 27,7 Thuốc cỏ (Lít/1000m2) 2,7 1,2 2,8 2,0 Thuốc sâu (Lít/1000m2) 4,2 2,4 5,1 1,5 Thuốc bệnh (Lít/1000m2) 1,5 1,0 1,9 0,7 Thuốc dưỡng (Lít/1000m2) 1,7 0,7 3,2 0,4 Nhiên liệu (Lít/1000m2) 7,1 6,3 4,5 3,9 Máy móc (Giờ/1000m2) 0,8 0,7 0,8 0,7

Nguồn: Số liệu điều tra từ 80 nông hộ, 2014

4.4.2.3 Quy mô sản xuất

Dựa vào kết quả phân tích cho thấy có 43,75% hộ có hiệu quả sản xuất tăng theo quy mô, 1,25% giảm theo quy mô, còn lại là không đổi theo quy mô. Điều này chỉ ra rằng diện tích canh tác của các hộ là manh mún và nhỏ lẻ nên đã làm giảm hiệu quả sản xuất. Nó không những gây khó khăn trong việc tiến hành cơ giới hóa trong sản xuất mà còn gây trở ngại trong việc tìm kiếm và giải quyết thị trường đầu ra. Vì vậy, hộ nông dân cần tích cực tham gia vào Hội, Hợp tác xã để nâng cao hiệu quả sản xuất và tìm hiểu thông tin thị trường một cách nhanh chóng và chính xác hơn.

4.4.2.4 Chi phí sản xuất

Một vấn đề nan giải của nông dân hiện nay là tình trạng giá cả của các yếu tố đầu vào liên tục tăng, đặc biệt là giá của các loại phân bón. Vì vậy, các hộ dân nên cân nhắc kỹ lượng việc phân bổ các nguồn lực này sao cho tối thiểu được lượng sử dụng nhưng vẫn đảm bảo đạt được hiệu quả tối đa. Ngoài ra, để hạn chế tình trạng giá phân liên tục tăng nông dân nên mua dự trữ trước các yếu tố này từ nghiệp vụ trước.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng lúa hai vụ ở huyện tịnh biên tỉnh an giang (Trang 61 - 64)