Mỗi loại cây trồng đều có chi phí đầu vào khác nhau. Việc phân bổ các chi phí đầu vào thích hợp sẽ giúp nông dân tiết kiệm được một phần lớn các chi phí bỏ ra làm tăng thêm nhiều lợi nhuận. Bảng 4.8 dưới đây thể hiện các loại chi phí nông dân bỏ ra cho cả 2 vụ.
Bảng 4.8: Các loại chi phí đầu tư cho sản xuất lúa của nông hộ
Đvt: 1000đ/1000m2
Khoản mục Vụ Đông Xuân Vụ Hè Thu
Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn
CP giống 236,6 134,7 244,3 134,9 CP phân bón 564,4 166,4 568,0 167,7 CP thuốc BVTV 70,5 29,9 85,0 40,3 CP nhiên liệu 161,0 120,3 110,1 327,3 CP thuê máy 256,2 28,2 264,0 305,5 CP thuê lao động 126,0 98,4 228,6 146,8
Nguồn: Số liệu điều tra từ 80 nông hộ, 2014
4.2.1.1 Chi phí giống
Giống là yếu tố đầu vào không thể thiếu khi tham gia sản xuất lúa. Trên thị trường có nhiều loại giống khác nhau nên việc lựa chọn giống tùy thuộc vào kinh nghiệm canh tác của người dân và phải phù hợp với đất đai của mỗi người. Đa số các hộ chọn giống dựa trên năng suất cao và thời gian canh tác ngắn. Lượng giống sử dụng trong một vụ phụ thuộc vào kinh nghiệm của mỗi người và địa hình của từng vùng. Trong vụ Đông Xuân chi phí giống trung bình của hộ dân 236,6 ngàn đồng trên 1000m2. Chênh lệch giữa 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu không lớn. Tuy nhiên, vào vụ Hè Thu chi phí giống cao hơn, trung bình các hộ chi cho giống là 244,3 ngàn đồng trên 1000m2. Lý do có sự chênh lệch về chi phí giống là do lượng sử dụng giống trên 1000m2 và giá mua giống của mỗi hộ là khác nhau. Lượng sử dụng vụ Hè Thu cao hơn là do thời tiết thường xảy ra mưa giông và ốc phá hoại nhiều nên lượng giống được sử dụng nhiều hơn nhằm bù trừ cho phần bị thất thoát . Còn giá chênh lệch là do giá bán các loại giống xác nhận từ các trại giống hoặc trạm khuyến nông thường cao hơn giá bán các loại giống người dân mua từ người quen.
4.2.1.2 Chi phí phân bón
Phân bón đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Tuy nhiên việc sử dụng phân bón phải đúng lúc và nên tuân theo những khuyến cáo để giảm thiểu được chi phí. Việc sử dụng phân bón chủ yếu là do hộ dân tự tích lũy kinh nghiệm được, học hỏi kinh nghiệm từ các hộ xung quanh hoặc làm theo những gì cán bộ tập huấn đã chỉ dẫn. Trong một vụ lúa hộ dân thường sử dụng nhiều loại phân khác nhau như UREA, DAP, Kali, NPK, Lân…Dựa vào bảng 4.8 ta thấy, trung bình vụ Hè Thu chi phí phân nông dân bỏ ra là 568 ngàn đồng trên 1000m2, trong khi Đông Xuân là 564,4 ngàn đồng trên 1000m2. Đa phần các hộ đều bón lót phân lân trước để hạ phèn, sau đó chia ra thành nhiều đợt bón các loại phân khác theo từng thời điểm sinh trưởng của cây lúa.
4.2.1.3 Chi phí thuốc BVTV
Lượng thuốc BVTV được sử dụng trong sản xuất lúa thường khác cao. Mỗi loại thuốc được sử dụng theo từng thời điểm sinh trưởng của cây lúa. Các loại thuốc bao gồm nhu thuốc cỏ tiền nảy mầm, hậu nảy mầm, thuốc bệnh trị đạo ôn, vàng lùn, lùn xoắn lá, thuốc trị sâu, rầy, kích thích sự ra rễ, giúp hạt to… Trong vụ Đông Xuân, hộ sử dụng thuốc BVTV trung bình là 70,5 ngàn đồng trên 1000m2. Riêng đối với vụ Hè Thu lượng thuốc được sử dụng cao hơn nhưng không nhiều. Chi phí thuốc trung bình cho vụ này là 85 ngàn đồng trên 1000m2. Lý do của sự chênh lệch này là do vụ Hè Thu thời tiết diễn biến phức tạp hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại dịch bệnh phát sinh, nông dân phải phun nhiều loại thuốc nhằm phòng trừ kịp thời.
4.2.1.4 Chi phí nhiên liệu
Theo kết quả điều tra được thì hầu hết nông dân đều bơm nước phục vụ sản xuất bằng dầu. Mỗi vụ nông dân thường có 7 đợt bơm nước. Vào Đông Xuân chi phí dùng cho nhiên liệu để bơm nước trung bình là 161 ngàn đồng/1000m2. Điều này cho thấy trong vụ này nông dân sử dụng nước khá nhiều để cung cấp đầy đủ nguồn nước giúp lúa phát triển tốt và góp phần trong việc làm tăng năng suất. So với vụ trên thì Hè Thu lượng bơm nước lại ít hơn. Chi phí trung bình bơm nước ở vụ này là 110,1 ngàn đồng/1000m2. Nguyên nhân là do Hè Thu mưa nhiều nên lượng nước khá dồi dào, có hộ còn phải tháo nước để hạn chế tình trạng ngập úng. Chính vì vậy, nông dân đã giảm được một lượng chi phí đáng kể ở mục đích này.
4.2.1.5 Chi phí lao động thuê
Lao động là nhân tố không thể thiếu khi sản xuất nông nghiệp. Từ thời điểm chuẩn bị đến thu hoạch thì phải trải qua nhiều giai đoạn. Chính vì vậy có một số hộ các thành viên trong gia đình không đảm nhiệm hết được tất cả các khâu nên phải thuê thêm lao động ngoài. Đa số lao động được thuê để làm các công việc như sửa bờ, lam cỏ, dặm lúa…Chi phí cho việc sử dụng lao động thuê chiếm khá lớn vào vụ Hè Thu, trung bình khoảng 228,6 ngàn đồng trên 1000m2. Trong khi đó vụ Đông Xuân lại có xu hướng thuê lao động thấp hơn, trung bình là 126 ngàn đồng trên 1000m2. Theo nông dân cho biết, vào vụ Đông Xuân lượng cỏ dại mọc không nhiều nên hạn chế được khâu làm cỏ. Ngoài ra chi phí thuê dặm lúa vào vụ Đông Xuân cũng ít hơn vì vụ này ốc không phá hoại mạnh nên lúa mọc khá đồng đều, không gây thất thoát nặng.
4.2.1.6 Chi phí thuê máy móc
Hiện nay do tiến bộ của khoa học – kỹ thuật nên lượng máy móc được sử dụng trong nông nghiệp ngày càng nhiều. Nhờ có máy móc nông dân đã tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí hơn. Chi phí thuê máy ở đây bao gồm chi phí thuê máy cày đất và thu hoạch. Do đã được mặc định về giá cả nên không có sự chênh lệch nhiều về chi phí thuê giữa 2 vụ. Trong vụ Đông Xuân phí thuê máy 256,2 ngàn đồng trên 1000m2. Vào vụ Hè Thu chi phí thuê máy trung bình không thay đổi đáng kể khoảng 264 ngàn đồng trên 1000m2. Nguyên nhân gây ra sự chênh lệch này là do giá xăng dầu tăng giảm không ổn định nên các chủ máy có xu hướng tăng giá phù hợp với từng thời điểm. Ngoài ra còn do vào vụ Hè Thu các ruộng lúa đến khi thu hoạch thường bị đổ ngã nhiều nên chi phí thuê máy gặt đập phải cao hơn.