PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC HỘ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng lúa hai vụ ở huyện tịnh biên tỉnh an giang (Trang 44)

LÚA

LÚA

Đvt: 1000đ/1000m2

Khoản mục Vụ Đông Xuân Vụ Hè Thu

Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn

CP giống 236,6 134,7 244,3 134,9 CP phân bón 564,4 166,4 568,0 167,7 CP thuốc BVTV 70,5 29,9 85,0 40,3 CP nhiên liệu 161,0 120,3 110,1 327,3 CP thuê máy 256,2 28,2 264,0 305,5 CP thuê lao động 126,0 98,4 228,6 146,8

Nguồn: Số liệu điều tra từ 80 nông hộ, 2014

4.2.1.1 Chi phí giống

Giống là yếu tố đầu vào không thể thiếu khi tham gia sản xuất lúa. Trên thị trường có nhiều loại giống khác nhau nên việc lựa chọn giống tùy thuộc vào kinh nghiệm canh tác của người dân và phải phù hợp với đất đai của mỗi người. Đa số các hộ chọn giống dựa trên năng suất cao và thời gian canh tác ngắn. Lượng giống sử dụng trong một vụ phụ thuộc vào kinh nghiệm của mỗi người và địa hình của từng vùng. Trong vụ Đông Xuân chi phí giống trung bình của hộ dân 236,6 ngàn đồng trên 1000m2. Chênh lệch giữa 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu không lớn. Tuy nhiên, vào vụ Hè Thu chi phí giống cao hơn, trung bình các hộ chi cho giống là 244,3 ngàn đồng trên 1000m2. Lý do có sự chênh lệch về chi phí giống là do lượng sử dụng giống trên 1000m2 và giá mua giống của mỗi hộ là khác nhau. Lượng sử dụng vụ Hè Thu cao hơn là do thời tiết thường xảy ra mưa giông và ốc phá hoại nhiều nên lượng giống được sử dụng nhiều hơn nhằm bù trừ cho phần bị thất thoát . Còn giá chênh lệch là do giá bán các loại giống xác nhận từ các trại giống hoặc trạm khuyến nông thường cao hơn giá bán các loại giống người dân mua từ người quen.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng lúa hai vụ ở huyện tịnh biên tỉnh an giang (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)