Phân tích hiệu quả tài chính của các nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng lúa hai vụ ở huyện tịnh biên tỉnh an giang (Trang 46 - 50)

a. Năng suất

Năng suất là sản lượng lúa thu hoạch được trên 1000m2. Năng suất cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chất lượng giống lúa, kỹ thuật và trình độ canh tác của nông dân, lượng phân bón và thuốc BVTV mà người dân sử dụng và quan trọng hơn là diễn biến của thời tiết…Dựa vào bảng 4.9 và 4.10 ta thấy, năng suất của vụ Đông Xuân cao hơn vụ Hè Thu. Năng suất lúa trung bình của Vụ Đông Xuân là 674,06 kg/1000m2. Hộ cao nhất có năng suất là 776,24 kg/1000m2, thấp nhất là 582 kg/1000m2.

Bảng 4.9: Các tỷ số tài chính của các nông hộ vào vụ Đông Xuân

Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị

nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Năng suất Kg/1000m2 582,00 776,24 674,06 Giá bán Đồng/kg 4.300,00 5.100,00 4.462,50 Doanh thu Đồng/1000m2 2.502.600,00 3.803.597,00 3.006.437,00 TCP Đồng/1000m2 873.769,30 2.107.423,00 1.391.002,00 TN Đồng/1000m2 395.176,90 2.287.912,00 1.615.435,00 DT/TCP Lần 1,19 3,38 2,24 TN/TCP Lần 0,19 2,38 1,24 TN/DT Lần 0,16 0,7 0,54

Nguồn: Số liệu điều tra từ 80 nông hộ, 2014

Vào vụ Hè Thu lúa đạt năng suất thấp hơn. Trung bình mỗi hộ đạt năng suất là 589,88 kg/1000m2. Năng suất cao nhất nông dân đạt được là 730,77 kg/1000m2, thấp nhất là 461,54 kg/1000m2. Nguyên nhân có sự chênh lệch về năng suất giữa vụ Đông Xuân và Hè Thu là do vụ Hè Thu thường xảy ra mưa bão, dịch bệnh dễ phát sinh . Ngoài ra còn do nông dân không sử dụng giống phù hợp với đất đai và đa số hộ chỉ canh tác theo kinh nghiệm tích lũy được, chưa áp dụng những kỹ thuật canh tác mới.

Bảng 4.10: Các tỷ số tài chính của các hộ vào vụ Hè Thu Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị nhỏ

nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Năng suất Kg/1000m2 461,54 730,77 589,88 Giá bán Đồng/kg 4.400,00 5.150,00 4.776,88 Doanh thu Đồng/1000m2 913.579,90 3.660.462,00 2.793.315,00 TCP Đồng/1000m2 866.688,80 2.381.538,00 1.401.988,00 TN Đồng/1000m2 -431.666,90 2.184.204,00 1.391.327,00 DT/TCP Lần 0,68 3,18 2,07 TN/TCP Lần -0,32 2,18 1,07 TN/DT Lần -0,47 0,69 0,49

b. Giá bán

Giá bán là một trong những yếu tố quan trọng khi nông dân giải quyết đầu ra cho nông sản. Về mặt này nông dân thường rất bị động vì giá cả phụ thuộc vào thương lái quyết định. Bên cạnh đó, do đa số hộ dân canh tác loại giống IR50404 nên giá cả thường thấp hơn những loại giống lúa cao sản khác. Qua bảng 4.9 cho thấy giá bán giữa 2 vụ có sự chênh lệch không đáng kể. Ở vụ Đông Xuân, giá bán lúa trung bình khoảng 4.462,5 đồng/kg, giá cao nhất mà người dân thu được là 5.100 đồng/kg, thấp nhất là 4.300 đồng/kg. Đối với vụ Hè Thu, giá bán được cao hơn Đông Xuân, trung bình khoảng 4.776,9 đồng/kg, giá cao nhất là 5.150 đồng/kg và thấp nhất là 4.400 đồng/kg. Nguyên nhân của sự chênh lệch là chất lượng lúa và giá bán của các hộ dân là khác nhau. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào loại giống mà người dân đã sử dụng.

c. Doanh thu

Doanh thu là khoản tiền mà nông hộ thu được từ quá trình sản xuất và tiêu thụ lúa. Nó chịu tác động bởi sản lượng lúa thu được và giá bán lúa tại thời điểm đó. Nếu sản lượng lúa và giá bán được cao thì nông dân đạt doanh thu cao và ngược lại là thấp. Trong 2 bảng trên chỉ ra rằng, doanh thu của vụ Đông Xuân cao hơn Hè Thu, trung bình vụ này doanh thu nông dân đạt được là 3.006.437 đồng/1000m2, cao nhất là 3.803.597 đồng/1000m2, thấp nhất là 2.502.600 đồng/1000m2. Riêng đối với vụ Hè Thu, doanh thu trung bình chỉ đạt 2.793.315 đồng/1000m2, doanh thu cao nhất của vụ này là 3.660.462 đồng/1000m2, thấp nhất là 913.579,9 đồng/1000m2. Doanh thu có sự chênh lệch là do năng suất và giá bán lúa của mỗi hộ khác nhau. Ngoài ra vào vụ Hè Thu đến thời điểm thu hoạch thường xảy ra mưa bão làm giảm năng suất và chất lượng của lúa.

d. Tổng chi phí

Tổng chi phí không bao gồm chi phí lao động gia đình là khoản chi phí mà người dân bỏ ra để đầu tư vào quá trình sản xuất. Qua 2 bảng, ta thấy sự chênh lệch về tổng chi phí của 2 vụ là không đáng kể. Ở Đông Xuân, tổng chi phí cao nhất là 2.107.423 đồng/1000m2, tổng chi trung bình là 1.391.002 đồng/1000m2 và chi phí thấp nhất là 873.769,3 đồng/1000m2. Đối với vụ Hè Thu có phần cao hơn, tổng chi phí trung bình mỗi hộ bỏ ra khoảng 1.401.988 đồng/1000m2, tổng chi thấp nhất là 866.688,8 đồng/1000m2 và cao nhất 2.381.538 đồng/1000m2. Tổng chi phí của mỗi hộ phụ thuộc vào lượng các yếu tố đầu vào, số lượng, thời gian và đơn giá của việc thuê lao động.

Thu nhập (không bao gồm LĐGĐ) là khoản tiền thực tế mà nông dân thu được khi sản xuất lúa. Nó được tính bằng doanh thu và tổng chi phí (không bao gồm LĐGĐ). Dựa vào bảng 4.9 và 4.10 cho thấy thu nhập của hộ thu có được khá thấp vụ Hè Thu khi thu nhập trung bình đạt 1.391.327 đồng/1000m2, hộ có thu nhập cao nhất là 2.184.204 đồng/1000m2, và thấp nhất là -431.666,9 đồng/1000m2. Vụ Hè Thu có hộ thu nhập được khá ít là do dịch bệnh xảy ra nhiều nên nông dân phải đầu tư mạnh về phân bón, thuốc BVTV nên làm gia tăng tổng chi phí, trong khi năng suất lại không cao như vụ Đông Xuân. Riêng đối với Đông Xuân, thu nhập cao nhất hộ đạt được là 2.287.912 đồng/1000m2, và hộ thấp nhất là 395.176,9 đồng/1000m2, thu nhập trung bình mỗi hộ đạt 1.615.435 đồng/1000m2. Vụ Đông Xuân hộ có thu nhập thấp là do giá bán lúa thấp hơn vụ Hè Thu.

g. Phân tích các tỷ số tài chính

Doanh thu trên tổng chi phí (không có LĐGĐ) ở vụ Đông Xuân là 2,24 có nghĩa là khi đầu tư thêm 1.000 đồng thì doanh thu các hộ thu được cao nhất là 3.380 đồng và hộ thấp nhất là 1.190 đồng. Riêng đối với vụ Hè Thu tỷ số này thấp hơn nhưng không đáng kể với 2,07 lần. Nếu hộ đầu tư thêm 1.000 đồng thì doanh thu cao nhất mà họ nhận được là 3.180 đồng và thấp nhất là 680 đồng.

Thu nhập trên tổng chi phí (không có LĐGĐ) là 1,24 lần ở vụ Đông Xuân. Khi hộ đầu tư thêm 1.000 đồng thì thu nhập hộ tăng thêm 1.240 đồng. Trong đó, thu nhập tăng thêm cao nhất là 2.380 đồng và thấp nhất là 190 đồng. Ở vụ Hè Thu tỷ số này thấp hơn khi nông dân đầu tư thêm 1.000 đồng thì trung bình chỉ thu được 1.070 đồng.

Thu nhập trên doanh thu vào vụ Đông Xuân và Hè Thu lần lượt là 0,54 và 0,49 lần. Trong đó ở Đông Xuân nếu hộ có doanh thu thêm 1.000 đồng thì thu nhập sẽ tăng thêm 540 đồng, còn vụ Hè Thu là 590 đồng.

Qua việc phân tích ta thấy đa số các hộ đều đạt hiệu quả về mặt tài chính nhưng vẫn chưa cao. Nguyên nhân của tình trạng này là do chi phí đầu tư vào sản xuất của các hộ khá cao trong khi năng suất và giá bán lại thấp ngoài ra một phần cũng do ảnh hưởng từ thời tiết diễn biến không ổn định.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng lúa hai vụ ở huyện tịnh biên tỉnh an giang (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)