Phân tích hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình trồng nấm rơm ở huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 42)

4.3.1.1 Các biến sử dụng trong mô hình DEA

Bảng 4.10: Các biến sử dụng trong mô hình DEA

Biến số Đơn vị tính Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình

Sản lượng Kg/1.000m2 240 2.400,0 978,6

Đầu vào sản xuất

Diện tích đất 1.000m2 0,0 7,0 0,8

Lượng rơm Tấn/1.000m2

0,0 71,4 26,4

Meo giống Bao/1.000m2 3,0 23,1 8,5

Thuốc dưỡng Lít/1.000m2 0,0 3 0,6 Thuốc sâu Lít/1.000m2 0,0 1 0,1 Phân bón Kg/1.000m2 0,0 69,2 24,3 Nhiên liệu (xăng) Lít/1.000m2 0,0 17,1 5,5

Đơn giá đầu vào sản xuất

Tiền thuê đất Đồng/1.000m2 0,0 3.500.000,0 678.261,6 Giá rơm Đồng/tấn 0,0 1.000.000,0 545.875,0 Giá meo giống Đồng/bao 120.000,0 400.000,0 299.458,3 Giá thuốc dưỡng Đồng/lít 0,0 1.400.000,0 233.656,8 Giá thuốc sâu Đồng/lít 0,0 700.000,0 55.520,7 Giá phân bón Đồng/kg 0,0 26.000,0 12.025,0

Giá xăng Đồng/lít 0,0 28.000,0 18.385,0

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Thống kê mô tả các biến trong mô hình DEA về sản lượng đầu ra, sản lượng và giá các yếu tố đầu vào để ước lượng TE, AE và CE của nông hộ trồng nấm rơm được trình bày trong bảng 4.10 cho thấy, sản lượng thu hoạch của nông hộ trồng nấm rơm trung bình trên 1.000m2 là 978,6 kg. Các yếu tố đầu vào như thuốc dưỡng, thuốc sâu, nhiên liệu được tính bằng lít trên 1.000m2, lượng rơm được quy đổi ra tấn, meo giống được tính bằng số bao trên 1.000m2, còn phân bón được quy đổi ra kilogram. Giá các yếu tố đầu vào được tính bằng đồng trên đơn vị các yếu tố đầu vào của nông hộ sản xuất.

4.3.1.2 Hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trồng nấm rơm

Hiệu quả kỹ thuật là khả năng tối đa hóa sản lượng đầu ra với một lượng đầu vào và công nghệ nhất định. Hiệu quả kỹ thuật là một phần của

hiệu quả chi phí (kinh tế). Để có hiệu quả kinh tế cao thì nông hộ phải đạt được hiệu quả kỹ thuật cao.

Bảng 4.11: Hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trồng nấm rơm

Giá trị hiệu quả Số nông hộ Hiệu quả kỹ thuật Tỷ lệ (%)

1,00 17 28,33 [0,80 – 1,00) 7 11,67 [0,60 – 0,80) 14 23,33 [0,40 – 0,60) 13 21,67 [0,20 – 0,40) 9 15,00 < 0,20 0 0,00 Tổng số nông hộ 60 100,00 Lớn nhất 1,000 Nhỏ nhất 0,222 Trung bình 0,703 Độ lệch chuẩn 0,247

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Qua bảng 4.11 cho thấy hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trồng nấm rơm tương đối cao. Hiệu quả kỹ thuật trung bình là 0,703. Trong đó, những nông hộ đạt hiệu quả kỹ thuật là 1 có 17 nông hộ, chiếm tỷ lệ 28,33%, có 7 nông hộ (chiếm 11,67%) đạt hiệu quả kỹ thuật từ 0,80 – 1,00. Ngoài ra, có 23,33% số hộ đạt hiệu quả kỹ thuật từ 0,60- 0,80, ở mức 0,40 – 0,60 có 13 nông hộ chiếm tỷ lệ 21,67%, ở mức 0,20 – 0,40 chiếm 15% với 9 nông hộ, không có hộ nào có hiệu quả kỹ thuật dưới mức 0,20. Từ đó cho thấy mặt bằng chung các nông hộ trồng nấm rơm tại huyện Lai Vung sử dụng các đầu vào hiện có đạt hiệu quả. Đạt được kết quả này là nhờ các nông hộ nắm bắt được kỹ thuật trồng nấm rơm tương đối tốt và nông hộ tích lũy được nhiều kiến thức sản xuất qua việc canh tác kinh nghiệm lâu năm. Tuy nhiên, các nông hộ trên địa bàn vẫn chưa sản xuất đạt mức tối ưu là do các yếu tố tiếp cận khoa học kỹ thuật chưa cao và các yếu tố khách quan như thời tiết, sâu bệnh,…

4.3.1.3 Hiệu quả phân phối nguồn lực của nông hộ trồng nấm rơm

Hiệu quả phân phối nguồn lực là việc sử dụng tỷ lệ các yếu tố đầu vào trong sản xuất để tối thiểu hóa chi phí sản xuất. Để tối đa lợi nhuận thì các nông hộ phải tối thiểu chi phí sản xuất, vì vậy hiệu quả phân phối nguồn lực cao thì có thể làm cho các nông hộ trồng nấm rơm đạt hiệu quả kinh tế cao. Hiệu quả phân phối nguồn lực của nông hộ được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.12: Hiệu quả phân phối nguồn lực của nông hộ trồng nấm rơm Giá trị hiệu quả Hiệu quả phân phối nguồn lực Số nông hộ Tỷ lệ (%)

1,00 0 0,00 [0,80 – 1,00) 3 5,00 [0,60 – 0,80) 1 1,67 [0,40 – 0,60) 2 3,33 [0,20 – 0,40) 2 3,33 < 0,20 52 86,67 Tổng số nông hộ 60 100,00 Lớn nhất 0,952 Nhỏ nhất 0,029 Trung bình 0,180 Độ lệch chuẩn 0,197

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Từ bảng 4.12 cho thấy, hiệu quả phân phối nguồn lực của các nông hộ trồng nấm rơm ở mức rất thấp, trung bình chỉ đạt 0,180 trong đó nông hộ đạt hiệu quả cao nhất là 0,952 và thấp nhất là 0,029. Qua kết quả thống kê cho thấy, không có nông hộ nào đạt hiệu quả phân phối nguồn lực ở mức tối ưu, những hộ có hiệu quả gần mức tối ưu (0,80 – 1,00) chỉ có 3 nông hộ chiếm khoảng 5%. Số nông hộ đạt mức hiệu quả dưới 0,20 chiếm tỷ lệ rất cao 86,66%. Từ đó cho thấy vấn đề sử dụng các đầu vào trong sản xuất của nông hộ trồng nấm rơm ở huyện Lai Vung chưa hợp lý, dẫn đến chưa đạt hiệu quả. Nguyên nhân là do giá cả các nguồn lực đầu vào biến đổi, không ổn định, mỗi nông hộ có nguồn vốn khác nhau, có sự khác nhau về vị trí địa lý, quan hệ của chủ nông hộ với các nhà cung ứng đầu vào.

4.3.1.4 Hiệu quả sử dụng chi phí của nông hộ trồng nấm rơm

Hiệu quả sử dụng chi phí là tích của hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối nguồn lực, vì vậy hiệu quả sử dụng chi phí của nông hộ cao khi nông hộ vừa đạt hiệu quả kỹ thuật vừa đạt hiệu quả phân phối nguồn lực.

Hiệu quả sử dụng chi phí bị tác động bởi hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối nguồn lực. Qua bảng 4.13 cho thấy, hiệu quả sử dụng chi phí của nông hộ rất thấp, hiệu quả sử dụng chi phí trung bình là 0,133. Trong đó, nông hộ đạt mức hiệu quả sử dụng chi phí cao nhất là 0,952 và thấp nhất là 0,012. Số nông hộ đạt mức hiệu quả cao (0,80 – 1,00) rất ít chỉ có 2 nông hộ, chiếm tỷ lệ 3,33%, còn lại chủ yếu là những nông hộ có mức hiệu quả dưới 0,20 chiếm tới 86,67% với 52 nông hộ.

Bảng 4.13: Hiệu quả sử dụng chi phí của nông hộ trồng nấm rơm

Giá trị hiệu quả Hiệu quả sử dụng chi phí Số nông hộ Tỷ lệ (%)

1,00 0 0,00 [0,80 – 1,00) 2 3,33 [0,60 – 0,80) 0 0,00 [0,40 – 0,60) 2 3,33 [0,20 – 0,40) 4 6,67 < 0,20 52 86,67 Tổng số nông hộ 60 100,00 Lớn nhất 0,952 Nhỏ nhất 0,012 Trung bình 0,133 Độ lệch chuẩn 0,176

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Từ kết quả trên cho thấy, nếu một nông hộ trồng nấm rơm có hiệu quả sử dụng chi phí ở mức trung bình có thể đạt được mức hiệu quả như nông hộ có mức hiệu quả cao nhất thì nông hộ trung bình đó sẽ tiết kiệm được một lượng tương ứng là 0,819 (0,952 – 0,133), còn những nông hộ có mức hiệu quả thấp sẽ tiết kiệm được một lượng chi phí tương ứng là 0,940 đơn vị (0,952 – 0,012).

Hiệu quả sử dụng chi phí của các nông hộ thấp là do các nông hộ phân phối nguồn lực chưa hợp lý và đang sử dụng lãng phí chi phí đầu tư. Ngoài ra hiệu quả sử dụng chi phí của nông hộ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ, kinh nghiệm, tiềm lực và năng lực của nông hộ.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình trồng nấm rơm ở huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)