Diện tích, sản lượng, năng suất nấm rơm giai đoạn 2011 – 2013

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình trồng nấm rơm ở huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 32)

Diện tích trồng nấm rơm những năm gần đây nhìn chung có sự biến động, do ngành trồng trọt huyện đang có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi khác. Bảng dưới đây thể hiện diện tích, sản lượng, năng suất nấm rơm qua các năm.

Bảng 3.3: Diện tích, sản lượng, năng suất nấm rơm từ năm 2011 – 2013

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Diện tích (ha) 383,0 395,0 222,0

Sản lượng (tấn) 10.000,0 10.000,0 4.728,0

Năng suất (tấn/ha) 26,1 25,3 21,3

Chỉ tiêu so sánh Chênh lệch 2012/2011

Chênh lệch 2013/2012 Tuyệt đối Tương đối

(%) Tuyệt đối Tương đối (%)

Diện tích (ha) 12,0 3,13 -173 -43,79

Sản lượng (tấn) 0,0 0,00 -5242 -52,72

Năng suất (tấn/ha) -0,8 -3,07 -4 -15,81

Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp Phòng NN & PTNT huyện Lai Vung năm 2011, 2012, 2013

Qua bảng 3.3 cho thấy, diện tích trồng nấm rơm qua các năm không ổn định. Diện tích trồng nấm rơm năm 2011 là 383 ha. Đến năm 2012 tăng lên khoảng 12 ha, tương đương tăng tỷ lệ 3,13% so với năm 2011, nguyên nhân là do giai đoạn này nông dân trong huyện bắt đầu chuyển đổi diện tích sang trồng huệ, mà nguyên liệu đầu vào quan trọng của cây huệ là phân rơm mục sau khi đã chất nấm. Tuy nhiên, diện tích nấm rơm năm 2013 giảm xuống còn 222 ha, giảm với tỷ lệ 43,79%, một phần do giá cả bấp bênh, thị trường tiêu thụ chưa ổn định, mặc khác là do các nông hộ đã chuyển đổi diện tích sang trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày khác, có lợi nhuận cao hơn.

Nhìn chung sản lượng nấm rơm qua 3 năm đều giảm là do diện tích trồng của nông hộ thay đổi và năng suất giảm. Năng suất nấm rơm qua các năm cũng giảm đáng kể, cụ thể năm 2012 là 25,3 tấn/ha nhưng đến năm 2013 năng suất chỉ đạt 21,3 tấn/ha, tương đương với tỷ lệ giảm là 15,81%. Năng suất nấm giảm chủ yếu là do yếu tố thời tiết, vào các tháng mưa nhiều nấm bị dộp, chất lượng không tốt, dẫn đến năng suất thấp. Ngoài ra, các ngành chức năng chưa thực sự quan tâm khai thác thế mạnh của địa phương, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ sản xuất cho nông hộ.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NÔNG HỘ TRỒNG

NẤM RƠM Ở HUYỆN LAI VUNG TỈNH ĐỒNG THÁP

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình trồng nấm rơm ở huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)