Phân tích chi phí

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình trồng nấm rơm ở huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 38)

Tổng chi phí sản xuất nấm rơm bao gồm các chi phí như chi phí rơm, chi phí meo giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc BVTV, chi phí thuê lao động và các khoản chi phí khác. Từ bảng 4.7 cho thấy, tổng chi phí bình quân cho việc đầu tư sản xuất nấm rơm là 28.528,2 ngàn đồng/1.000m2. Trong đó, chi phí rơm có tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí chiếm 56,29%, trung bình khoảng 16.057,5 ngàn đồng trên 1.000m2. Kế tiếp là chi phí thuê lao động chiếm 18,34% trong tổng chi phí. Chi phí lao động tương đối cao là do sản xuất nấm rơm chia làm nhiều công đoạn khác nhau và phần lớn các nông hộ không áp dụng cơ giới hóa vào quá trình sản xuất. Chi phí thuốc BVTV chiếm tỷ trọng thấp nhất 0,41%.

Bảng 4.7: Chi phí sản xuất nấm rơm trung bình trên công (1.000m2

) Khoản mục Số tiền (ngàn đồng/1.000m2) Tỷ trọng (%) Chi phí rơm 16.057,5 56,29 Chi phí giống 2.506,0 8,78 Chi phí phân bón 320,9 1,12 Chi phí thuốc BVTV 115,9 0,41

Chi phí thuê lao động 5.233,0 18,34

Chi phí khác 4.294,9 15,06

Tổng chi phí 28.528,2 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

4.2.1.1 Chi phí rơm

Rơm là nguyên liệu không thể thiếu trong sản xuất nấm rơm, vì vậy chi phí mua rơm chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí sản xuất. Chi phí rơm lớn nhất là 45.714,3 ngàn đồng, nhỏ nhất là 0 đồng, trung bình là 16.057,5 ngàn đồng trên 1.000m2. Nguyên nhân có sự chênh lệch này là do chất lượng rơm, nguồn rơm cung cấp cho nông hộ ở địa phương khác nhau giá sẽ khác nhau. Bên cạnh đó, một số nông hộ sử dụng rơm đồng nhà sau khi thu hoạch lúa hoặc xin rơm từ đồng hàng xóm để chất nấm nên không tốn chi phí mua rơm, dẫn đến tổng chi phí đầu tư thấp.

4.2.1.2 Chi phí giống

Giống là yếu tố quan trọng trong sản xuất, ảnh hưởng đến năng suất của nông hộ. Lượng giống sử dụng nhiều hay ít tùy thuộc vào chất lượng giống, kinh nghiệm và thói quen sản xuất của nông hộ. Lượng giống sử dụng nhiều

thì chi phí giống cao và ngược lại. Từ số liệu ở bảng 4.7 cho thấy, chi phí giống bình quân trên 1.000m2

của nông hộ là 2.506 ngàn đồng, trung bình khoảng 8,5 bao meo trên 1.000m2

.

4.2.1.3 Chi phí phân bón

Sản xuất nấm rơm là mô hình tương đối khác biệt với các mô hình sản xuất nông nghiệp khác. Phân bón chỉ sử dụng một lần trộn vào meo để rải, có những nông hộ không sử dụng phân bón trong quá trình sản xuất nên chi phí cho khoản mục phân bón là khá ít. Chi phí phân bón trung bình là 320,9 ngàn đồng trên 1.000m2. Nông hộ nên tăng chi phí phân bón nhưng với lượng vừa phải để tăng năng suất.

4.2.1.4 Chi phí thuốc BVTV

Theo thông tin khảo sát, trong quá trình sản xuất nấm rơm nông hộ thường sử dụng hai loại thuốc BVTV là thuốc dưỡng và thuốc sâu. Nông hộ thường chỉ phun thuốc một lần khi đậy rơm áo. Thuốc BVTV giúp nấm rơm phát triển tốt, tăng trưởng nhanh, chống dộp, cho nấm to đồng đều, tăng năng suất chất lượng cho nấm và phòng trừ một số sâu bệnh như nấm mốc, nấm dại…giúp nông hộ đạt hiệu quả cao. Nhưng thực tế chi phí thuốc BVTV rất ít trung bình chỉ có 115,9 ngàn đồng chiếm tỷ trọng 0,41% thấp nhất trong các khoản chi phí. Chi phí thuốc BVTV cao nhất là 420 ngàn đồng nhưng cũng có những nông hộ không sử dụng thuốc trong quá trình canh tác.

4.2.1.5 Chi phí thuê lao động

Lao động là lực lượng cần thiết trong bất kỳ hoạt động sản xuất nào. Do tính đặc thù của việc trồng nấm rơm cần sử dụng nhiều chi phí lao động hơn so với các khoản mục chi phí khác. Theo khảo sát, các nông hộ thường thuê lao động ở các khâu ủ rơm, chất mô, rắc meo và thu hoạch. Chi phí thuê lao động trung bình là 5.233 ngàn đồng trên 1.000m2

. Tuy nhiên không phải nông hộ nào cũng thuê lao động ở tất cả các khâu mà họ sử dụng công lao động gia đình để giảm bớt chi phí.

4.2.1.6 Chi phí khác

Ngoài những khoản chi phí sản xuất chính trên, trồng nấm rơm còn bao gồm các chi phí khác như chi phí thuê đất sản xuất, chi phí nhiên liệu để tưới tiêu, chi phí vận chuyển, chi phí rơm đậy và chi phí lãi vay. Trung bình khoảng 4.297,254 ngàn đồng trên 1.000m2

. Chi phí nhiên liệu để tưới tiêu trong sản xuất nấm là tương đối lớn vào những lúc thời tiết nắng nóng, theo khảo sát ở địa bàn nghiên cứu nông hộ chủ yếu sử dụng xăng hoặc điện để

tưới. Ngoài ra, chi phí rơm đậy cũng là khoản chi phí phát sinh tương đối nhiều đối với những hộ trồng nấm thương phẩm (nấm thành phố).

4.2.2 Phân tích doanh thu, lợi nhuận

Bảng 4.8: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của nông hộ trồng nấm rơm

Chỉ tiêu Đơn vị tính Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình

Năng suất Kg/1.000m2 240,0 2.400,0 970,3

Giá bán Ngàn đồng/kg 24,0 48,0 37,3

Doanh thu Ngàn đồng/1.000m2 6.500,0 85.500,0 35.385,2 Chi phí Ngàn đồng/1.000m2 7.734,3 58.864,6 28.528,2 Lợi nhuận Ngàn đồng/1.000m2 -30.321,7 41.588,5 6.857,1

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Từ bảng 4.8 cho thấy, năng suất trung bình của các nông hộ đạt 970,3 kg/1.000m2, trong đó năng suất thấp nhất là 240 kg/1.000m2, năng suất cao nhất là 2.400 kg/1.000m2. Nguyên nhân có sự chênh lệch năng suất giữa các nông hộ là do kỹ thuật canh tác khác nhau, chất lượng rơm nguyên liệu và meo giống chưa đạt. Bên cạnh đó, năng suất nấm rơm của nông hộ cũng chịu ảnh hưởng của yếu tố thời tiết không thuận lợi.

Về giá bán: giá bán là yếu tố tác động trực tiếp tới doanh thu của nông hộ sản xuất nấm rơm và nông hộ không thể chủ động được. Theo điều tra trực tiếp từ 60 nông hộ trồng nấm rơm ở huyện Lai Vung thì người dân nơi đây bán nấm rơm với nhiều mức giá khác nhau, thấp nhất là 24.000 đồng/kg, cao nhất là 48.000 đồng/kg, trung bình thì người dân bán ở mức giá là 37.300 đồng/kg. Nguyên nhân nông hộ bán ở các mức giá khác nhau là do tùy thuộc vào hình thức trồng nấm của nông hộ mà giá nấm cũng khác nhau, nếu người dân trồng nấm thương phẩm (nấm thành phố) thì được giá cao hơn, còn đối với nấm mecô (nấm luộc) thì giá thấp hơn. Nông hộ chỉ bán nấm với một giá cố định từ đầu vụ đến khi tàn vụ nấm theo hợp đồng với thương lái.

Doanh thu: doanh thu là khoản tiền trực tiếp mà nông hộ nhận được khi bán nấm. Doanh thu phụ thuộc vào năng suất và giá bán, doanh thu có quan hệ tỷ lệ thuận với năng suất và giá bán. Dựa vào bảng 4.8 thì doanh thu trung bình mà người dân thu được là 35.385,2 ngàn đồng, cao nhất là 85.500 ngàn đồng, thấp nhất là 6.500 ngàn đồng. Có sự chênh lệch rất lớn giữa hộ có doanh thu cao nhất và hộ có doanh thu thấp nhất là do những hộ có doanh thu cao họ bán nấm được giá cao và kỹ thuật canh tác tốt nên thời gian thu hoạch nấm kéo dài, năng suất cao.

Lợi nhuận: lợi nhuận là yếu tố quan trọng được quan tâm trong mọi hoạt động sản xuất, là phần chênh lệch giữa doanh thu và tổng chi phí

(không có chi phí lao động gia đình) sử dụng trong quá trình sản xuất. Mức lợi nhuận trung bình mà nông hộ sản xuất nấm rơm nhận được là 6.857,1 ngàn đồng trên 1.000m2

, lợi nhuận cao nhất là 41.588,5 ngàn đồng, thấp nhất là -30.321,7 ngàn đồng (lỗ). Sự chênh lệch về mức lợi nhuận giữa các nông hộ là do sử dụng nhiều chi phí, năng suất thấp, giá bán cũng thấp nên dẫn đến lỗ vốn sản xuất.

Các chỉ tiêu tài chính là cơ sở quan trọng để đánh giá các nông hộ sản xuất có hiệu quả hay không. Qua các số liệu tổng hợp được, ta có các chỉ tiêu thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.9: Các chỉ tiêu tài chính

Chỉ tiêu Đơn vị tính Trung bình

Doanh thu/Tổng chi phí Lần 1,24

Lợi nhuận/Tổng chi phí Lần 0,24

Lợi nhuận/Doanh thu Lần 0,19

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Doanh thu/Tổng chi phí: tỷ số này phản ánh một đồng chi phí đầu tư thì chủ thể đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 thì người sản xuất bị lỗ, nếu bằng 1 thì người sản xuất sẽ hòa vốn và nếu doanh thu/tổng chi phí lớn hơn 1 thì người sản xuất có lời. Từ bảng 4.9 cho thấy, tỷ số doanh thu/tổng chi phí trung bình là 1,24 lần, có nghĩa là khi nông hộ bỏ ra 1 đồng chi phí sản xuất nấm rơm thì sẽ thu được 1,24 đồng doanh thu.

Lợi nhuận/Tổng chi phí: tỷ số này cho biết 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua số liệu thống kê cho thấy, tỷ số này là 0,24 lần, tức là trung bình 1 đồng chi phí bỏ ra nông hộ sẽ thu được 0,24 đồng lợi nhuận. Tỷ số này cho thấy hoạt động sản xuất nấm rơm mang lại lợi nhuận tương đối chứ chưa cao cho nông hộ.

Lợi nhuận/Doanh thu: qua bảng 4.9 cho thấy, trung bình trong 1 đồng doanh thu mà nông hộ thu được khi trừ đi tất cả các chi phí thì có 0,19 đồng lợi nhuận. Qua đó cho thấy tốc độ tăng của doanh thu tương đối thấp.

Qua việc phân tích các chi tiêu tài chính của các nông hộ trồng nấm ở huyện Lai Vung cho thấy, đa phần các nông hộ đều đạt chỉ tiêu về mặt tài chính nhưng thu nhập của các nông hộ trồng nấm chưa cao là do chi phí sản xuất cao trong khi năng suất chỉ đạt mức trung bình.

4.3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC NÔNG HỘ TRỒNG HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC NÔNG HỘ TRỒNG NẤM RƠM Ở HUYỆN LAI VUNG TỈNH ĐỒNG THÁP

4.3.1 Phân tích hiệu quả kinh tế

4.3.1.1 Các biến sử dụng trong mô hình DEA

Bảng 4.10: Các biến sử dụng trong mô hình DEA

Biến số Đơn vị tính Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình

Sản lượng Kg/1.000m2 240 2.400,0 978,6

Đầu vào sản xuất

Diện tích đất 1.000m2 0,0 7,0 0,8

Lượng rơm Tấn/1.000m2

0,0 71,4 26,4

Meo giống Bao/1.000m2 3,0 23,1 8,5

Thuốc dưỡng Lít/1.000m2 0,0 3 0,6 Thuốc sâu Lít/1.000m2 0,0 1 0,1 Phân bón Kg/1.000m2 0,0 69,2 24,3 Nhiên liệu (xăng) Lít/1.000m2 0,0 17,1 5,5

Đơn giá đầu vào sản xuất

Tiền thuê đất Đồng/1.000m2 0,0 3.500.000,0 678.261,6 Giá rơm Đồng/tấn 0,0 1.000.000,0 545.875,0 Giá meo giống Đồng/bao 120.000,0 400.000,0 299.458,3 Giá thuốc dưỡng Đồng/lít 0,0 1.400.000,0 233.656,8 Giá thuốc sâu Đồng/lít 0,0 700.000,0 55.520,7 Giá phân bón Đồng/kg 0,0 26.000,0 12.025,0

Giá xăng Đồng/lít 0,0 28.000,0 18.385,0

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Thống kê mô tả các biến trong mô hình DEA về sản lượng đầu ra, sản lượng và giá các yếu tố đầu vào để ước lượng TE, AE và CE của nông hộ trồng nấm rơm được trình bày trong bảng 4.10 cho thấy, sản lượng thu hoạch của nông hộ trồng nấm rơm trung bình trên 1.000m2 là 978,6 kg. Các yếu tố đầu vào như thuốc dưỡng, thuốc sâu, nhiên liệu được tính bằng lít trên 1.000m2, lượng rơm được quy đổi ra tấn, meo giống được tính bằng số bao trên 1.000m2, còn phân bón được quy đổi ra kilogram. Giá các yếu tố đầu vào được tính bằng đồng trên đơn vị các yếu tố đầu vào của nông hộ sản xuất.

4.3.1.2 Hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trồng nấm rơm

Hiệu quả kỹ thuật là khả năng tối đa hóa sản lượng đầu ra với một lượng đầu vào và công nghệ nhất định. Hiệu quả kỹ thuật là một phần của

hiệu quả chi phí (kinh tế). Để có hiệu quả kinh tế cao thì nông hộ phải đạt được hiệu quả kỹ thuật cao.

Bảng 4.11: Hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trồng nấm rơm

Giá trị hiệu quả Số nông hộ Hiệu quả kỹ thuật Tỷ lệ (%)

1,00 17 28,33 [0,80 – 1,00) 7 11,67 [0,60 – 0,80) 14 23,33 [0,40 – 0,60) 13 21,67 [0,20 – 0,40) 9 15,00 < 0,20 0 0,00 Tổng số nông hộ 60 100,00 Lớn nhất 1,000 Nhỏ nhất 0,222 Trung bình 0,703 Độ lệch chuẩn 0,247

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Qua bảng 4.11 cho thấy hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trồng nấm rơm tương đối cao. Hiệu quả kỹ thuật trung bình là 0,703. Trong đó, những nông hộ đạt hiệu quả kỹ thuật là 1 có 17 nông hộ, chiếm tỷ lệ 28,33%, có 7 nông hộ (chiếm 11,67%) đạt hiệu quả kỹ thuật từ 0,80 – 1,00. Ngoài ra, có 23,33% số hộ đạt hiệu quả kỹ thuật từ 0,60- 0,80, ở mức 0,40 – 0,60 có 13 nông hộ chiếm tỷ lệ 21,67%, ở mức 0,20 – 0,40 chiếm 15% với 9 nông hộ, không có hộ nào có hiệu quả kỹ thuật dưới mức 0,20. Từ đó cho thấy mặt bằng chung các nông hộ trồng nấm rơm tại huyện Lai Vung sử dụng các đầu vào hiện có đạt hiệu quả. Đạt được kết quả này là nhờ các nông hộ nắm bắt được kỹ thuật trồng nấm rơm tương đối tốt và nông hộ tích lũy được nhiều kiến thức sản xuất qua việc canh tác kinh nghiệm lâu năm. Tuy nhiên, các nông hộ trên địa bàn vẫn chưa sản xuất đạt mức tối ưu là do các yếu tố tiếp cận khoa học kỹ thuật chưa cao và các yếu tố khách quan như thời tiết, sâu bệnh,…

4.3.1.3 Hiệu quả phân phối nguồn lực của nông hộ trồng nấm rơm

Hiệu quả phân phối nguồn lực là việc sử dụng tỷ lệ các yếu tố đầu vào trong sản xuất để tối thiểu hóa chi phí sản xuất. Để tối đa lợi nhuận thì các nông hộ phải tối thiểu chi phí sản xuất, vì vậy hiệu quả phân phối nguồn lực cao thì có thể làm cho các nông hộ trồng nấm rơm đạt hiệu quả kinh tế cao. Hiệu quả phân phối nguồn lực của nông hộ được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.12: Hiệu quả phân phối nguồn lực của nông hộ trồng nấm rơm Giá trị hiệu quả Hiệu quả phân phối nguồn lực Số nông hộ Tỷ lệ (%)

1,00 0 0,00 [0,80 – 1,00) 3 5,00 [0,60 – 0,80) 1 1,67 [0,40 – 0,60) 2 3,33 [0,20 – 0,40) 2 3,33 < 0,20 52 86,67 Tổng số nông hộ 60 100,00 Lớn nhất 0,952 Nhỏ nhất 0,029 Trung bình 0,180 Độ lệch chuẩn 0,197

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Từ bảng 4.12 cho thấy, hiệu quả phân phối nguồn lực của các nông hộ trồng nấm rơm ở mức rất thấp, trung bình chỉ đạt 0,180 trong đó nông hộ đạt hiệu quả cao nhất là 0,952 và thấp nhất là 0,029. Qua kết quả thống kê cho thấy, không có nông hộ nào đạt hiệu quả phân phối nguồn lực ở mức tối ưu, những hộ có hiệu quả gần mức tối ưu (0,80 – 1,00) chỉ có 3 nông hộ chiếm khoảng 5%. Số nông hộ đạt mức hiệu quả dưới 0,20 chiếm tỷ lệ rất cao 86,66%. Từ đó cho thấy vấn đề sử dụng các đầu vào trong sản xuất của nông hộ trồng nấm rơm ở huyện Lai Vung chưa hợp lý, dẫn đến chưa đạt hiệu quả. Nguyên nhân là do giá cả các nguồn lực đầu vào biến đổi, không ổn định, mỗi nông hộ có nguồn vốn khác nhau, có sự khác nhau về vị trí địa lý, quan hệ của chủ nông hộ với các nhà cung ứng đầu vào.

4.3.1.4 Hiệu quả sử dụng chi phí của nông hộ trồng nấm rơm

Hiệu quả sử dụng chi phí là tích của hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối nguồn lực, vì vậy hiệu quả sử dụng chi phí của nông hộ cao khi nông hộ vừa đạt hiệu quả kỹ thuật vừa đạt hiệu quả phân phối nguồn lực.

Hiệu quả sử dụng chi phí bị tác động bởi hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối nguồn lực. Qua bảng 4.13 cho thấy, hiệu quả sử dụng chi phí của nông hộ rất thấp, hiệu quả sử dụng chi phí trung bình là 0,133. Trong đó, nông hộ đạt mức hiệu quả sử dụng chi phí cao nhất là 0,952 và thấp nhất là 0,012. Số nông hộ đạt mức hiệu quả cao (0,80 – 1,00) rất ít chỉ có 2 nông hộ, chiếm tỷ lệ 3,33%, còn lại chủ yếu là những nông hộ có mức hiệu quả dưới

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình trồng nấm rơm ở huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)