Từ kết quả nghiên cứu tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng nấm rơm:
- Qua phân tích bằng màng bao dữ liệu (DEA) cho thấy phần lớn các nông hộ chưa phân phối các nguồn lực hợp lý, các yếu tố đầu vào của nông hộ sử dụng một lượng tương đối nhiều hơn lượng tối ưu. Bảng 4.15 thể hiện
lượng đầu vào đề xuất để các nông hộ phân phối nguồn lực đầu vào hợp lý, từ đó tăng hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả kinh tế.
Bảng 4.15: Lượng đầu vào của các nông hộ sử dụng thực tế và lượng đầu vào đề xuất
Biến số Đơn vị tính Thực tế Đề xuất
Diện tích đất 1.000m2 0,8 0,1
Lượng rơm Tấn/1.000m2 26,4 2,2
Meo giống Bao/1.000m2 8,5 4,3
Thuốc dưỡng Lít/1.000m2 0,6 0,4
Thuốc sâu Lít/1.000m2 0,1 0,1
Phân bón Kg/1.000m2 24,3 16,4
Nhiên liệu (xăng) Lít/1.000m2 5,5 7,1
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014
- Hiệu quả kỹ thuật giảm khi quy mô trồng nấm rơm lớn. Nguyên nhân là do nông hộ bị hạn chế kiến thức về quản lý sản xuất. Do vậy, chính quyền địa phương cần khuyến kích nông dân sản xuất với diện tích phù hợp.
- Nông dân cần nâng cao hơn nữa trình độ canh tác và đầu tư sản xuất. Những nông hộ lớn tuổi nên mạnh dẫn thay đổi thói quen canh tác cũ chưa đạt hiệu quả cao, tiếp cận phương pháp và kỹ thuật canh tác mới để tăng năng suất.
- Trong quá trình sản xuất nên tận dụng nguồn lực lao động gia đình để giảm thiểu chi phí. Tuy nhiên, không nên sử dụng quá nhiều lao động, dẫn đến thời gian nhàn rỗi nhiều.
- Nông dân cần phải cải thiện nguồn meo giống, lựa chọn cơ sở bán meo có uy tín, chuyển đổi mô hình trồng nấm rơm ngoài trời sang trồng nấm trong nhà được bao che cẩn thận trách sự ảnh hưởng của thời tiết.
- Nông dân cần chủ động tiếp cận thêm thông tin giá cả thị trường qua báo trí, internet và tivi để nắm bắt thông tin về nhu cần thị trường, chủ động sản xuất.
- Chính quyền địa phương và cán bộ khuyến nông cần tăng cường tập huấn, phổ biến những kỹ thuật canh tác để nông dân trồng nấm đạt năng suất, chất lượng cao và giảm chi phí trong sản xuất.
- Chính quyền địa phương cần phối hợp với viện nghiện cứu, trung tâm sản xuất giống nghiên cứu và phát triển meo mới chất lượng nhằm nâng cao năng suất.
- Đối với khâu tiêu thụ, chính quyền địa phương cần khuyến khích người trồng nấm hình thành vùng liên kết sản xuất nấm, gắng với bao tiêu sản phẩm, xây dựng được thương hiệu… thì nghề trồng nấm rơm ở huyện Lai Vung mới phát huy được hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ