Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Châu Thành

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng cây cam sành ở huyện châu thành,tỉnh hậu giang (Trang 37)

Được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của các cấp đảng ủy, chính quyền, các ban ngành đoàn thể từ cấp tỉnh đến cấp huyện, đặc biệt là sự quan tâm về chính sách Nông nghiệp – Nông dân – Nông thôn của Đảng và Nhà nước. Thêm vào đó cơ sở hạ tầng ở nông thôn phát triển tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển theo. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên và nhu cầu của xã hội làm cho thu nhập của người dân được cải thiện, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản ổn định, vườn cây ăn trái phát triển mạnh, các ứng dụng khoa học kỹ thuật, thực hành sản xuất nông nghiệp đã được chuyển giao đến nông dân ngày càng phổ biến.

Nhưng hiện nay ngành nông nghiệp của huyện gặp không ít khó khăn như: tình hình sâu bệnh, khí hậu diễn biến phức tạp, giá cả vật tư cao, nông sản nhập lậu, diện tích lúa giảm nhanh v.v.

Theo số liệu của cục thống kê huyện: tốc độ tăng trưởng kinh tế Nông – lâm – thủy sản tăng 19,48% so với 2011, giá trị sản xuất (giá so sánh 1994) tăng 28% so với năm 2011. Tỷ trọng chiếm 12,26%, giảm 1,14% so với năm 2011.

Về trồng trọt:

Cơ cấu các loại cây trồng chủ yếu của huyện Châu Thành gồm cây lúa, cây rau màu và cây ăn trái. Theo kết quả thống kê của Phòng nông nghiệp huyện, kết quả ngành trồng trọt cụ thể như sau:

+ Cây ăn trái: Tổng diện tích hiện có là 8.896,2 ha, tăng 187 ha so với năm 2012, sản lượng là 88.897,2 tấn, tăng 12,21% so với năm 2012. Tổng

23

diện tích năm 2012 là 8.709,20 ha tăng 748,40 ha so với năm 2011, trong đó nhóm cây có múi là 6.105,90 ha, cây khác 2.603,30 ha. Bưởi năm roi 1.650 ha, Mít thái siêu sớm 134 ha, chanh không hạt 67,9 ha, nhiều nhất là cam sành 4.200 ha.

Diện tích cây ăn trái cho thu hoạch là 6.301,9 ha (cây có múi là 4.361,10 ha), tổng sản lượng là 79.221,70 tấn tăng hơn 7.425,90 tấn.

+ Về cây rau màu: diện tích rau màu và đậu các loại là 728,80 ha (trong đó rau màu là 637,60 ha), giảm 32,03% so với năm 2012, sản lượng là 8.450 tấn giảm 40,53% so với năm 2012. Năm 2012 sản lượng đạt 13.455,70 tấn tăng 964 tấn so với năm 2011. Cơ cấu cây rau màu của huyện gồm những loại cây có giá trị kinh tế cao như: dưa hấu, cải bắp, bắp cải, dưa leo,... ngoài ra người dân còn tận dụng đất trống để trồng các loại rau để tăng thêm thu nhập như: ngò gai, bồ ngót, bạc hà…

+ Về cây lúa: tổng diện tích gieo trồng của huyện 6 tháng đầu năm 2013 là 2.008,0 ha giảm 2.308,3 ha so với năm 2012, năng suất là 4,68 tấn/ha giảm 17,74% so với năm 2012, sản lượng là 9.776,2 tấn giảm 59,65% so với năm 2012. Tổng diện tích gieo trồng của huyện trong năm 2012 là 4.396,30 ha, giảm 778,70 ha so với năm 2011. Năng suất đạt 5,51 tấn/ha, sản lượng đạt 24.229 tấn, giảm 4.737 tấn so với cùng kỳ năm 2011. Tình hình sản xuất lúa của huyện tính đến ngày 12/06/2013 được thể hiện qua các vụ như sau:

Bảng 3.7: Tình hình sản xuất lúa của huyện Châu Thành 6 tháng đầu năm 2013

Mùa vụ Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lƣợng (tấn)

Đông Xuân 903,00 6,74 6.086,20

Hè Thu 810,00 2,52 2.040,00

Thu Đông 375,00 4,40 1.650,00

Cả năm 2.088,00 4,68 9.776,20

Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện công tác 6 tháng đầu năm 2013

Qua các năm diện tích, năng suất, sản lượng lúa của huyện giảm xuống đáng kể do cây lúa không còn phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương, bà con đang chuyển dần sang trồng cây ăn trái.

Về chăn nuôi

- Gia cầm: Tổng đàn có 138.000 con, trong đó đàn gà là 96.000 con tăng 32.791 con so với năm 2012, vịt là 42.000 con tăng 9.216 con.

24

- Đàn gia súc:

+ Tổng đàn Bò là 355 con, giảm 41con so với năm 2012. + Tổng đàn Heo 8.100 con, giảm 12.325 con so với năm 2012.

Từ năm 2005 về trước thì đàn bò luôn tăng nhờ sự hổ trợ 40% của Nhà nước, sau đó không còn hỗ trợ nên quy mô giảm dần. Chăn nuôi nhỏ lẻ, chủ yếu dựa vào nguồn cỏ tự nhiên, thiếu đầu tư nên dẫn đến hiệu quả thấp.

Về thủy sản

Diện tích nuôi trồng thủy sản hiện có là 217 ha, giảm 30,73% so với năm 2012.

Là nguồn thu nhập khá lớn của người dân trong huyện. Tổng diện tích nuôi trồng năm 2012 là 313,27 ha.

+ Mô hình nuôi thâm canh, bán thâm canh: Mô hình này cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao cần được nhân rộng trong thời gian tới.

+ Mô hình nuôi quảng canh: Phổ biến là hình thức nuôi mương vườn, thường nuôi đơn hoặc ghép nhiều loại như cá đồng, Rô phi, Tai tượng, Mè,… Mô hình này nhằm tận dụng diện tích mặt nước vườn để tăng thêm thu nhập cho nông dân.

3.3 GIỚI THIỆU VỀ CÂY CAM SÀNH VÀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CAM SÀNH Ở VIỆT NAM

3.3.1 Nguồn gốc, quá trình sinh trƣởng và giá trị của cây cam sành

Nguồn gốc và quá trình sinh trưởng

Cam sành là một giống cây ăn quả thuộc chi Cam chanh có quả gần như quả cam, có nguồn gốc từ Việt Nam. Quả cam sành rất dễ nhận ra nhờ lớp vỏ dầy, sần sùi giống bề mặt mảnh sành, và thường có màu lục nhạt khi chín có sắc cam, các múi thịt có màu cam. Cam sành có nhiều tên khoa học như: Citrus Nobilis, Citrus Reticulata hay Citrus Sinensis. Loài cây này được đưa vào Mỹ năm 1880, khi Đại sứ Hoa Kỳ tại Nhật Bản John A. Bingham chuyển sáu quả cam sành bằng đường tàu từ Sài Gòn tới Dr. H. S. Magee, một người phụ trách vườn ươm giống tại Riverside, California. Năm 1882, Magee gửi hai cây con trồng từ hạt và chồi tới J. C. Stovin ở Winter Park, Florida

Giá trị, công dụng của cây cam sành

Cam sành là loại cây lâu năm, dễ trồng, có giá trị kinh tế cao, được đa số nhà vườn ưa chuộng. Đặc biệt cam sành là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao,

25

cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, cam sành còn là dược phẩm để chữa bệnh, làm chất tẩy rửa…Trong những năm qua, nhiều người dân gắn bó với cây cam sành đã cải thiện được kinh tế gia đinh, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống và hơn thế nửa đã có rất nhiều nông dân trở thành tỷ phú “ Tỷ phú cam sành” như Ông Đặng Văn Quang ( Ấp Đông Bình - Đông Phước - Châu Thành - Hậu Giang), Ông Trần Văn Phim ( Phú Trí B – Phú Hữu – Châu Thành – Hậu Giang), Ông Quỳnh Văn Sang ( Tam Ngải – Cầu Kè – Trà Vinh).

+ Về giá trị dinh dưỡng

Trong Cam tươi có nước 87,5%, protid 0,9%, glucid 8,4%, acid hữu cơ 1,3%, cellulose 1,6%, calcium 34mg%, sắt 23mg%, caroten 0,4mg%, vitamin C 40mg%. Quả là nguồn vitamin C, có thể tới 150mg trong 100g dịch, hoặc 200-300 mg trong 100g vỏ khô. Cam sành có thể ăn tươi hoặc vắt lấy nước uống, các sản phẩm chế biến từ cam như nước cam, dầu cam (làm gia vị trong thực phẩm hay hương vị trong nước hoa). Là thực phẩm giá trị dinh dưỡng cao, giá thành tương đối được người tiêu dùng ưa chuộng.

+ Về giá trị trong y học

Theo các nhà khoa học, cam là một trong những loại trái cây có chứa tinh dầu mang mùi thơm và chứa nhiều vitamin C, vitamin A, canxi và chất xơ... rất bổ dưỡng cho cơ thể. Vitamin B9 (acid folic) có trong cam giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, phòng bệnh ung thư (đặc biệt là ung thư dạ dày và thanh quản) vì chúng giàu chất chống oxy hóa.

Chất Limonoid trong cam giúp ngăn ngừa bệnh ung thư và có tác dụng giải độc, lợi tiểu. Những người thường ăn cam, hoặc các loại trái có họ hàng với cam như quýt, bưởi, chanh... có tỉ lệ nhiễm các bệnh ung thư (phổi và dạ dày) khá thấp. Nước cam chứa nhiều canxi và vitamin hơn cả các sản phẩm từ sữa. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại Trường Đại học Texas A&M (Mỹ) cho thấy thường xuyên uống nước cam và nước bưởi có thể giúp ngăn ngừa loãng xương và các chứng bệnh khác. Chất canxi tập trung nhiều trong vỏ cam. Vỏ cam còn có tác dụng chữa bệnh ho có đàm và giã rượu rất hiệu quả. Để tận dụng được tối đa lượng canxi có trong vỏ cam nên ăn thêm vỏ cam cùng với nước cam hoặc cam cắt miếng. Theo y học cổ truyền, cam còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc… hiện nay có rất nhiều bài thuốc chữa bệnh từ cam.

26

3.3.2 Tình hình tiêu thụ cam sành ở Việt Nam

Cây có múi nói chung cũng như cây cam sành nói riêng là loại cây trồng gắn bó với người dân nước ta từ rất lâu, là loại cây có giá trị kinh tế cao và rất quan trọng đối với nền sản xuất nông nghiệp của nước ta. Hiện nay diện tích và sản lượng cam sành của nước ta đang tăng lên, giá cả cũng ở mức tương đối, nhiều nông dân thoát nghèo nhờ vào cây cam sành. Với lượng dinh dưỡng cao, nhiều công dụng nên lượng tiêu dùng cam sành trong nước ta cũng tăng dần, cam sành được trồng nhiều ở ĐBSCL đặc biệt là các tỉnh như: Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang, Bến Tre, Trà Vinh… Thế nhưng thời gian gần đây bà con nông dân đang gặp phải một số khó khăn trong quá trình tiêu thụ cam sành, một trong những khó khăn đó là cam giả của Trung Quốc đã ảnh hưởng hình ảnh trái cam sành của nước ta. Làm cho lượng cung cam sành giảm từ 50% đến 70%, giá giảm xuống còn 4000 đến 5000 đồng/kg. Nhưng có sự can thiệp của Ngành Nông nghiệp và các cơ quan chức năng nên tin đồn này không còn ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ cam sành nữa. Hiện cam sành chủ yếu cung cấp thị trường trong nước, Bộ NN&PTNN đang hướng tới việc cam sành mang thương hiệu địa phương để đến với thị trường nước ngoài, phát triển ngành sản xuất cam sành của nước ta.

3.3.3 Thực trạng sản xuất cam sành ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang Giang

Theo báo cáo về kết quả sản xuất Nông – Lâm nghiệp, Thủy sản của huyện tính đến ngày 12/06/2013, diện tích, năng suất và sản lượng của huyện có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Năm 2010, diện tích gieo trồng cam sành là 2.968,5 ha (diện tích thu hoạch là 1961,8 ha), năng suất là 13,06 tấn/ha, sản lượng là 25.616,2 tấn. Năm 2011 diện tích gieo trồng là 3.570,4 ha tăng 601,9 ha so với năm 2010, sản lượng là 32.415,0 ha tăng 6798,8 tấn so năm 2010, năng suất 15 tấn/ha tăng 1,94 tấn/ha so năm 2010. Năm 2012 diện tích gieo trồng là 4.354,1 ha tăng 783,7 ha so năm 2011, sản lượng là 40261,5 tấn tăng 7.846,5 tấn so với năm 2011, năng suất bằng với 2011. Sáu tháng đầu năm 2013 diện tích gieo trồng là 4.540,0 ha (diện tích thu hoạch là 2747,90 ha), tăng 185,9ha so với năm 2012, sản lượng là 54.985,0 tấn tăng 14.723,5 tấn, năng suất là 20,0 tấn/ha tăng 15 tấn/ha so với năm 2012.

27

Bảng 3.8: Diện tích, năng suất, sản lượng cam sành của huyện Châu Thành giai đoạn 2010 – 6/2013

Chỉ tiêu Năm

2010 2011 2012 06,2013

Diện tích (ha) 1.961,80 2.161,00 2.684,10 2.747,90

Năng suất (tấn/ha) 13,06 15,00 15,00 20,00

Sản lượng (tấn) 25.616,20 32.415,00 40.261,50 54.958,00

Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả sản xuất huyện Châu Thành, 2010, 2011, 2012, 6,2013

Diện tích, năng suất và sản lượng cam sành của toàn huyện từ năm 2010 đến 06/2013 đều tăng liên tục. Do người dân đang thu hẹp diện tích lúa và tập trung vào loại cây chủ lực để có thể tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho gia đình. Tuy nhiên sản lượng tăng lên vẫn chưa cao vì còn nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất mà bà con nông dân gặp phải.

28

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH TRỒNG CAM SÀNH Ở HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG

4.1 TỔNG QUAN VỀ HỘ SẢN XUẤT CAM SÀNH

4.1.1 Độ tuổi và số năm kinh nghiệm sản xuất cam sành của chủ hộ

Kết quả điều tra về độ tuổi và số năm kinh nghiệm của 60 hộ sản xuất cam sành tại 2 xã ở huyện Châu Thành cho thấy độ tuổi trung bình của chủ hộ là 44,78 tuổi, chủ hộ có độ tuổi nhỏ nhất là 29 tuổi và cao nhất là 78 tuổi.

Bảng 4.9: Tuổi và số năm sản xuất của nông hộ

ĐVT: Năm Chỉ tiêu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Tuổi chủ hộ 29 78 44,78 10,75

Số năm kinh nghiệm 3 8 5,5 1,24

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 9,2013

Số năm kinh nghiệm là một trong các yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của mô hình sản xuất. Theo số liệu của Phòng Nông Nghiệp huyện thì người dân ở xã Đông Phú và Phú An, huyện Châu Thành bắt đầu chuyển sang trồng cam sành vào khoảng năm 2009, theo kết quả điều tra thực tế, số năm kinh nghiệm trung bình của các hộ nơi đây là 5,5 năm, chủ hộ có kinh nghiệm thấp nhất là 3 năm và cao nhất là 8 năm. Có nhiều năm kinh nghiệm thì nông dân có thể tránh được các bệnh thường xảy ra cũng như sử dụng một cách tốt nhất các yếu tố đầu vào để giảm thiểu chi phí và mang lại kết quả cao.

4.1.2 Trình độ học vấn của chủ hộ

Cam sành là loại cây dễ trồng nhưng do là cây lâu năm, thời gian sinh trưởng dài nên cần phải chăm sóc tốt để cây có thể phát triển, kéo dài tuổi thọ và cho năng suất cao. Trình độ học vấn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến mô hình sản xuất vì nó liên quan đến khả năng tiếp thu và vận dụng các kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất. Chủ hộ có thể sử dụng thích hợp lượng phân và thuốc cần dùng, dễ dàng nhận biết các loại sâu bệnh thường tấn công cam sành

29

để đề phòng kịp thời, tránh tình trạng hao phí lượng phân, thuốc và thời gian chăm sóc cho cây từ đó đạt hiệu quả cao hơn.

Bảng 4.10: Trình độ học vấn của các nông hộ Trình độ học vấn Tần số Tỷ lệ (%) Không có đi học 0 0,00 Cấp I 11 18,33 Cấp II 24 40,00 Cấp III 23 38,33 Cao Đẳng, Đại Học 2 3,34 Tổng 60 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 9,2013

Trong 60 hộ tại địa bàn nghiên cứu thì không có hộ nào không có đi học, nhìn chung thì trình độ học vấn của các nông hộ khá cao, chủ yếu là cấp II và cấp III. Số chủ hộ có trình độ học vấn cấp II là 24 hộ tương ứng 40%, học vấn cấp III chiếm 38,33%, cấp I chiếm 18,33% và Cao Đẳng, Đại Học là 2 người tương ứng 3,34%. Đây là yếu tố thuận lợi với các nông hộ trong sản xuất cam sành, ngoài khả năng học hỏi từ sách, báo, truyền hình, tạp chí … thì các chủ hộ có thể tiếp thu tốt từ các lớp tập huấn nông nghiệp và Cán bộ khuyến nông để nâng cao hiệu quả sản xuất.

4.1.3 Nguồn lao động

Đây là lực lượng tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, nó ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của mô hình sản xuất nông nghiệp thông qua kỹ thuật chăm sóc và khả năng sử dụng các yếu tố đầu vào. Nguồn lao động gồm lao động gia đình và lao động thuê.

Lao động gia đình

Bảng 4.11: Cơ cấu lao động gia đình tham gia sản xuất cam sành

ĐVT: người/ hộ Chỉ tiêu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Số nhân khẩu 2 11 4,53 1,63 Lao động trực tiếp sản xuất Nam 1 3 1,42 0,53 Nữ 0 3 1,08 0,70

30

Số nhân khẩu trung bình của một hộ tại địa bàn nghiên cứu là 4,53 người, trong đó hộ đông nhất là 11 người và ít nhất là 2 người. Lao động tham

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng cây cam sành ở huyện châu thành,tỉnh hậu giang (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)