Chi phí cho lần thu hoạch hiện tại

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng cây cam sành ở huyện châu thành,tỉnh hậu giang (Trang 62 - 67)

Lần thu hoạch hiện tại cũng là lúc cây đang trong giai đoạn cho trái ổn định của chu kỳ cam sành (5 tuổi). Chi phí cho lần thu hoạch hiện tại cũng bao gồm các chi phí như lần thu hoạch đầu tiên, nhưng chỉ khác nhau về tỷ lệ các loại chi phí.

48

Bảng 4.25: Chi phí cơ bản cho lần thu hoạch hiện tại

ĐVT: Đồng/1.000 m2/năm

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 9,2013

Trong lần thu hoạch hiện tại, tổng chi phí có LĐGĐ trung bình là 14.518.570 đồng/1.000m2. Tuy thời gian ngắn hơn (chỉ trong một năm) nhưng lượng đầu vào sử dụng nhiều hơn so với lần thu hoạch đầu tiên, ta có tổng chi phí có LĐGĐ thấp nhất là 6.589.400 đồng/1.000m2 và tổng chi phí cao nhất là 28.348.690 đồng/1.000m2. Trên từng nông hộ thì tổng chi phí này trung bình là 83.803.060 đồng/hộ, tổng chi phí có LĐGĐ thấp nhất là 25.357.000 đồng/hộ và cao nhất là 332.248.290 đồng/hộ (tham khảo phụ lục 3). Để thấy rỏ hơn các loại chi phí trong cơ cấu tổng chi phí ta quan sát hình 4.5 bên dưới.

Hình 4.5: Cơ cấu chi phí cho lần thu hoạch hiện tại của nông hộ trồng cam sành

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 9,2013

Khoản mục Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Chi phí phân bón 500.000 10.833.330 3.176.220 2017.500 Chi phí thuốc BVTV 38.710 5.333.330 954.470 981.790 Chi phí nhiên liệu 73.500 1.058.400 402.180 204.820 Chi phí khấu hao cơ bản 524.920 1.495.710 993.910 251.790 Chi phí thuê đất 3.000.000 3.500.000 3.080.000 172.520 Chi phí LĐGĐ 763.040 21.000.000 5.238.040 3.729.350 Chi phí lao động thuê 0,00 5.800.000 673.740 1.026.940

Tổng chi phí có LĐGĐ 6.589.400 28.348.690 14.518.570 4.694.700 Tổng chi phí không có

LĐGĐ 4.871.650 18.979.150 9.280.530 3.229.360 Tổng chi phí không có

49

Bảng 4.25 và hình 4.5 thể hiện từng loại chi phí trong tổng chi phí ở lần thu hoạch hiện tại như sau:

a/ Chi phí LĐGĐ

Trong lần thu hoạch hiện tại thì chí phí LĐGĐ là khoản chi phí cao nhất (36,08%) trong tổng chi phí, vào thời điểm này giá thuê lao động tăng lên nhiều so với trước kia, trong giai đoạn này cây đang trong thời kì cho trái, các khâu chăm sóc, bón phân, tưới nước vẫn là LĐGĐ thực hiện, bên cạnh đó thì chủ hộ có thuê thêm lao động nhưng rất ít. Chi phí LĐGĐ trung bình là 5.238.040 đồng/1.000m2

, hộ sử dụng LĐGĐ ít nhất là 763.040 đồng/1.000m2 và chi phí cho LĐGĐ nhiều nhất là 21.000.000 đồng/1.000m2

.

Chi phí này đối với từng nông hộ lớn hơn rất nhiều với giá trị trung bình là 25.127.500 đồng/hộ. Trong đó chi phí thấp nhất là 7.650.000 đồng/hộ và cao nhất là 84.000.000 đồng/hộ (tham khảo phụ lục 3).

+ Khâu tưới nước: chiếm 69,15% tổng chi phí LĐGĐ, đây là lúc cây cần nhiều nước để sinh trưởng và nuôi trái. Vào mùa nắng thường thì cách một ngày nông hộ sẽ tưới một lần, vào mùa mưa thì số lần tưới sẽ ít hơn. Chi phí LĐGĐ trung bình cho khâu tưới nước là 3.622.330 đồng/1.000m2

, chi phí thấp nhất là 228.260 và nhiều nhất là 16.200.000 đồng/1.000m2.

+ Khâu thu hoạch: nếu bán cam theo hình thức bán mão thì nông hộ không phải tốn LĐGĐ cho khâu này, nhưng phần lớn các nông hộ bán theo hình thức Kilogram vì giá sẽ cao hơn so với bán mão. Mặc dù đã có lao động của thương lái trực tiếp cắt trái nhưng nông hộ vẫn ra vườn để tuyển lại những trái kém chất lượng do thương lái bỏ lại để giảm tỷ lệ hao hụt. Chi phí LĐGĐ cho khâu thu hoạch trung bình là 555.740 đồng/1.000m2 (chiếm 10,61%) tổng chi phí LĐGĐ, trong đó thấp nhất là 120.970 đồng và cao nhất là 2.000.000 đồng/1.000m2.

+ Khâu phun thuốc: Đối với các loại trái cây nói chung cũng như cam sành nói riêng, chất lượng và hình thức bên ngoài là hai yếu tố quyết định giá cả của nó. Nông hộ phải thường xuyên phun thuốc để cam sành không bị sâu bệnh tấn công, trái đẹp và bóng, chi phí LĐGĐ cho khâu này trung bình là 453.530 đồng/1.000m2

(chiếm 8,66%) tổng chi phí LĐGĐ, thấp nhất là 32.000 đồng và cao nhất là 1.800.000 đồng/1.000m2

.

+ Khâu bón phân: Chiếm 6,09% tổng chi phí LĐGĐ, mỗi lần bón với lượng nhiều nhưng số lần sẽ ít hơn so thời điểm thu hoạch lần đầu tiên. Chi phí trung bình là 319.050 đồng/1.000m2, thấp nhất là 39.130 và cao nhất là 800.000 đồng/1.000m2

50

+ Khâu chăm sóc: chỉ chiếm 0,05% tổng chi phí LĐGĐ, chi phí trung bình là 287.390 đồng/1.000m2, thấp nhất là 42.860 đồng và cao nhất là 900.000 đồng/1.000m2.

b/ Chi phí phân bón

Đây là thời điểm cây cần lượng phân lớn vừa đủ để sinh trưởng và nuôi trái, trái ngoài vẻ sáng đẹp thì cần phải to mới bán được giá cao. Chi phí phân bón chiếm 21,88% trong tổng chi phí, trung bình là 3.176.220 đồng/1.000m2, trong đó hộ sử dụng lượng phân bón ít nhất là 500.000 đồng/1.000m2

và hộ sử dụng lượng phân bón nhiều nhất là 10.833.330 đồng/1.000m2. Các loại phân được nông hộ sử dụng vẫn là NPK 20 – 20 – 15, NPK 16 – 16 – 8, URÊ, URÊ+TE, Hữu cơ, bên cạnh đó các nông hộ còn sử dụng thêm nấm đối kháng Trichodema, Stretomyces… để phòng bệnh cho cây cam sành.

Chi phí phân bón trung bình trên từng nông hộ là 18.625.500 đồng/hộ. Trong đó hộ sử dụng phân bón ít nhất là 1.500.000 đồng/hộ và nhiều nhất là 100.000.000 đồng/ hộ đối với hộ có diện tích lớn (tham khảo phụ lục 3).

c/ Chi phí thuê đất

Chi phí thuê đất có tăng lên so với thời điểm trước kia, vào thời điểm lần thu hoạch đầu tiên giá thuê đất khoảng 2.234.940/1.000m2/năm và thời điểm hiện tại giá thuê đất trung bình là 3.080.000 đồng/1.000m2 (chiếm 21,21%) tổng chi phí, trong đó chi phí thuê đất thấp nhất là 3.000.000 đồng và nhiều nhất là 3.500.000 đồng/1.000m2.

Đối với từng nông hộ thì chi phí thuê đất ở lần thu hoạch trong năm hiện tại trung bình là 19.543.170 đồng/hộ. Trong đó giá trị thấp nhất là 4.500.000 đồng/hộ và cao nhất là 87.500.000 đồng/hộ (tham khảo phụ lục 3).

d/ Chi phí thuốc BVTV

Là yếu tố quan trọng không kém gì phân bón, thuốc BVTV giúp cây cam sành phòng trừ sâu bệnh, làm cho trái sáng và đẹp hơn để nông hộ có thể bán được với giá cao. Trong lần này số lần phun ít hơn so với thời điểm thu hoạch đầu tiên nhưng phun với lượng nhiều hơn. Chi phí thuốc BVTV trung bình là 954.470 đồng/1.000m2

(chiếm 6,57%) tổng chi phí, trong đó thấp nhất là 38.710 đồng/1.000m2

và cao nhất là 5.333.330 đồng/1.000m2.

Chi phí thuốc BVTV đối với từng nông hộ trung bình là 6.352.570 đồng/hộ. Hộ sử dụng ít nhất là 240.000 đồng/hộ và hộ sử dụng nhiều nhất là 55.000.000 đồng/hộ (tham khảo phụ lục 3).

51

e/ Chi phí khấu hao cơ bản và lao động thuê

+ Chi phí khấu hao cơ bản: trong lần thu hoạch hiện tại trung bình là 993.910 đồng/1.000m2

(chiếm 6,85%) tổng chi phí, chi phí này chỉ khấu hao trong một năm nên thấp hơn so với lần thu hoạch đầu tiên. Chi phí khấu hao thấp nhất là 524.920 đồng/1.000m2 và cao nhất là 1.495.710 đồng/1.000m2.

Đối với từng nông hộ, chi phí này trung bình là 5.981.640 đồng/hộ. Trong đó giá trị thấp nhất là 1.514.290 đồng/hộ và cao nhất là 27.294.000 đồng/hộ (tham khảo phụ lục 3).

+ Chi phí lao động thuê

Chi phí lao động thuê chiếm 4,64% trong tổng chi phí, trung bình là 673.740 đồng/1.000m2, trong đó có hộ không sử dụng lao động thuê và hộ sử dụng nhiều nhất là 5.800.000 đồng/1.000m2. Lao động thuê được sử dụng ở các khâu bón phân, phun thuốc, chăm sóc và thu hoạch nhưng không nhiều. Đối với khâu thu hoạch, tại những hộ có diện tích lớn, bán theo hình thức bán kilogram thì họ thuê lao động để cắt trái cùng với LĐGĐ và thương lái, khâu thu hoạch trung bình là 442.770 đồng/1.000m2 (chiếm 67,25%) tổng chi phí lao động thuê. Khâu chăm sóc cũng vậy, chiếm 11,43% trong tổng chi phí lao động thuê, trung bình là 87.330 đồng/1.000m2

, khâu phun thuốc có chi phí trung bình là 74.490 đồng/1.000m2

(chiếm 11,06%) chi phí lao động thuê. Khâu bón phân và tưới nước chiếm tỷ lệ nhỏ trong chi phí lao động thuê, lần lượt là 7,5% và 2,76% với chi phí trung bình là 50.520 và 18.620 đồng/1.000m2

.

Chi phí lao động thuê trung bình xét trên hộ là 5.987.500 đồng/hộ. Trong đó có hộ không sử dụng lao động thuê và hộ sử dụng lao động thuê với chi phí nhiều nhất là 112.000.000 đông/hộ (tham khảo phụ lục 3).

f/ Chi phí nhiên liệu

Tuy cần lượng nước rất nhiều nhưng trong lần thu hoạch hiện tại chỉ trong một năm nên chi phí xăng, dầu là không đáng kể. Trung bình là 402.180 đồng/1.000m2

(chiếm 2,77%) tổng chi phí, chi phí thấp nhất là 73.500 đồng và cao nhất là 1.058.400 đồng/1.000m2.

Chi phí nhiên liệu đối với từng nông hộ trung bình là 2.194.180 đồng/hộ. Với hộ sử dụng nhiên liệu ít nhất là 441.000 đồng/hộ và hộ sử dụng nhiều nhất là 7.154.000 đồng/hộ (tham khảo phụ lục 3).

52

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng cây cam sành ở huyện châu thành,tỉnh hậu giang (Trang 62 - 67)