Tình hình tập huấn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng cây cam sành ở huyện châu thành,tỉnh hậu giang (Trang 47)

nguồn vốn có khả năng quyết định quy mô và khả năng sản xuất của nông hộ. Nguồn vốn của nông dân chủ yếu xuất phát từ hai nguồn: vốn tự tích lũy hoặc vốn vay. Nhưng sau điều tra thì 100% nông hộ đều sử dụng nguồn vốn tự có vì trước đây tất cả nông hộ tại địa bàn đều trồng lúa, biết được thông tin sẽ rơi vào khu quy hoạch nên các nông hộ dùng vốn tích lũy để làm đất và mua cam giống về trồng. Sau một thời gian thì chỉ có một phần của xã Đông Phú được quy hoạch, số hộ còn lại thì bắt đầu thu hoạch cam. Các chủ hộ cho biết vào thời điểm đó giống cam tốt hơn so với hiện tại nhưng không có kinh nghiệm sản xuất nên cho năng suất kém. Một phần vốn tích lũy của nông dân đã được sử dụng để trồng cam sành nên họ cố gắng sản xuất và đợi mùa thu hoạch sau. Phần lớn các chủ hộ cho biết thời gian giữa hai lần thu hoạch chỉ từ một đến hai tháng nên có thể giải quyết được vấn đề chi phí. Nên các nông hộ chuyển

sang sản xuất cam sành cho đến nay với vốn tự có của gia đình.

4.1.6 Tình hình tập huấn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất xuất

Các chương trình tập huấn kỹ thuật ở mỗi địa phương đều mong muốn có thể truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm sản xuất cho từng hộ nông dân, từ đó giúp họ có thể xử lý tốt trước những tình huống bất ngờ trong quá trình sản xuất, phòng tránh được các loại sâu bênh, tiết kiệm chi phí phân bón... Các hình thức chủ yếu hiện nay là các lớp tập huấn, hội thảo… Ngoài ra các chương trình còn giúp nông hộ có thể ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật như cách cải tạo đất, sử dụng các giống mới sạch bệnh… và tăng năng suất sản xuất cho nông hộ. Dưới đây là bảng thống kê tình hình tham gia tập huấn của các nông hộ tại địa bàn nghiên cứu:

33

Bảng 4.15: Tình hình tham gia tập huấn của nông hộ

Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%)

Có tham gia tập huấn 16 26,67

Không tham gia tập huấn 44 73,33

Tổng 60 100

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 9,2013

Số hộ có tham gia tập huấn kỹ thuật chiếm tỷ lệ rất thấp, trong 60 hộ điều tra thì chỉ có 16 hộ tham gia tập huấn kỹ thuật (chiếm 26,67%), còn lại 44 hộ không tham gia tập huấn (chiếm 73,33%). Qua quá trình phỏng vấn thì được các nông hộ cho biết lý do họ không tham gia tập huấn là họ không được mời tham gia, không có ai đến thông báo để họ biết được thời gian và địa điểm diễn ra tập huấn. Đây là những thiếu sót nên chính quyền địa phương cần xem xét lại khâu tấp huấn kỹ thuật nhằm giúp nông dân có thể tham gia và sản xuất tốt hơn.

4.1.7 Thị trƣờng đầu vào

* Nguồn cung cây giống

Cây giống là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng của sản phẩm nông nghiệp, đối với cây cam sành thì việc chọn giống tốt có thể giúp nông dân phòng tránh được các bệnh thường xảy ra, tăng năng suất, chất lượng mang lại sẽ cao hơn, kéo dài tuổi thọ và giúp nông hộ thu nhiều lợi nhuận hơn. Cây giống thường được mua tại cơ sở sản xuất và những ghe giống trôi nổi. Qua điều tra thì 100% nông hộ đều sử dụng giống trôi nổi từ các ghe giống đến từ Bến Tre và Tiền Giang, theo các nông hộ cho biết thì có ba lý do dẫn đến việc chọn giống trôi nổi là thuận tiện, giá rẻ và do không có cơ sở sản xuất giống tại địa phương. Phần lớn các nông hộ trồng cam sành nơi đây đều có chung mục đích ban đầu là để được quy hoạch chứ không lấy trái nên thuận tiện và chi phí thấp là hai yếu tố được đặt lên hang đầu. Tại thời điểm các nông hộ bắt đầu trồng cam sành thì địa phương chưa có cơ sở sản xuất cây giống, do vận chuyển gặp nhiều khó khăn nên người dân chọn mua giống trôi nổi để sản xuất. Cây giống thường được bán ra là giống cam ghép gốc cam và cam ghép gốc chanh. Thông thường thì nông dân không phân biệt được hai loại giống này chỉ khi chúng bắt đầu sinh trưởng nên dễ bị lừa gạt khi nhu cầu giống ngày càng tăng.

34

Bảng 4.16: Đánh giá tình hính chất lượng giống đang sử dụng

Chất lƣợng Tần số Tỷ lệ ( % )

Tốt 28 46,67

Trung bình 32 53,33

Xấu 0 0

Tổng 60 100

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 9,2013

Theo nhận định của nông hộ về giống đang sử dụng thì có 28/60 hộ cho rằng giống đang dùng có chất lượng tốt, chiếm 46,67% trong tổng số hộ. có 32/60 hộ nhận xét giống có chất lượng trung bình, tương đương 53,33%.

* Nguồn cung vật tư nông nghiệp

Muốn thành công trong mô hình sản xuất nông nghiệp, ngoài kỹ thuật chăm sóc tốt, giống chất lượng cao thì phải sử dụng phân và thuốc thích hợp. Cũng như các loại cây trồng khác, phân, thuốc là các loại vật tư nông nghiệp không thể thiếu khi sản xuất cam sành. Theo kết quả phỏng vấn thì 100% nông hộ đều mua phân, thuốc tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp gần nhà. Các nguyên nhân chính khi chọn các cửa hàng này được các nông hộ đưa ra là có đầy đủ các chủng loại, được giao hàng đến tận nhà, thuận tiện, giá rẻ và có thể trả sau khi thu hoạch. Bên cạnh những thuận lợi đó thì cũng còn những khó khăn mà nông dân gặp phải đó là giá cả do người bán quyết định, chất lượng phân bón và thuốc không kiểm soát được, có thể ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cam sành và lợi nhuận của nông hộ. Qua điều tra thì phần lớn các nông hộ mua phân, thuốc với hình thức trả ngay là 57/60 hộ chiếm 95% tổng số hộ và mua với hình thức gói đầu là 3/60 hộ chiếm 5% tổng số hộ. Mua với hình thức trả ngay thì giá sẽ rẻ hơn so với trả sau, do một số hộ không có điều kiện và theo họ giá trả sau cũng ở mức hợp lý nên họ chọn hình thức trả sau để sản xuất.

4.1.8 Thị trƣờng đầu ra

Do tính chất của cam sành là quả mọng nước, thuộc chi cam chanh nên đến thời điểm thu hoạch thì 100% nông hộ điều tra mang bán ngay chứ không bảo quản như những loại ngũ cốc khác được. Theo các nông hộ cho biết việc neo trái trên cây để chờ giá cao sẽ dẫn đến tình trạng rụng trái gây thất thoát và hư cây. Tất cả các nông hộ đều bán trực tiếp cho thương lái và những thương lái này đến tại vườn nhà để mua nên nông hộ không tốn thời gian tìm kiếm người mua. Thông thường thì thương lái sẽ tự cắt trái và vận chuyển nên nông dân cũng giảm được chi phí cho khâu thu hoạch và vận chuyển.

35

Bảng 4.17: Lý do các nông hộ bán cam sành cho thương lái

Lý do Tần số Tỷ lệ ( % )

Mối quen 15 25

Mua với giá cao 49 81,67

Trả tiền mặt ngay 19 31,67

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 9,2013

Khi được hỏi tại sao lại bán cam sành cho các thương lái đó thì phần lớn các nông hộ trả lời vì họ mua với giá cao. Khi đến mùa thu hoạch thì có rất nhiều thương lái đến vườn hỏi mua, sau thi thỏa thuận nếu thấy giá hợp lý thì nông hộ sé bán, ý kiến này chiếm đến 81,67%, trả tiền mặt ngay là lý do thứ hai của các nông hộ nơi đây, ý kiến này là 31,67% và ý kiến bán cho các mối quen là 25%.

4.1.9 Chia sẻ kinh nghiệm của nông hộ

*Nguồn cung cấp thông tin và kỹ thuật sản xuất cho nông hộ

Bảng 4.18: Nguồn cung cấp thông tin và kỹ thuật sản xuất cho nông hộ

Nguồn thông tin Tần số Tỷ lệ (%)

Kinh nghiệm bản thân/gia đình 55 91,67

Cán bộ khuyến nông 7 11,67

Bạn bè/hàng sớm 34 56,67

Phương tiện thông tin đại chúng 34 56,67

Các lớp tập huấn nông nghiệp 6 10,00

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 9,2013

Theo kết quả điều tra thì có đến 55/60 nông hộ (chiếm 91,67%) cho rằng kỹ thuật trồng cam sành là được đúc kết kinh nghiệm từ bản thân và gia đình, bên cạnh đó nông dân còn học hỏi từ bạn bè, hàng xóm và các phương tiện thông tin đại chúng, có 34/60 nông hộ chọn ý kiến này (chiếm 56,67%), tiếp đến có 7/60 nông hộ cho rằng kinh nghiệm trồng cam sành của mình là học hỏi từ cán bộ khuyến nông (chiếm 11,67%) và cuối cùng là thông tin từ các lớp tập huấn nông nghiệp, có 6/60 nông hộ học hỏi kinh nghiệm từ đây (chiếm 10%).

*Thời gian trồng đến lúc thu hoạch

Thời gian thu hoạch trái lần đầu tiên có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng của cam sành.

36

Bảng 4.19: Thời gian trồng đến lúc thu hoạch và khoảng thời gian giữa hai lần thu hoạch cam sành

Chỉ tiêu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Thời gian trồng đến lúc

thu hoạch (năm) 2 4 2,82 0,33

Thời gian giữa hai lần

thu hoạch (tháng) 1 5 1,44 0,58

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 9,2013

Qua điều tra tại địa bàn nghiên cứu cho thấy, thời gian trung bình từ lúc trồng cam đến thời điểm thu hoạch trái lần đầu tiên là 2,82 năm, thời gian ít nhất là 2 năm và cao nhất là 4 năm. Theo các nông hộ cho biết thì 4 năm là khoảng thời gian hợp lý để thu hoạch trái, nếu thu hoạch sớm hơn thì cây sẽ mau hư, lượng trái không nhiều và chất lượng kém. Đối với những hộ nông dân có điều kiện thì đến năm thứ tư họ mới bắt đầu thu hoạch, để cây phát triển tốt, cho năng suất cao, sản phẩm chất lượng và duy trì tuổi thọ cây lâu hơn. Các nông hộ thường để cây mang trái suốt năm, khoảng thời gian trung bình giữa hai lần thu hoạch là 1,44 tháng.

*Mật độ trồng

Mật độ trồng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng và phát triển của cây cam sành. Mật độ trồng trung bình tại địa bàn điều tra là 767,07 cây/1.000m2 mật độ này khá dày so với các vùng khác, hộ có mật độ trồng thấp nhất là 200 cây/1.000m2 và cao nhất là 1.494,25 cây/1000m2. Theo các hộ nông dân nếu trồng quá dày sẽ dẫn đến cây chậm lớn, không đủ chất dinh dưỡng để sinh trưởng và nuôi trái, nếu trồng quá thưa thì sẽ rơi vào tình trạng không tiết kiệm được chi phí.

*Mô hình trồng cam sành

Đối với cây lâu năm có 2 loại mô hình để sản xuất chủ yếu đó là trồng thuần và xen canh, tại địa bàn nghiên cứu đa phần là các hộ nông dân sử dụng mô hình trồng thuần.

Bảng 4.20: Mô hình trồng cam sành của nông hộ

Mô hình Tần số Tỷ lệ (%)

Trồng thuần 56 93,33

Xen canh 4 6,67

Tổng 60 100

37

Theo kết quả điều tra thực tế thì có 56/60 hộ chọn mô hình trồng thuần để sản xuất cam sành (chiếm 93,33%) và có 4/60 hộ trồng xen cam sành với các cây lâu năm khác như bưởi, xoài, cóc… Các hộ nông dân cho rằng nếu trồng xen canh sẽ dẫn đến cây cam sành phát triển kém do bộ rễ bị hư và bị các bệnh từ cây khác lây sang dẫn đến năng suất và chất lượng không cao.

*Chia sẻ kinh nghiệm của các nông hộ

Chia sẻ kinh nghiệm giữa các hộ nông dân với nhau cũng là cách để họ học hỏi thêm kỹ thuật trồng, chăm sóc cam sành và hạn chế được những sai lầm trong quá trình sản xuất của mình. Qua điều tra thì có 59/60 hộ nông dân (chiếm 98,33%) rất nhiệt tình chia sẻ những kinh nghiệm do bản thân mình đúc kết được trong thời gian sản xuất cam sành và có 1/60 hộ (chiếm 1,67%) đưa ra ý kiến không nên chia sẻ kinh nghiệm của mình với hộ nông dân khác, kể cả anh em ruột.

4.1.10 Kế hoạch sản xuất trong tƣơng lai

Việc mở rộng hay thu hẹp quy mô đều có ảnh hưởng đến doanh thu của nông hộ, mở rộng quy mô có thể giảm được chi phí và dẫn đến lợi nhuận tăng. Dưới đây là bảng kế hoạch sản xuất trong thời gian tới của các nông hộ sản xuất cam sành:

Bảng 4.21: Kế hoạch sản xuất trong thời gian tới của nông hộ điều tra

Kế hoạch Tần số Tỷ lệ (%)

Thu hẹp quy mô 1 1,67

Duy trì quy mô 56 93,33

Mở rộng quy mô 3 5

Tổng 60 100

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 9,2013

Theo kết quả từ bảng 4.21 có 1/60 hộ (chiếm1,67%) có ý định thu hẹp diện tích trồng cam sành trong thời gian tới và thay vào đó là trồng chanh không hạt, theo chủ hộ cho biết lý do họ muốn thu hẹp diện tích trồng cam là khi chuyển từ lúa sang trồng xen cam sành và cóc thì năng suất cam sành rất thấp dẫn đến không thu được lợi nhuận. Bên cạnh đó thì có đến 56/60 hộ (chiếm 93,33%) sẽ tiếp tục duy trì diện tích đất trồng cam sành của gia đình vì trong thời gian qua cây cam sành cho năng suất cao, giá cả tuy có biến động nhưng vẫn chấp nhận được, ai cũng sử dụng đất nhà để sản xuất nên thuê đất để mở rộng diện tích trồng cam sành cũng rất khó khăn. Số hộ muốn mở rộng diện tích trồng cam sành trong thời gian tới có 3/60 hộ (chiếm 5%), những hộ

38

này cho rằng cây cam sành là loại cây lâu năm dễ trồng, giá trị kinh tế cao. Các nông hộ cho biết sẽ thu hẹp diện tích đất nhà hiện đang sản xuất những loại cây khác để mở rộng quy mô trồng cam sành trong thời gian tới.

4.2 PHÂN TÍCH CÁC KHOẢN CHI PHÍ, DOANH THU VÀ THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ SẢN XUẤT CAM SÀNH Ở HUYỆN CHÂU THÀNH, CỦA NÔNG HỘ SẢN XUẤT CAM SÀNH Ở HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG

4.2.1 Sự thay đổi thu nhập theo nhận định của nông hộ

Mặc dù việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang cam sành không phải là mục đích ban đầu của phần lớn các nông hộ tại địa bàn nghiên cứu, nhưng cây cam sành đã mang lại thu nhập khá ổn định cho người dân ở huyện Châu Thành trong thời gian qua. Từ số liệu điều tra cho thấy, có đến 59/60 hộ (chiếm 98,33%) cho rằng khi chuyển sang mô hình trồng cam sành thì thu nhập của nông hộ tăng lên so với mô hình sản xuất lúa trước đây. Bên cạnh đó có 1/60 hộ (chiếm 1,67%) cho rằng thu nhập của nông hộ giảm đi.

4.2.2 Các yếu tố quyết định sự thành công của mô hình trồng cam sành sành

Một mô hình sản xuất luôn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, cây cam sành cũng vậy. Sự thành công của mô hình trồng cam sành được quyết định bởi các yếu tố như: giống, kỹ thuật trồng, vốn, đất, nước và phương tiện sản xuất… Dưới đây là bảng các yếu tố quyết định sự thành công của mô hình trồng cam sành tại địa bàn nghiên cứu.

Bảng 4.22: Các yếu tố quyết định sự thành công của mô hình sản xuất cam sành

Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%)

Kỹ thuật trồng 45 75,00

Cây giống 41 68,33

Vốn đầu tư 5 8,33

Phương tiện sản xuất 3 5,00

Đất, nước thuận lợi 13 21,67

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 9,2013

Có 45 ý kiến (chiếm 75%) cho rằng mô hình trồng cam sành được quyết định bởi yếu tố kỹ thuật, yếu tố giống là yếu tố thứ hai được đa số các nông hộ chọn với 41 ý kiến (chiếm 68,33%). Tiếp theo, yếu tố đất và nước cũng quyết định sự thành công của mô hình, có 13 ý kiến (chiếm 21,67%) chọn yếu tố này, bên cạnh đó có 5 ý kiến (chiếm 8,33%) cho rằng vốn là một trong các yếu tố quyết định sự thành công của mô hình vì cam sành là cây lâu năm nên tốn

39

nhiều chi phí đầu vào. Cuối cùng có 3 ý kiến (chiếm 5%) chọn yếu tố phương tiện sản xuất.

4.2.3 Phân tích các khoản chi phí sản xuất trong mô hình trồng cam sành

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng cây cam sành ở huyện châu thành,tỉnh hậu giang (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)