3.1.1 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý:
Hậu Giang là tỉnh ở trung tâm châu thổ sông MêKông, thành phố Vị Thanh trung tâm hành chính của tỉnh cách Thành phố Hồ Chí Minh 240 km về phía tây nam, cách thành phố Cần Thơ 60 km theo Quốc lộ 61 và chỉ cách 40 km theo đường nối Vị Thanh – thành phố Cần Thơ..Hậu Giang là tỉnh thuộc khu vực nội địa của Đồng bằng Sông Cửu Long. Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long, phía nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía đông giáp tỉnh Sóc Trăng nằm trung gian giữa châu thổ sông Hậu và vùng ven biển Đông, Hậu Giang là nhịp cầu nối giữa hệ thống sông Hậu (phía Đông) và sông Cái Lớn (phía Tây, Tây Nam).
Hậu giang có diện tích 1.601 km2, dân số 769.200 người (2011 ). Là tỉnh có diện tích tương đối nhỏ, mật độ dân số thấp so với 12 tỉnh ĐBSCL.
Khí hậu:
Tỉnh Hậu Giang nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích đạo, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa có gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm.
Nhiệt độ trung bình là 27oC không có sự chênh lệch quá lớn qua các năm. Tháng có nhiệt độ cao nhất (35o
C) là tháng 4 và thấp nhất vào tháng 12 (20,3oC).
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, chiếm từ 92 - 97% lượng mưa cả năm. Lượng mưa ở Hậu Giang thuộc loại trung bình, khoảng 1800 mm/năm, lượng mưa cao nhất vào khoảng tháng 9 (250,1mm).
Ẩm độ tương đối trung bình trong năm phân hoá theo mùa một cách rõ rệt, chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất khoảng 11%. Độ ẩm trung bình thấp nhất vào khoảng tháng 3 và 4 (77%) và giá trị độ ẩm trung bình trong năm là 82%. Khí hậu, lượng mưa cùng với ẩm
16
độ cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để Hậu Giang phát triển nền kinh tế nông nghiệp.
Địa hình:
Là tỉnh nằm ở phần cuối Đồng Bằng châu thổ sông Cửu Long, địa hình thấp, độ cao trung bình dưới 2m so với mực nước biển. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Khu vực ven sông Hậu cao nhất, trung bình khoảng 1 - 1,5m, độ cao thấp dần về phía Tây. Phần lớn lãnh thổ nằm kẹp giữa kênh Xáng Xà No và kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp là vùng thấp trũng, độ cao trung bình chỉ khoảng 0,2 - 0,5m so với mực nước biển. Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống kênh rạch nhân tạo.
Địa hình khá bằng phẳng là đặc trưng chung của ĐBSCL. Trên địa bàn tỉnh có 2 trục giao thông huyết mạch quốc gia là quốc lộ 1A, quốc lộ 61, 2 trục giao thông thủy quốc gia kênh Xà No, kênh Quản lộ - Phụng Hiệp. Địa hình có độ cao thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Có thể chia làm 3 vùng như sau:
- Vùng triều: là vùng tiếp giáp sông Hậu về hướng Tây Bắc. Diện tích 19.200 ha, phát triển mạnh về kinh tế vườn và kinh tế công nghiệp, dịch vụ.
- Vùng úng triều: tiếp giáp với vùng triều, diện tích khoảng 16.800 ha, phát triển mạnh cây lúa, có tiềm năng công nghiệp và dịch vụ.
- Vùng úng: nằm sâu trong nội đồng, phát triển nông nghiệp đa dạng (lúa, mía, khóm…). Có khả năng phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ…
Hậu Giang hiện có 7 đơn vị hành chính, gồm 5 huyện: Phụng Hiệp, Long Mỹ, Vị Thủy, Châu Thành, Châu Thành A, 2 thị xã Ngã Bảy và thành phố Vị Thanh.
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất ở Hậu Giang
Năm 2010 Diện tích đất (ha) Cơ cấu (%)
Đất nông nghiệp 140.457 87,65
Đất phi nông nghiệp 19.750 12,32
Đất chưa sử dụng 37 0,03
Tổng 160.244 100
Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Hậu Giang
Về cơ bản đất Hậu Giang có thể chia làm 4 nhóm chính:
- Đất phù sa chủ yếu nằm trong phạm vi tác động mạnh của sông Hậu, loại đất này được khai thác sớm, lại được bồi đắp hằng năm nên đã có những biến đổi đáng kể.
17
- Đất phèn chiếm diện tích lớn nhất, tập trung ở phần trung tâm và phần phía Tây của tỉnh
+ đất phèn hoạt động + đất phèn tiềm tàng
Vào mùa khô, thường có hiện tượng dậy phèn, giữ nước ém phèn hoặc chọn những cây trồng ưa phèn là nhân tố quan trọng để cải tạo đất, bảo vệ cây trồng.
- Đất mặn diện tích khoảng 5.000 ha, tập trung ở Tây Nam Long Mỹ, Nam Vị Thanh, thường xuyên bị nhiễm mặn do ảnh hưởng của biển theo hệ thống sông Cái Lớn đưa vào
Sông ngòi:
Tỉnh nằm ở hạ lưu sông Hậu, giữa một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt như: sông Hậu, sông Cần Thơ, sông Cái Tư, kênh Quản Lộ, kênh Phụng Hiệp, kênh Xà No, sông Cái Sắn v.v, với tổng chiều dài khoảng 2.300km. Mật độ sông rạch khá lớn, đó là những điều kiện thuận lợi trong giao thông và nuôi trồng thủy sản, phát triển thế mạnh nông nghiệp của tỉnh.
3.1.2 Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch
Tiềm năng phát triển kinh tế
Là một vùng Đồng Bằng trẻ nên về tài nguyên khoáng sản thì rất hạn chế, Hậu Giang chỉ bao gồm một số loại đất sét dẻo, sét làm gạch ngói, một ít than bùn và cát sông để đổ nền. Nhưng hệ thực vật của Hậu Giang rất đa dạng, trên địa bàn tỉnh đã hình thành khu bảo tồn sinh thái Lung Ngọc Hoàng và khu bảo tồn nghiên cứu khoa học tại xã Hòa An (huyện Phụng Hiệp) đang từng bước khôi phục và bảo tồn hệ thống động thực vật tự nhiên rừng ngập nước và vùng trũng nước ngọt. Nhìn chung, với tài nguyên đất đai khá đa dạng, chế độ nước tương đối dễ điều tiết, địa hình bằng phẳng, địa bàn tỉnh Hậu Giang thuận lợi cho việc bố trí hệ thống canh tác nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng và vật nuôi theo hướng xây dựng các vùng chuyên canh quy mô lớn và cải thiện chất lượng sản phẩm. Địa bàn có nhiều vùng sinh thái đặc trưng là nơi xây dựng khu bảo tồn kết hợp với nghiên cứu khoa học, góp phần vào định hướng phát triển nông nghiệp bền vững. Hậu Giang không những mang đặc thù của khu vực đồng bằng sông Cửu Long với mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, đất đai phì nhiêu, những vườn cây trái xanh tươi mà còn chứa đựng bản sắc văn hóa độc đáo của cộng đồng dân cư địa phương cùng những di tích lịch sử có giá trị. Thêm vào đó, Hậu Giang còn nằm trong
18
cụm du lịch trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long (gồm An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, TP. Cần Thơ) với lượng khách đến tham quan hàng năm cao nhất vùng, có hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ thuận tiện v.v.
Tận dụng tiềm năng du lịch phong phú, những năm qua, Hậu Giang đã chú trọng phát triển nhiều loại hình du lịch như: du lịch khám phá sông nước, miệt vườn, sinh thái, về nguồn với các điểm đến tiêu biểu như chợ nổi Phụng Hiệp, khu du lịch sinh thái Tây Đô, khu du lịch sinh thái Phú Hữu, đền thờ Bác Hồ, khu trù mật Vị Thanh - Hỏa Lựu, khu di tích Tầm Vu, khu chiến thắng Cái Sình, v.v. Trong đó, điểm du lịch chợ nổi Phụng Hiệp với không khí nhộn nhịp, sông nước mênh mông, những ghe, thuyền đầy ắp nông sản, trái cây đậu san sát nhau và những người nông dân tất bật mời chào khách mua hàng v.v, thực sự đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách. Nhiều khu Đô thị, cum công nghiệp lớn được xây dựng, có tiềm năng thu hút đầu tư phát triển. Đây là sự cố gắng của chính quyền và nhân dân, hứa hẹn sẽ đem lại những gì tốt nhất để phát triển kinh tế tỉnh nhà trong tương lai.
3.1.3 Giao thông
Trên địa bàn tỉnh có 2 trục giao thông quyết mạnh quốc gia là quốc lộ 1A, quốc lộ 61, 2 trục giao thông thủy quốc gia kênh Xà No, kênh Quản lộ - Phụng Hiệp. Cùng với mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt là những thuận lợi trong giao thông để phát triển kinh tế. Là nơi giao thương giữa các tỉnh lân cận, quá trình buôn bán, sản xuất diễn ra dễ dàng hơn. Là tỉnh ở trung tâm ĐBSCL, địa hình khá bằng phẳng, chế độ thủy văn ổn định v.v, tất cả tạo nên điều kiện thuận lợi trong quá trình kinh doanh sản xuất của tỉnh nói riêng và cả ĐBSCL nói chung.
3.2 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG 3.2.1 Đặc điểm tự nhiên 3.2.1 Đặc điểm tự nhiên
Huyện Châu Thành là một trong 7 huyện – thị của tỉnh Hậu Giang, có vị trí tiếp giáp với Thành Phố Cần Thơ và Sông Hậu, có tuyến Quốc lộ 1 đi qua và hiện nay có thêm 1 tuyến giao thông mang tính chiến lược đó là Quốc lộ Nam Sông Hậu. Phía Nam giáp Thị xã Ngã Bảy, phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng, Đông - Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long, Tây - Bắc giáp TP Cần Thơ và phía Tây giáp huyện Châu Thành A. Giao thông thuận lợi để phát triển kinh tế của huyện. Ngoài ra Châu Thành còn có thế mạnh về nông nghiệp là chăn nuôi và trồng trọt.
19
Bảng 3.3: Tình hình sử dụng đất của huyện Châu Thành giai đoạn 2010-2012
ĐVT: ha
Tình hình sử dụng đất 2010 2011 2012
Đất nông nghiệp 10.956,94 10.935,75 10.871,26
Đất lâm nghiệp 3,50 - -
Đất chuyên dùng 1.258,47 1.275,48 1.339.97
Đất khu dân cư 745,78 1.694,81 1.694,81
Tổng 13.447,24 13.906,04 13.906,04
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Châu Thành, 2012
Nhìn chung tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Châu Thành từ năm 2010 đến năm 2012 có giảm nhưng không đáng kể. Năm 2011 giảm 21,19 ha (tương ứng 0,19%) so với năm 2010, năm 2012 giảm 64,49 ha (tương ứng 0,59%). Đất lâm nghiệp vào năm 2011 và 2012 không còn sử dụng nữa, đất chuyên dùng và đất khu dân cư có tăng lên đáng kể. Diện tích đất nông nghiệp ở huyện Châu Thành chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên (78,18%) tổng diện tích đất toàn huyện vì thế mạnh chủ lực của huyện là chăn nuôi và trồng trọt, đặc biệt là cây ăn trái.
3.2.2 Đơn vị hành chính
Huyện Châu Thành hiện có 2 Thị trấn là Thị trấn Ngã Sáu, Thị trấn Mái Dầm và 7 xã. Diện tích và mật độ dân số của mỗi xã – thị được thể hiện thông qua bảng 3.4:
Bảng 3.4: Các đơn vị hành chính của huyện Châu Thành
STT Đơn vị hành chính Diện tích (km2) Dân số TB (ngƣời) Mật độ dân số (ngƣời/km2) 1 Thị trấn Ngã Sáu 10,04 7.658 720 2 Xã Đông Thạnh 11,25 9.033 803 3 Xã Phú An 7,75 3.695 477 4 Xã Đông Phú 17,32 9.692 560 5 Xã Phú Hữu 18,60 10.178 548 6 Xã Phú Tân 17,56 11.754 669 7 Thị Trấn Mái Dầm 16,62 11.582 697 8 Xã Đông Phước 23,29 10.009 430 9 Xã Đông Phước A 16,03 9.997 624 Tổng 139,06 83.607 601
20
Hình 3.1: Bản đồ hành chính của huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang
Nguồn: Cổng thông tin điện tử huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang
Trong 9 Xã – Thị thì Xã Đông Phước chiếm diện tích lớn nhất 23,29 km2 (16,75%) so với toàn huyện, nhỏ nhất là xã Phú An 7,75 (km2) tương ứng 5,57% so với toàn huyện. Nhưng mật độ dân số lại cao nhất là ở Xã Đông Thạnh với 803 (người/km2), cao hơn toàn huyện 33,61%, mật độ dân số thấp nhất trong huyện là Xã Đông Phước 430 (người/km2).
Trong thời gian qua, mặc dù chịu ảnh hưởng của sự biến động giá cả, thời tiết diễn biến thất thường, dịch bệnh phức tạp nhưng tình hình kinh tế - xã hội của huyện phát triển khá và tương đối ổn định. Nhờ sự chỉ đạo của huyện ủy, UBND huyện, các cấp, ngành cũng như sự phối hợp của nhân dân nên huyện có thể vượt qua những khó khăn trên và phát triển nền kinh tế - xã hội.
- Giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn năm 2012 là 219.584 triệu đồng (so sánh giá 1994) tăng 6,42% so với năm 2011
- Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn phân theo thành phần kinh tế năm 2012 là 1.404.301 triệu đồng (giá so sánh với 1994) tăng % so năm 2011
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn năm 2012 là 1.425.478 tăng 41,26% so với năm 2011.
- Số xã sử dụng lưới điện quốc gia là 9/9 (100%) - Đường ô tô và điện thoại đến các xã là 9/9 xã.
21
- Trường tiểu học ở các xã là 9/9 xã. - Xóa xã trắng về y tế là 9/9 xã.
- Tỷ lệ hộ nghèo còn 11,39%, giảm 4,11% so với năm 2011.
Nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội của huyện đang chuyển biến đúng hướng và theo chiều hướng tích cực.
3.2.3 Dân số và lao động
Cơ cấu dân số
Theo kết quả thống kê năm 2012, dân số toàn huyện 83.607 người (trong đó nữ là 40.935 người, nam là 42.627 người)
Bảng 3.5: Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo khu vực của huyện Châu Thành giai đoạn 2008 – 2012
Đơn vị: Người
Năm Tổng số Phân theo giới tính Phân theo khu vực Nam Nữ Thành thị Nông thôn
2008 86.307 42.670 43.637 6.560 79.747
2009 81.792 41.392 40.400 7.357 74.435
2010 82.248 41.716 40.532 7.448 74.800
2011 83.091 42.607 41.024 18.971 64.120
2012 83.607 42.672 40.935 19.156 64.451
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Châu Thành, 2012
Dân số của huyện có giảm từ năm 2008 sang năm 2009, nhưng lại tăng nhẹ từ năm 2009 đến 2012. Năm 2010 tăng 0,56% so với năm 2009, năm 2011 tăng 1,02% so với năm 2010, năm 2012 tăng 0,62% so với năm 2011. Có sự chênh lệch lớn dân số giữa khu vực thành thị và nông thôn, năm 2012 có 64.451 người sống ở nông thôn (77,09%) , trong khi chỉ có 19.156 người sống ở thành thị chiếm 22,91% dân số toàn huyện. Tuy nhiên sự khác biệt dân số giữa nam và nữ thì không đáng kể.
Cơ cấu lao động
Theo thống kê năm 2012, huyện có số người trong độ tuổi lao động là 53.075 người (có khả năng lao động là 52.757 người), số người ngoài độ tuổi thực tế có tham gia lao động là 6.089 người (dưới tuổi lao động là 1.563 người).
22
Bảng 3.6: Lao Động làm việc trong lĩnh vực Nông – Lâm nghiệp của huyện Châu Thành giai đoạn 2011- 2012
Đơn vị: Người
Ngành 2011 2012
Nông – Lâm nghiệp 32.746 31.424
Lĩnh vực khác 13.704 15.491
Tổng 46.450 46.915
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Châu Thành, 2012
Phần lớn lao động của huyện tập trung trong lĩnh vực Nông – Lâm nghiệp, chiếm 70,50% tổng lao động của huyện (2011) và 66,98% tổng lao động của huyện (2012), nguồn lao động dồi dào, cần cù là một trong những yếu tố góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện.
3.2.4 Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Châu Thành
Được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của các cấp đảng ủy, chính quyền, các ban ngành đoàn thể từ cấp tỉnh đến cấp huyện, đặc biệt là sự quan tâm về chính sách Nông nghiệp – Nông dân – Nông thôn của Đảng và Nhà nước. Thêm vào đó cơ sở hạ tầng ở nông thôn phát triển tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển theo. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên và nhu cầu của xã hội làm cho thu nhập của người dân được cải thiện, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản ổn định, vườn cây ăn trái phát triển mạnh, các ứng dụng khoa học kỹ thuật, thực hành sản xuất nông nghiệp đã được chuyển giao đến nông dân ngày càng phổ biến.
Nhưng hiện nay ngành nông nghiệp của huyện gặp không ít khó khăn như: tình hình sâu bệnh, khí hậu diễn biến phức tạp, giá cả vật tư cao, nông sản nhập lậu, diện tích lúa giảm nhanh v.v.
Theo số liệu của cục thống kê huyện: tốc độ tăng trưởng kinh tế Nông – lâm – thủy sản tăng 19,48% so với 2011, giá trị sản xuất (giá so sánh 1994)