Vòng đời của cây cam sành và thời gian cho trái ổn định giảm

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng cây cam sành ở huyện châu thành,tỉnh hậu giang (Trang 75 - 76)

giảm

Đối với cây lâu năm, vòng đời và số năm cho trái ổn định có ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của nông hộ. Nếu hai yếu tố này càng kéo dài thì lợi nhuận mà nông hộ nhận được sẽ càng cao, nhưng thời gian này có thể bị rút ngắn lại khi bị tác động bởi yếu tố như sự thay đổi của thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp hay nông dân lạm dụng các loại thuốc BVTV trong quá trình sản xuất.

61

Bảng 4.32: Sự biến động của các chỉ tiêu tài chính ứng với tỷ lệ chiết khấu 9% khi vòng đời và thời gian cho trái ổn định

Sự biến động Giá trị hiện tại ròng (đồng/công) Tỷ suất lợi ích - chi phí (lần) Thời gian hoàn vốn Tỷ suất sinh lợi nội bộ (%)

Vòng đời và thời giam cho trái ổn định không thay đổi

28.221.700 1,51 4 47,50

Vòng đời giảm 1 năm 25.354.050 1,51 4 46,40

Thời gian cho trái ổn

định giảm 1 năm 21.090.480 1,38 4 40,90

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra 9,2013

Do phần lớn các nông hộ cho cây mang trái sớm để rút ngắn khoảng thời gian kiến tạo, để có doanh thu sớm hơn. Việc này cũng đồng nghĩa với việc rút ngắn vòng đời của cây vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe của cây sau này. Bên cạnh đó, mật độ trồng quá dày cũng làm cho cây không phát triển được, ta thấy khi vòng đời của cây giảm đi 1 năm thì giá trị NPV vẫn còn lớn (25.354.050 đồng/1.000m2

), BCR vẫn >1. Tỷ suất sinh lợi nội bộ vẫn cao (46,40%), thời gian hoàn vốn không thay đổi, khi thời gian cho trái ổn định giảm đi 1 năm cũng vậy. Cho thấy cam sành ít chịu rủi ro với sự biến động của các yếu tố này vì vòng đời kinh tế 7 năm là đã ngắn hơn so với những khu vực khác nên trượng hợp vòng đời kinh tế của cây cam sành giảm thêm 2 đến 3 năm là hiếm khi xảy ra.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng cây cam sành ở huyện châu thành,tỉnh hậu giang (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)