Các chỉ tiêu tài chính trong chu kì sản xuất cam sành

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng cây cam sành ở huyện châu thành,tỉnh hậu giang (Trang 70 - 72)

Chu kỳ của cây cam sành tại địa bàn nghiên cứu có thể chia làm 3 giai đoạn, giai đoạn 1 là giai đoạn đầu tư và chuẩn bị cho lần thu hoạch trái chiến (đầu năm 0 đến cuối năm 2), giai đoạn 2 là giai đoạn cây cho trái ổn định (đầu năm 3 đến cuối năm 4), giai đoạn 3 là giai đoạn cây cho năng suất giảm và suy tàn (đầu năm 5 đến cuối năm 6). Doanh thu và chi phí chính là dòng tiền vào

56

và ra trong chu kỳ sản xuất cam sành. Dòng tiền này được tính theo độ tuổi của cây qua các năm như sau:

Hình 4.6: Dòng tiền chưa chiết khấu trong sản xuất cam sành

Nguồn: Tính toán số liệu điều tra 9,2013

Vào giai đoạn đầu tư ban đầu (đầu năm 0 đến cuối năm 2) là giai đoạn bắt đầu trồng cho đến chuẩn bị thu hoạch lần đầu tiên nên dòng tiền vào bằng 0, vào cuối năm thứ 2 (cây 3 năm tuổi) thì nông hộ có dòng tiền vào. Dòng tiền này tăng lên đến năm thứ 3 và 4 vì đây là lúc cây trưởng thành và thích hợp cho trái nhất. Nhưng lại bắt đầu giảm từ năm thứ 5 đến năm thứ 6. Doanh thu có nhỏ hơn chi phí từ năm 0 đến năm thứ 2 nhưng từ năm thứ 2 về sau thì doanh thu luôn cao hơn chi phí. Chi phí đầu tư ban đầu ít hơn 2 năm sau, từ năm thứ 3 đến năm thứ 5 thì chi phí này ổn định, cho đến năm thứ 6 lượng cây giảm do già và bệnh nên chi phí có giảm xuống, theo nhận định của nông hộ và kết quả của những hộ có kinh nghiệm sản xuất lâu hơn cho biết thì khi cây bước sang năm thứ 5 và thứ 6 trong chu kỳ thì năng suất giảm khoảng 30% và 50% so với năm thứ 4. Chi phí của năm thứ 5 vẫn không thay đổi so với năm thứ 4 nhưng vào năm thứ 6 thì chi phí giảm khoảng 35% so với năm thứ 4 vì lúc này cây già và chết do bệnh nên đã giảm xuống nhiều.

Bảng 4.28: Các chỉ tiêu tài chính ứng với các mức lãi suất cơ bản 9%/năm trong chu kỳ sản xuất của cây cam sành ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang

Chỉ tiêu Tỷ lệ chiết khấu 9%

Giá trị hiện tại ròng (đồng/1.000m2

) 28.221.700

Tỷ suất lợi ích – chi phí (lần) 1,51

Thời gian hòa vốn (năm) 4

Tỷ suất sinh lợi nội bộ (%) 47,50

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra 9,2013

Doanh thu (triệu đồng) Chi phí (triệu đồng) 0 1 2 3 4 5 6 0 0 11,9 111 33,6 33,6 23,5 16,8 12,0 5,0 5,0 13,5 13,5 13,5 8,7

57

a/ Giá trị hiện tại ròng (NPV)

Với lãi suất chiết khấu cơ bản là 9%/năm, vòng đời trung bình của cây cam sành tại địa bàn nghiên cứu là 7 năm (từ năm 0 đến năm 6) có giá trị hiện tại ròng là 28.221.700 đồng/1.000m2 . Giá trị này không cao so với những khu vực khác do vòng đời kinh tế của cây cam sành được nông hộ nơi đây khai thác ngắn hơn nhưng có thể nói rằng mô hình sản xuất cam sành đạt hiệu quả cao.

b/ Tỷ suất lợi ích – chi phí (BCR)

Giá trị của tỷ suất lợi ích – chi phí ứng với NPV dương là lớn hơn 1, với giá trị chiết khấu là 9%/năm thì BCR là 1,51 có nghĩa khi nông hộ bỏ ra 1 triệu đồng chi phí sẽ thu lại được 1,51 triệu đồng doanh thu. Sự hiệu quả của mô hình sản xuất cam sành tại địa bàn nghiên cứu cũng được đánh giá qua chỉ tiêu này.

c/ Tỷ suất sinh lợi nội bộ (IRR)

Tỷ suất sinh lợi nội bộ của cây cam sành là 47,50%, mặc dù chu kỳ của cây cam sành tại địa bàn nghiên cứu ngắn hơn so với những khu vưc khác nhưng lại có tỷ suất sinh lợi nội bộ cao. Tỷ suất này cao hơn so với mức lãi suất cơ bản rất nhiều. Tỷ suất sinh lợi nội bộ cho biết giá trị NPV sẽ bằng 0 khi giá trị chiết khấu bằng 47,50% và sản xuất cam sành tại địa bàn sẽ không còn hiệu quả nữa.

d/ Thời gian hoàn vốn

Thời gian hoàn vốn ảnh hưởng rất nhiều trong một chu kỳ sản xuất, thời gian hoàn vốn càng kéo dài thì nông dân càng gặp khó khăn, bên cạnh đó mức độ rủi ro có thể xảy ra cũng cao hơn. Thời gian hoàn vốn của cây cam sành ứng với mức chiết khấu 9%/năm là 4 năm, khi cây khoảng 2,82 tuổi thì nông hộ bắt đầu thu hoạch và có doanh thu, bước sang năm thứ 4 thì hoàn lại vốn.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng cây cam sành ở huyện châu thành,tỉnh hậu giang (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)