Chi phí cho lần thu hoạch đầu tiên

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng cây cam sành ở huyện châu thành,tỉnh hậu giang (Trang 58 - 62)

Thời gian từ lúc trồng cho đến thời điểm thu hoạch vụ đầu tiên của các nông hộ nơi đây trung bình là 2,82 năm, trong khoảng thời gian này có các chi phí như: phân bón, thuốc BVTV, khấu hao cơ bản, nhiên liệu (xăng), chi phí thuê đất và chi phí lao động (bao gồm lao động gia đình và lao động thuê). Chi phí này được trình bày ở bảng 4.24 như sau:

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 9,2013

Trong lần thu hoạch đầu tiên, tổng chi phí có LĐGĐ trung bình là khá cao 17.876.130 đồng/1.000m2 vì khoảng thời gian chăm sóc cho cây khá dài so với những cây ngắn ngày khác. Hộ có tổng chi phí thấp nhất là 9.505.440 đông/1.000m2 và hộ có tổng chi phí cho lần thu hoạch đầu tiên cao nhất là 30.785.900 đồng/1.000m2. Xét riêng về từng hộ, tổng chi phí có LĐGĐ trung bình là 101.243.750 đồng/hộ, trong đó tổng chi phí thấp nhất là 44.388.860 đồng/hộ và cao nhất là 365.582.860 đồng/hộ (tham khảo phụ lục 3).

Bảng 4.24: Chi phí cơ bản cho lần thu hoạch đầu tiên

ĐVT: Đồng/1.000 m2 Khoản mục Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Chi phí phân bón 266.670 14.000.000 2.947.280 2851.870 Chi phí thuốc BVTV 123.750 2.600.000 766.120 600.420 Chi phí nhiên liệu 94.000 2.944.000 499.890 413.230 Chi phí khấu hao cơ

bản 1.375.240 4.487.140 2.798.080 778.150

Chi phí thuê đất 4.500.000 9.600.000 6.704.830 912.270 Chi phí LĐGĐ 1.173.910 11.200.000 4.062.890 2.006.510 Chi phí lao động thuê 0,000 1.330.430 97.040 290.830

Tổng chi phí có LĐGĐ 9.505.440 30.785.900 17.876.130 4.941.680 Tổng chi phí không có LĐGĐ 6.627.100 24.945.900 13.813.240 3.718.680 Tổng chi phí không có LĐGĐ và thuê đất 2.127.100 18.945.900 7.108.400 3.478.530

44

Hình 4.4: Cơ cấu chi phí cho lần thu hoạch đầu tiên

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 9/2013

a/ Chi phí thuê đất

Mặc dù tại địa bàn nghiên cứu các hộ nông dân chỉ sử dụng đất nhà để sản xuất cam sành nhưng chi phí này vẫn tính vào để biết nông dân có lãi hay không sau khi trừ đi các khoản chi phí. Nếu không sử dụng đất nhà để sản xuất cam sành thì nông hộ cũng thu được phần thu nhập từ việc cho thuê đất. Chi phí thuê đất chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí sản xuất (37,51%), trung bình là 6.704.830 đồng/1.000m2, thấp nhất là 4.500.000 đồng/1.000m2 và cao nhất là 9.600.000 đồng/1.000m2.

Chi phí thuê đất trung bình trên hộ là 42.020.330 đồng, trong đó chi phí thấp nhất là 9.450.000 đồng/hộ và cao nhất là 157.500.000 đồng/hộ (tham khảo phụ lục 3).

b/ Chi phí lao động gia đình

LĐGĐ là chi phí chiếm tỷ lệ cao thứ hai trong tổng chi phí sản xuất, trong giai đoạn này cây còn nhỏ nên dễ chăm sóc và các nông hộ chưa có thu nhập từ thu hoạch nên các giai đoạn chăm sóc cam sành chủ yếu được làm bởi LĐGĐ để tiết kiệm chi phí thuê lao động, trừ những hộ có diện tích lớn. Chi phí LĐGĐ trung bình là 4.062.890 đồng (chiếm 22,73%) tổng chi phí, chi phí thấp nhất là 1.173.910 đồng và cao nhất là 11.200.000 đồng.

Chi phí LĐGĐ xét trên một nông hộ trung bình là 18.992.500 đồng/hộ. Trong đó hộ có chi phí LĐGĐ thấp nhất là 13.100.000 đồng/hộ và cao nhất là 33.480.000 đồng/hộ (tham khảo phụ lục 3).

+ Khâu tưới nước: cam sành là loại cây không sinh trưởng được trong điều kiện quá khô hạn, đặc biệt là lúc mới trồng, nên nông hộ thường tốn rất nhiều thời gian cho việc tưới tiêu. Vào mùa nắng thì cách hai đến ba ngày phải

45

tưới một lần, vào mùa mưa thì nông hộ ít tốn công hơn, chi phí LĐGĐ cho giai đoạn này trung bình là 2.084.000 đồng/1.000m2 (chiếm 51,29%) tổng chi phí LĐGĐ, nhấp nhất là 440.000 đồng và tốn nhiều nhất là 5.760.000 đồng tổng chi phí LĐGĐ.

+ Khâu chăm sóc: bao gồm làm cỏ, tỉa cành, buộc nhánh… Thông thường thì các nông hộ làm cỏ bằng tay, xịt khai hoang, máy phát cỏ nhưng phần lớn các chủ hộ sử dụng phương pháp làm tay đặc biệt là hộ trồng xen canh. Các nông hộ cho rằng việc sử dụng máy phát cỏ sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cây cam và những cây trồng xen với cam sành. Chi phí chăm sóc này chiếm tỷ lệ khá cao sau khâu tưới nước (17,51%), chi phí LĐGĐ trung bình trong khâu chăm sóc là 711.610 đồng/1.000m2

, thấp nhất là 150.000 đồng và nhiều nhất là 1.920.000 đồng. Thường thì khoảng một tháng nông hộ sẽ chăm sóc một lần, hoặc hai đến ba tháng một lần.

+ Khâu phun thuốc: chiếm một tỷ lệ tương đối trong tổng chi phí LĐGĐ (16,54%), phun thuốc tuy không nhiều lần như tưới nước nhưng mỗi lần phun thuốc cũng tốn rất nhiều thời gian. Chi phí trung bình cho giai đoạn này là 671.890 đồng/1.000m2, thấp nhất là 225.000 đồng và chi phí LĐGĐ cho khâu phun thuốc cao nhất là 1.290.000 đồng.

+ Khâu bón phân: cũng giống như khâu phun thuốc, chi phí LĐGĐ cho khâu bón phân chiếm 12,47% trong tổng chi phí. Vì cây chưa trưởng thành nên giai đoạn từ tháng thứ nhất đến tháng thứ sáu nông hộ phải dùng thuốc thùng hay pha phân vào nước để tưới cho cây, bước sang tháng thứ bảy thì bắt đầu bón theo cách thông thường. Chi phí LĐGĐ trung bình là 506.090 đồng/1.000m2

, chi phí thấp nhất là 57.600 đồng và cao nhất là 1.440.000 đồng. + Khâu thu hoạch: đây là khâu phần lớn nông hộ ít tốn thời gian nhất vì chủ yếu là lao động của thương lái sẽ đến cắt trái sau khi đã thỏa thuận xong. Khâu này chỉ chiếm 2,19% tổng chi phí LĐGĐ, với chi phí trung bình là 88.800 đồng/1.000m2, chi phí LĐGĐ thấp nhất là 14.400 đồng/1.000m2

và cao nhất là 312.000 đồng/1.000m2.

c/ Chi phí phân bón

Phân bón là nguồn dinh dưỡng quan trọng để cây phát triển tốt, nếu không kể đến chi phí thuê đất và lao động gia đình thì chi phí phân bón là chi phí chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí cho lần thu hoạch đầu tiên.

Chi phí phân bón trung bình là 2.947.280 đồng/1.000m2

(chiếm 16,49%) tổng chi phí, số tiền nông hộ chi cho phân bón thấp nhất là 266.670 đồng/1.000m2

46

thường được nông dân sử dụng để trồng cam sành là NPK 16 – 16 – 8, NPK 20 – 20 – 15, URE, DAP…tuy bón phân thường xuyên trong thời gian dài nhưng vào thời điểm này cây vẫn còn nhỏ nên lượng phân sử dụng là không nhiều.

Nông hộ sử dụng phân bón với chi phí trung bình là 15.083.900 đồng/hộ, trong đó hộ sử dụng phân bón ít nhất là 1.044.000 đồng/hộ và hộ sử dụng nhiều nhất là 63.000.000 đồng/hộ (tham khảo phụ lục 3).

d/ Chi phí khấu hao cơ bản

Phần lớn các nông hộ nơi đây có diện tích trông cam không nhiều, trung bình là 6.290m2, với vòng đời trung bình của cam sành là 7 năm, các chi phí đầu tư ban đầu được khấu hao theo đường thẳng nên chi phí khấu hao trung bình là 2.798.080 đồng/1.000m2 (chiếm 15,65%) tổng chi phí. Khấu hao ít nhất là 1.375.240 đồng/1.000m2 và nhiều nhất là 4.487.140 đồng/1.000m2.

Chi phí này trên từng nông hộ trung bình là 16.991.320 đồng/hộ, trong đó giá trị khấu hao ít nhất là 4.542.860 đồng/hộ và nhiều nhất là 81.882.860 đồng/hộ (tham khảo phụ lục 3).

e/ Chi phí thuốc BVTV và nhiên liệu

+ Thuốc BVTV: Trong giai đoạn này thuốc BVTV có tác dụng giúp cây cam sành phòng trừ được sâu bệnh tấn công, phát triển tốt, lúc thu hoạch cây sẽ cho trái tốt và đẹp. Chi phí thuốc BVTV tương đối ít hơn so với chi phí phân bón, chi phí này chỉ chiếm 4,29% trong tổng chi phí, trung bình là 766.120 đồng/1.000m2

, thấp nhất là là 123.750 đồng/1.000m2 và cao nhất là 2.600.000 đồng/1.000m2.

Đối với từng nông hộ thì chi phí này trung bình là 3.873.580 đồng/hộ. Trong đó hộ sử dụng thuốc BVTV ít nhất là 455.000 đồng/hộ và hộ sử dụng nhiều nhất là 13.000.000 đồng/hộ [tham khảo phụ lục 3].

+ Chi phí nhiên liệu: Chi phí nhiên liệu được xem là chi phí thấp trong tổng chi phí cho lần thu hoạch đầu tiên. Nhiên liệu được dùng cho công tác tưới và phun thuốc, hầu hết các nông hộ không dùng hệ thống điện trong khâu này vì sẽ gây nguy hiểm và không thuận tiện trong quá trình sản xuất đặc biệt là những hộ có vườn ở xa nhà. Các nông hộ chủ yếu dùng xăng để làm nhiên liệu, chi phí trung bình của các nông hộ là 499.890 đồng/1.000m2 (chiếm 2,80%) tổng chi phí sản xuất, hộ dùng ít nhiên liệu nhất là 94.000 đồng/1.000m2

47

Nông hộ sử dụng nhiên liệu cho việc tưới tiêu, phun thuốc trung bình là 2.523.780 đồng/hộ. Hộ có chi phí nhiên liệu thấp nhất là 524.780 đồng/hộ và chi phí nhiên liệu cao nhất là 10.272.000 đồng/hộ (tham khảo phụ lục 3).

f/ Chi phí thuê lao động

Trong giai đoạn này chi phí lao động thuê chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu chi phí, chi phí này là 0,53%. Chi phí lao động thuê trung bình là 97.040 đồng/1.000m2

, có nhiều hộ không sử dụng lao động thuê trong giai đoạn này và chi phí cao nhất là 1.330,43 đồng/1.000m2. Đối với khâu phun thuốc thì chi phí này chiếm 45,77% tổng chi phí lao động thuê, giá trị trung bình của lao động thuê trong khâu phun thuốc là 44.420 đồng/1.000m2. Về khâu chăm sóc thì chi phí lao động thuê trung bình là 22.930 đồng/1.000m2 chiếm 23,66% trong tổng chi phí lao động thuê. Khâu tưới nước cũng chiếm một tỷ lệ tương đương khâu chăm sóc là 23,63% với chi phí trung bình là 22.930 đồng. Bón phân và thu hoạch chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng chi phí lao động thuê, chi phí này là 1,79% và 5,15%.

Mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng chi phí nhưng tính trên một hộ thì chi phí trung bình của lao động thuê là 1.758.330 đồng/hộ. Có hộ chỉ sử dụng lao động gia đình và hộ sử dụng lao động thuê nhiều nhất là 30.600.000 đồng/hộ (tham khảo phụ lục 3).

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng cây cam sành ở huyện châu thành,tỉnh hậu giang (Trang 58 - 62)