TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KHOAI Ở HUYỆN BÌNH TÂN

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai lang tím nhật và khoai lang sữa trên đất ruộng ở huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 44)

Huyện có thế mạnh về nông nghiệp và có tiềm năng phát triển hệ thống canh tác luân canh trên đất lúa do thuận lợi về điều kiện tự nhiên. Và nhằm từng bước phá thế thuần nông và độc canh cây lúa ở huyện, huyện triển khai thực hiện công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đưa mô hình màu luân canh trên đất lúa là biện pháp sản xuất hiệu quả và bền vững. Xác định mô hình cho một nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn đa dạng hóa về cây trồng, vật nuôi. Do thấy hiệu quả kinh tế do khoai lang mang lại, nên nhiều hộ dân đã chuyển

đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng Khoai. Tình hình sản xuất khoai lang ở

32

Bảng 3.4: Diện tích khoai lang trên địa bàn huyện Bình Tân

Đvt: ha NĂM 2010 2011 2012 Xã Tân Hưng 548,5 891,4 1.488,9 Xã Tân Thành 1.681,3 2.723,6 2.814,4 Xã Thành Trung 1.789,9 1.975,1 2.048,4 Xã Tân An Thạnh 95,0 186,5 351,1 Xã Tân Lược 135,7 135,7 324,5 Xã Nguyễn Văn Thảnh 141,4 126,3 374,4 Xã Thành Đông 784,0 1.334,1 1.119,8 Xã Mỹ Thuận 134,0 134,0 529,5 Xã Tân Bình 70,9 70,9 208 Xã Thành Lợi 250,5 359,5 1.199 Xã Tân Quới 43,0 57 106 Tổng diện tích 5.673,7 7.994,1 10.564,0

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Tân,2012

Từ khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đưa cây màu xuống ruộng thì diện tích khoai lang đều tăng qua các năm 2010 đến 2012. qua bảng 3.4, cho ta thấy diện tích khoai lang tăng rất rõ rệt ở từng xã của huyện Bình Tân. Tổng diện tích khoai lang năm 2010 là 5.673,7 ha đến năm 2011 là 7.994,1 ha tăng 2.320,4 ha (tăng 40,89%). Năm 2012, diện tích khoai tăng lên

đáng kể là 10.564,0 ha, tăng 2.569,9 ha (tăng 32,15% so năm 2011). Diện tích khoai tăng lên là do người dân chuyển từ trồng lúa sang trồng khoai vì thu nhập của khoai cao hơn nhiều so với trồng lúa và cho sản lượng cao. Đến 6 tháng đầu năm 2013, diện tích khoai đã xuống giống là 6.874,9 ha. Nhìn chung diện tích trồng khoai của một số nông hộ thì biến động do nông dân gặp phải tình trạng thua lỗ do giá cả khoai không ổn định, bị thương lái ép giá và một phần bị mất mùa nên nông hộ phải chuyển đổi cây trồng.

3.4.1 Sản lượng và năng suất Khoai

Sản lượng và năng suất khoai ở huyện Bình Tân biến động liên tục qua các năm. Sự biến động sản lượng khoai của Bình Tân được thể hiện qua bảng 3.5:

33

Bảng 3.5: Sản lượng khoai trên địa bàn huyện Bình Tân qua các năm 2010- 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.

Năm 2010 2011 2012

Diện tích (ha) 5.673,7 7.994,1 10.564,0

Sản lượng (tấn) 166.016 234.624 315.039

Năng suất (tấn/ha) 29,261 29,350 29,822

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Tân,2012

Nhìn vào kết quả tổng hợp ở bảng 3.5 trên, cho thấy sản lượng khoai tăng liên tục từ năm 2010 đến năm 2012. sản lượng năm 2010 là 166.016 tấn đến năm 2012 đạt 315.039 tấn. Sản lượng khoai năm 2011 là 234.624 tấn, tăng 68.608 tấn ( tăng 41,33%), sự tăng lên này một phần là do diện tích tăng lên (tăng 40,89% so năm 2010), và còn lại là do nông hộ áp dụng khoa học kỹ

thuật vào sản xuất, làm tốt công tác chịn giống và công tác chăm sóc nên sản lượng khoai tăng lên. Đến năm 2012, sản lượng khoai tăng vượt bậc lên 315.039 tấn (tăng 34,28%), cao hơn năm 2011 80.775 tấn.

Về năng suất khoai cũng tăng dần qua các năm, từ 29,261 tấn/ ha năm 2010 đến 29,822 tấn/ ha năm 2012. Cụ thể năm 2011 năng suất là 29,350 tấn /ha, cao hơn năm 2010 là 0,089 tấn/ha, tăng 0,3% so năm 2010. năm 2012, năng suất tăng lên 29,822 tấn/ha, tăng 1,61% so năm 2010, là 47,2 tấn/ha. Năng suất khoai tăng là do người dân được các ngành chức năng sủa huyện quan tâm, hỗ trợ những giống khoai tốt, được tập huấn kỹ thuật…nên năng suất khoai tăng đều qua các năm.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, tổng diện tích khoai lang trên toàn huyện

đã xuống giống 6.874,9 ha, với mức sản lượng ước tính là 166.686 tấn và năng suất ước tính là 242,46 tạ/ha. Chỉ trong 6 tháng đầu năm nhưng diện tích xuống giống khoai lang đã đạt ở mức cao, điều này cho thấy người dân thu

được lợi nhuận cao trong sản xuất khoai lang nên tăng diện tích trồng khoai lang trên đất ruộng.

34

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 ĐẶC ĐIỂM VỀ NÔNG HỘ SẢN XUẤT KHOAI LANG TÍM VÀ KHOAI LANG SỮA Ở HUYỆN BÌNH TÂN KHOAI LANG SỮA Ở HUYỆN BÌNH TÂN

4.1.1 Độ tuổi và số năm kinh nghiệm của chủ hộ trồng khoai

Trong sản xuất nông nghiệp nhìn chung các chủ hộ thường có số tuổi và số năm kinh nghiệm đi song song với nhau, người có độ tuổi càng cao thì có kinh nghiệm càng nhiều. Do cây khoai lang xuất hiện từ rất lâu ở Bình Tân và là loại cây phù hợp với đất đai, cho năng xuất cao nên Khoai lang trở thành cây chủ lực của huyện. Vì vậy mà nông dân nơi đây có thâm niên sản xuất khoai. Cụ thể số tuổi và số năm kinh nghiệm của chủ hộ trồng khoai của hai mô hình được thể hiện qua bảng 4.1 như sau :

Bảng 4.1: Độ tuổi và năm kinh nghiệm của nông hộ trồng khoai ở hai mô hình Khoai Tím Khoai Sữa Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Dưới 30 2 4 5 10 Từ 30-55 42 84 37 74 Độ tuổi chủ hộ Trên 55 6 12 8 16 Dưới 10 26 52 24 48 Từ 10 - 20 13 26 20 40 Năm kinh nghiệm Trên 20 11 22 6 12 Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013

Qua kết quảđiều tra 100 hộ sản xuất khoai lang Chính của hai mô hình cho thấy độ tuổi chủ yếu của các nông hộở hai mô hình khảo sát vào khoảng từ 30 tuổi đến 55 tuổi, chiếm đến 84% ở mô hình trồng khoai lang Tím và 74% ở mô hình trồng khoai lang Sữa. Đây là độ tuổi nằm trong độ tuổi lao

động, trong khoảng độ tuổi này về kinh nghiệm tuy không bằng độ tuổi trên 55 nhưng cũng đủ kinh nghiệm để sản xuất Khoai lang và khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhanh nhạy trong nắm bắt thông tin thị trường cũng rất tốt. Họ có thể tham gia và tiếp thu hoàn toàn lượng kiến thức mới từ những buổi tập huấn, song song kết hợp với kinh nghiệm sẵn có của gia đình để đẩy mạnh quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng của mô hình; đặc biệt với độ

tuổi này thì chủ hộ có sức lao động tốt hơn độ tuổi trên 55. Tiếp đến là độ tuổi dưới 30, chiếm tỷ lệ lần lượt ở mô hình trồng khoai Tím và khoai Sữa là 4% và 10%, đây là độ tuổi mà chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất khoai lang, nhưng người ởđộ tuổi này có sức lao động tốt và còn trẻ nên việc

35

tiếp thu kỹ thuật và học hỏi kinh nghiệm nhanh. Tiếp đến là độ tuổi trên 55 chiếm tỷ trọng 12% và 16% lần lượt ở hai mô hình trồng khoai lang Tím và khoai lang Sữa.

Bên cạnh độ tuổi, số năm kinh nghiệm của nông hộ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất khoai. Đặc điểm của huyện Bình Tân là huyện nông nghiệp và trồng khoai là ngành sản xuất có từ lâu vì thế mà người dân nơi đây có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất khoai. Để biết kinh nghiệm trồng khoai của nông dân ta căn cứ vào số năm trồng khoai của họ. Từ bảng 4.1, ta thấy rằng số nông hộ có năm kinh nghiệm trên 10 năm của hai mô hình cũng khá cao và kinh nghiệm trồng khoai trên trung bình của nông hộ ở hai mô hình lần lượt là 14,4 năm ở mô hình trồng khoai lang Tím và 14,36 năm ở

mô hình trồng khoai lang Sữa, những hộ có năm kinh nghiệm nhiều thì sẽ sản xuất có hiệu quả hơn và hạn chế được những thiệt hại trong việc sản xuất. Những hộ có kinh nghiệm ít hơn 10 năm và có một số chỉ có 1 năm kinh nghiệm là do những năm trước đây trồng lúa hoặc những loại hoa màu khác và mới chuyển sang trồng khoai do thấy được khoai có lợi nhuận cao hơn và hoa màu khác bị thất mùa hoặc không có lời.

4.1.2 Trình độ học vấn của chủ hộ

Có nhiều yếu tố tác động đến quá trình sản xuất và trình độ học vấn của chủ hộ cũng là một chỉ tiêu có thể ảnh hưởng đến kỹ thuật sản xuất của chủ

hộ. Mặc dù quá trình sản xuất khoai lang không cần đòi hỏi kỹ thuật cao, nhưng người trực tiếp sản xuất cần phải nắm được các kỹ thuật, cũng như

những kinh nghiệm được truyền đạt lại để sản xuất khoai có hiệu quả. Dưới

đây là bảng 4.3 thống kê trình độ học vấn của các chủ hộ sản xuất khoai lang: Bảng 4.2: Trình độ học vấn của chủ hộ Khoai Tím Khoai Sữa Trình độ học vấn Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Không đi học 3 6 0 0 Từ lớp 1- lớp 5 10 20 25 50 Từ lớp 6- lớp 9 17 34 20 40 Từ lớp 10- lớp12 18 36 5 10 Đại học 2 4 0 0 Tổng 50 100 50 100 Nguồn: số liệu điều tra thực tế năm 2013

Trình độ học vấn của nông hộ trồng khoai lang Tím là tương đối cao, phần lớn là tập trung ở trình độ cấp 2 (chiếm 34%) và cấp 3(chiếm 36%), trung bình số năm đi học của hộ là 8,28 năm (tương đương cấp 2); hộ có trình

36

học. Đối với các nông hộ trồng khoai lang Sữa thì trình độ văn hóa trung bình của họ thấp hơn các nông hộ trồng khoai Tím, với trình độ trung bình là 5,88 năm; trình độ cao nhất là lớp 12 và thấp nhất là lớp 1.

Nhìn chung, trình độ học vấn của các hộ ở hai mô hình chủ yếu ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông nên việc tiếp thu kiến thức từ các cán bộ khuyến nông, các lớp tập huấn dễ dàng. Ngoài ra, họ còn tự học hỏi từ báo chí, truyền hình. Điều này góp phần không nhỏ vào việc tăng hiệu quả sản xuất của nông hộ.

4.1.3 Tình hình tham gia tập huấn và áp dụng tiến bộ khoa học kĩthuật của nông hộ thuật của nông hộ

Tập huấn kĩ thuật là rất cần thiết trong hoạt động sản xuất. Tập huấn kỹ

thuật cũng là một trong những hình thức phổ biến của Chính sách khuyến nông. Việc mở các lớp tập huấn kĩ thuật là để tăng cường khả năng tiếp cận của nông dân đối với kỹ thuật mới, nội dung chủ yếu của những buổi tập huấn này nhằm định hướng cho nông dân sản xuất khoai theo nhu cầu nâng cao chất lượng và thu nhập dựa trên cơ sở ứng dụng hợp lý những tiến bộ khoa học kỹ

thuật. Việc áp dụng những biện pháp trên góp phần giúp nông hộ sử dụng hợp lý các nguồn lực đầu vào như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, gia tăng giá trị sản xuất trên diện tích đất canh tác

Bảng 4.3: Tỷ lệ tham gia tập huấn của nông hộ

Khoai Tím Khoai sữa

Chỉ Tiêu Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng(%)

Có tham gia tập huấn 20 40 24 48

Không tham gia tập huấn 30 60 26 52

Tổng 50 100 50 100

Nguồn: số liệu điều tra thực tế năm 2013

Trong 50 nông hộ sản xuất khoai lang Tím Nhật điều tra, thống kê ở bảng 4.3 trên thì có 20 hộ tham gia tập huấn kỹ thuật, chiếm 40%, còn lại 30 hộ

không tham gia tập huấn, chiếm 60%. Đối với các nông hộ trồng khoai lang Sữa thì số nông hộ tham gia tập huấn là 24 hộ, chiếm 48% và số hộ không tham gia tập huấn chiếm 52%, với 26 hộ. Trong những hộ có tham gia tập huấn của hai mô hình thì tỷ lệ do cán bộ phòng nông nghiệp của huyện tập huấn chiếm tỷ lệ cao nhất với 61,4%, tiếp theo là do Hội thảo nông nghiệp của công ty và do hội khuyến nông khuyến ngư huyện với tỷ lệ bằng nhau là 19,3%. Nhìn chung thì tỷ lệ số hộ tham gia và không tham gia tập huấn của hai mô hình trồng Khoai không chênh lệch nhau nhiều. Qua quá trình phỏng vấn thì được các nông hộ cho biết có những nguyên nhân khiến các nông hộ

37

không tham gia các lớp tập huấn là: họ không có thời gian để tham dự; họ

không nắm được thông tin cụ thể về thời gian và địa điểm diễn ra tập huấn hoặc không biết có lớp tập huấn; họ sản xuất khoai theo kinh nghiệm bản thân và gia đình truyền lại nên họđã quen với kinh nghiệm đó, nên khi đi tập huấn về họ cũng không áp dụng các phương pháp theo các lớp tập huấn đó đã triển khai, và vì thế họ không quan tâm đến các lớp tập huấn. Từ những nguyên nhân đó đó, đòi hỏi chính quyền các cấp cần phải quan tâm nhiều hơn nữa trong quá trình phổ biến kiến thức về sản xuất hiệu quả cho nông dân. Cụ thể

của nguồn tập huấn kỹ thuật cho nông hộđược thể hiện ở hình 4.1 sau:

62,4% 19,3%

19,3%

Cán bộ phòng nông nghiệp huyện

hội thảo nông nghiệp của công ty

hội khuyến nông khuyến ngư huyện

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013

Hình 4.1: Chủ thể tập huấn kỹ thuật cho nông hộ

4.1.4 Nguồn lực của nông hộ

4.1.4.1 Ngun lc lao động

Bảng 4.4: Nguồn lực lao động của các nông hộ

Khoai Tím Khoai Sữa Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Số nhân khẩu 13 1 4,52 10 3 4,66 Số LĐ tham gia sản xuất 6 1 2,62 10 1 3,18 Số LĐ nam 4 0 1,48 7 1 1,9 Số LĐ nữ 3 1 1,18 3 0 1,28 Nguồn: số liệu điều tra thực tế năm 2013

Qua số liệu bảng 4.4, với 100 nông hộ được phỏng vấn của hai mô hình, số nhân khẩu bình quân của mô hình trồng khoai lang Tím và khoai lang Sữa lần lược là 4,52 người và 4,66 người. Ở mô hình trồng khoai lang Tím, trong 4,52 người thì có 2,62 người tham gia sản xuất khoai lang và mô hình trồng

38

khoai lang Sữa thì có 3,18 người tham gia sản xuất trong 4,66 người trong gia

đình, số lao động tham gia sản xuất của cả hai mô hình tương đối cao là do nông hộ tận dụng lao động nhà vào sản xuất để lấy công làm lời. Còn lại các thành viên không tham gia sản xuất của các nông hộ là thành phần cao tuổi, trẻ

nhỏ hoặc còn đi học. Bên cạnh đó, số lao động nam và số lao động nữ tham gia lao động là chênh lệch nhau không lớn. Mô hình trồng khoai lang Tím thì trung bình số lao động nam là 1,48 người, trung bình số lao động nữ là 1,18 người. Còn mô hình trồng khoai lang Sữa thì trung bình số lao động nam là 1,9 người, và số lao động nữ là 1,28 người. Chiếm đa phần trong hai mô hình sản xuất là những hộ có hai lao động tham gia sản xuất chính (chiếm 41% tổng số hộ), những hộ này thường lao động chính trong sản xuất nông nghiệp cũng là vợ chồng chủ hộ. Các thành viên còn lại trong gia đình nếu có cũng là còn

đang đi học, hoặc là đang lao động ở lĩnh vực khác nông nghiệp. Các nông hộ

sản xuất ít sử dụng lao động thuê trong quá trình Khoai lang sinh trưởng vì tốn kém chi phí, chỉ những hộ có diện tích lớn thì mới thuê mướn lao động lúc chăm sóc và bón phân, phun thuốc. Như vậy nếu việc sản xuất khoai lang của các nông hộ đạt hiệu quả thì không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động trong gia đình nhàn rổi.

4.1.4.2 Ngun lc đất đai

Đất đai là tư liệu không thể thiếu trong sản xuất và chưa thể thay thế được. Qua điều tra thực tế trên địa bàn khảo sát thì diện tích đất trồng khoai chủ yếu là đất sở hữu của nông hộ chiếm 76% ở mô hình trồng khoai lang Tím và chiếm 80% ở mô hình trồng khoai lang Sữa, số hộ có thuê đất thêm để sản

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai lang tím nhật và khoai lang sữa trên đất ruộng ở huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)