Những khó khăn

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai lang tím nhật và khoai lang sữa trên đất ruộng ở huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 87)

5.1.2.1 Nhng khó khăn đầu vào ca mô hình trng khoai Tím

Bên cạnh những thuận lợi trên thì đầu vào sản xuất cũng có một số khó khăn nhất định. Cụ thể, nhân tố khó khăn được nhiều nông hộ lựa chọn nhất là giá cảđầu vào cao, chiếm 53,2% nông hộ. Nguyên nhân là do những đợt tăng giá phân, giá giống và việc mua chịu phân thuốc cũng như chuyên chở tới nhà

đã làm cho phi chí sản xuất của nông hộ tăng, thường chênh lệch giữa tiền mặt trả liền và tiền mua thiếu chịu tới cuối vụ khoảng 10 ngàn đến 50 ngàn

đồng/sản phẩm phân bón (loại bao 50kg) và 10 ngàn đến 30 ngàn đồng/sản phẩm thuốc BVTV làm tăng chi phí đầu vào của nông hộ, và 1 nguyên nhân nữa là các đại lý thuốc nông dược và phân bón cứ liên tục tăng giá trong vụ

trồng của bà con nông dân. Nhân tố khó khăn khác cũng được số ít nông hộ

lựa chọn là thiếu đất (chiếm 8,1%), thiếu vốn sản xuất (chiếm 6.5%) và 1 số ít nông hộ khó khăn về lao động, kỹ thuật tay nghề và nước tưới lần lượt chiếm 3,2%, 3,2% và 1,6%. (xem phụ lục 1, bảng 5.3, trang 81).

5.1.2.2 Nhng khó khăn đầu ra ca mô hình trng khoai Tím

Bên cạnh những khó khăn đầu vào thì nông hộ cũng gặp không ít khó khăn ở đầu ra của sản phẩm. Về mặt khó khăn đầu ra thì khó khăn lớn nhất là luôn tồn tại là giá cả không ổn định của khoai lang, có 58,33% nông hộ lựa chọn chỉ tiêu này, sự biến động này làm cho một số hộ có lãi do bán được giá cao nhưng cũng làm một số hộ bị lỗ do giá lại biến động thấp. Với việc đầu ra bấp bênh khiến nông dân không an tâm sản xuất, không dám đầu tư nhiều chi phí cho sản xuất do lo sợ không có đầu ra dẫn đến việc sản xuất không mang lại lợi nhuận cho nông hộ. Những khó khăn tiếp theo được nông hộ lựa chọn là bị ép giá, phụ thuộc vào thương lái và thiếu thông tin về thị trường cùng chiếm Bị ép giá là nhân tố mà hầu hết các sản phẩm nông nghiệp đều đang phải chịu, mặc dù biết được giá của nhà nước đưa ra nhưng đến mùa bán hầu như các

75

thương lái đều mua với mức giá chênh lệch so với mức giá quy định của nhà nước, tuy giá cả là đôi bên thỏa thuận nhưng hầu hết là người nông dân chỉ

thỏa thuận được theo khoảng giá mà thương lái đưa ra. Có 21,67% nông hộ

khó khăn về vấn đề bị ép giá. Hai nhân tố là thiếu thông tin về thị trường và phụ thuộc vào thương lái chiếm tỉ lệ 10% cũng được nông hộ lựa chọn là nhân tố gây khó khăn đầu ra ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của họ. (xem phụ lục 1, bảng 5.4, trang 82).

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai lang tím nhật và khoai lang sữa trên đất ruộng ở huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)