So sánh các khoản mục chi phí giữa hai mô hình

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai lang tím nhật và khoai lang sữa trên đất ruộng ở huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 71)

Kết quả phân tích hai mô hình trồng khoai cho thấy, tổng chi phí sản xuất của nông hộ trồng khoai Sữa cao hơn nông hộ trồng khoai lang Tím Nhật. Tổng chi phí của mô hình trồng khoai Sữa cao hơn của mô hình trồng khoai

59

lang Tím Nhật chủ yếu ở các khoản chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí lao động gia đình. Cụ thể chênh lệch các khoản chi phí của hai mô hình được thể hiện qua bảng 4.16 dưới đây:

Bảng 4.16: So sánh các khoản mục chi phí của hai mô hình

Đơn vị tính: Ngàn đồng/1000m2 Chênh lệch Các khoản mục Mô hình trồng khoai Tím Mô hình trồng khoai Sữa Số tuyệt đối Tỷ lệ % Chi phí giống 1.063,50 1.446,4 -382,9 -26,47 Chi phí phân bón 1.257,99 1.330,61 -72,62 -5,46 Chi phí thuốc BVTV 2.069,98 1.803,44 266,54 14,78 chi phí nhiên liệu 203,05 236,89 -33,84 -14,29 Chi phí LĐ thuê 3.272,53 3.238,88 33,65 1,04 Chi phí LĐGĐ 1.011,22 1.319,08 -307,86 -23.34 Chi phí khác 720,88 612,65 108,23 17,67 Tổng Chi Phí 9.599,16 9.987,95 -388,79 -3,89 Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013

* Chi phí giống: Khoản chi phí này thì nông hộ trồng khoai lang Sữa tốn chi phí nhiều hơn nông hộ trồng khoai Tím. Chi phí giống trung bình của nông hộ trồng khoai lang Tím là 1.063,5 ngàn đồng/ 1000m2, thấp hơn chi phí giống của nông hộ trồng khoai Sữa là 382,9 ngàn đồng/ 1000m2. Giống mua chủ yếu của các nông hộở hai mô hình là giống khoai ở địa phương và hàng xóm. Với giá trung bình của khoai lang Sữa là 500 ngàn đồng trên 10.000 dây giống; và giá trung bình của khoai langTím là 350 ngàn đồng trên trên 10.000 dây giống. Nguyên nhân chi phí giống của mô hình trồng khoai lang Sữa cao hơn mô hình khoai lang Tím là do giá thành của dây giống khoai lang Sữa cao hơn dây giống khoai lang Tím và do nông hộ trồng khoai lang Sữa với mật độ cao hơn nông hộ trồng khoai Tím.

* Chi phí phân bón: Là loại chi phí vật tưđầu vào và cũng là loại chi phí chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng chi phí của nông hộ trồng khoai. Chi phí phân bón của nông hộ trồng khoai Sữa chênh lệch với nông hộ trồng khoai Tím không nhiều, cụ thể là mức chi phí phân bón trung bình của các nông hộở hai mô hình chỉ chênh lệch 72,62 ngàn đồng/1000m2.

* Chi phí thuốc BVTV: Là loại chi phí vật tư đầu vào chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí. Ở các nông hộ trồng khoai Tím thì khoản chi phí này cao hơn các nông hộ trồng khoai Sữa, cụ thể chi phí thuốc BVTV trung bình ở mô hình trồng khoai Tím là 2.069,98 ngàn đồng/1000m2, ở mô hình trồng khoai Sữa là 1.803,44 ngàn đồng/ 1000m2, chênh lệch 266,54 ngàn đồng/ 1000m2, chi phí ở mô hình trồng khoai Tím cao hơn chi phí ở mô hình trồng khoai lang

60

Sữa là do giống khoai Tím dễ bị sâu bệnh tấn công và là loại khoai có thể xuất khẩu nên yêu cầu về chất lượng cũng như hình dáng củ khoai phải đẹp, sáng, vỏ bóng nên người nông dân trồng khoai Tím phải bỏ ra khoản chi phí cho việc mua thuốc BVTV là khá nhiều. Bên cạnh việc dùng thuốc để phòng sâu và giúp củ khoai chắc, đẹp thì còn hai nguyên nhân nữa là người dân còn xịt thuốc theo cảm tính chủ quan của mình, thấy ruộng khoai có sâu là xịt thuốc cũng như người nông dân sợ sâu bệnh tấn công nên không giám bỏ cử thuốc nào trong cả lúc ruộng khoai không bị sâu bệnh nhưng nông dân vẫn cũng xịt thuốc, và do chi phí vật tư nông nghiệp cao nên khoản chi phí này của nông hộ

cao.

* Chi phí lao động: Là bao gồm chi phí thuê lao động và chi phí lao động gia đình. Trong sản xuất khoai, chi phí lao động là loại chi phí gần như bắt buộc. Thông thường, trong hoạt động sản xuất khoai thì nông hộ thuê lao động nhiều ở khâu chuẩn bị đất trồng, trồng khoai và thu hoạch. Nên chi phí cho việc thuê lao động là cao nhất trong cac khoản mục chi phí. Còn về những khâu còn lại trong quá trình sản xuất như khâu bón phân, phun thuốc, chăm sóc và tưới nước thì nông hộ chủ yếu là sử dụng lao động gia đình, theo quan niệm lấy công làm lời. Nhìn vào bảng 4.16 ta thấy chi phí lao động thuê ở hai mô hình nghiên cứu điều cao hơn chi phí lao động gia đình. Cụ thểở mô hình trồng khoai Tím thì chi phí thuê lao động trung bình là 3.272,53 ngàn đồng/ 1000m2 còn chi phí lao động gia đình trung bình chỉ có 1.011,22 ngàn đồng/ 1000m2. Các khoản chi phí này của mô hình trồng khoai Sữa lần lượt là 3.238,88 ngàn đồng/ 1000m2 và 1.319,08 ngàn đồng/ 1000m2. Ở mô hình trồng khoai Tím thì chi phí lao động thuê cao hơn mô hình trồng khoai Sữa là 33,65 ngàn đồng/ 1000m2 nhưng chi phí LĐGĐ lại thấp hơn mô hình trồng khoai Sữa đến 307,86 ngàn đồng/ 1000m2. Nhìn chung các nông hộ trồng khoai lang Tím bỏ ra chi phí dùng cho lao động ít hơn chi phí dùng cho lao

động của các nông hộ trồng khoai lang Sữa.

* Chi phí nhiên liệu: Sản xuất khoai lang thì nước là nguồn lực không thể

thiếu. Do đó, không thể thiếu khoản chi phí nhiên liệu dùng cho việc tưới tiêu. và nhất là trong vụ khoai Chính, thời tiết nắng nóng thì sẽ tốn nhiều chi phí nhiên liệu cho việc tưới tiêu hơn. Chi phí nhiên liệu ở mô hình trồng khoai Tím và mô hình trồng khoai Sữa là tương đương nhau và lần lượt là 203,05 ngàn đồng/1000m2 và 236,89 ngàn đồng/ 1000m2; Chi phí nhiên liệu của mô hình trồng khoai Sữa nhiều hơn mô hình trồng khoai Tím là 33,84 ngàn

đồng/1000m2.

* Chi phí khác: Là các khoản chi phí về máy móc, chi phí lãi vay, chi phí thuê cộ khoai, chi phí công cụ dụng cụ, …..đối với mô hình trồng khoai Tím

61

thì khoản chi phí này trung bình là 720,88 ngàn đồng/1000m2 cao hơn so với mô hình trồng khoai Sữa là 108,23 ngàn đồng/ 1000m2 với chi phí ở mô hình trồng khoai Sữa là 612,65 ngàn đồng/ 1000m2.

Theo kết quả phân tích cho thấy, mặc dù điều là mô hình sản xuất khoai nhưng mỗi mô hình lại có mức độ đầu tư chi phí khác nhau. Qua số liệu thực tế ta thấy nông hộ trồng khoai lang Sữa chi cho khoản chi phí giống, chi phí lãi vay, chi phí phân bón, chi phí nhiên liệu và chi phí lao động nhiều hơn nông hộ trồng khoai lang Tím ở địa bàn nghiên cứu. Tuy nhiên, tổng chi phí cuối cùng của hai mô hình cũng không chênh lệch nhau lớn. Mô trồng khoai lang Tím là 9.599,16 ngàn đồng/ 1000m2 và mô hình trồng khoai lang Sữa là 9.987,95 ngàn đồng/1000m2 với khoản chênh lệch là 388,79 ngàn đồng/ 1000m2.

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai lang tím nhật và khoai lang sữa trên đất ruộng ở huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 71)