Kiểm định về lợi nhuận và thu nhập của hai mô hình

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai lang tím nhật và khoai lang sữa trên đất ruộng ở huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 77)

4.3.3.1 Kim định v li nhun ca hai mô hình

Để khẳng định chính xác hơn sự khác nhau về lợi nhuận của mô hình trồng khoai lang Tím và khoai lang Sữa, ta dùng kiểm định Mann Whitney để

chứng minh.

Mục đích: Kiểm định sự khác nhau về lợi nhuận giữa hai mô hình. Giả thuyết:

+ H0: Lợi nhuận trung bình giữa mô hình trồng khoai Tím và khoai Sữa là bằng nhau

+ H1: Lợi nhuận trung bình giữa mô hình trồng khoai Tím và khoai Sữa là khác nhau

Bác bỏ giả thuyết H0 khi: Z < - Zα/2 hoặc Z > Zα/2 Bảng 4.18: Kết quả kiểm định về lợi nhuận của hai mô hình

Mô hình sản xuất Số mẫu Lợi nhuận trung bình Tổng lợi nhuận Khoai Tím 50 71,46 3,573,000 Khoai Sữa 50 29,54 1,477,000 Lợi Nhuận Tổng 100 Lợi nhuận Mann-Whitney U 202,000 Willcoxon W 1.477,000 Độ lệch chuẩn Z -7,255 Mức ý nghĩa Asymp. Sig.(2-tailed) .000 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu thực tế năm 2013 Từ bảng 4.18, Với /Z/ = 7,225 > /Zα/2/ = 1,960 và mức ý nghĩa quan sát (Asymptotic significance) là 0,000, vì mức ý nghĩa này quá nhỏ (và nhỏ hơn α

=5%). Như vậy, giả thuyết H0 bị bác bỏ hoàn toàn có nghĩa là lợi nhuận giữa mô hình trồng khoai lang Tím và mô hình trồng khoai lang Sữa là khác nhau. Nhìn vào mức lợi nhuận tổng của hai mô hình (Sum of Ranks) ta kết luận rằng lợi nhuận của mô hình trồng khoai lang Tím cao gấp 2,42 lần so với mô hình trồng khoai lang Sữa.

65

4.3.3.2 Kim định v thu nhp

Mục đích là kiểm tra sự khác nhau về thu nhập giữa mô hình trồng khoai lang Tím và khoai lang Sữa của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu có khác nhau hay không.

Phương pháp kiểm định: dùng kiểm định Mann Whitney (kiểm định U) Giả thuyết:

H0: Thu nhập trung bình mô hình trồng khoai Tím và khoai Sữa là bằng nhau

H1: Thu nhập trung bình giữa mô hình trồng khoai Tím và khoai Sữa là khác nhau

Bảng 4.19: Kết quả kiểm định về thu nhập của hai mô hình Mô hình sản xuất Số mẫu Thu nhập trung bình Tổng Thu nhập Khoai Tím 50 71,16 3,558,000 Khoai Sữa 50 29,84 1,492,000 Thu nhập Tổng 100 Thu nhập Mann-Whitney U 217,000 Willcoxon W 1.492,000 Độ lệch chuẩn Z -7,121 Mức ý nghĩa Asymp. Sig.(2-tailed) .000 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu thực tế năm 2013 Theo bảng 4.19, ta có /Z/ = 7,121> /Zα/2/ = 1,960 và mức ý nghĩa quan sát (Asymptotic significance) là 0,000; vì mức ý nghĩa này quá nhỏ và nhỏ

hơn α = 5%. Như vậy, giả thuyết H0 bị bác bỏ hoàn toàn có nghĩa là thu nhập giữa mô hình trồng khoai lang Tím và mô hình trồng khoai lang Sữa là khác nhau. Nhìn vào mức thu nhập tổng của hai mô hình (Sum of Ranks) ta kết luận rằng thu nhập của mô hình trồng khoai lang Tím cao hơn mô hình trồng khoai lang Sữa là 2,38 lần.

Qua kiểm định Mann-Whitney về thu nhập và lợi nhuận giữa hai mô hình cũng cho ta thấy hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai lang Tím Nhật trên đất ruộng ở huyện Bình Tân cao hơn mô hình trồng khoai lang Sữa trên

66

4.4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ LỢI NHUẬN CỦA MÔ HÌNH TRỒNG KHOAI LANG TÍM TRÊN ĐẤT

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai lang tím nhật và khoai lang sữa trên đất ruộng ở huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)