So sánh các tỷ số tài chính giữa hai mô hình

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai lang tím nhật và khoai lang sữa trên đất ruộng ở huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 74)

Từ số liệu khảo sát thực tế 100 nông hộ sản xuất khoai lang ở hai mô hình trên địa bàn nghiên cứu và qua kết quả tính toán, phân tích ta có thể tổng hợp được một số chỉ tiêu kinh tế và các tỷ số tài chính được thể hiện cụ thể

qua bảng so sánh các chỉ tiêu kinh tế và tỷ số tài chính của hai mô hình ở bảng 4.17 sau đây:

Bảng 4.17: So sánh các tỷ số tài chính của hai mô hình

Chênh lệch

Chỉ tiêu Đơn vị tính Mô hình

trồng khoai Tím Mô hình trồng khoai Sữa Số tuyệt đối Tỷ lệ % Tổng chi phí Ngàn đồng/1000m2 9.599,16 9.987,95 -388,79 -3,89 Năng suất kg/1000m2 2.415,60 3.861,00 -1.445,4 -37,44 Giá bán Ngàn đồng/kg 11,34 4,30 7,04 163,72 Doanh thu Ngàn đồng/1000m2 27.427,04 16.301,60 11.125,44 68,25 Lợi nhuận Ngàn đồng/1000m2 17.827,88 6.313,65 11.514,23 182,37 Thu nhập Ngàn đồng/1000m2 18.839,10 7.632,73 11.206,37 146,82 DT/TCP Lần 2.86 1,63 1,23 75,46 TN/TCP Lần 1.96 0,76 1,20 157,89 LN/TCP Lần 1.86 0,63 1,23 195,24 LN/DT Lần 0.65 0,39 0,26 66,67 TN/NC LĐGĐ Đồng/công/ngày công 2.738,73 822,14 1.916,59 233,12 Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013

4.3.2.1 So sánh các ch tiêu kinh tế ca hai mô hình

Việc so sánh các tỷ số đánh giá hiệu quả kinh tế của hai mô hình là cần thiết. Việc làm này nhằm tìm ra mô hình kinh tế nào hiệu quả cao hơn để nhân rộng và phát triển. Dựa vào các khoản mục chi phí, lợi nhuận, thu nhập ta thấy

62

có sự chênh lệch giữa hai mô hình trồng khoai. Nhìn về tổng thể số liệu thì chí phí đầu tư cho mô hình trồng khoai Sữa cao hơn mô hình trồng khoai lang Tim là 388,79 ngàn đồng/1000m2 nhưng đạt được lợi nhuận thấp hơn hơn 11.514,23 ngàn đồng/ 1000m2. Sự chênh lệnh về chi phí đầu tư của hai mô hình không

đáng kể nhưng mức sinh lợi nhuận của mô hình trồng Khoai Tím lại cao hơn mô hình trồng Khoai Sữa đến 182,37%. Lợi nhuận của mô hình trồng khoai lang Tím cao hơn mô hình trồng khoai lang Sữa là do giá cả đầu ra của khoai lang Tím cao hơn nhiều so với khoai Sữa vì khoai Tím là loại khoai xuất khẩu

được nên được thu mua với giá cao, trung bình là 11,34 ngàn đồng/ 1kg trong khi khoai Sữa trung bình chỉ có 4,30 ngàn đồng/1 kg.

* Năng suất: Năng suất trung bình của mô hình trồng khoai lang Sữa lại cao hơn mô hình trồng khoai Tím, cụ thể mô hình trồng khoai Sữa có năng suất trung bình là 3.861 kg/ 1000m2, còn mô hình trồng khoai Tím có năng suất trung bình là 2.415,6 kg/ 1000m2, chênh lệch giữa hai mô hình đến 1.445,4 kg/ 1000m2, cao hơn 37,44% so với mô hình trồng khoai Tím.

* Thu nhập: Do có được giá bán cao nên doanh thu trung bình của nông hộ trồng khoai lang Tím là 27.427,04 ngàn đồng/ 1000m2, cao hơn 11.125,44 ngàn đồng/ 1000m2 so với doanh thu của nông hộ trồng khoai lang Sữa ( doanh thu 16.301,60 ngàn đồng/ 1000m2). Sau khi trừ các khoản chi phí thì thu nhập của nông hộ trồng khoai lang Tím và khoai lang Sữa lần lượt là 18.839,10 ngàn đồng/ 1000m2 và 7.632,73 ngàn đồng/ 1000m2 với thu nhập của nông hộ trồng khoai Tím cao hơn nông hộ trồng khoai Sữa là 11.206,37 ngàn đồng/ 1000m2.

Nhìn chung qua số liệu kinh tế thì có thể thấy nông hộ trồng khoai lang Tím có doanh thu cao hơn nông hộ trồng khoai Sữa là 11.125,44 ngàn đồng/ 1000m2 và thu nhập cũng cao hơn là 11.206,37 ngàn đồng/ 1000m2. Qua đó, nhận thấy được mô hình trồng khoai lang Tím mang lại hiệu quả tài chính cao

đáng mong đợi cho bà con nông dân.

4.3.2.2 So sánh các ch tiêu tài chính

* Tỷ số trung bình của doanh thu/ tổng chi phí của mô hình trồng khoai lang Tím bằng 2,86 lần có nghĩa là nếu nông hộ bỏ ra 1 đồng chi phí để đầu tư

sản xuất khoai lang Tím thì sẽ thu được 2,68 đồng doanh thu. Còn đối với mô hình trồng khoai lang Sữa thì tỷ số này chỉ có 1,63 tức là các nông hộ trồng khoai sữa chỉ thu được 1,63 đồng doanh thu khi bỏ ra 1 đồng chi phí. Chênh lệch giữa hai mô hình là 1,23 cho thấy doanh thu của các nông hộ trồng khoai lang Tím cao hơn các nông hộ trồng khoai lang Sữa là 1,23 đồng.

63

* Tỷ số thu nhập/ tổng chi phí: Hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai lang Tím so với mô hình trồng khoai lang Sữa càng được khẳng định thông qua phân tích chỉ tiêu này. Kết quả phân tích ở bảng 4.17 cho thấy đối với mô hình trồng khoai lang Tím thì cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thu được 1,96

đồng là thu nhập. Trong khi mô hình trồng khoai lang Sữa thì tỷ số này thấp hơn nhiều, cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thu được 0,76 đồng thu nhập. Chênh lệch tỷ số thu nhập/chi phí = 1,20 cho biết với cùng 1 đồng chi phí đầu tư thì thu nhập mô hình trồng khoai lang Tím cao hơn mô hình trồng khoai lang Sữa là 1,20 đồng.

* Tỷ số lợi nhuận/ tổng chi phí: Đối với mô hình trồng khoai lang Tím thì cứ 1 đồng chi phí bỏ ra chỉ thu được 1,86 đồng lợi nhuận, trong khi mô hình trồng khoai lang Sữa thì thấp hơn nhiều, 1 đồng chi phí bỏ ra chỉ thu được 0,63 đồng lợi nhuận. Chênh lệch tỷ số lợi nhuận/chi phí giữa hai mô hình là 1,23 đồng cho biết với cùng 1 đồng chi phí, lợi nhuận mô hình trồng khoai lang Tím cao hơn mô hình trồng khoai lang Sữa là 1,23 đồng.

* Tỷ số trung bình của lợi nhuận /doanh thu: Đối với mô hình trồng khoai Tím thì trong 1 đồng doanh thu mà nông hộ sản xuất khoai lang Tím sẽ thu

được sẽ có 0,65 đồng lợi nhuận sau khi đã trừđi tất cả các khoản chi phí. Và

đối với mô hình trồng khoai sữa thì trong 1 đồng doanh thu sẽ thu được 0,39

đồng lợi nhuận, chênh lệch tỷ số này của hai mô hình là 0,26 lần tương đương 66,67%, cho thấy lợi nhuận thu được của các nông hộ ở mô hình trồng Khoai lang Tím cao hơn các nông hộở mô hình trồng khoai lang Sữa.

* Tỷ số trung bình của thu nhập/ ngày công LĐGĐ: Từ kết quả ở bảng 4.17 cho thấy tỷ số này của các nông hộ trồng khoai Tím là 2.738,73 ngàn

đồng/ 1000m2 và của các nông hộ trồng khoai lang Sữa là 822,14 ngàn đồng/ 1000m2. Tỷ số này ở mô hình trồng khoai Tím cao hơn mô hình trồng khoai Sữa đến 233,12% tương đương 1.916,24 ngàn đồng. Điều này nói lên nếu nông hộ sản xuất khoai lang Tím bỏ ra 1 ngày công lao động gia đình thì sẽ

thu về được 2.738,73 ngàn đồng thu nhập trong khi nông hộ sản xuất khoai lang Sữa bỏ ra 1 ngày công lao động thì chỉ thu được 822,14 ngàn đồng thu nhập.

Qua kết quả so sánh ở trên, cho thấy rằng nông hộ sản xuất theo mô hình trồng khoai lang Tím có hiệu quả tài chính cao hơn so với nông hộ trồng khoai lang Sữa trên đất ruộng ở huyện Bình Tân.

64

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai lang tím nhật và khoai lang sữa trên đất ruộng ở huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)