Hoạt động sản xuất chính trên địa bàn huyện Bình Tân là sản xuất đất nông nghiệp. Và do là một huyện thuần nông nên Bình tân đang là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của tỉnh.
3.1.5.1 Về trồng trọt
Tình hình trồng trọt của huyện phát triển khá toàn diện, thực hiện tốt công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa mô hình màu luân canh trên đất lúa là biện pháp sản xuất hiệu quả và bền vững. Diện rích, sản lượng và năng suất các loại cây trồng của huyện năm 2012 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.3: Diện tích và sản lượng cây trồng ở huyện Bình Tân
Loại cây Diện tích (Ha) Sản lượng (Tấn) Năng suất (Tấn/ha) Lúa 14.789,0 88.748,0 60,01 Khoai lang 10.563,3 315.039,9 298,24 Bắp 449,6 1.102,9 24,53 Cây ăn trái 1.566,3 35.835,1 - Rau màu 7.100,7 142.067,0 -
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Tân, 2012) * Cây lúa
Diện tích trồng lúa năm 2010 đạt khoảng 17.136,9 ha, năng suất 5,822 tấn/ ha, sản lượng 99.782 tấn; đến năm 2011 diện tích có tăng lên đạt 17.610,8 ha, năng suất tăng lên bình quân 6,008 tấn/ ha, sản lượng 106.877 tấn sản lượng vượt 23.827 tấn, đạt 128,68% và tăng 7.095 tấn so năm 2010 và năm 2012 đạt 6,001 tấn/ha, sản lượng 88,747 tấn, sản lượng vượt 6.837 tấn, đạt 108,34% so kế hoạch và sản lượng giảm 18.130 tấn so năm 2011, do diện tích
đất trồng lúa giảm vì người nông dân chuyển đất trồng lúa vụ Đông Xuân và Hè Thu sang trồng màu, năm 2012 diện tích còn 14,789 ha.
- Vụ lúa Đông Xuân:
+ Diện tích: Năm 2011 diện tích là 7.309,8/8.000 ha, đạt 97,31% KH, giảm 710 ha so năm 2010; Đến năm 2012, diện tích gieo sạ là 5.762/7.700 ha, đạt 74,83% so kế hoạch giảm 1.938 ha so năm 2011. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013, diện tích tăng lên 6.018,65 ha, đạt 78,16% kế hoạch và so năm 2012 tăng 256,75 ha. + Năng suất: Năng suất năm 2011 là 7,012 tấn/ ha; đến năm 2012, năng suất 69,82 tấn/ ha đạt 102,68% KH, so năm 2011 giảm 0,3 tạ/ha. Đến 6 tháng
25 đầu năm 2013 năng suất đạt 66,01 tạ/ha so KH là 6,9 tấn /ha. So năm 2012, năng suất giảm 0,381 tấn /ha. + Sản lượng: Năm 2011, sản lượng 51.256/54.400 tấn, đạt 94,2% KH. So năm 2010, sản lượng giảm 3.144 tấn. Năm 2012, sản lượng 40.230 tấn, giảm 11,026 tấn so năm 2011 và đến tháng 6 năm 2013, sản lượng 39,729 tấn, đạt 74,77% KH, giảm 501 tấn so năm 2012. Sản lượng giảm là do giảm diện tích gieo sạ. - Vụ lúa Hè Thu + Diện tích: Năm 2011 diện tích là 4373 ha, đạt 109% KH, tăng 737 ha so năm 2010; Đến năm 2012, diện tích gieo sạ là 3.290 ha, đạt 82,25% KH, giảm 701 ha so năm 2011. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013, diện tích lua hè thu là 3.542ha, đạt 88,55% kế hoạch và diện tích xuống giống nhiều hơn năm 2012 là 252 ha.
+ Năng suất: Năng suất năm 2011 là 57,53 tạ/ha; đến năm 2012, năng suất 5,683 tấn /ha, năng suất tăng 0,983 tấn /ha so KH, so năm 2011 giảm 0,07 tấn /ha. Đến 6 tháng đầu năm 2013, dự kiến lúa Hè Thu sẽ thu hoạch cơ bản dứt điểm, ước năng suất đạt 0,60 tấn /ha.
+ Sản lượng: Năm 2011, sản lượng 25.245/18.400 tấn, đạt 137,24% KH. So năm 2010, sản lượng tăng 3053 tấn. Năm 2012, sản lượng 18.696 tấn, giảm 6.559 tấn so năm 2011, đạt 99,44% KH và đến tháng 6 năm 2013, sản lượng
ước đạt 21.252 tấn. - Vụ lúa Thu Đông
+ Diện tích: Năm 2011 diện tích là 5.928 ha, đạt 97,31% KH, tuy nhiên do triều cường tháng 10/2011, thiệt hại 37,8 ha, chỉ còn 5.890,2 ha; Đến năm 2012, diện tích gieo sạ là 5.737/5.500 ha, đạt 104,30% so kế hoạch. Và đến tháng 6 năm 2013, đã xuống giống 1.742 ha, chiếm 34,82% KH. + Năng suất: Năng suất năm 2011 là 51,57/41 tạ/ha, tăng 0,753 tấn/ha so năm 2010; đến năm 2012, năng suất 5,198 tấn/ha tăng 8,98 t5/ha so KH, so năm 2011 năng suất tăng 0,075 tấn /ha. + Sản lượng: Năm 2011, sản lượng 30.376 tấn, tăng 20,126 tấn so KH, đạt 269,63%. So năm 2010, sản lượng tăng 11.318 tấn. Năm 2012, sản lượng 29.821 tấn, giảm 555 tấn so năm 2011, đạt 126,09% KH. * Cây màu: Tính đến tháng 6 năm 2013, tổng diện tích xuống giống là 10.323,3 ha, chiếm 96,48% KH. Trong đó, vụĐông Xuân 2012- 2013 là 8.096
26
ha; màu Vụ Mùa là 2.227,3 ha. Cây màu luân canh trên đất lúa là 8.015 ha, đạt 100,19% KH. Hiện đã thu hoạch 5.520,1 ha. Hiện còn trên đồng 4.803,2 ha.
- Khoai lang: Xuống giống 6.874,9 ha. Ước năng suất sản lượng khoai: Tím Nhật là 1.945,9 ha x 35 tấn/ha = 68.106,5 tấn; Khoai các loại còn lại là 4.448,4ha x 22 tấn/ha = 68.968 tấn.
- Rau các loại là 4.929 ha x 20 tấn/ha = 98.580 tấn.
Tổng sản lượng rau màu là 235.654,5 tấn, đạt 92,85 % so KH năm.
3.1.5.2 Về chăn nuôi
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi liên tiếp chịu tác động của dịch bệnh làm cho số lượng đàn gia súc tăng không ổn định. Tính đến 6 tháng
đầu năm 2013.
- Đàn heo: Tổng đàn 15.595 con, đạt 51, 98% so Nghị quyết năm 2013, so cùng kỳ năm 2012 tăng 899 con.
- Đàn trâu, bò: Tổng đàn trâu, bò có 531 con, so cùng kỳ năm 2012 tăng 32 con.
- Đàn gia cầm: Tổng đàn gia cầm có 836.505 con, tăng 64,34% so Nghị
quyết năm 2013 so cùng kỳ năm 2012 là tăng 11.783 con
Bảng 3.4: Số lượng gia súc và gia cầm của huyện Bình Tân qua các năm giai
đoạn 2010 – 2012. Đơn vị: Con Năm Trâu Bò Lợn Gia cầm 2010 10 507 19.742 184.651 2011 8 566 14.696 247.774 2012 4 552 14.598 286.442 6 tháng đầu năm 2013 - - 150.595 386.050
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Tân, 2012.
Nhìn chung số lượng gia súc gia cầm huyện có sự tăng giảm mạnh qua các năm. Năm 2010, số lượng gia cầm của huyện chỉ 184.651 con đến 6 tháng
đầu năm 2013 số lượng gia cầm tăng lên 386.050 con, tăng 99.608 con so với năm 2012.
3.1.5.3 Về thủy sản.
Nuôi theo hướng công nghiệp tập trung, tổng diện tích nuôi là 119,86/140 ha, đạt 85,61% KH, phân ra: Số ao nuôi cá thương phẩm là 111 ao
27
= 99,64 ha (giảm 14, 68 ha, là 12 ao so năm 2012); Số ao đang nuôi ca giống là 30 ao = 20,22 ha( so năm 2012 tăng 3 ao, dien tích 1,57 ha); Số ao treo là 22 ao = 22,85 ha( tăng 12 ao so năm 2012, diện tích là 14,7 ha); số bè cá thương phẩm là 05 bè = 2.711 m3 (tương đương năm 2012).
Sản lượng 6 tháng đầu năm thu hoạch là 8.400 tấn, đạt 23,20% so Nghị
quyết năm 2013, giảm 856 tấn so cùng kỳ năm 2012, nguyên nhân do giá thấp, người dân treo ao, chuyển nuôi cá giống và neo chờ giá, chưa thu hoạch.
3.1.5.4 Cơ giới hóa trong nông nghiệp:
Tính đến tháng 6 năm 2013, vụĐông Xuân toàn huyện hiện có 115 máy gặt đập liên hợp (trong đó có 29 máy tại huyện, nơi khác 86 máy), phục vụ thu hoạch lúa Đông Xuân 2012 – 2013 trên 95% diện tích gieo sạ. vụ Hè Thu có 122 máy gặt đập liên hợp (trong đó 31 máy tại huyện, máy khác đến 91 máy), phục vụ thu hoạch trên 99% diện tích gieo sạ.
3.3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ KHOAI LANG 3.3.1 Nguồn gốc và đặc điểm của khoai lang
Khoai lang (tên khoa học: Ipomoea batatas) là một loài cây nông nghiệp với các rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, được gọi là củ khoai lang và
nó là một nguồn cung cấp rau ăn củ quan trọng, được sử dụng trong vai trò của cả rau lẫn lương thực, các lá non và thân non cũng được sử dụng như một loại
rau.
Khoai lang ở Việt Nam có nhiều giống với 3 nguồn xuất xứ chính là Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản, nhưng giống có tính hàng hoá cao được trồng thành những vùng lớn như Kiên Giang, Vĩnh Long, Đắk Nông, Lâm Đồng thì
đều là giống có nguồn gốc từ Nhật.
Đặc điểm của khoai lang Nhật Tím là thân to mập, ít phân cành và có màu tím. Khả năng sinh trưởng phát triển mạnh, thời gian sinh trưởng 105 - 120 ngày. Năng suất 9 - 15 tấn/hécta. Năng suất củ tươi: 10-22. Hàm lượng chất khô 27-30%. Chất lượng củ luộc khá ngon, vỏ củ màu tím sẫm, thịt củ
màu tím đậm, dạng củ thuôn dài, đều đẹp, dây tím xanh, nhiễm nhẹ sùng và sâu đục dây. Phù hợp ăn tươi, chế biến, xuất khẩu. Người dân thường gọi tên giống dựa vào màu sắc ruột khi đã luộc chín như Nhật đỏ, Nhật tím, Nhật vàng, Nhật cam.
Khoai Sữa có hình dạng là chia thùy sâu, lá màu xanh, thân dây màu xanh tím, dạng củ tròn ngắn, vỏ củ màu xanh tím, ruột màu trắng, rễ màu hồng nhạt. Hàm lượng chất tinh bột cao.
28
3.3.2 Kỹ thuật trồng và chăm sóc khoai
* kỹ thuật trồng
- Chọn giống: Giống khoai lang để trồng có thể dùng dây hoặc củ. Tiêu chuẩn giống tốt: chọn dây bánh tẻ, to, mập, khoẻ, không quá già hoặc quá non, lá xanh, đốt ngắn, không ra rễ, hoa trước, không sâu bệnh. Cắt dây vào buổi chiều, rải dây nơi thoáng mát một ngày trước khi trồng sẽ giúp dây nhanh chóng ra rễ, nẩy chồi non, không được chất thành đống. Dây giống phải đảm bảo khỏe mạnh,. Tuổi dây từ 45 - 75 ngày tuổi. Chỉ sử dụng dây đoạn 1 và 2 kể từ ngọn để làm dây giống, độ dài dây giống từ 25 - 30cm.
- Thời vụ: Vụ khoai thường kéo dài khoảng 4 - 6 tháng. Vụ khoai Chính là vụ từ khoảng tháng 2- tháng 3 cho đến tháng 8- tháng 9. Tuy nhiên không phải tất cả các hộđều sản xuất theo thời vụ như thế. Bởi vì khi sản xuất xong một vụ khoai thì họ sẽ cho đất nghĩ ngơi khoảng 1-2 tháng thì sẽ bắt đầu một thời vụ mới. Vì thế các vụ sau sẽ kéo dài qua năm sau nữa, và cứ như thế thì vụ khoai của từng hộ sẽ khác nhau. Ngoài ra, còn do đặc điểm khác nhau về đất canh tác của riêng từng xã nên thời vụ của từng xã cũng khác nhau. Hầu hết các nông hộ thường sản xuất vào khoảng thời gian từ 3 đến tháng 9 và chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số mẫu điều tra. Cũng chính vì thời vụ trồng khoai đa dạng nên việc mua giống của nông hộ cũng khá dễ dàng và không gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên năng suất chỉđạt cao khi trồng đúng vụ. Có hai vụ trồng chính:
+ VụĐông Xuân: trồng sau vụ lúa mùa, khoảng tháng 11- 12 âm lịch đến khoảng cuối tháng 3 âm lịch – đầu tháng 4 âm lịch năm sau.
+ Vụ khoai Chính (còn gọi là vụ Mùa) : trồng sau vụ lúa Đông Xuân, khoảng tháng 2- tháng 3 âm lịch đến khoảng cuối tháng 8- đầu tháng 9 âm lịch.
- Chuẩn bị đất trồng: Khoai lang không kén đất lắm, tất cả các đất có thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt đều thích hợp cho khoai lang. Khoai lang chịu được đất hơi chua đến trung tính nhưng chịu được đất chua hơn đất kiềm. Đất trồng phải được cày bừa kỹ, tơi xốp và làm sạch cỏ, sau đó lên luống rộng từ 80 – 120 cm, cao khoảng 30 - 50cm, thoát nước tốt. Các giống trồng trong mua nắng thường chọn luống hẹp và thấp hơn. Cần đào mương dọc theo ruộng để ém phèn, hoặc dẫn và thoát nước. Đào mương nhỏ sâu 1m, rộng 50 – 60cm. Thường đất ruộng rộng 15 – 20 m đào 1 mương.
- Chọn hom giống: Việc chọn hom giống rất quan trọng và ảnh hưởng
29
khoảng 25 – 35 cm, có nhiều mắt (6- 8 mắt). Trung bình, trồng ngàn m 2 cần khoảng 16.000 – 18.000 hom giống. Một hom giống nông dân thường gọi là dây giống.
- Trồng: Trồng hàng đơn hoặc hàng đôi tùy ý bề rộng luống. Luống rộng khoảng 80 – 90 cm trồng hai hàng dây song song cách nhau 30 cm. Khoảng nối giữa các hom trên 2 hàng phải xen kẽ nhau. Các đầu luống trồng 3 hom.
Đặt toàn bộ hom xuống đất sâu từ 2 – 2,5 cm. Khi trồng, tránh để hom bị vặn sẽảnh hưởng sự phát triển của rễ khoai.
- Phương pháp bón phân: Một hécta khoai lang bón từ 10-15 tấn phân chuồng, 60kg ure, 90kg kali, 30kg phân lân và 100kg vôi.
+ Khi bón phân chia ra thành 3 đợt để cây khoai lang hấp thụ hết lượng phân bón.
+ Lần 1: Bón lót tất cả lượng phân chuồng, phân lân, vôi và 30% phân
đạm, 20% phân kali.
+ Lần 2: Bón sau khi trồng khoảng 20 - 25 ngày. Lượng phân bón là 50% phân đạm và 30% phân kali. Kết hợp xới đất, làm cỏ sạch, vun nhẹ.
+ Lần 3: Bón phân sau khi trồng 40 - 45 ngày. Bón tất cả số lượng phân
đạm, phân kali còn lại. Kết hợp xới đất, làm cỏ sạch, vun nhẹ. Ngưng bón trước thu hoạch 15 ngày.
* Chăm sóc khoai - Chăm sóc
+ Trồng dặm: Khi trồng, chuẩn bị thêm một số hom để trồng dặm lúc 5 – 10 ngày sau khi trồng để đảm bảo mật độ cây. Công việc này quan trọng vì khi khoai trồng mùa khô hom thường dễ bị chết.
+ Sau khi trồng khoai lang được 20 - 25 ngày thì tiến hành xới đất, làm sạch cỏ và kết hợp bón phân lần 2. Đồng thời vun nhẹ vào gốc cho cây khoai lang. Sau khi trồng khoai được 40 - 45 ngày, xới đất, làm sạch cỏ kết hợp bón phân lần 3 và vun nhẹ.
+ Tưới nước: Sau khi trồng phải thường xuyên giữ đất ẩm, độ ẩm thích hợp khoảng 65 - 80%, cần tưới nhiều nucớ để rễ phát triển nhanh. Nếu vụ
khoai lang gặp khô hạn thì cần phải tưới rãnh cho nước ngập 1/2 - 2/3 luống và cần tưới 1 lần/ 1 tuần để cung cấp đủ nước cho cây phát triển.
+ Sau trồng khoảng 25 - 30 ngày tiến hành bấm ngọn để tăng cường sinh trưởng, phát triển thân lá giai đoạn đầu và tăng cường tích lũy chất hữu cơ.
30
Nhấc dây làm đứt rễ con để tập trung dinh dưỡng về củ. Nhấc dây cần tiến hành thường xuyên, nhấc xong phải đặt đúng vị trí cũ không lật dây, tránh gây tổn thương đến thân lá.
+ Nhấc dây: Thường thực hiện trong mùa mưa, 1 -2 lần: lúc 30 – 45 ngày và 60 – 75 ngày sau trồng , mục đích nhằm hạn chế rễ phụ phát triển, dinh dưỡng tập trung nuôi củ gốc và làm cho luống thông thoáng.
- Phòng trừ sâu bệnh:
+ Có 2 loại sâu bệnh hay hại khoai lang là sùng non và bọ trưởng thành.
Để giảm bớt sâu bệnh trên cây khoai lang nên trồng luân canh vụ khoai, vụ
lúa, vụ bắp. Sau khi thu hoạch gom toàn bộ dây khoai, đặc biệt là những củ
khoai đã bị sùng đưa ra khỏi ruộng tiêu hủy để hạn chế bớt mật số sùng ở các vụ sau. Nếu có sẵn nước thì cho nước ngâm ruộng vài ngày diệt sùng, nhộng nằm trong đất. Ngâm hom giống trước khi trồng trong dung dịch thuốc Oncol 20EC (30ml/10 lít nước) hoặc Oncol 25WP (25g/10 lít nước) trong 30 phút, sau đó vớt hom ra để ráo rồi trồng.
+ Ở giai đoạn hình thành củ, rắc thuốc hạt Lorsban 15G (6 - 8kg/hécta) kết hợp vun luống khoai cao, phủ kín gốc. Tưới nước sau khi rắc thuốc và thường xuyên tưới đủ ẩm cho luống khoai. Chú ý thời gian cách ly của thuốc Lorsban 15G là 21 ngày.
+ Sâu ăn lá: Gây hại ở giai đoạn phát triển thân lá, sâu non ăn mỏng biểu bì của thân lá, sâu tuổi lớn hơn ăn lủng lá. Phòng trừ: vệ sinh dư thừa thực vật, sử dụng thuốc trừ sâu thông dụng. Có thể sử dụng các loại sau: Losrban 30 EC, Cyrin 25EC, Andoril 250EC…
+ Rầy: Rầy hút nhựa làm lá khoai bị vàng úa. Trị bằng các thuốc thông dụng. có thể sử dụng 1 trong các loại: mappy 48 EC, Sutin 5EC, Abasuper 36EC…
+ Bệnh thối thân: Do khoaiFusarium Oxysporum f. batatas gây ra. Khoaisống ở đất, xâm nhập tấn công tế bào làm thân cây bị đen đi. Vết bệnh lúc đầu màu vàng, sau đó lan nhanh thành vùng mất màu, làm lá bị nhăn, cây