Nguồn lực của nông hộ

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai lang tím nhật và khoai lang sữa trên đất ruộng ở huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 50)

4.1.4.1 Ngun lc lao động

Bảng 4.4: Nguồn lực lao động của các nông hộ

Khoai Tím Khoai Sữa Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Số nhân khẩu 13 1 4,52 10 3 4,66 Số LĐ tham gia sản xuất 6 1 2,62 10 1 3,18 Số LĐ nam 4 0 1,48 7 1 1,9 Số LĐ nữ 3 1 1,18 3 0 1,28 Nguồn: số liệu điều tra thực tế năm 2013

Qua số liệu bảng 4.4, với 100 nông hộ được phỏng vấn của hai mô hình, số nhân khẩu bình quân của mô hình trồng khoai lang Tím và khoai lang Sữa lần lược là 4,52 người và 4,66 người. Ở mô hình trồng khoai lang Tím, trong 4,52 người thì có 2,62 người tham gia sản xuất khoai lang và mô hình trồng

38

khoai lang Sữa thì có 3,18 người tham gia sản xuất trong 4,66 người trong gia

đình, số lao động tham gia sản xuất của cả hai mô hình tương đối cao là do nông hộ tận dụng lao động nhà vào sản xuất để lấy công làm lời. Còn lại các thành viên không tham gia sản xuất của các nông hộ là thành phần cao tuổi, trẻ

nhỏ hoặc còn đi học. Bên cạnh đó, số lao động nam và số lao động nữ tham gia lao động là chênh lệch nhau không lớn. Mô hình trồng khoai lang Tím thì trung bình số lao động nam là 1,48 người, trung bình số lao động nữ là 1,18 người. Còn mô hình trồng khoai lang Sữa thì trung bình số lao động nam là 1,9 người, và số lao động nữ là 1,28 người. Chiếm đa phần trong hai mô hình sản xuất là những hộ có hai lao động tham gia sản xuất chính (chiếm 41% tổng số hộ), những hộ này thường lao động chính trong sản xuất nông nghiệp cũng là vợ chồng chủ hộ. Các thành viên còn lại trong gia đình nếu có cũng là còn

đang đi học, hoặc là đang lao động ở lĩnh vực khác nông nghiệp. Các nông hộ

sản xuất ít sử dụng lao động thuê trong quá trình Khoai lang sinh trưởng vì tốn kém chi phí, chỉ những hộ có diện tích lớn thì mới thuê mướn lao động lúc chăm sóc và bón phân, phun thuốc. Như vậy nếu việc sản xuất khoai lang của các nông hộ đạt hiệu quả thì không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động trong gia đình nhàn rổi.

4.1.4.2 Ngun lc đất đai

Đất đai là tư liệu không thể thiếu trong sản xuất và chưa thể thay thế được. Qua điều tra thực tế trên địa bàn khảo sát thì diện tích đất trồng khoai chủ yếu là đất sở hữu của nông hộ chiếm 76% ở mô hình trồng khoai lang Tím và chiếm 80% ở mô hình trồng khoai lang Sữa, số hộ có thuê đất thêm để sản xuất ở hai mô hình chiếm tỷ lệ thấp với 24% ở mô hình trồng khoai langTím và 20% ờ mô hình trồng khoai lang Sữa. Để thấy rõ sự phân bố nguồn lực đất

đai ta có bảng 4.5 như sau: Bảng 4.5: Nguồn lực đất đai của các nông hộ Khoai Tím Khoai Sữa Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Tổng diện tích đất 70 2 11,78 33 1 9,96 Diện tích trồng khoai 70 2,5 11,82 30 1 9,30 Diện tích đất sở hữu 70 0 9,50 30 0 8,33 Diện tích đất thuê 23 0 2,46 10 0 0,97 Nguồn: số liệu điều tra thực tế năm 2013

39

Bình quân mỗi hộ có 10.870 m2 đất sản xuất thì họ đã sử dụng để trồng Khoai tới 10.560 m2. Đa số nông hộ được phỏng vấn có diện tích trồng khoai dưới 10.000m2 là chủ yếu với 65/100 hộ, chiếm 65% tổng số hộ. Tiếp theo là những nông hộ có diện tích từ 10.000m2 đến 30.000m2 là khá nhiều với 32/100 hộ, chiếm tỷ lệ 32%. một số ít nông hộ có diện tích sản xuất lớn hơn 30.000m2 với tỷ lệ 3%. Phần lớn diện tích đất sản xuất của nông hộ nhỏ hơn 10.000m2 một phần là do diện tích sở hữu của họ không nhiều và một phần là do giá cả thường xuyên biến động, lợi nhuận không đều qua các năm, nên đa số họ không muốn mở rộng sản xuất, chỉ sản xuất trong một mức vừa phải. Diện tích đất sản xuất của các hộ tương đối ổn định trong vòng 5 năm trở lại

đây, một số ít có tăng lên chủ yếu là do hộ thuê mướn hoặc cố thêm đất để mở

rộng quy mô sản xuất, những hộ thuê thêm đất là do diện tích đất sở hữu của họ ít và do thu nhập từ trồng khoai là nguồn thu nhập chính của nông hộ trên

địa bàn nghiên cứu cũng như trồng khoai có lợi nhuận cao hơn lúa và các loại hoa màu khác nên họ thuê thêm để có đủ tư liệu sản xuất. tuy nhiên vì chi phí thuê đất khá cao nên con số này là rất nhỏ.

4.1.4.3 Ngun vn sn xut

Vốn là yếu tố góp phần quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Bất kì hoạt động sản xuất nào nếu không có vốn đầu tư sẽ không thực hiện

được. Nguồn vốn chủ yếu phục vụ cho trồng Khoai là vốn tự có của nông hộ. Vốn đầu tư bỏ ra ban đầu chủ yếu là cải tạo đất, mua giống và vật tưđầu vào. Nhu cầu về vốn của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu được khái quát ở bảng 4.6 như sau: Bảng 4.6: Nguồn vốn sản xuất của nông hộ Khoai Tím Nhật Khoai Sữa Số hộ Tỷ lệ(%) Số hộ Tỷ lệ (%) Có vay 20 40 19 38 Vay vốn Không vay 30 60 31 62 Nguồn: số liệu điều tra thực tế năm 2013

Nguồn vốn của nông dân chủ yếu xuất phát từ hai nguồn: vốn tự tích lũy hoặc vốn vay. Kết quả điều tra thì ở mô hình trồng khoai lang Tím, có 40% nông hộ trong tổng 50 nông hộ và với mô hình trồng khoai lang Sữa là 38% trong tổng 50 nông hộ là sử dụng nguồn vốn vay. Việc có vay vốn để sản xuất của các nông hộ thuộc hai mô hình trồng khoai là tương đương nhau với nông hộ trồng khoai Tím là 40% và khoai sữa là 38%. Nhu cầu về vốn và số tiền vay biến động như trên là do các khoản chi phí đầu vào của việc trồng khoai

40

như làm đất, phân bón, thuốc và giống của các nông hộ khác nhau là khác nhau và cũng tùy thuộc vào diện tích dất trồng khoai của nông hộ.

4.1.4.4 Ngun ging

Giống là yếu tố đầu vào quan trọng, giống ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của Khoai, nên nguồn cung cấp giống là 1 yếu tố được nông hộ

quan tâm đến. Bảng 4.7 dưới đây cho biết nguồn gốc giống đầu vào của các nông hộđược khảo sát:

Bảng 4.7: Nguồn gốc của dây khoai giống

Khoai Tím Khoai Sữa Giá trị Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Mua ởđịa phương 39 75,0 17 34,0 Giống tự có 2 5,8 0 0 Từ hàng xóm 3 7,0 24 48,0 Nơi sản xuất giống địa phương khác 7 13,5 8 16,0 Nhà nước hỗ trợ 0 0,0 0 0,0 Khác 1 1,9 1 2,0 Nguồn: số liệu điều tra thực tế năm 2013

Qua kết quả điều tra phân tích ở bảng 4.7, thì phần nhiều các nông hộ

mua giống ở tại địa phương (chiếm 56% tổng số điều tra), tiếp theo là mua từ

hàng xóm quanh mình chiếm 27%, tiếp đến là mua trực tiếp của nơi sản xuất giống ở Giồng Riềng chiếm 14%, còn lại là giống tự có chỉ có 2% và những nguồn cung giống khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ (chỉ 1%). Đa phần nông hộ chọn mua tại địa phương và mua của hàng xóm là chi phí giống thấp hơn và nông hộ không phải tốn khoản tiền vận chuyển dây giống so với việc mua dây giống

ở Giồng Riềng; hai nguyên nhân nữa những nông hộ nơi đây mua ở địa phương và hàng xóm là do có thể quan sát thực tế và thấy được chất lượng cũng như năng suất của giống dây qua vụ thu hoạch trước đó. Một phần nông hộ chọn mua tại Giồng Riềng và phải chấp nhận chi phí cao hơn là do họ

muốn mua dây giống thuần có chất lượng, vì những dây giống ở địa phương tuy tốt nhưng đã là giống luân chuyển, chất lượng năng suất sẽ không bằng với giống ban đầu. Còn lại là phần nhỏ nông hộ tự gây giống sử dụng cho vụ sau vì họ muốn tiết kiệm chi phí giống.

Còn lý do chọn sử dụng giống khoai của các nông hộ trồng khoai Tím và Khoai Sữa được thể hiện qua bảng 4.8 sau:

41 Bảng 4.8: Lý do sử dụng giống của nông hộ Khoai Tím Khoai Sữa Chỉ tiêu Lý do Tỷ trọng (%) Lý do Tỷ trọng (%) Dễ trồng và chăm sóc 15 30 30 60 Năng suất cao 13 26 22 44

Lợi nhuận cao hơn cây khác 29 58 3 6

Theo nhu cầu thị trường 8 16 4 8

Phù hợp với đất đai, sinh trưởng tốt 6 12 6 12

Khác 4 8 16 32

Nguồn: số liệu điều tra thực tế năm 2013

Khoai lang Tím và khoai lang Sữa là hai giống phổ biến được trồng ở

Bình Tân. Việc chọn giống sử dụng của các nông hộ hoàn toàn khác nhau. Qua bảng 4.9 cho thấy, đối với những hộ trồng khoai lang Tím có 29 trên 50 hộ quyết định chọn giống khoai lang Tím (chiếm 58%) vì giống này có lợi nhuận cao hơn cây trồng khác. Bởi vì lợi nhuận là một yếu tố luôn được quan tâm trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiếp đến có 15 trên 50 hộ trồng khoai lang Tím (chiếm 30%) chọn giống khoai này vì giống dễ trồng, tốn ít công chăm sóc hơn các giống khoai khác, vì thế giảm được chi phí thuê lao

động chăm sóc. Phần còn lại là những nguyên nhân khác nhưng chiếm tỷ lệ

nhỏ. Trong khi đó, đối với giống khoai lang Sữa, 60% hộ trồng khoai Sữa chọn giống này vì nó dễ trồng và chăm sóc nên sẽ giảm được chi phí nhân công rất nhiều (30 trên 50 hộ, chiếm 60% tổng số hộ). Tiếp đến, có 22 trên 50 hộ (chiếm 44%) chọn giống khoai sữa vì nó cho năng suất cao, còn những lý do khác thì chiếm tỷ lệ nhỏ trong lựa chọn của các nông hộ. Hiện nay, giống khoai lang Tím đang sử dụng phổ biến hơn vì nó đem lại lợi nhuận cao hơn giống khoai lang Sữa

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai lang tím nhật và khoai lang sữa trên đất ruộng ở huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)