GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN BÌNH TÂN

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai lang tím nhật và khoai lang sữa trên đất ruộng ở huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 32)

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

Huyện Bình Tân được thành lập theo Nghị định 125/NĐ-CP ngày 31/7/2007 về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bình Minh để thành lập huyện Bình Tân của Chính Phủ. Và chính thức chia tách từ huyện Bình Minh từ ngày 01/01/2008.

* V trí địa lý: Huyện Bình Tân nằm ở phía Bắc quốc lộ 1A, phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp huyện Bình Minh và thành phố

Cần Thơ (Sông Hậu), phía Đông giáp thị xã Bình Minh và huyện Tam Bình, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp.

Với vị trí giáp với sông Hậu cùng với hệ thống sông ngòi và kênh gạch chằng chịt tạo thuận lợi cho giao thông thủy và kết hợp các tuyến đường giao thông quan trọng đi qua huyện như Quốc lộ 54; đường tỉnh 908; đường tỉnh 910; đường huyện 80( đường Thành Đông- Thành Trung); đường huyện 81 (

đường Thuận An- Rạch Sậy). Đồng thời huyện giáp liền với thành phố Cần Thơ là đô thị loại 1 trực thuộc Trung Ương, là trung tâm kinh tế - văn hóa - quốc phòng - khoa học - kỹ thuật của vùng ĐBSCL nên có tác động thuận lợi trực tiếp đến cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư, làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế

của huyện.

Bình Tân có địa hình đồng bằng do phù sa tạo nên, tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa… với vị trí địa lý như thế nên huyện có ưu thế về phát triển sản xuất nông nghiệp trình độ thâm canh và luân canh theo kỹ thuật cao (các loại rau màu đa dạng như; khoai lang, bắp, mè, khoai lang, rau đậu các loại…), tiềm năng phát triển thủy sản và du lịch sinh thái miệt vườn… Với vị trí thuận lợi đó là tiềm năng phát triển kinh tế xã hội của huyện sau này.

* Sông ngòi: Địa bàn huyện Bình Tân có một hệ thống sông ngòi và kênh gạch chằng chịt như: sông Trà Mơn, kinh Mười Thới, kinh Chú Bèn, rạch Tầm Vu, rạch Bà Viên… và tiếp giáp sông Hậu nên hệ thống sông này có lưu lượng nước ngọt lớn và phù sa màu mỡ quanh năm. Với địa hình như trên nên rất thuận lợi cho việc lợi dụng thủy triều để cung cấp nước cho các hoạt

động sản xuất nông nghiệp. Và là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành nông nghiệp của huyện.

20

* Khí hu: Huyện Bình Tân nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có hai mùa là mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 có lượng mưa chiếm từ 95% - 97%, gió chủ đạo là gió Tây Nam; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, gió chủ đạo là gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ không khí quanh năm đều cao, trung bình dao động từ 260C đến 280C. Độ ẩm trung bình từ 75% - 86%. Do vị tri

địa lý không giáp biển và nằm sâu trong đất liền hơn so với các huyện khác trong tỉnh nên Bình Tân cũng hạn chế được tác động mưa bão từ biển Đông. Với nhiệt độ gần nhưổn định quanh năm nên tạo điều kiện thuận lợi để người nông dân có thểđiều khiển được vụ mùa của mình một cách dễ dàng.

Tổng số giờ nắng trung bình trong năm khoảng 2.550 - 2700 giờ/năm; tổng lượng mưa trung bình hàng năm 1300 - 1500 mm; Những tháng còn lại cũng có số giờ nắng tương đối cao và ổn định. Chính nhiệt độ và sự chiếu sáng

đều độ của mặt trời lên toàn tỉnh Vĩnh Long nói chung và huyện Bình Tân nói riêng đã tạo điều kiện thuận lợi cho huyện phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt.

* Đất đai: Diện tích tự nhiên của huyện là 15.806 ha. Trong đó, người dân sử dụng đất cho nông nghiệp là chủ yếu. Năm 2010, diện tích đất nông nghiệp là cao nhất 12.853 ha chiếm diện tích tự nhiên, 2.948 ha đất phi nông nghiệp chiếm tổng diện tích, còn lại là đất chưa sử dụng là 5 ha chiếm tổng diện tích đất. Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất của huyện Bình Tân từ năm 2010-2012. Đơn vị: Ha Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Khoản mục Diện tích Tỷ lệ (%) Diện tích Tỷ lệ (%) Diện tích Tỷ lệ (%)

Đât nông nghiệp 12.853 81,32 12.840 81,24 12.610 79,78

Đất phi nông nghiệp 2.948 18,65 2.961 18,73 3.191 20,19

Đất chưa sử dụng 5,00 0,03 5,00 0,03 5,00 0,03

Tổng 15.806 100,00 15.806 100,00 15.806 100,00

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Tân, 2012

Đến năm 2012 cơ cấu sử dụng đất của huyện Bình Tân có thay đổi theo hướng giảm diện tích đất nông nghiệp, tăng diện tích đất phi nông nghiệp. Cụ

thể, diện tích đất nông nghiệp 12.610 ha chiếm 79,78% giảm 243 ha so với năm 2010, đất phi nông nghiệp là 3.191 ha chiếm 20,19% tổng diện tích, tăng 243 ha so năm 2010, còn lại là đất chưa sử dụng là 5 ha chiếm 0,03% vẫn giữ

21

3.1.2 Đơn vị hành chính

Tinh đến cuối năm 2012, huyện Bình Tân bao gồm 11 xã. Các đơn vị

hành chánh của xã được khái quát theo bảng dưới đây. Bảng 3.2: Các đơn vị hành chính của huyện Bình Tân

STT Đơn vị hành chính Diện tích tự nhiên (Km2) Dân số (Người) Mật độ dân số (Người/km2) Số hộ dân cư (Hộ) Số lượng ấp khóm (Đơn vị) 1 Xã Tân Hưng 17,9 3.497 206 915 9 2 Xã Tân Thành 17,8 7.506 442 1.867 7 3 Xã Thành Trung 15,3 6.275 418 1.618 9 4 Xã Tân An Thạnh 12,5 9.361 720 2.230 5 5 Xã Tân Lược 9,5 11.008 1.101 2.824 8 6 Xã Nguyễn Văn Thảnh 22,0 8.727 416 2.204 7 7 Xã Thành Đông 9,0 6.176 686 1.532 6 8 Xã Mỹ Thuận 18,7 8.101 450 2.062 8 9 Xã Tân Bình 11,0 8.590 781 2.169 6 10 Xã Thành Lợi 15,6 14.394 960 3.659 9 11 Xã Tân Quới 8,8 10.279 1.285 2.552 7

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Tân, 2012

3.1.3 Dân số và lao động

* Cơ cu dân s

Tổng dân số toàn huyện năm 2012 là 93.914 người và 23.631 hộ (khoảng 4 người/ hộ), chiếm 100% dân số sống ở khu vực nông thôn (do thị trấn Huyện lỵ Bình Tân chưa thành lập). Mật độ dân số bình quân của huyện năm 2012 là 594 người/ km2 thấp hơn mật độ dân số bình quân chung của tỉnh là 686 người/ km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2012 là 0,104 %, tăng 0,034% so năm 2008. (niên giám thống kê huyện Bình Tân, 2012)

* Lao động:

Năm 2012, dân số của huyện Bình Tân có 93.914 người, trong đó có 63.177 người trong độ tuổi lao động (chiếm 67,27% tổng dân số toàn huyện), so với năm 2010 giảm 10.092 người trong độ tuổi lao động. Trong tổng số

người trong độ tuổi lao động có 58.052 người đang làm việc trong các ngành kinh tế xã hội, chiếm 91,89% tổng số người trong độ tuổi lao động (trong đó

22

ngành Nông lâm thủy sản chiếm 63,87%; ngành công nghiệp - xây dựng và ngành thương mại - dịch vụ là 13.522 người chiếm 23,30%). Số lao động còn lại là 5125 người (8,11% tổng số người trong độ tuổi lao động) đi làm nơi khác hoặc chưa có việc làm. Qua đó ta thấy nguồn nhân lực của huyện chủ yếu tập trung ở khu vực nông ngiệp.

3.1.4 tình hình kinh tế xã hội.

* V kinh tế

Từ khi huyện được thành lập, nền kinh tế của huyện giai đoạn 2010- 2012 tiếp tục tăng trưởng, cơ cấu chuyển dịch kinh tế theo hướng tích cực, các ngành, lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, thương mai dịch vụđều có bước tăng trưởng khá, nhiều chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu đạt mức tăng bình quân hàng năm tương đương so với Nghị quyết Đại hội đại biểu huyện Đảng bộ đề ra. Bên cạnh đó, những công trình kết cấu hạ tầng quan trọng đã và đang được thực hiện đầu tư xây dựng, tạo động lực mới thúc

đẩy kinh tế phát triển. Đời sống vật chất tinh thần cảu người dân không ngừng

được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 trên 14 triệu đồng/ người/ năm, tăng 1,26 lần so với năm 2008 (11,1 triệu đồng/ người/năm). Và

đến năm 2012 là 18,312 triệu đồng/ người/ năm tăng 1,308 lần so với năm 2010.

Theo báo cáo kinh tế xã hội của chi cục thống kê huyện Bình Tân 2012 thì nền kinh tế phát triển ổn định, một số lĩnh vực có mức tăng trưởng khá so với cùng kì năm 2011. Lĩnh vực nông ngư nghiệp ước đạt 907,153 tỷ đồng,

đạt 100,35% so Nghị quyết, tăng 7,4% so với cùng kì. Công nghiệp- tiểu thủ

công nghiệp liên tục phát triển, tổng giá trị ước đạt 83,078 tỷ đồng, đạt 103,85% so với nghị quyết, tăng 6,41% so năm 2011. Lĩnh vực thương mại- dịch vụ là 1.391 tỷđồng, đạt 102,28% so Nghị quyết và tăng 21,06% so cùng kì năm 2011.

Theo báo cáo kinh tế xã hội của chi cụ thống kê tính đến 6 tháng đầu năm 2013 thì tổng giá trị nông, lâm, thủy sản ước đạt 1.567 tỷ 179 triệu đồng, đạt 46,01 % so với kế hoạch và giảm 1,06% so với cùng kì năm 2012. Ngành tiểu thủ công nghiêp cũng phát triển, tổng giá trị ngành ước đạt 49 tỷ 101 triệu

đồng, đạt 56,63% kế hoạch và tăng 4,88% so cùng kỳ năm trước. Đối với ngành thương mại- dịch vụ thì tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ ước đạt 723 tỷ 245 triệu đồng, đạt 43,57% , tăng 14,38% so với cùng kỳ năm 2012.

Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2012 được 336,553 tỷđồng, đạt 240% so với kế hoạch; thu ngân sách trên địa bàn 18,581 tỷ đồng, đạt 118,47% kế

23

tỷđồng). Tính đến tháng 6 năm 2013, tổng thu đạt 192 tỷ 879 triệu đồng, đạt 105,07% so kế hoạch, tăng 2,53% so với cùng kỳ năm trước. Thu trên địa bàn huyện là 13 tỷ 359 triệu đồng, đạt 72,21% kế hoạch.

* V xã hi

Thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền phục vụ chiến dịch mùa khô, công tác tuyển quân, xây dựng nông thôn mới và các ngày lễ lớn; kiểm tra hoạt động các dịch vụ trên địa bàn; tổ chức các hình thức liên quan văn nghệ, hội thi, thể dục thể thao…Quan tâm thực hiện tốt công tác xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư và nếp sống văn minh nơi công cộng.

Giáo dục: Quan tâm thực hiện đề án nâng cao giáo dục, chống bỏ học; tỷ

lệ học sinh giỏi, hạnh kiểm tốt tăng hơn cùng kỳ. Thực hiện tốt công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục năm 2012, có 11/11 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở, 8/11 xã đạt chuẩn phổ cập trung học phổ thông. Tuy nhiên chất lượng giáo dục giưã các trường chưa đồng đều, tỷ lệ học sinh bỏ học bậc trung học phổ thông khá cao (5,72%). Nhưng đến 6 tháng đầu năm 2013, tỷ lệ học sinh bỏ học đã kéo giảm

ổn định dưới 2%.

Y tế: Việc khám và điều trị bệnh cho nhân dân được quan tâm. Mạng lưới y tế và cộng tác viên dân số điều khắp. Công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường được chú trọng; thực hiện tốt các chương trình y tế Quốc gia, truyền thông chống dịch bệnh. Cho xây dựng 11/11 trạm y tế các xã. Đến tháng 6 năm 2013 đã hoàn thành và đau7 vào sử dụng 9/11 trạm y tế xã. Dân số Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) cũng được thực hiện tốt, nâng cao hiệu quả dịch vụ KHHGĐ, sàn lọc trước sinh tốt, duy trì ổn định tỉ suất sinh tự

nhiên.

Chính sách xã hội: Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, chính sách thương binh liệt sĩ, thực hiện tốt chương trình xoa đói giảm nghèo năm 2012. Xây dựng 58/65 căn nhà cho hộ nghèo theo Quyết định 167/QĐ-TTg của Thủ

tướng Chính phủ.

Bảo hiểm xã hội: Thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được 30,321 tỷ đồng, đạt 73% kế hoạch năm. Tổng số người có thẻ bảo hiểm y tế là 44.254 người, đạt 47,37%. Đến 6 tháng đầu năm 2013, tổng số người tham gai bảo hiểmy tế và bảo hiểm xã hội là 42.263 người, đạt 81% kế hoạch, tăng 1.625 người so cùng kỳ năm trước. Đến nay tổng số người tham gia bảo hiểm y tế là 43.372 người, chiếm 46,43% tổng dân số.

24

3.1.5 Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện

Hoạt động sản xuất chính trên địa bàn huyện Bình Tân là sản xuất đất nông nghiệp. Và do là một huyện thuần nông nên Bình tân đang là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của tỉnh.

3.1.5.1 V trng trt

Tình hình trồng trọt của huyện phát triển khá toàn diện, thực hiện tốt công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa mô hình màu luân canh trên đất lúa là biện pháp sản xuất hiệu quả và bền vững. Diện rích, sản lượng và năng suất các loại cây trồng của huyện năm 2012 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.3: Diện tích và sản lượng cây trồng ở huyện Bình Tân

Loại cây Diện tích (Ha) Sản lượng (Tấn) Năng suất (Tấn/ha) Lúa 14.789,0 88.748,0 60,01 Khoai lang 10.563,3 315.039,9 298,24 Bắp 449,6 1.102,9 24,53 Cây ăn trái 1.566,3 35.835,1 - Rau màu 7.100,7 142.067,0 -

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Tân, 2012) * Cây lúa

Diện tích trồng lúa năm 2010 đạt khoảng 17.136,9 ha, năng suất 5,822 tấn/ ha, sản lượng 99.782 tấn; đến năm 2011 diện tích có tăng lên đạt 17.610,8 ha, năng suất tăng lên bình quân 6,008 tấn/ ha, sản lượng 106.877 tấn sản lượng vượt 23.827 tấn, đạt 128,68% và tăng 7.095 tấn so năm 2010 và năm 2012 đạt 6,001 tấn/ha, sản lượng 88,747 tấn, sản lượng vượt 6.837 tấn, đạt 108,34% so kế hoạch và sản lượng giảm 18.130 tấn so năm 2011, do diện tích

đất trồng lúa giảm vì người nông dân chuyển đất trồng lúa vụ Đông Xuân và Hè Thu sang trồng màu, năm 2012 diện tích còn 14,789 ha.

- Vụ lúa Đông Xuân:

+ Diện tích: Năm 2011 diện tích là 7.309,8/8.000 ha, đạt 97,31% KH, giảm 710 ha so năm 2010; Đến năm 2012, diện tích gieo sạ là 5.762/7.700 ha, đạt 74,83% so kế hoạch giảm 1.938 ha so năm 2011. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013, diện tích tăng lên 6.018,65 ha, đạt 78,16% kế hoạch và so năm 2012 tăng 256,75 ha. + Năng suất: Năng suất năm 2011 là 7,012 tấn/ ha; đến năm 2012, năng suất 69,82 tấn/ ha đạt 102,68% KH, so năm 2011 giảm 0,3 tạ/ha. Đến 6 tháng

25 đầu năm 2013 năng suất đạt 66,01 tạ/ha so KH là 6,9 tấn /ha. So năm 2012, năng suất giảm 0,381 tấn /ha. + Sản lượng: Năm 2011, sản lượng 51.256/54.400 tấn, đạt 94,2% KH. So năm 2010, sản lượng giảm 3.144 tấn. Năm 2012, sản lượng 40.230 tấn, giảm 11,026 tấn so năm 2011 và đến tháng 6 năm 2013, sản lượng 39,729 tấn, đạt 74,77% KH, giảm 501 tấn so năm 2012. Sản lượng giảm là do giảm diện tích gieo sạ. - Vụ lúa Hè Thu + Diện tích: Năm 2011 diện tích là 4373 ha, đạt 109% KH, tăng 737 ha so năm 2010; Đến năm 2012, diện tích gieo sạ là 3.290 ha, đạt 82,25% KH, giảm 701 ha so năm 2011. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013, diện tích lua hè thu là 3.542ha, đạt 88,55% kế hoạch và diện tích xuống giống nhiều hơn năm 2012 là 252 ha.

+ Năng suất: Năng suất năm 2011 là 57,53 tạ/ha; đến năm 2012, năng suất 5,683 tấn /ha, năng suất tăng 0,983 tấn /ha so KH, so năm 2011 giảm 0,07 tấn /ha. Đến 6 tháng đầu năm 2013, dự kiến lúa Hè Thu sẽ thu hoạch cơ bản dứt điểm, ước năng suất đạt 0,60 tấn /ha.

+ Sản lượng: Năm 2011, sản lượng 25.245/18.400 tấn, đạt 137,24% KH. So năm 2010, sản lượng tăng 3053 tấn. Năm 2012, sản lượng 18.696 tấn, giảm 6.559 tấn so năm 2011, đạt 99,44% KH và đến tháng 6 năm 2013, sản lượng

ước đạt 21.252 tấn. - Vụ lúa Thu Đông

+ Diện tích: Năm 2011 diện tích là 5.928 ha, đạt 97,31% KH, tuy nhiên do triều cường tháng 10/2011, thiệt hại 37,8 ha, chỉ còn 5.890,2 ha; Đến năm 2012, diện tích gieo sạ là 5.737/5.500 ha, đạt 104,30% so kế hoạch. Và đến

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai lang tím nhật và khoai lang sữa trên đất ruộng ở huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)